quy chế pháp lý của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

77 606 0
quy chế pháp lý của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHẬN LUẬT NIÊN KHÓA: 2010-2014 ĐỀ TÀI: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NƢỚC NGOÀI Giảng viên hướng dẫn: ThS. CAO NHẤT LINH Bộ môn: Luật Thƣơng Mại Sinh viên thực hiện: TÊN: LÊ THỊ HỒNG LAN MSSV: 5106151 LỚP: Thƣơng Mại 2 – K36 Cần Thơ, tháng 11/2013 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1 ............................................................................................................................................. 2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Kết cấu luân văn.............................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NƢỚC NGOÀI ...................................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài .......................................... 4 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp .................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ......................................................................................... 4 1.2. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ......................................................... 6 1.2.1. Khái niệm đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .......... 6 1.2.1.1. Định nghĩa đầu tƣ nƣớc ngoài........................................................................ 6 1.2.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ...................... 7 1.3. Khái niệm chung về doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài ...................................... 8 1.3.1. kháí niệm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài...................................................... 8 1.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ..................................................... 8 1.3.3. Thủ tuc thành lậpcông ty 100% vốn nƣớc ngoài ................................................... 9 ............................................................................................................................................. 1.4. Vai trò của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ........................................................ 10 1.4.1.Tác động tích cực .................................................................................................... 10 1.4.1.1. Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế .......................................................................... 10 ............................................................................................................................................. 1.4.1.2. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ........................................................... 11 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài .................. 13 CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI .................................................................................................................. 15 2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ................................... 15 .................................................................................................................................. 2.1.1. Quyền của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ................................................. 15 2.1.1.1. Quyền tự do kinh doanh ................................................................................. 15 2.1.1.2. Quyền tiếp cận sử dụng nguồn lực đầu tƣ ...................................................... 17 ...... 2.1.1.3. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quản cáo, tiếp thị, gia công, gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tƣ ........................................................................................................... 18 2.1.1.4. Quyền mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trƣờng nội địa 18 2.1.1.5. Quyền của nhà đầu tƣ trong khu công nghiêp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.......................................................................................................................... 19 2.1.1.6. Quyền đƣợc đảm bảo sở hữu tài sản hợp pháp ............................................... 20 2.1.1.7. Quyền đƣợc bảo đảm đối xử bình đẳng của các doanh nghiệp ...................... 20 2.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ........................................... 20 2.1.2.1. Hoạt động đăng ký đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 22 2.1.1.2. Nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật 22 .......................................................................................................................................... 2.1.1.3. Bảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời lao động ............................................... 23 2.1.1.4. Lập hóa đơn chứng từ và tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính 23 2.1.1.5. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh .............. 24 2.1. Các biện pháp bảo hộ đầu tƣ ...................................................................................... 25 2.2.1. Bảo đảm về vốn và tài sản .................................................................................. 25 2.2.2. Đảm bảo đầu tƣ trong trƣờng hợp thay đổi chính sách pháp luật ...................... 27 2.2.3. Bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ. ................................................................... 28 2.2.4. Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại............................................... 30 2.2.5. Bảo đảm chuyển vốn và tài sản ra nƣớc ngoài và bảo đả áp dụng áp dụng mức giá, phí và lệ phí thống nhất ...................................................................................................... 30 2.3. Quy định chính sách, pháp luật khuyền khích đầu tƣ thông qua các ƣu đãi. 2.3.1. Ƣu đãi về thuế ...................................................................................................... 32 2.3.2. Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. .................................................................. 33 2.3.3. Ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu. .............................................................................. 34 2.3.4. Ƣu đãi về lĩnh vực và địa bàn đầu tƣ. ..................................................................... 35 2.3.5. Uƣ đãi về đất đai ..................................................................................................... 36 2.3.6. Ƣu đãi về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. .............................. 38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI ................................................. 41 3.1. Thực tiễn pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam ................. 41 3.1.1. Thực trạng chuyển đổi tƣ doanh nghiệp liên doanh sang hình thức doanh nghiệp41 3.2. Một số hạn chế của quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam .................................................................................................................................... 42 3.2.1. Sự không rõ ràng, thống nhất trong các quy định pháp luật đầu tƣ và đăng ký thành lập doanh nghiệp ................................................................................................................ 42 3.2.2. Chính sách pháp luật chƣa hoàn thiện, tính ổn định chƣa cao .............................. 46 3.3. Một số hƣớng hoàn thiện những điểm trên ................................................................. 47 3.3.1. Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ48 3.3.2. Về thủ tục đăng ký đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp ............................................. 49 3.3.3. Về danh mục lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện ........................................................... 50 3.3.4. Về ƣu đãi đầu tƣ.................................................................................................... 50 3.3.5. Về thời gian đầu tƣ tại Việt Nam của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài .. 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 55 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chin đề tài: Hiện nay trong bối cảnh kinh tế có nhiều chuyển biến trên thị trƣờng quốc tế, tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa diễn ra nhanh chóng nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lƣợng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là điêu kiên của những nƣớc thiếu vốn có nhu cầu đầu tƣ lớn. Vì vậy đầu tƣ nƣơc ngoài chiếm vị trí quan trọng trong bối cảnh hiện nay không chỉ ở những nƣớc phát triển mà còn những nƣớc đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam đầu tƣ của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế , chuyển đổi cơ cấu nghành nghề, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng XHCN ở nƣớc ta, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ trƣơng quan trọng, góp phần khai thác nguồn nhân lực trong nƣớc mở rộng hợp tác quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Đất nƣớc ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế từ năm 1986 cùng với chính sách mở cửa thông thƣơng, giao lƣu hợp tác với tất cả các nƣớc trên thế giới, sau 24 năm phát triển (1986-2010) nền kinh tế nƣớc ta không ngừng vƣơn lên và vƣơn ra tầm thế giới, ngay 28/07/1995 Việt Nam chính thức trở thành viên của tổ chức kinh tế trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), tiếp đến ngày 14/11/1998 trở thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác châu Á- Thái Bình Dƣơng (APEC) đánh dấu bƣớc quan trọng trong tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế của Viêt Nam và ngày 07/11/2006 nƣớc ta chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO khẳng định vị thế của nƣớc ta trong nên kinh tế thế giới. Để đạt những thành quả trên đất nƣớc ta dƣới sự dẫn dấ của Đảng và Nhà nƣớc không ngừng xây dựng và phát triển tích cực hợp tác với tất cả các nƣớc trên thế giới và luôn cố gắng hoàn thiện hệ thong pháp lý về đầu tƣ nƣớc ngoài từ năm 1986 đến nay nhà nƣớc ta đã ban hanh ba văn bản luật: luật đầu tƣ nƣơc ngaoif 1987, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 1996 và gần đây nhất là luật đầu tƣ 2005, trong thời gian qua vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) đã trở thành nguồn thu quan trong đối với nhà nƣớc ta, tuy nhiên hiên nay các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng chuyển sang thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, xu hƣớng chuyển đổi này có chiều hƣớng gia tăng trong những năm gần đây chủ yếu về quyền lợi và mục tiêu kinh doanh, giữa chiến lƣợc đầu tƣ để chiếm lĩnh thị trƣờng lâu dài của nhà tƣ bản nƣớc ngoài và GVHD: TS.Cao Nhất Linh -7- SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài mục tiêu lợi nhuận trƣớc mắt của các doanh nghiệp Viêt Nam.Tính đếnnăm 2000 đã có 85 liên doanh nƣớc ngoài co tổng số vốn 1225 tỷ USD chuyển thành doanh nghiệp có 100% vốn nƣơc ngoài. Sự chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài không chỉ gây thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam mà phần nào triệt tiêu những lợi thế đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo công nhân quản lý trình độ. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “ Quy chế pháp lý của doanh nghiệp của doanh nghiệp100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài”. 2.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Đề tài giúp cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn về luật đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam hiện nay, thông qua đó giúp ngƣời đọc có thể nắm đƣợc các quy định về hình thức đầu tƣ, các hình thức ƣu đãi quy định về quản lý đăng ký đầu tƣ của các dự án kinh doanh của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tìm hiểu về khái niệm về đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,các quyền và nghĩa vụ cua doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài, những tác đông tích cực và tiêu cực của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đối với nền kinh tế của Việt Nam từ đó tìm ra những vấn đề bất cập và đƣa ra hƣớng hoàn thiện để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào Việt Nam. 3.Phƣơng pháp nghiên cứu: Thông qua các tài liệu liên quan đến luật đầu tƣ và các giáo trình giảng dạy về luật đầu tƣ từ đó tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy định cụ thể về pháp luật đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với các văn bản pháp luật khác có liên quan, các thông tin đánh giá thực tiễn, các báo cáo kết quả về doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hàng năm từ các trang web của Chính phủ, từ đó tổng hợp đánh giá tình hình thực tế khi áp dụng pháp luật vào đời sống. 4. Kết cấu đề tài: Đề tài luận văn “ Quy chế pháp lý của doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài” bao gồm các phần sau: Lời nói đầu Chƣơng 1: Khái Quát Chung Về Doanh Nghiệp có 100% Vốn Nước Ngoài Chƣơng 2: Quy Chế Pháp Lý Của Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài GVHD: TS.Cao Nhất Linh -8- SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Kết Luận Tài liệu tham khảo Trong quá trình nghiên cứu và làm bài mặc dù đã cố gắng tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định về doanh nghiêp 100% vốn nƣớc ngoài, nhƣng vấn đê này là một vấn đề khá rộng về nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình áp dụng và thực hiện luật đầu tƣ trong thực tiễn, cho nên làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô và các bạn có thể thông cảm và đóng góp ý kiến, giúp cho bài làm ngày càng hoàn thiện hơn. Nhân đây em cũng cảm ơn thầy Cao Nhất Linh đã giúp đỡ, hƣơng dẫn và cho ý kiến đóng góp giúp em hoàn thiện tốt bài làm của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô và các bạn. ./. GVHD: TS.Cao Nhất Linh -9- SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Khác với các nƣớc trên thế giới pháp luật hiện hành Việt Nam có đƣa ra định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp tƣ nhân (1999), Luật công ty (1990) mà sau đó đƣợc thay thế bằng Luật Doanh nghiệp (1999) và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp 2005 là các văn bản đƣa ra định nghĩa chính thức về doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Tuy nhiên ở một số văn bản luật khác của Việt Nam, khái niêm Luật Doanh nghiệp đƣợc xác định với nội hàm hẹp hơn nhƣ Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành… Theo điêu 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịc ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1. Phù hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp nhƣ vậy, các văn bản pháp luật về tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chỉ quy định rõ tƣ cách doanh nghiệp cho các chủ thể kinh doanh là: doanh nghiệp tƣ nhân (quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005), các loại công ty: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ( quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005), công ty Nhà nƣớc (quy định trong Luật Nhà nƣớc), Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (quy định trong Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam). Có thể thấy, khái niệm Luật Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 có nội hàm hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh theo cách thông thƣờng. Đây cũng là cơ sở của quan điểm cho rằng: theo suy luận logic của pháp luật hiện nay, không phải tất cả các đơn vị kinh doanh (chủ thể kinh doanh) đƣợc thành lập “nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” đều đƣợc coi là doanh nghiệp. Nhận định này là có cơ sở, bởi lẽ có những cơ sở kinh doanh nhỏ (hộ gia đình, cá nhân) không thỏa mãn các điều kiện theo định nghĩa pháp lý về doanh nghiệp. Điều này dẫn đến trên thực tế, địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh không phải là doanh nghiệp đƣợc quy định không giống nhau (về các vấn đề chủ yếu nhƣ: lựa chọn ngành nghề kinh doanh, ký kết hợp đông kinh tế, tham gia quan hệ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, xử lý tình trang phá sản…). 1 Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 10 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp Việc phân loại doanh nghiệp nhằm các mục đích khác nhau và đƣợc dựa trên các tiêu chí khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu và lập pháp, việc phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối thích hợp đối với doanh nghiệp, cả về quản lý Nhà nƣớc và quản trị doanh nghiệp. Có nhiều căn cứ để phân loại doanh nghiệp nhƣ căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp; phân loại theo cơ cấu nhà đầu tƣ và phƣơng thức góp vốn vào doanh nghiệp; phân loại theo tƣ cách pháp lý của doanh nghiệp…Theo Luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm các loại hình doanh nghiêp: Doanh nghiệp tƣ nhân là: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2. Theo đó doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân chủ sở hữu đó chỉ đƣợc làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tƣ nhân, không đồng thoief làm chủ sở hữu của doanh nghiệp tƣ nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp tƣ nhân không phải là một pháp nhân. Một trong những ƣu điểm nổi bật của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp có thể tự mình quyết định cơ cấu quản lý và cách thức hoạt động.Trách nhiệm vô hạn về tài sản của cá nhân với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một ƣu điểm nữa của loại hình doanh nghiệp này vì trong quá trình hợp tác kinh doanh khách hàng luôn tin tƣởng quyền lợi của họ đƣợc đảm bảo bằng tài sản không chỉ của doanh nghiệp mà còn chính bằng tài sản của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản của doanh nghiệp tƣ nhân và cá nhân không có sự tách biệt, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của cá nhân mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty hợp danh:là công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh với một tên chung ( sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn3. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân tổ chức; thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị số 2 3 Khoản 1, Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005. Điểm a, khoản 1, Điều 130, Luật Doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 11 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài vốn góp vào công ty. Vì vậy, thành viên hợp danh có quyền quản lý điều hành hoạt động của công ty, còn thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty, trƣờng hợp thành viên góp vốn tham gia quản lý điều hành công ty thành viên đó đƣơng nhiên đƣợc gọi là thành viên hợp danh. Công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân và không đƣợc phát hành chứng khoán. Về bản chất công ty hợp danh cũng không khác nhiều so với chủ sở hữu của doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy nhiên, để nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh khi một mình không có khả năng thành lập doanh nghiệp riêng thì việc kết hợp với một số ngƣời có chung ý tƣởng để cùng kinh doanh cũng là một trong những cách để đạt hiểu quả cao trong kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc chia làm hai loại: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình doanh nghiệp này là nằm ở cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thực hiện quyền chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sỡ hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân và số lƣợng không đƣợc vƣợt quá năm mƣơi5. Cả hai loại hình công ty đều có những đặc điểm nhƣ số lƣợng thành viên không quá 50, trách nhiệm của các thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty, phần vốn góp đƣợc chuyển nhƣợng nhƣng có điều kiện, công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về trách nhiệm với các thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc phát hành chứng khoán. Mặc dù không đƣợc phát hành chứng khoán để thu hút vốn cho hoạt động kinh doanh nhƣ loại hình công ty cổ phần nhƣng công ty trách nhiệm hữu hạn lại đƣợc rất nhiều ngƣời lựa chọn để tiến hành cùng nhau hợp tác kinh doanh bởi do đặc tính chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty và việc chuyển nhƣợng vốn của các thành viên góp vốn bị hạn chế so với loại hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: vốn điều lệ chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức , cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và 4 5 Khoản 1, Điều 63 Luật Doanh nghiêp 2005. Điểm a, Khoản 1, Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 12 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài không hạn chế số lƣợng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác 6. Trừ trƣờng hợp quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Công ty cổ phần có quyên phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Tài sản của cá nhân và của doanh nghiệp tách biệt nhau và cá nhân chỉ chịu trách nhiệm đối với hoạt động doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào. Tuy nhiên đây là loại hình đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn bởi những quy định linh hoạt của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp này trong quá trình hoạt động. việc chuyển nhƣợng cổ phần của các cổ đông đƣợc thực hiện tƣ do sau khi công ty đƣợc thành lập 3 năm và công ty có thể phát hành chứng khoán để thu hút vốn đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh. Đó là những ƣu điểm chỉ có loại hình công ty cổ phần có trong loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005. 1.2. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 1.2.1. Khái niệm đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.2.1.1. Định nghĩa đầu tư nước ngoài Trong nền kinh tế hiện nay, thuật ngữ “đầu tƣ nƣớc ngoài” đƣợc đƣợc sử dụng rất nhiều trên phƣơng tiện thong tin đại chúng cũng nhƣ trong cuộc sống hằng ngày. Những vấn đề đặt ra nhƣ: Để thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài phải làm gì? Phải xây dựng chính sách thông thoáng ra sau để tạo môi trƣờng hấp dẫn nhà đầu tƣ? Đảm quyền của nhà đầu tƣ với tài sản của họ ra sao?... luôn đặt ra cho nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tƣ. Vậy đầu tƣ nƣớc ngoài là gì? Đầu tƣ là việc bỏ ra cái gì đó vào một việc nhất định để thu đƣợc một lợi ích cụ thể, nhất định nào đó trong tƣơng lai. Hay là “ đầu tư là việc sử dụng vốn, công nghệ đất đai vào hoạt động cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội và để thu lợi nhuận” 7. Theo nghĩa rộng đầu tƣ nói chung đƣợc hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó để thu về cho nhà đầu tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra ở hiện tại, Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Nhƣng kết quả có sự tăng lên các tài sản tài chính ( tiền, vốn), tài sản vật chất ( nhà xƣởng, đƣờng xá, cầu cống, các tài sản vật chất khác) và nguồn lực có chất lƣợng đủ điều kiện để làm việc trong nền kinh tế công nghiệp với năng suất cao hơn. Theo 6 7 Khoản 1 Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2005. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2001, Tr.13. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 13 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng nguồn lực hiện đại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng trƣớc đó8. Đầu tƣ là quá trình nhà đầu tƣ bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức đƣợc pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc kinh tế, xã hội khác9. Nhƣ vậy hoạt động đầu tƣ có thể là đầu tƣ thƣơng mại hoặc hoạt động phi thƣơng mại, nhƣng hoạt động đầu tƣ đƣợc điều chỉnh trong các văn bản luật chủ yếu đề cập đến hoạt động đầu tƣ kinh doanh thƣơng mại. Luật đầu tƣ 2005 đã định nghĩa về đầu tƣ nhƣ sau: “ là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành nên tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”10, qua đó cho thấy việc quan trọng nhất trong đầu tƣ là vốn. Luật đầu tƣ 2005 còn phân loại đầu tƣ nƣớc ngoài gồm đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Theo đó đầu tƣ ra nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tƣ11. 1.2.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác thƣờng xác định rõ mục đích quy định doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để làm gì. Mục đích quan trọng nhất thƣờng là để phân biệt với doanh nghiệp trong nƣớc nhằm đƣa ra những cách xử lý để vừa thu hút vừa tận dụng đƣợc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ( ví dụ: đƣa ra các ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ), vừa hạn chế ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với những lĩnh vực then chốt cần đƣợc bảo vệ, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia. Từ mục đích đó các quốc gia đƣa ra phƣơng án xử lý, ví dụ: xem xét, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với những ngành chiến lƣợc của quốc gia hoặc hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các phƣơng án này chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vì thƣờng nhà đầu tƣ chỉ có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp thông qua đầu tƣu trực tiếp. Khoản 6, điều 3, Luật Đầu tƣ 2005 định nghĩa, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là “ doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Theo định nghĩa này, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc 8 Nguyễn Bạch Nguyệt- Từ Quang Phƣơng, Giáo trình kinh tế đầu tư, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân,NXB thống kê Hà Nội, năm 2009, tr.16. 9 Nguyễn Ngọc Mai- Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, năm 2003, tr.6. 10 Khoản 1, Điều 3, Luật Đầu tƣ 2005. 11 Khoản 12, Điều 3, Luật Đầu tƣ 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 14 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ngoài thành lập tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần , sáp nhập lại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và mua lại toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời chỉ cần có vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp đó đƣợc hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, không cần biết tỷ lệ vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong doanh nghiệp đó là bao nhiêu. 1.3. Khái niệm chung về doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài 1.3.1. kháí niệm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sỡ hữu của nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc ngoài do nhà Đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, đƣợc thành lập và hoat động kể từ ngày cấp phép đầu tƣ. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là một trong các hình thức FDI. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sỡ hữu của cá nhân hay tổ chức nƣớc ngoài và tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật nƣớc ta cho phép trên cơ sở tự quản lý. 1.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tƣ nƣớc sở tại cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp. Ngƣời đại diện cho doanh nghiệp 100% vồn nƣớc ngoài là Tổng giám đốc doanh nghiệp. Nếu Tổng giám đốc không thƣờng trú tại nƣớc sở tại thì phải ủy quyền cho ngƣời thƣờng trú tại nƣớc sỡ tại đảm nhiệm. Trong thực tế các nhà đầu tƣ thƣờng rất thích đầu tƣ theo hình thức này nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quền tự quyết trong mọi vấn đềm ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tƣ nƣớc sở tại đƣa ra. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 15 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ít nhất bằng 30% vốn đầu tƣ. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tƣ vào địa bàn khuyến khích đầu tƣ, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhƣng không dƣới 20% vốn đầu tƣ và phải đƣợc cơ quan cấp giấy phép đầu tƣ chấp nhận. Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ít nhất bằng 30% vốn đầu tƣ của doanh nghiêp. Trong trƣơng hợp đặc biệt, tỷ lê này còn thấp hơn 30%nhƣng phải đƣợc cơ quan quản nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài chấp thuận. Trong qua trình hoạt động doanh ngiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không đƣợc giảm vốn pháp định 12. Ngoài các doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác đƣợc thành lập và tổ chức theo luật chuyên nghành nhƣ văn phòng luật sƣ, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng… Ƣu điểm: Hàng loạt thƣơng hiệu công nghệ lớn tai Việt Nam đều rút khỏi liên doanh và thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Xu hƣớng chuyển dịch này một mặt phù hợp với lộ trình mở cửa của Việt Nam, mặt khác theo tính toán của từng tập đoàn đối với thị trƣờng Việt Nam: trở thành nơi tiêu thụ hay thị trƣờng sản xuất.13 - Vốn đầu tƣ dài hạn ít biến động - Chủ đầu tƣ đƣợc quyền quyết định đối với công ty do là loại hinh 100% vốn nƣớc ngoài - Sử dụng công nghệ cao Nhƣợc điểm: Đối với nƣớc nhận đầu tƣ, Sự kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bị hạn chế. Nguồn nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống cân đối quốc gia dẫn đến hiện tƣợng trốn thuế, chuyển giá. Đối với công ty đầu tƣ: Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế do là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên không có quyền phát hành cổ phiếu. Công ty chỉ có thể phát hành trái phiếu ( chứng chỉ nợ) để huy động vốn. Điều này gây khó khăn cho công ty khi chủ đầu tƣ muốn huy động thể vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.3. Thủ tuc thành lậpcông ty 100% vốn nƣớc ngoài 12 Điều 16 Chƣơng II, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tai Việt Nam Hải Âu, Công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 100% vốn nước ngoài, http://www.doanhnhansaigon.vn/online/kinhdoanh/chuyen-lam-an/2013/07/1075428/cong-nghiep-cong-nghe-cao-viet-nam-giai-doan-100-von-nuoc-ngoai/ [Truy cập ngày 5/10/2013] 13 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 16 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Theo quy định của pháp luật hồ sơ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bao gồm: - Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tƣ theo mẫu I-3 và hƣớng dẫn ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Nghị quyết 1008/2006 ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Bộ kế hoạch và đầu tƣ. - Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tƣ do nhà đầu tƣ lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tƣ, có đủ năng lự tài chính để thực hiện dự án đầu tƣ). - Dự thảo điều lệ của công ty tƣơng ứng với từng loại hinh doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên). Dự thảo điều lệ công ty phải có đủ chữ ký ( và đƣợc ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ngƣời đại diện theo pháp luật của các thành viên hoặc ngƣời đại diện theo ủy quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Nội dung điều lệ phải đầy đủ theo điều 22 Luật Doanh nghiệp. - Danh sách thành viên tƣơng ứng từng loại doanh nghiệp theo mẫu I-8 hoacwju I-9 của Quyết định số 1008/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫ II-4 của thông tƣ số 03/2006-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch Đầu tƣ. - Văn bản xác nhận tƣ cách pháp nhân của các thành viên sáng lập Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trƣớc ngày nộp hồ sơ). Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tƣơng ứng khác. Các văn bản bằng tiếng nƣớc ngoài phải đƣợc dịch sang tiếng Việt có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật. Đối với thành viên sáng lập là ca nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trƣớc ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chúng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực. - Văn bản ủy quyền của nhà đầu tƣ cho ngƣời đƣợc ủy quyền đối với trƣơng hợp nhà đầu tƣ là tổ chức và Bản sao hợp lệ ( bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của ngƣời đại diện theo ủy quyền . Các văn bản bằng tiếng nƣớc ngoài phải đƣợc dịch sang tiếng Việt có xác nhận của tổ chức có chức năngcủa ngƣời đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nƣớc ngoài phải đƣợc dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 17 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Giấy tờ sao y công chứng liên quan: - Bản sao giấy tờ chứng thực của nhà đầu tƣ, ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền. - Bản sao hợp đông thuê nhà- văn phòng để thực hiện dự án đầu tƣ. - Bản sao giấy phép kinh doanh của tổ chức. 1.4. Vai trò của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế- xã hội và chính trị đến nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Về kinh tế, doanh nghiệp tác động đến sự tăng trƣởng GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập của ngƣời lao động và chỉ tiêu kinh tế khác. Về chính trị, đối với nhiều nƣớc tác động của doanh nghiệp cụ thể là thông qua các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chi phối. Về xã hội, doanh nghiêp 100% vốn nƣớc ngoài có tác động đến văn hóa, đạo đức của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Xét khía cạnh phát triển kinh tế và căn cứ vào nội dung phát triển kinh tế thì doanh nghiệp có tác động đến quy mô và chất lƣợng phát triển. 1.4.1.Tác động tích cực 1.4.1.1. Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế : Thực tế cho thấy tăng trƣởng kinh tế cao thƣờng gắn với tỷ lệ đầu tƣ cao. Đối với các nƣớc nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tƣ. Khi nghên cứu nền kinh tế ở các nƣớc đang phát triển và kém phát triển, Paul A. Samuelson ví dụ hoạt động sản xuất và đầu tƣ nhƣ một vòng đói nghèo lẩn quẩn (Vercious-Poverty-Cycle)14. Thực tế cho thấy thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tƣ thấp, tiết kiệm và đầu tƣ thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không có đủ vốn đầu tƣ sẽ làm năng lực sản xuất quốc gia đó giảm, năng lực sản xuất quốc gia đó giảm dẫn đến thu nhập thấp và quay trở lại chu trình ban đầu. Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nƣớc nghèo và đang phát triển phải tạo ra một “cú huýt lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn đó là vốn dành cho đầu tƣ phát triển. Biện pháp hữu hiệu nhất để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tƣ, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế để tạo tăng trƣởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng. 14 Paul A. Samuelson and William D. Nordhaus, Economics (fourteenth Edition), McGraw-Hill, page 435. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 18 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Góp phần vào quá trình phát triển công nghệ: Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với tác động tăng trƣởng kinh tế và làm cho chu trình sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới đƣợc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lƣợng khoa học cao và kích thích tiêu dùng ( tính mới của sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích kinh tế và tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nƣớc đang phát triển và các nƣớc kém phát triển, công nghệ giúp các nƣớc này theo kịp tốc độ phát triển kinh tế ở những nƣớc công nghệ phát triển dựa trên lợi thế của những nƣớc đi sau ( kế thừa những thành tựu khoa học- công nghệ của nhân loại). Hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và thông qua các hiệu ứng tích cực. FDI có tác động đến sự phát triển công nghệ của một quốc gia thong qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ. Góp phần nâng cao chất lƣợng lao động, phát triển nguồn nhân lực: Trình độ năng lực và kỹ năng của ngƣời lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trƣởng của một quốc gia. Do vậy nhu cầu nâng cao chất lƣợng lao động trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vấn đề đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. FDI tác động đến vấn đề lao động của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ liên quan đến cả số lƣợng và chất lƣợng lao động. Số lƣợng ở đây đƣợc hiểu là vấn đề giả quyết việc làm cho ngƣời lao động. Còn đối với chất lƣợng lao động, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: Trự tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động15. 1.4.1.2.Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ: Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác là tổng các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cấ thành nền kinh tế của một quốc gia đó là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức kinh tế khác. Do vậy việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đi kèm các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến sự thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Qua nghiên cứu cho thấy ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, 15 World Investment Reprt 1995- United Nations-1995, page 389. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 19 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đối với các ngành nông nghiệp tỷ lệ đầu tƣ tƣơng đối thấp hoặc nếu có đầu tƣ thì đầu tƣ chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ chế biến. Ví dụ, ở các nước Mỹ La tinh và châu Á các TNCs đã có vai trò quan trọng trong việc thành lập một số nhà máy có quy mô lớn trong lĩnh vực: dệt may, thuộc da, đồ uống, điện tử… Góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động: Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại các nƣớc tiệp nhận đầu tƣ, hoạt động của các doanh nghiệp này đã góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này. Thứ nhất, trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phƣơng trong các doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài. Thứ hai, FDI gián tiếp tạo vệc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp và khi các doanh nghiệp vệ tinh này đƣợc hình thành và phát triển sẽ tạo việc làm trong phạm vi toàn xã hội. Về vấn đề nâng cao thu nhập, ở những nƣớc phát triển ngƣời lao động làm việc cho các chi nhánh công ty nƣớc ngoài đƣợc trả lƣơng cao hơn các doanh nghiệp trong nƣớc. Cụ thể ở Pháp, Ireland, Thụy Điển và Vƣơng quốc Anh mức luơng làm việc cho các công ty TNCs cao hơn 10% so với các doanh nghiệp trong nƣớc. Tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Peru thì mức lƣơng trung bình của các doanh nghệp cao hơn các doanh nghiệp địa phƣơng là 30%. Góp phần bảo vệ môi trƣờng, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Theo đánh giá của các tổ chức bảo vệ môi trƣờng trên thế giớ tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn luôn tỷ lệ thuận với tốc độ hủy hoại môi trƣờng. nguyên nhân của tình trạng phá hủy môi trƣờng chủ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ và nhận thức của ngƣời quản lý và ngƣời lao đông với vấn đề bảo vệ môi trƣờng còn yếu, nhất là chƣa có hệ thống quản lý môi trƣờng trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này xảy ra đối với doanh nghiệp của các nƣớc đang phát triển và kém phát triển. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khi tiến hành đầu tƣ thƣờng sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trƣờng tốt hơn các doanh nghiệp trong nƣớc. Bên cạnh đó khi cho phép các doanh nghiệp đầu tƣ tại nƣớc mình, các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thƣờng yêu cầu rất cầu rất chặc chẽ vấn đề xử lý môi trƣờng, tiêu chuẩn môi trƣờng trong sản xuất. Điều này góp phần bảo vệ môi trƣờng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.4.2.Tác động tiêu cực GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 20 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Hiện nay nhiều liên doanh có xu hƣớng chuyển sang hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, Tính đến năm 2000 đã có 85 liên doanh ở nƣớc ngoài với tổng số vốn là 1.225 tỷ USD chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Sự chuyển đổi này không chỉ gây thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam mà còn phần nào triệt tiêu những lợi thế của đầu tƣ nƣớc ngoài và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo nhân công quản lý trình độ cao16. - Về vấn đề môi trƣờng: Các nhà kinh tế đều cho rằng tốc độ tăng trƣởng kinh tế học đều tỷ lệ thuận với tốc độ ô nhiễm môi trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ phải sử dụng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những chất thải từ hoạt đông sản xuất là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu đƣợc tiến hành trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không xử lý và kiểm soát chặt chẽ từ những nhà máy do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng. Ở các nƣớc kém phát triển và các nƣớc đang phát triển tiêu chuẩn tiếp nhận đầu tƣ ở các nƣớc này thấp hơn các nƣớc phát triển. Nhiều nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thậm chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà không cần đặt ra tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trƣờng. Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm môi trƣờng thông qua hoạt động sản xuất trực tiếp, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nƣớc đầu tƣ sang nƣớc tiếp nhận đầu tƣ cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng. Chuyển giao công nghệ lạc hậu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nƣớc đi đầu tƣ và đem lại những hậu quả cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. - Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Năng lực tiếp nhận công nghệ ở các nƣớc kém và đang phát triển do điều kiện con ngƣời và cơ sở vật chất của những nƣớc này kém hơn các nƣớc phát triển. Những công nghệ tiên tiến đƣợc chuyển giao nhiều khi không khuyến khích hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở những nƣớc kém phát triển. 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Cùng với hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã đƣợc hình thành ngay từ năm 1977. Theo Điều lệ 1977, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ( lúc đó gọi là xí nghiệp tƣ doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu). Chỉ đƣợc phép thành lập với điều kiện phải xuất khẩu 100% sản phẩm. 16 Thời báo tài chính,7/7, Việt báo (Theo VnExprees.net, Vì sao nhiều liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, http://Vietbao.vn/Kinh-te/Vi-sao-nhieu-lien-doanh-chuyen-thanh-100-von-nuoc-ngoai/10729790/87/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 21 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 quy định: các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt Nam, xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nƣớc quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài, đƣợc hƣởng các quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tƣ. Tuy nhiên, các xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài không đƣợc ƣu đãi bằng xí nghiệp liên doanh, cụ thể là: không đƣợc miễn lợi tức tối đa là 2 năm và không đƣợc giảm 50% thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo; không đƣợc chuyển lỗ của bất kỳ năm tài chính nào sang năm tiếp theo. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tƣ (12/1992) đã cho phép xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ xí nghiệp liên doanh ( bãi bỏ chính sách khuyến khích theo hình thức đầu tƣ chuyển sang khuyến khích theo tính chất kinh tếxã hội của dự án đầu tƣ) và cho phép thời gian hoạt động của các xí nghiệp có vôn đầu tƣ nƣớc ngoài tối đa là 50 năm, trƣờng hợp đặc biệt có thể lên tới 70 năm. Luật cũng bổ sung các quy định về đầu tƣ vào khu chế xuất, tạo thêm cơ hội cho hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài phát triển. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 1996 cho phép doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chuyển nhƣợng vốn của mình nhƣng phải ƣu tiên chuyển cho các doanh nghiệp Việt Nam và nới lỏng các điều kiện quy định đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài để làm tăng khả năng thu hút FDI vào Việt Nam. Sau khi có Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 2000, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài chỉ còn hạn chế ở 8 lĩnh vực: Thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ chuyển phát thƣ; hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình ( chỉ thực hiện theo hình thức hợp doanh; khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm, dịch vụ tƣ vấn ( trừ tƣ vấn kỹ thuật), vận tải hàng không, đƣờng sắt, đƣờng biển, vận tải hành khách công cộng, xây dựng cảng, ga hàng không ( trừ các dự án BOT, BTO, BT); sản xuất thuốc nổ công nghiệp; trồng rừng; du lịch lữ hành; văn hóa. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, theo quy định của Luật đầu tƣ 2005, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thành lập doanh nghiệp 100% vốn của mình dƣới hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tƣ theo hình thức 100% vốn mà phải tuân thủ lộ trình cam kết tại thỏa thuận gia nhập WTO tại Việt Nam. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 22 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài CHƢƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, theo quy định của Luật đầu tƣ 2005, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thành lập doanh nghiệp 100% vốn của mình dƣới hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tƣ theo hình thức 100% vốn mà phải tuân thủ lộ trình cam kết tại thỏa thuận gia nhập WTO tại Việt Nam. Đó đƣợc xem là một điểm tiến bộ của Luật Đầu tƣ 2005 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý hoạt động độc lập theo pháp luật Việt Nam do đó doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc hƣởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo Luật Doanh nghiệp 2005. 2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. 2.1.1. Quyền của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ và các quy định của pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khi tiến hành đầu tƣ vào Việt Nam có những quyền sau: 2.1.1.1. Quyền tự do kinh doanh Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn nghành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tƣ; chủ động mở rộng quy mô nghành, nghề kinh doanh đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, ƣu đãi và tạo điều kiện tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích17. Qua đó, có thể thấy rằng luật đã quy định quyền tự do trong kinh doanh của doanh nghiệp và ghi nhận ở mức độ cao, tạo sự thuận lợi và thoải mái cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất để đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam. Quyền lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh. Đây là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn ngành nghề, quy mô kinh 17 Khoản 1, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 23 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh nếu thấy có đủ điều kiện. Việc kinh doanh ngành nghề gì, kinh doanh nhƣ thế nào không nhất thiết phụ thuộc vào thời điểm đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đƣợc pháp luật chấp nhận ở bất kỳ thời điểm nào và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ doanh nghiêp. Quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ cũng do chủ doanh nghiệp quyết định phù hợp với khả năng kinh doanh và đầu tƣ của mình. Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp có quyền mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mình, nếu có điều kiện về vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể mở thêm chi nhánh hoạt động. Doanh nghệp 100% vốn nƣớc ngoài có quyền ký kết hợp đồng với bất kỳ khách hàng nào để mua nguyên liệu và bán sản phẩm phục vụ cho việc kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn khách hàng , ký kết hợp đồng với khách hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không trái với những quy định của pháp luật. Nhà nƣớc không can thiệp vào việc doanh nghiệp quan hệ với đối tác nào, quan hệ ra sao nếu những quan hệ đó không nằm ngoài những gì pháp luật cho phép. Bên cạnh đó Nhà nƣớc cũng quy định chi tiết về các ngành nghề, lĩnh vực cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện của các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để thực hiện kinh doanh phù hợp với mình, đúng với khả năng của mình mà không quy phạm pháp luật. Những ngành nghề cấm kinh doanh có thể kể đến nhƣ: kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng quân sự, công an, quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội công an), quân chủng, công nghệ chuyên dùng để chế tạo chúng, kinh doanh chất ma túy các loại, kinh doanh hóa chất (theo Công ƣớc quốc tế); kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; Kinh doanh các loại pháo; Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an ninh xã hôi; Kinh doanh các loại động vật thực vật hoang dã gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã đƣợc chế biến , thuộc danh mục Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định các loại động vật, thực vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán ngƣời, kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dƣới mọi hình thức; kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nƣớc , quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài; Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài; Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trƣờng; Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa thiết bị cấm lƣu hành, cấm sử dụng hoặc chƣa đƣợc phép lƣu hành và/ GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 24 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoặc sử dụng tại Việt Nam các ngành nghề cấm kinh doanh khác đƣợc quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành.18 Ngoài ra, còn một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhƣ phải có chứng chỉ hành nghề ( pháp lý, y dƣợc…), yêu cầu cần có vốn pháp định ( ngân hàng, công ty tài chính…), một số ngành nghề hạn chế kinh doanh karaoke... Trong trƣờng hợp này doanh nghiệp cần thõa mãn những điều kiện mà luật đƣa ra thì mới có thể kinh doanh những lĩnh vực ấy đƣợc. Với quyền tự do kinh doanh đã tạo ra đƣợc những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp khi đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam nhƣng doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi lần đầu đầu tƣ kinh doanh vào Việt Nam nhƣ viêc tiếp cận hành lang pháp lý trong các lĩnh vực đầu tƣ đã gây không ít khó khăn cho nhà đâu tƣ thông qua hình thức kinh tế 100% vốn nƣớc ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện: có dự án đầu tƣ đƣợc cơ quan Nhà nƣớc cấp phép đầu tƣ và bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật Việt Nam quy định. Vì vậy doanh nghiệp khi đầu tƣ vào Việt Nam cần tìm hiểu rõ pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ của mình để tránh tình trạng đã đầu tƣ cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, nhân lực…nhƣng không đƣợc cấp phép hoat động. Doanh nghiệp cần lựa chọn dự án đầu tƣ phù hợp có những dự án Nhà nƣớc Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ đầu tƣ19. Tự do hóa đầu tƣ kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu của luật, tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích về kinh tế là đích nhắm của doanh nghiệp và Nhà nƣớc hƣớng tới. 2.1.1.2. Quyền tiếp cận sử dụng nguồn lực đầu tư Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đƣờng lối chính sách, vốn và thị trƣờng… ở trong cả nƣớc và nƣớc ngoài có thể khai thác để phục vụ cho phát triển kinh tế ở một lãnh thổ nhất định. Nó thay đổi theo không gian và thời gian, con ngƣời có thể thay đổi nguồn lực theo hƣớng có lợi cho mình. Các chính sách áp dụng đối với quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực bao gồm: Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng nguồn vốn, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật20. Qua đó thể hiện sự không phân biệt đối xử với 18 Điều 7, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005. Công ty luật PLF,Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu vào Việt Nam thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, http://plf.vn/tin-tuc/52/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-lan-dau-tien-dau-tu-vao-viet-nam-thanh-lap-doanh-nghiep-100phan-tramvon-nuoc-ngoai [Truy cập ngày 12/11/2013] 20 Khoản 1, Điều 14, Luật Đầu tƣ 2005. 19 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 25 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh nghiêp 100% vốn nƣớc ngoài, họ cũng đƣợc tiếp cận các nguồn vốn tài nguyên để thực hiện hoạt động đâu tƣ. Qua đó doanh nghệp cũng có quyền thuê mua thiết bị trong nƣớc và ngoài nƣớc để thực hiện dự án đầu tƣ21. Đáp ứng yêu cầu cho hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do thuê, mua thiết bị, máy móc trong và ngoài nƣớc để có thể hoạt động tối ƣu, quyền thuê, mua thiết bị cũng có giới hạn nhất định; nếu chúng chỉ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật và không liên quan đến lĩnh vực an ninh- quốc phòng thì doanh nghiệp đƣợc tự do. Doanh nghiệp cũng có quyền thuê lao động trong nƣớc; thuê lao động nƣớc ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật,chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ƣớc đó22. Ngoài ra doanh nghiệp còn đƣợc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh23. Lao động Việt Nam trẻ, dồi dào và rẻ là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội, doanh nghiệp hoạt động phải cần lao động từ lao động phổ thông đến lao động trí óc, doanh nghiệp đến đầu tƣ kinh doanh đã tạo đƣợc việc làm và giải quyết đƣợc phần nào lao động thất nghiệp cho địa phƣơng, đối với doanh nghiệp và nƣớc nhận đầu tƣ đều có lợi. Vì những lý do tích cực trên không có lý do gì mà pháp luật lai không cho doanh nghiệp cái quyền thuê lao động trong nƣớc để làm việc cả, còn thuê lao động nƣớc ngoài là do yêu cầu của doanh nghiệp đó về lao động trình độ cao nên pháp luật sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê lao động nƣớc ngoài phục vụ hoạt động của doanh nghiêp. Việc thuê lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đƣợc quy định chi tiết trong Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì có thể thuê lao động nƣớc ngoài theo hai quy định trên. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam nên có thể tự quản lý và tự chịu kết quả kinh doanh. Quyền lợi này đƣợc ghi rõ trong điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có thể chủ động quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện các chiến lƣợc toàn cầu của tập đoàn triển khai nhanh dự án đầu tƣ. Doanh nghiệp đƣợc quyền tuyên chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung của tập đoàn. Nhƣ vậy xét ở khía cạnh kinh tế về phía Việt Nam, giải quyết đƣợc công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tƣ; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nƣớc ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài. Tuy nhiên so 21 Khoản 2, Điều 14 Luật Đầu tƣ 2005. Khoản 3, Điều 14 Luật đầu tƣ 2005 23 Khoản 5, Điều 8 Luật Doanh nghiêp 2005. 22 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 26 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài với hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài Việt Nam khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nƣớc ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nƣớc. 2.1.1.3. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quản cáo, tiếp thị, gia công, gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư Doanh nghiệp có quyền trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu trang thiết bị cho hoạt động đâu tƣ của mình; cũng nhƣ đƣợc quyền trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm24. Trong hoạt động đầu tƣ của mình, để đáp ứng hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thƣờng, doanh nghiệp sẽ đƣợc nhập khẩu các loại trang thiết bị, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đó, và những sản phẩm do doanh nghiệp làm ra cũng sẽ đƣợc xuất khẩu để tiến hành hoạt động mua bán, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh25. Để khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quảng cáo để đƣa sản phẩm đến với khách hàng, càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm càng tốt, vì suy cho cùng sản xuất hàng hóa là để bán. Do là loại hình 100% vốn nƣớc ngoài nên doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu và tiếp cận thi trƣờng. Do đó, doanh nghiệp cần phải nổ lực hình thành nên một hình ảnh hấp dẫn trong mắt khách hàng trong nƣớc về sản phẩm của mình, nhanh chóng tạo đƣợc chổ đứng trên thị trƣờng, một trong những cách tiếp cận nhanh chóng đó là thông qua hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và vì thế doanh nghiệp còn có quyền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức đƣợc quyền hoạt động quảng cáo26. 2.1.1.4. Quyền mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa Doanh nghiệp có quyền mua bán hàng hóa từ thị trƣờng nội địa để tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, miễn là hàng hóa đó không thuộc diện cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn đƣợc bán vào thị trƣờng nội địa hàng hóa, sản phẩm nhƣ: do chính doanh nghiệp sản xuất và không thuộc diện cấm xuất khẩu; thị trƣờng nội địa có nhu cầu; những phế phẩm của quá trình sản xuất không thuộc diện cấm 27. Quan hệ mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán giữa hai bên, một 24 Khoản 1, Điều 15, Luật Đầu tƣ 2005. Khoản 6, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005. 26 Khoản 2 Điều 15, Luật Đầu tƣ 2005. 27 Điều 15, Nghị định 108/2006/NĐ-CP. 25 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 27 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bên muốn bán hàng hóa thu hồi vốn tiếp tục quá trình sản xuất; còn bên kia có nhu cầu sử dụng hàng hóa. Hoạt động mua bán trên giúp tăng trƣởng quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đối với các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài khi hoạt động phân phối các mặt hàng tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá của Phòng thƣơng mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các cơ quan Nhà nƣớc đã hoàn thành một số giai đoạn trong tiến trình bãi bỏ toàn bộ hạn chế đối với các hoạt động phân phối (cho các mặt hàng đƣợc phép phân phôi) đối với các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài, song đến giờ vẫn không dễ dàng thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài trong lĩnh vực này. Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2009 cá thể kinh doanh nƣớc ngoài đƣợc phép tiến hành hoạt động dƣới hình thức công ty 100% vốn nƣớc ngoài, kể từ 1/1/2010 tổ chức nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối nhƣ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bao gồm xi măng, giấy, sắt thép và rƣợu (trƣớc đây bị hạn chế). Tuy nhiên việc phân phối sản phẩm bị hạn chế (nhƣ rƣợu) cần phải xin thêm giấy phép riêng tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn chi tiết Luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động phân phối của doanh nghiệp có vốn đâu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và Nghị quyết số 10/2007/QĐBTM của Bộ thƣơng mại ( nay là Bộ công thƣơng) ngày 21/5/2007 công bố các hoạt động mua bán hàng hóa và phân phối28. 2.1.1.5. Quyền của nhà đầu tư trong khu công nghiêp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Pháp luật Vệt Nam cho phép doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu tƣ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khu kinh tế có các quyền sau29: Thuê mua nhà xƣởng, văn phòng, kho bãi, đã xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh doanh; Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ bao gồm hệ thống đƣờng giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, thông tin liên lạc, xử lý nƣớc thải, xý lý chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; 28 Tƣ vấn luật, Những hạn chế khi thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, http://vntuvanluat.com/chia-sethanh-cong/503-nhung-han-che-khi-thanh-lap-cong-ty-100-von-nuoc-ngoai.html,[Truy cập ngày 12/11/2013]. 29 Khoản 1, Điều 19, Nghị định 108/2006/NĐ-CP. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 28 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Đƣợc chuyển nhƣợng và nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khu kinh tế đã xây dựng nhà xƣởng, văn phòng và các công trình khác phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật kinh doanh về bất động sản. Doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có quyền30: Doanh nghiệp đầu tƣ xây dƣng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để bán hoặc cho thuê; Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định mức phí sử dụng công. Thuê hoặc mua nhà xƣởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; định giá nhà xƣởng, văn phòng, kho bãi và định mức phí dịch vụ; Thu phí xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo quy định của Bộ Tài chính; Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu của pháp luật về đất công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho nhà đầu tƣ khác theo quy định đai và pháp luật 2.1.1.6. Quyền được đảm bảo sở hữu tài sản hợp pháp Để tạo lập lòng tin của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, trƣớc hết Nhà nƣớc phải cam kết bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Doanh nghiệp bỏ tiền của, thời gian công sức,… để tiến hành đầu tƣ tại Việt Nam để thu lợi nhuận, nếu tài sản hợp pháp của họ mà bị tịch thu, thu hồi vậy họ sẽ còn tiếp tục bỏ tiền ra để đầu tƣ vào Việt Nam, do đó bảo hộ tài sản của doanh nghiệp là rất quan trọng. khoản 8, điều 8 luật doanh nghiệp có nêu “doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp” , và tài sản và vốn đầu tƣ hợp pháp của doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính, tuy nhiên vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia thì Nhà nƣớc sẽ mua lại tài sản của doanh nghiệp theo giá thị trƣờng theo thời điểm công bố mua lại tài sản đó31. Quy định nhƣ trên giúp hài hòa giữa lợi ích quốc gia cũng nhƣ của 30 31 Khoản 2 Điều 19, Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Khoản 3 Điều 5, Luật doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 29 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh nghiệp, đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ không bị mất tiền và tài sản khi tiến hành hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam. Nhƣ vậy, nguyên tắc về đảm bảo quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp đƣợc quy định cụ thể trong luật đầu tƣ 2005 và luật doanh nghiệp 2005 là cơ sở vững chắc tạo niềm tin cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chọn Việt Nam làm nơi đầu tƣ. 2.1.1.7. Quyền được bảo đảm đối xử bình đẳng của các doanh nghiệp Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng thể hiện ý chí Nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Các quy định về biên pháp đầu tƣ, biện pháp khuyến khích đầu tƣ, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đƣợc quy định trong luật Đầu tƣ 2005 đã cho thấy sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Một dẫn chứng cho thấy là việc áp dụng thống nhất giá phí, lệ phí đối với hang hóa dịch vụ do Nhà nƣớc kiểm soát. 32 Ngoài ra doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn có tƣ cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đƣơc thành lập dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn do đó doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc đối xử bình đăng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác theo Luật doanh nghiệp 2005. “ Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các doanh nghiệp được quy định trong luật này; đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”33 Nguyên tắc đảm bảo đối xử bình đẳng không những đƣợc thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc mà còn thể hiện thong qua các văn bản, điều ƣớc quốc tế trong khu vực và trên thế giới mà Việt Nam là thành viên. Một nguyên tắc thể hiện rõ việc đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp không phân biệt quốc tịch của doanh nghiệp và nguồ gốc của vốn đầu tƣ là nguyên tắc tối huệ quốc. Theo đó “ mỗi quốc gia thành viên sẽ giành ngay lập tức và vô điều kiện cho doanh nghiệp và đầu tư của quốc gia thành viên khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử cho các nhà đầu tư và đầu tư của bất kỳ quốc gia thành viên nào, khác với các biện pháp có tác động đầu tư, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ , mở rộng, quản lý vận hành và định đoạt đầu tư”. Nguyên tắc này yêu cầu quốc gia thành viên phải có sự đối xử thống nhất và thống nhất với tất cả các doanh nghiệp của các nƣớc ASEAN. Trong trƣờng hợp quốc gia thành viên nhận đƣợc thêm một ƣu đãi do có sự thay 32 33 Điều 10, Luật Đầu tƣ 2005. Khoản 1, Điều 5, Luật Doanh nghiệp 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 30 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đổi chính sách thì việc này đồng nghĩa với các quốc gia thành viên còn lại cũng sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi này. Tuy nhiên khác với các loại hình doanh nghiệp khác doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, vì vậy trong nhiều lĩnh vực dịch vụ các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn chƣa thể thực hiện đầu tƣ theo hình thức 100% vốn mà phải tuân thủ lộ trình mở cửa cam kết tại thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam. 2.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động theo sự điều hành, quản lý của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng cũng phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế về môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc, đó là điều kiện về chính trị, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh… Để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài phải tạo lập các mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm khai thác nguồn lực sẵn có, tạo nên thế và lực trong cạnh tranh. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng phải dựa trên các điều kiện về cơ sở hạ tầng trong nƣớc nhƣ đất đai, hệ thống giao thông công cộng, viễn thông,… khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng phải nổ lực hình thành hình ảnh hấp dẫn trong khách hàng trong nƣớc về sản phẩm của mình, nhanh chóng tạo chổ đứng trên thị trƣờng. Với tƣ cách là chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng doanh nghiệp không tồn tại đơn lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn đƣợc xác định trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong sinh hoạt thị trƣờng và đời sống xã hội. Vì vậy doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh khác. 2.1.2.1. Hoạt động đăng ký đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp đƣợc tự quyết định ngành nghề mà mình kinh doanh và chọn những ngành nghề đƣợc phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đƣợc quyền tƣ do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm nhƣng cũng phải “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 31 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”34 Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đƣợc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đƣợc ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. 35 Đối với các ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam nhƣng đƣợc quy định các văn bản pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đƣợc ghi theo ngành nghề tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.36 Theo đó giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký cấp cho doanh nghiệp, giấy này ghi nhận thong tin về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký nhƣ vậy giấy này vừa là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vừa là giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu có những thay đổi về thông tin của doanh nghiệp nhƣ ngành, nghề kinh doanh, trụ sở hay văn phòng đại diện, vốn điều lệ…thì đại diện của doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thay đổi những thông tin này cũng nhƣ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh ở cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Nhƣ vậy Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ doanh nghiệp là để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để xác định doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nào, ngành nghề có điều kiện hay không và chủ doanh ngiệp có đảm bảo các điều kiện đó không. Nếu nhƣ doanh nghiệp kinh doanh không đúng ngành nghề mà mình đã đăng ký là doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiêm trƣớc pháp luật, việc đăng ký kinh doanh là một trong những nghĩa vụ bắt buộc khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khi tiến hành đăng ký kinh doanh xong thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm để thực hiện quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện chiến lƣợc toàn cầu của tập đoàn và triển khai nhanh những dự án đầu tƣ. 2.1.1.2. Nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nƣớc và nộp thuế theo quy định pháp luật là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đó là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho phúc lợi của 34 Khoản 1, Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 2, Điều 7, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. 36 Khoản 3 Điều 7, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. 35 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 32 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài toàn xã hội. Vì thế doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng cần tuân thủ một các nghiêm ngặt và tự nguyện để không phải vi phạm pháp luật về thuế. Doanh nghiệp phải đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật37. Thủ tục đăng ký thuế của doanh nghiệp đƣợc tiến hành cùng thời điểm với thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Để tiến hành đăng ký doanh nghiệp thủ tục trƣớc tiên mà chủ doanh nghiệp hay đại diện cho doanh nghiệp phải thực hiện đó chính là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và nội dung đăng ký thuế. Khi đăng ký kinh doanh và đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp, mỗi doanh nghiệp đƣợc cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp 38. Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp thuế nhằm đảm bảo cho ngân sách Nhà nƣớc, doanh nghiệp phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nƣớc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về luật thuế của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp phải khai báo đăng ký ban đầu, giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn khai báo tài liệu về đối tƣợng tính thuế, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, nộp thuế đúng đủ và kịp thời. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề mà Nhà nƣớc khuyến khích phát triển hoặc kinh doanh ở những khu vực ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ kinh doanh thì sẽ đƣợc hƣởng theo quy chế miễn thuế. Nếu trong quá trình hoạt động mà doanh nghiệp có vi phạm nghĩa vụ về thuế thì chủ doanh nghiệp là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Vì vậy chủ doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nên nộp thuế đầy đủ và đúng hạn cũng nhƣ các nghĩa vụ tài chính khác để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thƣờng và ngày càng phát triển. 2.1.1.3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động Doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn, với quyền đó doanh nghiệp cũng phải bảo đảm quyền lợi ích của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luậ về bảo hiểm39. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với ngƣời lao động nhƣ đảm bảo thời gian làm việc, điều kiện làm việc, trả đủ tiền công…phải 37 Khoản 3, Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp 39 Khoản 4, Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005. 38 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 33 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm đối với ngƣời lao động. Khi cho lao động thôi việc, chủ doanh nghiệp cũng phải tuân theo các quy định về tuyển dụng và cho thôi việc theo pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền của các tổ chức công đoàn theo Luật công đoàn, không đƣợc cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn của ngƣời lao động. 2.1.1.4. Lập hóa đơn chứng từ và tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính Bên cạnh các nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế và nộp thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký, kê khai với cơ quan Nhà nƣớc thì doanh nghiệp còn có nghĩa vụ lập hóa đơn, chứng từ và tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán40. Việc lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn, theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ41. Một hóa đơn phải có các nội dung sau: tên hóa đơn, kí hiệu hóa đơn, số hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã in hóa đơn; tên, địa chỉ; mã số thuế ngƣời mua, tên đơn vị tính số lƣợng, đơn giá hàng hóa dịch vụ, thành tiền chƣa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trƣờng hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; tổng số tiền thanh toán, chữ ký ngƣời mua, chữ ký ngƣời bán (nếu có) và ngày tháng năm lập hóa đơn42. Khi lập hóa đơn cho khách hàng doanh nghiệp cần phải ghi đủ và đúng các nội dung đƣợc in sẵn trong hóa đơn. Đối với hành vi không ghi đầy đủ các nội dung đƣợc in sẵn khi lập hóa đơn, hoặc không ghi đúng theo quy định về lập hóa đơn theo quy định về lập hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.0000 đồng. Công tác kế toán lập và nộp báo cáo tài chính cần phải trung thực, chính xác và đúng thời hạn theo quy định pháp luật về kế toán. Đây là hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc tình hình hoạt động của mình, đồng thời giúp cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thuận tiện cho việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi cần thiết và có thể xác định mức thuế của doanh nghiệp. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đƣợc ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của 40 Khoản 2 Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 3, Điều 3, Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 42 Khoản 3, Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 41 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 34 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luât43. Quy định này nhằm giúp cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền có thể quản lý đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp tự mình tẩu tán tài sản nhằm lẫn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tƣ của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tƣ của chủ doanh nghiệp phải đƣợc ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trƣờng hợp giảm vốn đầu tƣ xuống thấp hơn vốn đầu tƣ đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ đƣợc giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh44. Quy định này nhằm bảo vệ bên thứ ba vì nếu chủ doanh nghiệp giảm vốn đầu tƣ thấp hơn vốn đầu tƣ đã đăng ký sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên thứ ba trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.5. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Môi trƣờng rất quan trọng đối với đời sống con ngƣời và đang là vấn đề đƣợc cả thế giới quan tâm. Môi trƣờng có tác động trực tiếp đến đời sống con ngƣời vì vậy khi doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ, kinh doanh thì phải tuân theo quy định của Nhà nƣớc về môi trƣờng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có những biện pháp để bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải,giữ gìn vệ sinh nơi kinh doanh,…tránh gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cần bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đó là những tài sản vô giá của dân tộc Nhà nƣớc đã xếp hạng và có quy định để bảo vệ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các quy định ấy, trong quá trình sản xuất, kinh doanh không nên vì mục đích lợi nhuận mà làm ảnh hƣởng xấu đến những di tích ấy. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật nhƣ nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng vốn đầu tƣ, nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với đối tác… Tóm lại, quyền và nghĩa vụ cua doanh nghiệp đã đƣợc luật doanh nghiệp ghi nhận một cách khái quát và có tính nguyên tắc thể hiện mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh với vai trò quản lý của Nhà nƣớc và là cơ sở để giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trƣờng. Trên cơ sở đó, các chế định của luật doanh nghiệp nới riêng và pháp luật kinh doanh nói chung sẽ cụ thể và tôn trọng khi giải quyết các quan hệ mà nó điều chỉnh. Pháp luật cần quan tâm phát triển và mở rộng quyền của doanh nghiệp, trong đó, nên nghiên cứu cơ chế mở rộng khả năng kinh doanh không chỉ trong phạm vi nganh, nghề đăng ký, mà còn thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh thực tế. 43 44 Khoản 2, Điều 142, Luật Doanh nghiệp. Khoản 3 Điều 142, Luật Doanh nghiệp. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 35 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.2. Các biện pháp bảo hộ đầu tƣ đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.2.1. Bảo đảm về vốn và tài sản Trong quá trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nƣớc nhận đầu tƣ, nhất là các nƣớc đang phát triển luôn đứng trƣớc vấn đề về điêu chỉnh tỷ lệ sở hữu vốn đầu tƣ giữa trong và ngoài nƣớc. Một mặt họ luôn muốn thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng nƣớc, đặc biệt tình trạng này xảy ra trong các lĩnh vực đầu tƣ nhạy cảm và có triển vọng thu lợi nhuận cao. Vì vậy các nƣớc đầu tƣ đã đƣa ra chính sách quy định về mức sỡ hữu vốn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.Băng-la-đét cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu 100% vốn. Tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ đƣợc phép trong các nghành công nghiệp hiện đại hoặc phần lớn trong các sản phẩm xuất khẩu. Ở Ấn Độ trong các nghành công nghiệp hƣớng vào xuất khẩu mũi nhọn và trong các khu chế xuất. Ở Malaixia với điều kiện đạt trên 80% sản phẩm xuất khẩu, Ở Hàn Quốc, mức sở hữu 100% chỉ cho phép trong một số trƣờng hợp cụ thể. Đối với Singapo và Việt Nam không hạn chế mức sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài45. Ngoài ra các mức sở hữu thƣờng cho phép khoảng dƣới 41% và trên 51%. Ở Việt Nam, tuy không hạn chế mức góp vốn tối đa nhƣng lại quy định mức tối thiểu phải trên 30%46. Tỷ lệ sở hữu vốn nƣớc ngoài đƣợc hiểu là mức góp vốn của các doanh nghiệp trong các dự án đầu tƣ ở nƣớc chủ nhà. Các mức góp của các doanh nghiệp tùy thuộc vào quan điểm và mục tiêu của mỗi nƣớc. Hơn nữa các quy định về mức góp vốn thƣờng thay đổi theo từng giai đoạn của nƣớc nhận đầu tƣ. Mục đích của chính sách sở hữu đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là: chủ động kiểm soát các hoạt động của doanh nghiêp; điều chỉnh hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp nƣớc ngoài với nhà đầu tƣ trong nƣớc; làm điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo định hƣớng phát triển của nƣớc chủ nhà. Đối với nhiều nƣớc nhận đâu tƣ, nhất là các nƣớc đang phát triển, khống chế mức sở hữu vốn của doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng để hạn chế sự can thiệp của họ vào nền kinh tế- xã hội của nƣớc chủ nhà. Mặt khác, nếu sở hữu của nƣớc ngoài quá cao so với sở hữu của các nhà đầu tƣ trong nƣớc thì ngƣời bản xứ ít nhận đƣợc lợi ích từ đầu tƣ nƣớc ngoài. Tình trạng này dễ xảy ra xung đột xã hội, Có thể nói cuộc xung đột sắc tộc năm 1969 ở Malaixia là thí dụ điển hình về vấn đề này. Trong chính sách sỡ hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài của nhiều nƣớc, các mức độ sở hữu cho doanh nghiệp thƣờng đi kèm theo xuất khẩu, tạo việc làm, tổng vốn đầu tƣ, đầu 45 A. Islam, a general perspective on FDI-related ntional policies and cooperation, Development Papers No.19, UN 1998, P. 8-11. 46 Điều 8 Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ( sửa đổi) thang 11 năm 1996. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 36 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tƣ vào các nghành, vùng đƣợc khuyến khích đầu tƣ… Thông thƣờng, nhiều nƣớc chủ nhà nâng cao mức góp vốn cho các doanh nghiệp nếu họ đã đáp ứng đƣớc một trong các điều kện đã nêu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, để tăng sức hấp dẫn các doanh nghiệp, nhiều nƣớc đã nới lỏng hoặc xóa bỏ chính sách sở hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng tự do hóa đầu tƣ. Chính sách sở hữu ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn hình thức đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu nƣớc chủ nhà khống chế chặt chẽ mức sở hữu đầu tƣ nƣớc ngoài thì hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài rất khó thực hiện, trái lại hinh thức đầu tƣ liên doanh sẽ là chủ yếu trong các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc chủ nhà. Đây là hình thức rất phổ biến trong chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển. Trong quá trình thực hiện chính sách sở hữu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng nảy sinh nhiều bất đồng giữa mục tiêu của nƣớc chủ nhà đối với mục tiêu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong khi nƣớc chủ nhà muốn các nhà đầu tƣ lựa chọn hình thức đầu tƣ đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu của mình thì các nhà đầu tƣ lại căn cứ vào tính hiệu quả để lựa chọn cho các hình thức đầu tƣ của họ. Trong nhiều trƣờng hợp, giữa hai mục tiêu này không gặp nhau và hậu quả là nƣớc chủ nhà không tạo đƣợc sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đối với nhiều nƣớc mức sở hữu của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thƣờng bị khống chế trong các lĩnh vực đầu tƣ nhạy cảm nhƣ: dịch vụ, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng và các lĩh vực khác có liên quan đến quốc phòng, an ninh. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong đàm phán các hiệp định đầu tƣ song phƣơng hoặc đa biên đòi hỏi phải mở cửa các lĩnh vực này cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Ở Việt Nam các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc lựa chọn hình thức đầu tƣ thích hợp: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ... Nhƣ vậy so với nhiều nƣớc, chính sách sở hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam thông thoáng hơn. Đây là một trong những điểm giới thiệu đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá là hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Viêt nam. Đảm bảo an toàn về tài sản cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài của nƣớc chủ nhà. Hầu hết luật pháp về đầu tƣ nƣớc ngoài của các nƣớc đêu quy định rất rõ sẽ đảm bảo không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp. Chính sách này nhằm tạo lòng tin cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, chính sách bảo đảm đầu tƣ đƣợc ghi nhận đâu tiên trong luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 “… Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 37 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sở hữu với vốn đầu tƣ và các quyền lợi ích hợp pháp khác của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài”. Nội dung đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng 3 của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996. Qua các lần sửa đổi chính sách nay luôn đƣợc khẳng định rõ ràng. Để đảm bảo thực hiện chính sách trên nƣớc chủ nhà thƣơng ký hiệp định bảo đảm đầu tƣ ( investment guarantee agreement-IGA) với các nƣớc đầu tƣ. Hiệp định này bao gồm các nội dung cơ bản về không quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; bồi thƣơng đầy đủ và nhanh chóng những thiệt hại vè tài sản cho các nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp tài sản của họ bị trƣng dụng vào mục đích công; cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển lợi nhuận, vốn đầu tƣ và các tài sản hợp pháp khác ra khỏi biên giới; giải quyết các tranh chấp đầu tƣ bằng hòa giải, trọng tài của nƣớc chủ nhà hoặc một nƣớc thứ ba do các bên thỏa thuận. Chính phủ ta can kết đền bù cho các nhà đầu tƣ khi rơi vào trƣờng hợp vốn và tài sản đầu tƣ của họ dùng vào việc trƣng thu trƣng dụng vì an ninh quốc phòng 47 . Tại điều 10 Hiệp định BTA cũng có sự tƣơng tự, theo đó hai bên không đƣợc tƣớc quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa các khoảng đầu tƣ, trƣớc mục đích công cộng và không phân biệt đối xử, dựa trên mục đích thanh toán và bồi thƣờng nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả và phải thanh toán theo giá thị trƣờng…Tuy nhiên tại điều 6 Luật đầu tƣ 2005 lại không quy định quyền của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đối với tài sản kể từ ngày sung công không đƣa ra các bảo đảm mà các doanh nghiệp muốn có nhƣ trong đa số các hiệp định mà ta đã ký kết với các nƣớc, mà cụ thể là trong Hiệp định BTA nhà nƣớc cam kết “…Phải thanh toán không đƣợc chậm trễ bao gồm: tiền lãi theo lãi xuất hợp lý tính từ ngày đƣợc quyền sở hữu…”và đƣợc quy định trong khoản 1 Điều 10 chƣơng IV của hiệp định BTA48. Vì vậy nƣớc ta cần có những quy định cụ thể hơn trong vấn đề này. 2.2.2. Đảm bảo đầu tƣ trong trƣờng hợp thay đổi chính sách pháp luật Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ tƣơng đối muộn hơn so với các nƣớc khác, mặc dù trong những năm gần đây nƣớc ta đã nổ 47 Điều 6 Luật đầu tƣ 2005. Không bên nào đƣợc tƣớc quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa các khoản đầu tƣ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các biện pháp tƣơng tự nhƣ tƣớc quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa ( sau đây gọi là “ tƣớc quyền sở hữu”) trừ trƣờng hợp vì mục đích công cộng, theo phƣơng thức không phân biệt đối xử, dựa trên thanh toán bồi thƣờng nhanh chóng, đầy đủ và có hiệu quả, phù hợp với thủ tục luật định và nguyên tắc chung quy định tại Điều 3. Việc bồi thƣờng phải theo đúng giá thị trƣờng của khoản đầu tƣ bị tƣớc quyền sở hữu tai thời điểm ngay trƣớc khi việc tƣớc quyền sở hữu đƣợc thực hiện, phải đƣợc thanh toán không đƣợc chậm trễ, bao gồm tiền lãi theo lãi suất thƣơng mại hợp lý tính từ ngày sở hữu, phải đƣợc thực hiện đầy đủ và có thể đƣợc chuyển đổi tự do theo tỷ giá chuyển đổi thịnh hành trên thị trƣờng vào ngày tƣớc quyền sở hữu. Giá đúng của thi trƣờng không đƣợc phản ánh bất cứ sự thay đổi nào về giá trị do hành động tƣớc quyền sở hữu đã biết trƣớc ngày thực hiện. 48 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 38 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài lực xây dựng, sửa đổi bổ sung một số luật cho phù hợp với luật đầu tƣ thế giới, đặc biệt là ban hành luật đầu tƣ 2005 đã tạo nên sự đồng thuận và hoan nghênh của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù pháp luật và thƣơng mại Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, nhƣng nhìn chung thì nƣớc ta đã có những thay đổi trong chính sách pháp luật về đầu tƣ,kinh doanh theo hƣớng tích cực, thể hiện cam kết lâu dài của nƣớc ta đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Vì vậy việc thay đổi pháp luật là một trong những nhân tố quan trọng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo điều 11 Luật đầu tƣ 2005, trong mọi trƣờng hợp nếu có sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi thì nguyên tắc duy nhất đƣợc thực hiên duy nhất là đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp: Trƣờng hợp pháp luật, chính sách mới đƣợc ban hành có quyền lợi và ƣu đãi cao hơn so với các quyền lợi, ƣu đãi mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã đƣợc hƣởng trƣớc đó thì doanh nghiệp đƣợc hƣởng các quyền lợi, ƣu đãi theo quy định mới kể từ ngày chính sách, pháp luật mới đó có hiệu lực. Trƣờng hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hƣởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc hƣởng trƣớc đó khi quy đinh pháp luật, chính sách có hiệu lực thì doanh nghiệp đƣợc bảo đảm hƣởng các ƣu đãi quy định tại giấy chứng nhân ƣu đãi đầu tƣ. Nếu không đƣợc tiếp tục hƣởng các ƣu đãi cũ Nhà nƣớc ta cam kết thực hiện các cam kết sau:  Tiếp tục hƣởng các quyền lợi ƣu đãi;  Đƣợc trừ thiệt hại vào các thu nhập chịu thuế;  Đƣợc điều chỉnh muc tiêu hoạt động của dự án ;  Đƣợc xem xét bồi thƣờng trong một số trƣờng hợp cần thiết. Nền kinh tế thế giới không ngừng biến đổi, vì vậy chính sách pháp luật cũng sẽ không tồn tại mãi mãi mà phải luôn biến đổi để phù hợp với nền kinh tế thế giới. Thông thƣờng sự thay đổi chính sách pháp luật về đầu tƣ, thƣơng mại thƣờng diễn ra ở các nƣớc đang phát triển, vì thế các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khi đâu tƣ vào các nƣớc đang phát triển luôn quan tâm cách thức làm luật cũng nhƣ hoàn thiện pháp luật diễn ra nhƣ thế nào, tích cực hay tiêu cực có tƣơng xứng với luật pháp quốc tế hay không. Vì vậy, chính sách pháp luật luôn cần thay đổi linh hoạt hơn, phù hợp hơn để tạo một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi hơn, tạo đƣợc sự tin cậy của các doanh nghiệp. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 39 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Trong trƣơng hợp do thay đổi quy định của pháp luật Viêt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì doanh nghiệp 100% nƣớc ngoài, các Bên hợp doanh tiếp tục đƣợc hƣởng các ƣu đãi đã đƣợc quy định trong giấy phép đầu tƣ.  Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;  Giảm miễn, thuế trong khuôn khổ của pháp luật;  Thiệt hại của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các Bên hợp tác kinh doanh đƣợc khấu trƣ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiêp.;  Đƣợc bồi thƣờng thỏa đáng trong một số trƣờng hợp cần thiết. Đối với dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp phép đâu tƣ thì trƣớc khi áp dụng các biện pháp trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý Khu công nghiệp phải thống nhất với Bộ kế hoạch và đầu tƣ và Bộ tài chính. Các quy định ƣu đãi hơn đƣợc ban hành sau khi cấp phép đầu tƣ sẽ đƣơng nhiên đƣợc thay thế các quy định tƣơng ƣng trƣớc đó. Nếu việc áp dụng các quy định mới của pháp luật dẫn tới việc phải điều chỉnh giấy phép đầu tƣ thì cơ quan cấp giấy phép đầu tƣ điều chỉnh giấy phép đầu tƣ49. 2.2.3. Bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội: Tỷ trọng giá trị và tài sản vô hình nói chung trong tài sản giá trị của doanh nghiệp và trong nền kinh tế ngày càng cao. Tại một số doanh nghiệp và một số nƣớc, tỷ lệ đó đã vƣợt quá 50% chẳng hạn tỷ lệ này ở Hoa Kỳ trong năm 1982 là 38% nhƣng đến năm 2000 đã tăng lên 70 %. Tại Anh khoảng một nửa giá trị gia tăng năm 1997 là do các nghành công nghiệp và dịch vụ dựa vao tri thức mang lại, trong khi đó con số này ở Đức là 60%. Trên thế giới có nhiều doanh nghiệp ( Gillette, coca-cola, Microsoft, yahoo…) giá trị tài sản vô hình lên đến 80% trong tổng số giá trị tài sản doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển. Thông qua việc thừa nhận và bảo vệ của pháp luật đối với quyền bảo hộ tài sản về trí tuệ mà chủ thể ( ngƣời nắm giữ) các quyền đó mới có thời gian môi trƣờng pháp lý thuận lợi để tiến hành khai thác tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của mình nhờ đó không 49 Nghi định 4/2000 NĐ-CP ngày 31-7-2000. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 40 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài những bù đắp các chi phí đàu tƣ để tạo tài sản trí tuệ mà còn thu đƣợc lợi nhuận từ việc khai thác tài sản. Do vậy cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực không thể thay thế trong thúc đẩy các hoạt động sáng tạo bao gồm cả sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học- công nghệ lẫn kinh doanh. Tài sản trí tuệ rất dễ bị xâm phạm ( do dễ sao chép, bắt chƣớc), do đó, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ đóng vai trò đắc lực ngăn ngừa và chặn đứng các tê nạn sao chép các sản phẩm uy tín, sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả… đang ngày càng tăng và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Các biện pháp chế tài có biện pháp xử lý và răn đe những ngƣời thực hiện các hành vi xâm phạm, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và góp phần khắc phục biểu hiện lệch lạc trong hoạt động thƣơng mại. Trong nền kinh tế mới sự giàu có dựa vào chiếm hữu tài sản vật chất đã dần đƣợc thay thế bằng nắm giữ các tài sản tri thức- nguồn của cải vô cùng to lớn trong xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra giá trị tiêm ẩn của sở hữu trí tuệ và tăng cƣờng các hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ của mình. Việc bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuê trở thành nhân tố quan trọng khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển nền kinh tế của đất nƣớc, thúc đẩy các hoạt động đàu tƣ, chuyển giao công nghệ, qua đó góp phần cải thiện vị thế của quốc gia trong cuộc cạnh tranh với các nƣớc khác nhằm thu hút vốn đấu tƣ và các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. Nhà nƣớc ta hƣớng tới khuyến khích các nhà đầu tƣ, đầu tƣ vào các nghành công nghệ cao, vì đây là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển bắt kịp nền kinh tế thế giới, nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn còn e ngại vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ- khoa học, nhận thức đƣợc vấn đề của mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và đầu tƣ thƣơng mại. Năm 2005 Quốc hội đã thông qua luật Sở hữu Trí tuệ và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tƣ thông qua Luật đầu tƣ năm 2005. Các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc nhà nƣớc bảo hộ trong hoạt động đầu tƣ, trong chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó ta còn tham gia một số công ƣớc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhƣ: công ƣớc PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày 27.9.1965; thỏa ƣớc Madrid, tham gia công ƣớc Stockholm về thành lập tổ chức Wipo và chính thức trở thành viên của tổ chức này và đặc biệt là ta đã tham gia công ƣớc Berne, đây cũng là một trong những nổ lực mà Việt Nam tham gia để thực hiện sự tích cực tham gia Hiệp định BTA và hiện nay chúng ta tham gia Hiệp ƣớc Trips, Hiệp ƣớc bắt buộc khi chúng ta là thành viên của WTO. Có thể nói rằng hệ thống pháp luật về bao hộ quyền tài sản về sở hữu trí tuệ của nƣớc ta đã đƣợc hoàn thiện ngày càng đồng bộ từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 41 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hợp với chuẩn mực trong các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên, từng bƣớc góp phần xây dựng nền móng ý thức tôn trọng pháp luật về sở hữu trí tuệ của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sản xuất các hoạt động sáng tạo; tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, ở nƣớc ta việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền vẫn đang diễn ra, đặc biệt là lĩnh vực băng, đĩa, sách, báo, phần mềm máy vi tính…Với tình hình này đã gây khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ và gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài điều này cũng đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế làm giảm uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Để cải thiên tình hình trên nhằm tạo sự hấp dẫn môi trƣơng đầu tƣ trong nƣớc,tạo tâm lý ổn định cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nhà nƣớc ta cần hoàn thiện hơp hệ thống pháp luật về quản lý và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, cần có hệ thống bảo hộ trí tuệ mạnh mẽ thì mới có thể khuyến khích tinh thần sáng tạo của mọi ngƣời và thúc đẩy khuyến khích các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mạnh dạn đầu tƣ cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi chuyển giao công nghệ đầu tƣ, kinh doanh vao Việt Nam. 2.2.4. Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại. Khi giữa các nhà đầu tƣ xảy ra tranh chấp thì pháp luật Việt Nam không bắt buộc các doanh nghiêp 100% vốn nƣớc ngoài phải chọn tòa án Việt Nam hay trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Nếu một điều ƣớc hoặc thỏa ƣớc nào đó giữa đại diện cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ký kết với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cho phép lựa chọn cơ quan tranh chấp khác. Bên cạnh viêc quy định rõ ràng về phƣơng thức và cơ quan giải quyết tranh chấp pháp luật Việt Nam còn quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các cơ quan giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Tại điều 29 và 34 của Bộ Luật Tố Tụng Dan sự 2004 quy định rõ thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tƣ, thƣơng mại. Pháp lệnh trọng tài 2003 và sắp tới là Luật trọng tài và thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Có thể nói rằng, nhà nƣớc ta đã đƣa ra đƣợc cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên khá hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ lợi ích của doanh nghiệp, ngay cả khi tranh chấp xảy ra với một bên là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và một bên là cơ quan nhà nƣớc việt Nam. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 42 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.2.5. Bảo đảm chuyển vốn và tài sản ra nƣớc ngoài và bảo đả áp dụng áp dụng mức giá, phí và lệ phí thống nhất. Xuất phát từ lợi ích tất yếu của các nhà đầu tƣ,kinh doanh để thu lợi nhuận. Nhà nƣớc Việt Nam không ngừng cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với các phần mà các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tạo ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam mà còn cam kết bảo đảm quyền chuyển phần lợi nhuận đó ra nƣớc ngoài. Mặc khác nhà nƣớc ta còn đảm bảo chuyển vốn và tài sản ra nƣớc ngoài. Nhà nƣớc ta không cấm các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài làm việc tai Việt Nam cho các dự án đầu tƣ thực hiện chuyển vốn và tài sản hợp pháp ra nƣớc ngoài đƣợc quy định tại khoản 2 điều 9 Luật đầu tƣ 200550 ,đây là một hình thức tôn trọng quyền sở hữu của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Việc nới lỏng chính sách kiểm soát ngoại hối của các nƣớc phát triển đã đẩy mạnh công ty của họ đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Đối với các nƣớc nhận đầu tƣ , chính sách kiểm soát ngoại hối bao gồm các quy định về mở tài khoản ngoại tệ, chuyển đổi giữa đồng ngoại tệ và bản tệ, chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ và tỷ giá hối đoái. Chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài cũng đƣợc quy định khác nhau giƣa các nƣớc. Một số nƣớc chỉ cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc chuyển một phần hoặc từng phần số ngoại tệ của họ ra khỏi biên giới. Thậm chí, trong từng giai đoạn cụ thể ( trƣờng hợp khủng hoảng kinh tế ở Malaixia năm 1998) lại cấm không cho chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài. Đối với nhiều nƣớc khác không hạn chế các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc chuyển ngoại tệ sở hữu hợp pháp của họ ra khỏi biên giới, Viêt Nam là một trong những nƣớc này. - Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các doanh nghiệp đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài: Lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động kinh doanh, tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ, tiền gốc và lãi các khoản vay nƣớc ngoài từ các khoản vay nƣớc ngoài trong quá trình hoạt động, vốn đầu tƣ, các khoản tiền và tải sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của mình. - Khi kết thúc và giải thể doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân nƣớc ngoài đƣợc quyền chuyển ra nƣớc ngoài vốn đầu tƣ và vốn tái đầu tƣ vào doanh nghiệp sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ. 6 Ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tƣ đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tai chính đối với nhà nƣớc Việt Nam. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 43 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Trong trƣờng hợp số tiền chuyển ra nƣớc ngoài quy định tai điểm 2 điêu 73 Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 cao hơn số vốn đầu tƣ ban đầu (gốc) và vốn tái đầu tƣ, thì số tiền chênh lệch đó chỉ đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài khi cơ quan cấp Giấy phép đầu tƣ chuẩn y.51 Ngoài ra, thì ngƣời nƣớc ngoài làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài tiền lƣơng và các khoản thu nhập hợp pháp khác bằng tiền nƣớc ngoài sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản phí khác52. Trƣớc đây, theo quy định của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996 ( sửa đổi bổ sung năm 2000) và Luật khuyến khích đầu tƣ 1998 việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài vẫn đƣợc tiến hành, nhƣng khi thực hiện việc chuyển đổi nhà đầu tƣ phải nộp một khoản thuế gọi là thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài. Việc quy định lợi nhuận về thuế lợi nhuận có những bất cập là đánh thuế trùng lên một đối tƣợng chịu thuế. Trên thực tế, phần lợi nhuận của doanh nghiệp phải gánh chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu sau đó lại phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài thì không hợp lý. Bên cạnh đó, Điều 10 Luật đầu tƣ 2005 đầu tƣ là một trong nhƣng điểm mới, Nhà nƣớc ta đã đảm bảo và cam kết với doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng mức giá, phí lệ phí thống nhất, việc làm này đã tạo đƣợc lòng tin của các doanh nghiệp với nƣớc ta trong việc đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc53. Trong trƣơng hợp doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, nhƣng sau đó không chuyển ra nƣớc ngoài, thì số thuế đã nộp sẽ đƣợc hoàn lại. 2.2. Quy định chính sách, pháp luật khuyền khích đầu tƣ thông qua các ƣu đãi. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ở Việt Nam thời gian qua đã thể hiện một số ƣu thế so với hình thức doanh nghiệp liên doanh: triển khai nhanh, thu hút nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao, quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ quản lý doanh nghiệp tƣơng đối thuận lợi. Hình thức đầu tƣ này có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn tới vì những lý do sau: môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam khá ổn định. Nhà nƣớc thực hiện nhất quán thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, những sửa đổi pháp 51 Khoản 2 Điều 73 Nghị định số 12/ CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Viêt Nam, Hƣớng dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam,MPI 12/1998, tr.36. 52 Điều 69 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ. 53 Trong quá trình đâug tƣ hoạt động tại Viêt Nam, nhà đầu tƣ đƣợc áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí hàng hóa, dịch vụ do Nhà nƣớc kiểm soát. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 44 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài luật thời gian qua đã làm giảm dần sự kỳ thị đối với hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, thu hẹp dần lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; mở rộng lĩnh vực đầu tƣ, đơn giản hóa điều kiện xem xét cấp Giấy phép đầu tƣ và các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ doanh nghiệp liên doanh; Sự ra đời hàng loạt khu công nghiệp thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong việc triển khai dự án, không mất thời gian cho thủ tục về đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng… đã khuyến khích đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài vào khu này đầu tƣ. Sự khuyến khích đầu tƣ đó đƣợc thể hiện qua các ƣu đãi đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. 2.3.1 Ƣu đãi về thuế Trong chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của các nƣớc, các khuyến khích về tài chính luôn chiếm vị trí quan trọng và luôn đƣợc coi nƣớc chủ nhà là “ củ cà rốt” để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các khuyến khích về tài chính thƣờng bao gồm các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ƣu đãi tín dụng, lệ phí và quy định thời gian khấu hao. Đây là những công cụ quan trọng không chỉ tạo nên sự hấp dẫn các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài mà còn hƣớng dẫn họ đầu tƣ theo định hƣớng của nƣớc chủ nhà. Mức độ hấp dẫn doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài phụ thuộc rất lớn vào quy định các mức thuế đầu tƣ đối với họ. Nêú các mức thuế đầu tƣ thấp và hợp lý góp phần giảm đƣợc chi phí đầu tƣ thu đƣợc lợi nhuận cao. Mặc khác, cơ cấu thuế đầu tƣ còn ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn đối tƣợng, định hƣớng, quy mô và hình thức đầu tƣ của doanh nghiệp. Để khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài theo định hƣớng của nƣớc nhà, các lĩnh vực, định hƣớng, hình thức đầu tƣ ƣu tiên thƣơng áp dụng mức thuế suất thấp. 2.3.2. Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định về thuế trƣớc đây, giữa doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc có sự khác biệt về thuế xuất. Trừ những trƣờng hợp khuyến khích đầu tƣ, các 100% vốn nƣớc ngoài các doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc hƣởng mức thuế xuất là 25%, trong khi đó các doanh nghiệp trong nƣớc luôn chịu mức thuế là 32%. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các bên nƣớc ngoài tham gia hợp doanh nộp thuế lợi tức và thuế suất là 25% lợi nhuận thu đƣợc ( phổ thông), trừ các trƣờng hợp ƣu tiên mức thuế là 20% ( trong 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh). Mức thuế 10% (trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động, sản xuất kinh doanh) đối với các dƣ án có một trong các tiêu chuẩn: xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 45 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khó khăn; đầu tƣ vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các dự án năm trong danh mục khuyến khich đầu tƣ54. Thời gian miễn giảm thuế đầu tƣ cũng đƣợc nhiều nƣớc sử dụng hấp dẫn các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Thời gian miễn giảm thuế phụ thuộc vào chính sách cạnh tranh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của từng nƣớc. Để tăng hấp dẫn môi trƣờng đầu tƣ nhà nƣớc thƣờng kéo dài thời gian miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. Thời gian miễn giảm thuế đƣợc tính từ khi dự án kinh doanh có lãi và thông thƣờng đƣợc áp dụng từ 2 năm đến 10 năm. Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiêp 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải chịu thuế suất là 25% thấp hơn luật thuế thu nhập 2004 là 28%. Thuế suất 10% đƣợc áp dụng trong thời hạn 15 năm đối với: Doanh nghiệp thành lập một từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc quy định tại phụ lục của Nghị định 124/2008/NĐ-CP, khu kinh tế, khu công nghệ cao đƣợc thành lập theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Doanh nghiệp thành lập mới từ các lĩnh vực:  Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;  Đầu tƣ phát triển nhà máy nƣớc, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định;  Sản xuất phần mềm: Các doanh nghiệp thành lập mới từ các dự án từ các lĩnh vực nêu trên có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tƣ, thì thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi có thể kéo dài nhƣng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi 10% theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Đƣợc miễn trong thời gian tối đa không quá 4 năm và đƣợc giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian không quá 9 năm tiếp theo. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao và 54 Theo nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 46 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài môi trƣờng. Đƣợc miễn giảm thuế trong thời hạn không quá 4 năm và giảm 50% thuế suất phải đóng trong không quá 9 năm tiếp theo. Thuế suất ƣu đãi 20% áp dụng thời hạn 10 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Đƣợc miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% thuế suất trong 9 năm tiếp theo đối với dự án nằm trong địa bàn có điều kiện Kinh tế khó khăn nằm trong phụ lục kèm theo của Nghị định 124/2008/NĐ-CP. Áp dụng miễn thuế 4 năm giảm 50% thuế trong 5 năm đối với các dự án trong lĩnh vực xã hội hóa thƣc hiện tại địa bàn không năm trong danh mục kèm theo Nghị định 124/2008 của Chính phủ. Áp dụng miễn thuế 2 năm và giảm 50% thuế trong vòng 4 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tƣ tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn nằm trong danh mục kem theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân đƣợc áp dụng thuế xuất là 20% trong suốt thời gian hoạt động. Các dự án đầu tƣ tại các vùng có địa bàn khó khăn đƣợc áp dụng thuế xuất 10% trong thời gian 15 năm, sau khi hết thời gian áp dụng thuế suất 10% chuyển sang thuế suất 20%. Các trƣờng hợp miễn thuế khác bao gồm: Doanh nghiệp, chủ đầu tƣ sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm; chi đào tạo dạy nghề, chi phí tiền lƣơng cho cô giáo dạy trẻ, mẫu giáo cho doanh nghiệp tổ chức và quản lý, chi khám sức khỏe thêm trong năm, chi bồi dƣỡng cho lao động nữ sau khi sinh; lƣơng, phụ cấp cho lao động nữ nghĩ hậu sản. Doanh nghiệp sử dụng lao động là ngƣời thiểu số đƣợc giảm thuế thu nhập cho các việc chi thêm cho; đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động là dân tộc thiểu số trong trƣờng hợp chƣa đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ theo quy định. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh còn đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các phần thu nhập có đƣợc cho các trƣờng hợp quy định tai điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và đƣợc hƣớng dẫn thi hành tại điều 4 Nghị định 124/2008/NĐ-CP. 2.3.3. Ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Từ đầu thập kỷ 70 nhiều nƣớc đã chuyển sang chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng vào xuất khẩu. Các chính sách này chủ yếu là những ƣu đãi về tài chính ( GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 47 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài các mức thuế, thời hạn miễn giảm thuế lợi tức…), khấu hao, cung cấp các dịch vụ ( cơ sở hạ tầng cứng, điện nƣớc…), tiền lƣơng (thuế thu nhập, phụ cấp, bảo hiểm,…), đào tạo lao động, miễn thuế nhập khẩu ( máy móc, thiết bị, nguyên liệu), tỷ lệ sở hữu ( mức sở hữu vốn đầu tƣ, hình thức đầu tƣ,…) và các hình thức ƣu đãi khác. Cùng với những ƣu đãi trên nhiều nƣớc còn áp dụng chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đối với các dự án xuất khẩu, công nghệ cao hoặc đầu tƣ vào các lĩnh vực, địa bàn đƣợc đặc biệt khuyến khích đầu tƣ. Ở Việt Nam các thiết bị máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc mở rộng qui mô dự án đầu tƣ và phƣơng tiện vận chuyển nhập khẩu dùng để đƣa đón công nhân đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu sau: Thiết bị máy móc. Phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ đƣợc Bộ khoa học và công nghệ xác nhận, phƣơng tiên đƣa đón công nhân viên gồm xe ô tô 24 chỗ trở lên. Linh kiện chi tiết bộ phận rời, vá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ các thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vân tải chuyên dùng đƣợc quy định nhƣ trên. Nguyên liệu, vật tƣ dùng trong chế tạo máy móc, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ tùng đi kèm để lắp ráp đồng bộ vói các thieetd bị, máy móc để tạo các tài sản cố định. Vật tƣ xây dựng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp thì doanh nghiệp cũng đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với giống cây trồng, vật nuôi đƣợc phép nhập khẩu để đƣợc thực hiện dự án đầu tƣ. Doanh nghiệp thực hiện dự án hợp tác kinh doanh và nhà đầu tƣ thực hiện dự án đƣợc nhập khẩu hàng hóa để phục vụ cho dự án của họ sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Đối với những hàng hóa đƣợc liệt kê trên cũng sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với trƣờng hợp mở rộng quy mô dự án, đổi mới công nghệ. Để khuyến khích các nghành công nghiệp trong điểm, là mũi nhọn của nghành kinh tế, nhƣ nghành công nghiệp dầu khí, công nghiệp đóng tàu, công nghệ thông tin và GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 48 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với dự án nghành công nghiệp đóng tàu, công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt đối với dự án nghành công nghiệp đóng tàu bên cạnh việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất, thì khi hoàn thành sản phẩm và có nhu cầu xuất ra nƣớc ngoài sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu55. 2.3.4. Ƣu đãi về lĩnh vực và địa bàn đầu tƣ. Lĩnh vực, điạ bàn đầu tƣ liên quan mật thiết đến chính sách của Nhà nƣớc về đảm bảo khuyến khích đầu tƣ. Trong mỗi thời kỳ, viêc ngăn cấm hay khuyến khích đầu tƣ vào địa bàn, lĩnh vực của nền kinh tế đƣợc pháp luật quy định cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nƣớc cũng nhƣ bối cảnh quốc tế. Thông thƣờng lĩnh vực địa bàn đầu tƣ đƣợc pháp luật quy định thành ba nhóm cơ bản là: lĩnh vực cấm đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện và lĩnh vực địa bàn khuyến khích đầu tƣ. Trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế, Nhà nƣớc Việt Nam cấm các đầu tƣ gây phƣơng hại đến an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, gây phƣơng hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, hủy hoại tài nguyên, hủy hoại môi trƣờng, các dự án xử lý chất phế thải độc hại đƣa từ bên ngoài vào Việt Nam hoặc sử dụng các tác nhân độc hại theo điều ƣớc quốc tế.  Lĩnh vực ƣu đãi có điều kiện: Lĩnh vực tác động đến an ninh, quốc phòng; an ninh quốc gia; trật tự; an toàn xã hội; lĩnh vực tài chính ngân hàng; lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng; văn hóa; thông tin báo chí; xuất bản; dịch vụ giải trí; kinh doanh bất động sản; khảo sát; thăm dò; tìm kiếm; khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trƣờng sinh thái; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; một số lĩnh vực khác mà pháp luật quy định. Nhà đầu tƣ chỉ đƣợc đầu tƣ cụ thể do pháp luật quy định. Đối với các doanh nghiệp quy định trên các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện bao gồm các lĩnh vực đầu tƣ theo lĩnh vực cam kết quốc tế theo lộ trình cam kết quốc tế mà công hòa xã hội Việt Nam là thành viên. Doanh nghiệp đã đầu tƣ trong các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện nhƣng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tƣ đƣợc bổ sung vao Danh mục đầu tƣ có điều kiện thì nhà đầu tƣ vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó. 55 Điều 16 Nghị định 149/20005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, quy định chi tiết thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 49 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ƣớc quốc tế mà cộng hòa xã hội Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tƣ, mở cửa thị trƣờng trong một số lĩnh vực đối với đầu tƣ nƣớc ngoài.  Lĩnh vực cấm đầu tƣ: ( phụ lục D danh mục lĩnh vực cấm đầu tƣ ban kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP) Các dự án gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; các dự án gây hại đến điểm di tích lịch sử; văn hóa; đạo đức; thuần phong mỹ tục; của Việt Nam; các dự án tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trƣờng; các dự án xử lý phế thải độc hại từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại chất độc hại, hoặc đang xử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo điều ƣớc quốc tế. 2.3.5. Uƣ đãi về đất đai. Các ƣu đãi đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc xét để áp dụng chủ yếu dựa trên quy định về những địa bàn và ƣu đãi lĩnh vực đầu tƣ. Cũng không là ngoại lệ, nếu doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào các dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tƣ sẽ đƣợc hƣởng một số ƣu đãi liên quan đến quyền sử dụng đất. Đối với vấn đề này, điều mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài quan tâm hơn cả là giá thuê đất và sự ổn định trong quan hệ thuê đất giữa họ và nhà nƣớc Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ ban hành khung giá thuê đất chung, ổn định và rõ ràng cho các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Khung giá này bao gồm các mức đƣợc áp dụng với: Đất tại đô thị: Đất đô thị là đất nội thành phố, nội thị xã, thị trấn. Đất đô thị chia làm 5 nhóm tƣơng ƣng với từng mức giá cho thuê đất đô thị đƣợc quy định nhƣ sau: Đơn vị tính: USD/m2/năm Nhóm đô thị Mức tối thiểu Mức tối đa Nhóm 1 1,00 12,00 Nhóm 2 0,80 9,60 Nhóm 3 0,60 7,20 Nhóm 4 0,35 4,20 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 50 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Nhóm 5 0,18 2,16 Đất không phải đô thị: Bao gồm 2 nhóm tƣơng ứng với các mức giá thuê nhƣ sau: Đơn vị m2/USD/năm Loại xã Mức tối thiểu Mức tối đa Xã tiếp giáp với nội đô thị 0,18 1,08 0,10 0,60 nhóm 1 Xã tiếp giáp với nội đô thị nhóm 2 Đất các vùng còn lại ( đồng bằng, trung du, miền núi) Đơn vị m2/USD/năm Vùng Mức tối thiểu Mức tối đa Đồng bằng 0,060 0,360 Trung du 0,030 0,180 Miền núi 0,010 0,060 Có thể nói Quyết định 189/2005/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 về việc ban hành bảng quy định về tiền mặt đất, mặt nƣớc, mặt biển áp dụng đối với hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, dựa trên quy định của Luật Đất đai cũ và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên đến nay văn bảng này vẫn còn hiệu lực áp dụng, cụ thể nhƣ sau: Dự án sử dụng đất đô thị thuộc địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn, giá thuê đất giảm 50% so với mức quy định; Dự án sử dụng đất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, giá thuê đất tính bằng 80% giá áp dụng với đô thị, đất không phải là đất đô thị; Chính phủ quy định miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tƣ theo phƣơng thức BOT ( hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO ( hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh), BT ( hợp đồng xây dựng- chuyển giao). Các dự án miễn thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản; GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 51 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Miễn thuê đất 7 năm trong thơi gian hoàn thành xấy dựng cơ bản; đƣa vào hoạt động với các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tƣ và đặc biệt khuyến khích đầu tƣ; Miễn thuê đất 11 năm đối với dự án đầu tƣ vào địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn; Dự án khó khăn phải ngừng xây dựng cơ bản đƣợc miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng đó; Dự án đang sản xuất kinh doanh gặp khó khăn phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh đƣợc miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngƣng đó; Trong thời gian tạm ngƣng xây dựng cơ bản hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp sử dụng một phần diện tích đƣợc thuê vào sản xuất kinh doanh thì đƣợc giảm 50% tiền thuê đất phải nộp đối với diện tích đất sử dụng; Nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm ngay năm đầu sẽ đƣợc giảm tiền thuê đất theo hình thức lũy tuyến. Cụ thể, mỗi lần nộp cho 5 năm, đƣợc giảm 5% tổng số tiền thuê đất trong 5 năm đó; mỗi lần cho hơn 5 năm, mỗi năm tăng thêm đƣợc giảm thêm 1% tiền thuê phải trả nhƣng tổng mức không vƣợt quá 25% tiền thuê phải trả; nộp một lần cho thời gian thuê đất trong 30 năm thì đƣợc giảm 30% tổng tiền thuê đất trong thời gian đó. Đến khi Luật đất đai 2003 ra đời, vấn đề ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài vẫn còn thể hiện rõ. Theo đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để tiến hành đầu tƣ tại Việt Nam, Nhà nƣớc sẽ cho thuê đất với hai hình thức: thuê đất hằng năm 56 và thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê 57. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, còn nhà đầu tƣ trong nƣớc thì áp dụng hình thức trả tiền thuê đất hàng năm58. Điều này đã tạo cho nhà đầu tƣ lợi thế rất nhiều khi tiến hành đầu tƣ tại Việt Nam. Doanh nghiệp đầu tƣ trong lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dung đất theo pháp luật về thuế 59. Nhìn chung thông qua quy định về khung giá thuê đất chung, ổn định và rõ ràng, cùng với nhũng quy định về tiền thuê đất một lần nữa Nhà nƣớc Việt Nam tạo cho doanh nghiệp ƣu đãi điển hình liên quan đến vấn đề sử dụng đất, đều mà rất nhiều doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài quan tâm. 56 Khoản 1 Điều 35 Luật đất đai 2003. Khoản 2 Điều 35, Luật đất đai 2003. 58 Khoản 1, Điều 35, Luật đất đai 2003. 59 Khoản 2, Điều 36, Luật đầu tƣ 2005. 57 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 52 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.3.6. Ƣu đãi về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đối với một quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, bản thân cụm từ “ cụm khu công nghiêp” đã hàm chứa ý nghĩa là địa bàn đƣợc hƣởng ƣu đãi riêng biệt để thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp 60. Đối với Việt Nam cũng không ngoại lệ, Nhà nƣớc Việt Nam cho phép Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế ( gọi chung là khu kinh tế đặc biêt) cùng với những ƣu đãi khi tiến hành đầu tƣ vào khu kinh tế đặc biệt này61. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và các nguyên tắc quy định tai Luật đầu tƣ 2005, Chính phủ quy định những ƣu đãi cụ thể cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào khu kinh tế đặc biệt này. Nhƣ vậy, khi đầu tƣ vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sẽ đƣợc ƣu đãi theo địa bàn đầu tƣ, bao gồm cả ƣu đãi dành cho địa bàn kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn62. Những ƣu đãi cụ thể nhƣ sau: Ƣu đãi về thủ tục hành chính: Thông qua thủ tục thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế của Thủ tƣớng Chính phủ, sẽ có những chính sách ƣu đãi thủ tục hành chính cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này đƣợc quy định tại Nghị định 29/2006/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, theo đó, Ban quản lý thực hiện nhiệm vụ theo hƣớng dẫn đƣợc ủy quyền của các Bộ, nghành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể nhƣ sau63: Quy định, phổ biến, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt; Đăng ký đầu tƣ; thẩm tra cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứn nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ thuộc thẩm quyền; Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng và đƣợc phê duyệt của khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu chức năng trong khu kinh tế nhƣng không làm thay đổi chức năng trong khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B,C hoăc cấp, gia hạn giấy phép xây dựng công trình đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; cấp 60 61 62 63 Trƣơng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tƣ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,2009,tr.133. Điêu 37, Luật Đầu tƣ 2005. Điều 16, Nghị định 29/2006/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Khoản 2, Điều 37, Nghị định 29/2006/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 53 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cho tổ chức có liên quan; Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; cấp sổ lao đông cho ngƣời lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cho tổ chức liên quan; Giải quyết khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp; Ban quản lý là nơi tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm làm việc với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với trƣờng hợp sau đây: Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng, định mức lao động, kế hoạch đƣa ngƣời lao động đi thực tập ở nƣớc ngoài dƣới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng chấm dứt hợp đồng của doanh nghiệp; Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện thƣơng mại của tổ chức và thƣơng nhân nƣớc ngoài đạt trụ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thƣơng; Kiến nghị Thủ tƣớng Chinh phủ, các Bộ ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn vƣớng mắc của nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế vƣợt thẩm quyền của Ban Quản lý; GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 54 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Qua việc thực hiện cơ chế “một cửa và tại chổ” để thực hiện quản lý nhà nƣớc trong khu kinh tế đặc biệt, mọi thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đƣợc giải quyết một cách đơn giản, nhanh gọn, giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 55 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI 3.1. Thực tiễn pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam 3.1.1. Thực trạng chuyển đổi tƣ doanh nghiệp liên doanh sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Xu hƣớng chuyển đổi nà có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu bắt nguồn từ xung đột về quyền lợi và mục tiêu kinh doanh, giữa chiến lƣợc đầu tƣ để chiếm lĩnh thị trƣờng lâu dài của các nhà tƣ bản nƣớc ngoài và mục tiêu trƣớc mắt của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến hết năm 2000 đã có 85 liên doanh với tổng số vốn là 1.225 tỷ USD chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nguyên nhân của sự chuyển đổi này là do sự hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh. Hiện nay liên doanh chủ yếu là của tƣ nhân nƣớc ngoài với các doanh nghiệp nhà nƣớc mà vốn góp của phía Việt Nam thƣờng chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu góp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ cử sang các liên doanh có nhiều hạn chế về trình độ kinh nghiệm quản lý và yếu về ngoại ngữ nên dễ bị phía nƣớc ngoài thao túng. Trong quá trình hoạt động của một số liên doanh, phía Việt Nam không chi phối đƣợc sản xuất, không kiểm soát đƣợc tài chính và tất yếu dẫn đến thua thiệt, bị mất dần vốn góp. Có thể nói rằng các doanh nghiệp nƣớc ta còn nhỏ nên xu hƣớng chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là một quy luật có tính khách quan của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các tập đoàn dƣờng nhƣ chỉ sử dụng liên doanh nhƣ một giai đoạn quá độ của các dự án FDI, sau khi chuyển đổi, phần nhiều các doanh nghiệp này đều tăng trƣởng nhanh và trở lại kinh doanh có hiệu quả.64 64 Thời báo tài chính, 7/7, Việt Báo (Theo_VnExpress.net), http://vietbao.vn/Kinh-te/Vi-sao-nhieulien-doanh-chuyen-thanh-100-von-nuoc-ngoai/10729790/87/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 56 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Hiện nay, hàng loạt thƣơng hiệu công nghệ lớn tại Việt Nam đều rút khỏi liên doanh và thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Xu hƣớng dịch chuyển này một mặt phù hợp với lộ trình mở cửa của Việt Nam, mặt khác theo tính toán của từng tập đoàn đối với thị trƣờng Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ hay cơ sở sản xuất. Trong khi sony, Toshiba rút khỏi Việt Nam thì Samsung hay LG lại có nhu cầu đầu tƣ lớn cho các nhà máy tại thị trƣờng này. Đầu tháng 7/2013, những thông tin về tập đoàn Samsung Electronics sẽ bỏ ra 96 tỷ để mua lại 20% cổ phần của công ty CP TIE (TIE), đối tác Việt Nam trong công ty liên doanh TNHH điện tử Samsung Vina, biến Samsung Vina thành doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài bắt đầu lan đi. Samsung Vina nhận giấy phép đầu tƣ từ năm 1995, khánh thành nhà máy vào tháng 9/1996 với tổng số vốn hơn 36,5 triệu USD và đây là liên doanh đầu tiên của Samsung vào Việt Nam. Khi đó Samsung bắt tay với TIE để sản xuất hàng điện tử tiêu dung nhƣ tivi, màn hình vi tính. Thế nhƣng, sau 17 năm gắn bó, liên doanh này cũng “chia tay” dù có muộn hơn LG Electronics (Nhật Bản)…Ngày 14/7, TIE thông báo chuyển nhƣợng toàn bộ phần vốn góp tại công ty TNHH Điện tử Samsung Vina cho Samsung Electronics của Hàn Quốc, và Samsung Vina sẽ thành doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. Đây là kết cục có thể dự đoán khi Việt Nam gia nhập WTO, cụ thể năm 2009, Các công ty có thể thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam. Hơn nữa theo lộ trình gia nhập FTA, từ năm 2015 nhiều dòng thuế sẽ cắt giảm xuống còn 0%.65 Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp nƣớc ngoài thành lập doanh nghiệp liên doanh chủ yếu để thâm nhập thị trƣờng Việt Nam, đây đƣợc xem là giai đoạn quá để các doanh nghiệp nay thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. 3.2. Một số hạn chế của quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam3.2.1. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào việt Nam còn hạn chế ở nhiều mặt Do đây là lọai hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Do Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý, điều hành nên trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không khỏi gặp phải những khó khăn và bất cập có thể nói đến một vài ví dụ điển hình sau: 65 Hải Âu, Công nghệ Việt Nam giai đoạn 100% vốn nước ngoài, http://www.doanhnhansaigon.vn/online/kinhdoanh/chuyen-lam-an/2013/07/1075428/cong-nghiep-cong-nghe-cao-viet-nam-giai-doan-100-von-nuoc-ngoai/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 57 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Thứ nhất, khi doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thực hiện dự án đầu tƣ tại Việt Nam muốn đƣợc nhận quyền sử dụng đat làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh đƣợc lựa chọn các hình thức sau: 66 Đƣợc thuê đất của Nhà nƣớc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hằng năm. Thẩm quyền cho thuê đất thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo phân cấp và tùy thuộc vào địa điểm thuê đất, doanh nghiệp sẽ thuê đất từ Nhà nƣớc thông qua hợp đồng thuê đất hoặc thuê lại đất với Sở Tài nguyên- môi trƣờng, ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao… Đƣợc thuê đất thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài. Thuê lại đất gắn với kêt cấu hạ tầng của tổ chức cá nhân nƣớc ngoài khác. Vậy, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài không đƣợc quyền thuê đất trực tiếp từ hộ gia đình cá nhân Việt Nam để làm mặt bằng xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã lựa chọn một khu đất phù hợp với nhu cầu đầu tƣ mà khu đất này do một cá nhân hoặc hộ gia đình đang là chủ sử dụng hợp pháp,thì vẫn có thể thuê đƣợc thông qua việc thỏa thuân đền bù với chủ sử dụng đất đó để Nhà nƣớc thu hồi lại đất và sau đó tiến hành lập thủ tục xin thuê đất tại cơ quan có thẩm quyền67. Điều đó cho thấy khi doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào Việt Nam phải trải qua khá nhiều công đoạn, chƣa kể đến những thủ tục rƣờm rà phức tạp cho những công đoạn này điều đó làm cho khá nhiều doanh nghiệp rất ngại về môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam. Thủ tục rƣờm rà khiến cho các doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà đối với doanh nghiệp thời gian là vấn đề rất quan trọng vì thời gian có thể giúp doanh nghiệp kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Trong khi các doanh nghiệp thì “nôn nóng” đầu tƣ thì các cơ quan Nhà nƣớc lại “trì trệ” trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa và cấp phép đầu tƣ, điều này dễ dẫn đến việc nhiều dự án “chết”, còn nếu doanh nghiệp muốn cho dự án của mình đƣợc tiến hành nhanh hơn thì cần những thƣ bôi trơn cho quá trình đó, điều này rất dễ gây nên tiêu cực trong quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc. Một vấn đề nữa mà luận văn muốn đề cập tới đó là về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, tuy là doanh nghiệp đƣợc quyền bình đẳng nhƣ các 66 Điều 35, Luật Đất đai, năm 2003. Luật sƣ Nguyễn Chính, đoàn Luật sƣ TPHCM, Việt Báo theo tuổi trẻ, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được thuê đất từ cá nhân để sản xuất kinh doanh, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Doanh-nghiep-100-von-nuoc-ngoai-coduoc-thue-dat-tu-ca-nhan-de-san-xuat-kinh-doanh/40124205/218/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. 67 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 58 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh nghiệp khác nhƣng khi đầu tƣ vào Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài lại chỉ đƣợc thành lập dƣới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy, việc huy động vốn của công ty bị hạn chế do là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên không có quyền phát hành cổ phiếu. Công ty chỉ có thể phát hành trái phiếu ( chứng chỉ nợ) để huy động vốn. Điều này gây khó khăn cho công ty khi chủ đầu tƣ muốn huy động thể vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh hay muốn huy động vốn đê mở rộng sản xuất kinh doanh là một điều rất khó. Doanh nghiệp nào khi đi đầu tƣ, kinh doanh cũng muốn doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa để có thể tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Không huy động đƣợc vốn sẽ tạo nên độ rủi ro cao cho doanh nghiệp, tạo nên sự kém hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam. 3.2.2. Sự không rõ ràng, thống nhất trong các quy định pháp luật đầu tƣ và đăng ký thành lập doanh nghiệp Các quy định về thủ tục, trình tự đăng ký đầu tƣ đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn hạn chế, bất cập gây sự lúng túng, phiền hà trong quá trình giải quyết của cơ quan Nhà nƣớc cũng nhƣ của doanh nghiệp. Một số điểm bất cập cụ thể dễ nhận thấy trong Luật Đầu tƣ đó là những quy định về đăng ký đầu tƣ , đăng ký doanh nghiệp; thủ tục thẩm tra các dự án đầu tƣ, sự dẫn chiếu các quy định của Luật Đầu tƣ đến các luật khác; thủ tục hành chính phiền hà phức tạp,…Những điểm hạn chế đó của các quy định pháp luật về đầu tƣ đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, giảm độ hấp dẫn đối với việc thu hút doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam. Theo báo cáo tài chính của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, lạm phát năm 2012 đƣợc kiểm soát dƣới hai con số, tỷ lệ nhập siêu cũng đƣợc kiềm chế dƣới 10% kim ngạch xuất khẩu tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu trên ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối, tỷ giá VND sẽ đƣợc điều chỉnh khoảng 5-6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, doanh nghiệp có thê hoàn toàn tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng đối với nền kinh tế Việt Nam và mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực mà mình lựa chọn. Nhƣng việc tiếp cận hành lang pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tƣ đã gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu tƣ vào Việt Nam thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nƣớc ngoài. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào Việt Nam thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nƣớc ngoài phải đáp ứng các điều kiện:có dự án đầu tƣ đƣợc GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 59 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cơ quan Nhà nƣớc cho phép đầu tƣ và bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp mà pháp luật Việt Nam quy định. Thứ nhất, về dự án đầu tƣ một số doanh nghiệp lần đầu tƣ tƣ vào Việt Nam nên chƣa nắm hết những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tƣ của mình dẫn đến việc đã đầu tƣ vào cơ sở, hạ tầng, máy móc, nhân lực…nhƣng lại không đƣợc cấp phép hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn những dự án đầu tƣ phù hợp, có những dự án đầu tƣ Nhà nƣớc Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ đầu tƣ, cũng có những dự án bị cấm hoặc đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Đối với những lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện thì nhất thiết doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể các giấy phép, chứng chỉ chứng minh cho sự đáp ứng đầy đủ điều kiện ấy, khi đó doanh nghiệp mới có thể đầu tƣ vào những lĩnh vực có điều kiện. Những giấy phép đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng cấp. Giấy phép là loại giấy tờ chứng nhận cho đối tƣợng đã đạt đƣợc một yêu cầu ở tối thiểu các điều kiện cần đáp ứng để đƣợc cấp giấy chứng nhận, để có đƣợc giấy phép ấy thì đối tƣợng phải xin, thi…và tất yếu sẽ dẫn đến những điều khuất tất trong cơ chế cấp phép của cơ quan Nhà nƣớc nhƣ nhờ vả, xin-cho và tất nhiên sẽ có những thứ để làm chất xúc tác cho quá trình ấy diễn ra nhanh hơn, Cấp phép rƣờm rà đó là do cơ quan hành chính đăt ra và nhiều khi không tôn trọng tin thần tƣ do kinh doanh đƣợc Hiến pháp và luật Doanh nghiệp bảo đảm. Tức là, các giấy phép đó có dấu hiệu bất hợp hiến và bất hợp pháp. Báo cáo phân tích 37 giấy phép kinh doanh do Ban Pháp chế- Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam thực hiện đã cho thấy thực trạng về tính chất bất hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật đến đăng ký kinh doanh. Báo cáo này nhận định: khi rà soát 37 giấy phép lựa chọn, đã cho thấy tất cả các giấy phép này đều đƣợc quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật có các mức độ giá trị pháp lý khác nhau, nhƣng không phải giấy phép nào cũng có căn cứ pháp lý theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp có thể nói đến nhƣ:68 Một số loại giấy phép đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không đƣợc phép quy định về các điều kiện kinh doanh (trong đó có giấy phép kinh doanh). Rà soát cho thấy có tới 19/37 giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý. Một số loại giấy phép (5/37 giấy phép) hoàn toàn không có căn cứ pháp 68 Bắc Việt Luật, cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép đăng ký kinh doanh hiện nay, wwwhttp://luật đấu thầu.net/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-cap-phep-đăng-ky-kinh-doanh-hien-nay.html, [Truy cập này 20/10/2013]. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 60 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài lý (ví dụ: văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại thông tƣ liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVTBCA). Một số loại khác (16/37 giấy phép) có căn cứ pháp lý nhƣng không đầy đủ (ví du: các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ đƣợc quy định một phần trong pháp lệnh quảng cáo 69 và nghị định số 24/2003/ NĐ-CP đa số các điều kiện khác đƣợc quy định tại thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT và thông tƣ số 79/2005/TT-BVHTT). Một số loại giấy phép đƣợc quy định trong các văn bản không còn hiệu lực pháp lý. Hiện tƣợng này xảy ra đối với các loại giấy phép mà văn bản làm căn cứ pháp lý. Hiện tƣợng này xảy ra đối với giấy phép mà văn bản làm căn cứ pháp lý cho nó đã bị sửa đổi hoặc hết hiệu lực mà chƣa có văn bản thay thế. Ví dụ, các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (áp dụng cho đại lý bán lẻ xăng, dầu) đƣợc quy định trong thông tƣ số 14/1999/TT-BTM hƣớng dẫn Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, tuy nhiên nghi định số 11/1999NĐ-CP đã đƣợc thay thế bằng nghị định 59/2006NĐ-CP nên về nguyên tắc, Thông tƣ 14/1999/TT-BTM không còn hiệu lực pháp lý. Một số loại giấy phép có căn cứ pháp lý mơ hồ, theo nghĩa tất cả các điều kiện cấp phép và điều kiện kinh doanh liên quan điều đƣợc quy định trong văn bản cấp Bộ (cơ quan không đƣợc phép quy định về điều kiên kinh doanh) đƣợc chính phủ hoặc Quốc hội ủy quyền chung chung. Ví dụ Nghị định 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô không quy định loại giấy phép nào đối với hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định (trừ việc đăng ký giá cƣớc cho cơ quan quản lý địa phƣơng) nhƣng lại quy định trong điều khoản thi hành là: Bộ trƣởng Bộ giao thông vận tải hƣớng dẫn thi hành Nghị định này. Căn cứ vào sự ủy quyền chung này, Bộ Giao thông- vận tải đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-BGTVT quy định bốn loại giấy phép đối với hoạt động kinh doanh này. Thủ tục rƣờm rà khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả, yêu cầu trái với quy định của pháp luật đã gây khó dễ và hạn chế rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo luật Doanh nghiêp năm 2000 đã đƣợc thay thế bằng luật Doanh nghiệp 2005 thì Chính phủ đã bãi bỏ 145 loại giấy phép trong lĩnh vực cấp phép kinh doanh, song trên thực tế vẫn còn rất nhiều loại giấy phép nữa. Có tới 246 loại giấy phép vẫn còn áp dụng mà các loại giấy tờ này đƣợc quy định ở thông tƣ, Quyết định ở các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp với những điều kiện, thủ tục và thời hạn cấp không rõ ràng. Trong khi đó quy định doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ trong nƣớc muốn thành lập chỉ cần xin hai loại giấy tờ là: Giấy 69 Hết hiệu lực. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 61 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài phép thành lập doanh nghiệp do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đơn vị hành chính cấp tƣơng đƣơng nơi doanh nghiệp dự định lập chủ sơ cấp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tƣ cấp. Thứ hai, tùy theo quy mô vốn và lĩnh vực đầu tƣ mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thực hiện thủ tục đăng ký đầu tƣ để đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Đối với các dự án có số vốn dƣới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện thì thực hiện thủ tục đăng ký đầu tƣ. Đối với những dự án đầu tƣ có điều kiện và những dự án không có điều kiện nhƣng có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên thì thực hiện thủ tục thẩm tra. Đối với những dự án thuộc đối tƣợng phải thẩm tra nhƣ trên thì xuất hiện các bất cập nhƣ: thời hạn thẩm tra kéo dài, các nội dung trong yêu cầu về thẩm tra không có quy định cụ thể làm cho sự thẩm tra không minh bạch, dễ tạo sự nhũng nhiễu của cán bộ có nguy cơ xảy ra tiêu cực,… Thời hạn thẩm tra không quá ba mƣơi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trƣờng hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhƣng không quá bốn nƣơi lăm ngày. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Giải trình kinh tế-kỹ thuật đối với các dự án đầu tƣ không đƣợc quy định chi tiết chỉ có các nội dung mang tính chất chung chung nhƣ: mục tiêu, địa điểm đầu tƣ, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tƣ, vốn đầu tƣ, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trƣờng. Khi không có sự hƣớng dẫn thống nhất thì doanh nghiệp khó thực hiện đúng theo yêu cầu, qua đó mà sẽ xuất hiện cơ chế xin cho trong thủ tục thẩm tra này. Thứ ba, việc xuất nhập cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài đến đầu tƣ, kinh doanh ở Việt Nam trong các quy định pháp luật còn hạn chế, trong khi việc xuất nhập cảnh, cƣ trú rất quan trọng, nếu vấn đề này đƣợc giải quyết thông thoáng, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt hơn nữa các thủ tụ hành chính. Sự hạn chế của pháp lệnh về nhâp, xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam chỉ cho phép cấp thực thi tối đa không quá 12 tháng70, còn Luật Đầu tƣ thời gian lại gấp 5 lần71. Tuy thời gian thực thi trong Luật Đầu tƣ tiến bộ hơn pháp lệnh là đã kéo dài thời gian đến 5 năm, nhƣng khi thực hiện thì gặp phải những vƣớng mắc, nếu chiếu theo Luật Đầu tƣ thì các văn bản hƣớng dẫn thi hành theo pháp 70 71 Điều 7 Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10. Điều 44, Luật Đầu tƣ 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 62 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài lệnh điều khác biệt với Luật Đầu tƣ nên thực hiện là điều không thể. Còn nếu áp dụng Luật Đầu tƣ thì chỉ có một điều 44 sẽ thiếu cơ sở pháp lý để áp dụng. Thứ tƣ, về thủ tục hành chính là thủ tục bắt buộc mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nào muốn tiến hành hoạt động, kinh doanh. Tuy việt Nam đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhƣng hiện nay các doanh nghiệp các doanh nghiệp vẫn than phiền về thủ tục hành chính của Việt Nam rất rƣờm rà, chồng chéo, gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Ông Ashok Sud, chủ tịch phòng thƣơng mại Châu Âu (Eurocham) không ngại nói thẳng “ Việt Nam còn nhiều thủ tục, nhiều khê, thiếu hiệu quả và rất mệt mỏi cho doanh nghiệp. Sự nhiều khê này tạo ra hiện tượng thất nghiệp ảo”72 . Điển hình cho tồn tại này, ông lấy dẫn chứng “ Hiện nay mỗi tháng tập đoàn Unilever phải xuất tới 20.000 hóa đơn bằng giấy. Trong khi đó nếu giao dịch thanh toán băng điên tử được phê chuẩn như một phương pháp kinh doanh ở Việt Nam thì khối lượng giấy tờ này sẽ giảm bớt” . Bức xúc không kém, ông Patrick Regics, chủ tịch hiệp hội Anh tại Việt Nam, Công ty Roll Roys mở văn phòng tại Việt Nam cách đây đã 1 năm nhƣng trong thời gian đó công ty náy gặp rất nhiều khó khăn. “ Đôi khi, chúng tôi phải đi tới từng Bộ để gõ cữa để hỏi tại sao có những thủ tục đến 1 năm vẫn chưa xong”, Ông nói. Thủ tục hành chính rƣờm rà mất khá nhiều thời gian của doanh nghiệp, khiến cho nhiều doanh nghiệp lo ngại về môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam. Trao đổi với báo chí ông Fred Burke, đại diện Amcham tại Việt Nam, thành viên hội đồng cải cách thủ tục hành chính, nhận định: Đề án 30 đã đi đƣợc hơn nƣa chặn đƣờng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rƣờm rà trong thủ tục hành chính. Đây là nguyên nhân giảm sức hấp dẫn môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh và thu hút doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Cụ thể ông cho biết: Đối với nhiêu công ty nƣớc ngoài, sự rắc rối của thủ tục hành chính, triển khai luật và quy định không đồng bộ có thể gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc kinh doanh. So với Việt Nam và một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Trung Quốc thì Việt Nam chƣa thực sự hấp dẫn nhƣ tiềm năng vốn có. Bởi các doanh nghiệp rất mong đƣợc sự ƣu đãi thực sự cho họ. Cụ thể một doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào Việt Nam phải chờ 6 tháng mới đƣợc cấp phép đầu tƣ, đó là một quãng thời gian quá dài, hơn nữa quá nhiều đòi hỏi giấy tờ về việc thành lập doanh nghiệp. Nếu nhƣ các thủ tục đó gói gọn trong vòng một tháng sẽ giảm tối đa thời gian và chi phí về thời gian cũng nhƣ chi phí cho các doanh nghiệp. 72 Phạm Huyền, Báo Vietnamnet, “thừa thủ tục, thiếu nhân tài” http://vnn.Vietnamnet.vn/kinh te/2009/05/848283. [truy cập ngay 21/10/2013] GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 63 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Việt Nam đã rất linh động khi đƣa ra cơ chế, thủ tục hành chính, với việc áp dụng thủ tục hành chính “một cửa”, giảm bớt những thủ tục rƣờm rà. Tuy nhiên, theo ông vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn vấn đề vận chuyển hang hóa ở Việt Na, khi vận chuyển hang hóa bao giờ cũng kèm theo hóa đơn đỏ. Trong khi giấy giao hàng đƣợc coi là bằng chứng pháp lý đầy ddue của lƣợng hàng hóa đang vận chuyển. Ở các nƣớc khác họ linh động hơn rất nhiều về vấn đề này, mặc dù chuẩn mực đó tƣơng đối ổn định. Công ty chỉ phải xuất hóa đơn theo hợp đồng hàng ký gửi. Ví dụ nhƣ chỉ cần một hóa đơn trong một tháng đối với tất cả các hàng hóa ký gửi đƣợc giao trong thời gian đó. Thêm vào đó, mức độ khấu trừ đối với chi phí quảng cáo và khuyến mại trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là vấn đề các doanh nghiệp quan tâm. Các chi phí quảng cáo và khuyến mại đƣợc khấu trừ trong hầu hết các bộ luật. Bởi vậy, đối với việc bãi bỏ hoàn toàn thuế quảng cáo và khuyến mại chỉ khiến Việt Nam kém hấp dẫn so với các công ty hàng đầu thế giới. 3.2.3. Chính sách pháp luật chƣa hoàn thiện, tính ổn định chƣa cao Các tổ chức nƣớc ngoài đƣa ra những nhận định rất quan ngại về môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam và niềm tin của các doanh nghiệp vào môi trƣơng này. Có thể kể đến nhƣ WorldBank xếp hạng Việt Nam đứng thứ 99 trong 185 trong năm 2012 về môi trƣờng kinh doanh nói chung73. Trong thông cáo báo chí về việc công bố sách trắng năm 2012 về thƣơng mại, đầu tƣ và các khuyến nghị, Eurocham nói rằng niềm tin của các doanh nghiệp Châu Âu vào môi trƣờng Việt Nam đã giảm đều từ năm 201174. Báo cáo khảo sát của Grant Thornton về đầu tƣ trong lĩnh vực M&A trong quý IV năm 2011 cũng đƣa ra những con số bi quan nhƣ 51% số ngƣời đƣợc khảo sát tỏ ra bi quan vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam 2012, tăng 30% so với khảo sát hồi tháng 5. Số ngƣời lạc quan về triển vọng kinh tế về triển vọng kinh tế giảm từ 53% xuống còn 17%. Liên quan đến chỉ số địa điểm hấp dẫn đầu tƣ, chỉ còn 38% số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn ( giảm 16%)75. Một số lý do mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chỉ ra về nguyên nhân họ mất niềm tin của mình bao gồm sự bất ổn kinh tế vĩ mô thể hiện ở tỷ lệ lạm phát cao, vấn đề tỷ giá và những rào cản trong kinh doanh nhƣ khó khăn tiếp cận thị trƣờng, tệ nhũng nhiễu của nhân viên thực thi và thủ tục hành chính. Pháp luật Việt Nam có tính thay đổi quá nhanh, và sự thay đổi nào cũng có tinh thần sửa đổi “toàn diện” khiến giới doanh nghiệp 73 WorldBank, Ease of doing Business in VietNam, http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam [Truy cập ngày 23/10/2013] 74 Eurocham, Whitebook 2012- Trade/Investment Isues & Recommendations, http://www.eurocham.org/Publiccation/Trade_Issues&Recommendations.html, [Truy cập ngày 23/10.2013] 75 Grant Thorton Vietnam, Private Equity Outlbook in Vietnam Investment Sentiment and Outbook, Quarter 4, 2011. tr.6. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 64 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài không kịp phản ứng. Ví dụ gần đây nhất là dự định sửa đổi 16 luật cơ bản về dân sự và thƣơng mại dù phần lớn trong số đó mới đƣợc ban hành trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Những quy định về ngoại hối và tín dụng thì có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Một số văn bản luật vừa ra đời thì đã chết ngay lập tức, doanh nghiệp chỉ biết chờ vào văn bản hƣớng dẫn hoặc phải “lách” cách kia, gây thêm không ít chi phí không cần thiết cho các bên liên quan. Một ví dụ nhƣ Nghị định 90/2007/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thƣơng nhân không có hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam. Hơn nữa văn bản mà doanh nghiệp cần liên quan đến các phạm vi kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thì chậm hoặc không đƣợc ban hành trong những văn bản mang tính quản lý, điều hành,báo cáo thì ban hành nhanh và nhiều. Không nói đến hiệu quả của những yêu cầu báo cáo này, nhìn riêng góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp than thở rằng có lẽ họ phải thuê riêng một đến hai nhân viên chuyên chỉ để lập và nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nƣớc vì hàng tháng họ phải nộp ít nhất một báo cáo, chƣa kể báo cáo quý, sáu tháng và hàng năm 76. Các văn bản mâu thuẫn với nhau hay hƣớng dẫn công văn triệt tiêu các quy định pháp luật. Việc này đã là chuyện hàng ngày trên báo. Pháp luật Việt Nam luôn quy định về khung thời gian để cơ quan Nhà nƣớc hoàn tất một thủ tục cấp phép nào đó. Tuy nhiên trên thực tế, việc tuân thủ khung thời gian luật định này là rất thấp. Việc cấp phép mới một dự án đầu tƣ thƣờng kéo dài trung bình sáu tháng. Trong những trƣờng hợp phức tạp thì lâu hơn, có thể đến một vài năm. Trong khi đó, việc thành lập một công ty tại sigapo trƣờng hợp lâu nhất kéo dài khoảng 3 ngày. Việt Nam mở cửa với thế giới, chấp nhận luật chơi chung thì cũng cần có cách hành xử của một thành viên có trách nhiệm. Nói cách khác là lam sao đừng để mình bị coi là „độc đáo‟. Thực tế nhiều giải thích của ta mang tính thật là khó hiểu. Ví dụ nhƣ trong một cam kết về thƣơng mại dịch vụ WTO, tỷ lệ 51% đƣợc coi là tỷ lệ quá bán cần thiết trong doanh nghiệp liên doanh đã thành lập trƣớc ngày Việt Nam gia nhập tổ chức này. Thế nhƣng có diễn giải cho rằng cam kết nhƣ thế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp liên doanh thôi, còn doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài vẫn cứ áp dụng tỷ lệ 65%/75% theo Luật Doanh nghiệp 2005. Nhìn chung, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam đang trên đà hoàn thiện, do đó không thể tránh khỏi những hạn chế, yếu kém nhất định, quá trình cải cách thủ tục hành chính còn chậm, còn nhiều khuyết điểm hạn chế, các vấn đề đến từ bộ máy Nhà nƣớc 76 Lƣu ý doanh nghiệp phải lựa chọn các loại báo cáo dành cho mình trong số 10 biểu báo cáo tháng 4 biểu báo cáo quý, 1 báo cáo 6 tháng, 22 biểu báo cáo năm. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 65 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn nhiều vấn đề tiêu cực nhƣ tham nhũng, cửa quyền, xin-cho. Các vấn đề khác cũng ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ nhƣ cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, chi phí đầu tƣ xây dựng còn cao, chi phí lao đông cao tăng hàng năm cũng là một phần trở ngại cho hoạt động đầu tƣ. Sự chi phối giữa các Bộ, ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp chƣa hiệu quả, còn những hạn chế giữa lợi ích quốc gia và doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh. 3.3. Một số hƣớng hoàn thiện những điểm trên 77 Để có thể tìm một hƣớng hoàn thiện các vấn đề nêu trên một cách khoa học, logic, hợp lý và có thể áp dụng vấn đề thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì việc nghiên cứu pháp luật trong nƣớc, phân tích cụ thể những quy định trong pháp luật sẽ làm rõ những ƣu, khuyết điểm của pháp luật hiện tại trong hoạt động đầu tƣ từ đó đƣa ra các giải pháp để giúp các quy định của pháp luật đƣợc hoàn thiện hơn. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các ý kiến chuyên gia cũng là một cách để tìm hƣớng hoàn thiện tốt hơn. 3.3.1. Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, khắc phục những mặt còn hạn chế Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ở Việt Nam thời gian qua đã thể hiện một số ƣu thế so với hình thức doanh nghiệp liên doanh: triển khai nhanh, thu hút nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao, quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ quản lý doanh nghiệp tƣơng đối thuận lợi. Hình thức đầu tƣ này có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn tới vì những lý do sau: môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam khá ổn định. Nhà nƣớc thực hiện nhất quán thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, những sửa đổi pháp luật thời gian qua đã làm giảm dần sự kỳ thị đối với hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, thu hẹp dần lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; mở rộng lĩnh vực đầu tƣ, đơn giản hóa điều kiện xem xét cấp Giấy phép đầu tƣ và các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ doanh nghiệp liên doanh; Sự ra đời hàng loạt khu công nghiệp thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong việc triển khai dự án, không mất thời gian cho thủ tục về đền bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng… đã khuyến khích đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài vào khu này. Để cân đối giữa lợi ích nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ đối với hình thức này xin đề xuất nhƣ sau: 77 Nhóm chuyên gia VCCI, Báo cáo rà soát văn bản pháp luật- luật đầu tư 2005, http://wwwluatsuadoi.vibonline.vn/Baocao/Luat-Dau-tu-2.aspx Truy cập ngày 25/10/2013] GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 66 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài - Về phía Nhà nƣớc Việt Nam: Nhà nƣớc cần tạo điều kiện hơn nữa để phát triển hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài trở thành hình thức FDI chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí- điện- điện tử, giáo dục đào tạo và bệnh viện quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tổ chức hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần tham gia vào thị trƣơng chứng khoán Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu của đất nƣớc. việc thu hút dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Cần khuyến khích hơn nữa bằng đòn bẫy kinh tế bằng đòn bẫy kinh tế thông qua sự hỗ trợ của Nhà nƣớc với các dự án đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới; dự án có quy mô đầu tƣ lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp và các dự án trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Một vấn đề đặt ra là các tập đoàn xuyên quốc gia thƣờng sử dụng hình thức đầu tƣ này để tiến tới chiếm lĩnh thị trƣờng tạo dựng thế độc quyền của mình. Để ngăn chặn tình trạng công ty xuyên quốc gia lũng đoạn và tranh giành thị trƣờng trong nƣớc, cần sớm đƣa Luật cạnh tranh vào cuộc sống nhằm tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh tại Việt Nam, thực thi các biện pháp kiên quyết chống các công ty nƣớc ngoài bán phá giá sản phẩm tại thị trƣờng Việt nam. - Về phía nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: nên tận dụng cơ hội hiện nay, việt Nam là một điểm đến an toàn nhất thế giới đối với các nhà đầu tƣ, cần mạnh dạn thực hiện ý tƣởng đầu tƣ của mình vào Việt Nam. Để đảm bảo chắc chắn thành công khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại việt Nam nên tận dụng nguồn lao động rẻ và có trình độ tiếp thu nhanh của Việt Nam. Về địa điểm nên lựa chọn các khu công nghiệp là nơi đã quy hoạch sản xuất công nghiệp, có cơ sở hạ tầng tốt và thủ tục hành chính đơn giản. Đối với lĩnh vực dịch vụ, nên lựa chọn đầu tƣ vào các dự án bệnh viện chất lƣợng cao, trƣờng cao đẳng cấp quốc tế và các trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật là các lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu lớn và Chính phủ đặc biệt khuyến khích đầu tƣ. - Khắc phục những hạn chế nêu trên: Pháp Luật Việt Nam còn nhiều hạn chế và việc khắc phục những hạn chế đó trong thời gian ngắn là điều không thể, sau đây luận văn xin đƣa ra một số ý kiến chủ quan nhƣ sau: nên cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tự mình thuê đất cúa các hộ gia đình cá nhân nhƣ vậy việc đền bù giải tỏa sẽ diễn ra nhanh hơn và việc đàm phán trực tiếp giữa đại diện doanh nghiệp và ngƣời dân dễ dàng đạt đƣợc mục GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 67 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đích thõa mãn điều kiện của cả hai bên. Doanh nghiệp có đƣợc khu đất mà doanh nghiệp cho là địa điểm thích hợp, còn ngƣời dân thì sẽ có đƣợc khoản đề bù cao hơn. Nên quy định thêm các loại hình doanh nghiệp khác cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài để loại hình doanh nghiệp này có thể mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tạo sự tin cậy cho doanh nghiệp khi chọn Việt Nam là điểm đế an toàn hơn. 3.3.2. Về thủ tục đăng ký đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay đã thấy sự bất cập của nó78, qua đó để đơn giản thủ tục hành chính và hiệu quả trong quản lý cần tách rời hai loại giấy chứng nhận trên. Theo quy định của Luật Đầu tƣ thì việc đăng ký thẩm tra dự án là công cụ đƣợc sử dụng để nhằm đat mục tiêu quản lý nhà nƣớc.Việc phan chia hai thủ tục này dựa vào quy mô và lĩnh vực của hoạt động đầu tƣ. Tuy nhiên các quy định này không hợp lý vì chúng không cần thiết. Để đánh giá sự cần thiết của các quy định nói chung thì dựa trên hai điều kiện là phải có mục tiêu rõ rang và quy định đó là một cách thức duy nhất để đạt mục tiêu đó. Nói cách khác thủ tục đăng ký thẩm tra đầu tƣ chỉ đƣợc coi là cần thiết chỉ khi đồng thời đáp ứng các điều kiện: Thủ tục này nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp và mục tiêu này phải đƣợc xác định một cách rõ ràng và hợp lý . thủ tục này là cách duy nhất hoặc cách đơn giản nhất ít tốn kém nhất (trong trƣờng hợp có nhiều cách thức) để đạt các mục tiê nói trên. Để thẩm tra dự án đầu tƣ, tùy thuộc vào dự án đầu tƣ và nhiều cơ qan sẽ đƣợc yêu cầu phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành. Từ qua điểm cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tuc và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, chúng ta nên cần hạn chế thủ tục thẩm tra đầu tƣ đối với quy định trên đây, cụ thể nhƣ sau: Theo quy định của biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và nhiêu văn bản trong nƣớc, các lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta có trách nhiệm mở cửa thị trƣờng là khá rõ ràng. Do đó đối với lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ đã có quy định chúng ta nên bỏ thủ tuc thẩm tra khi doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài xin cấp phép đầu tƣ. Thay vào đó chúng ta nên nghiên cứu thêm và hoàn thiện các vắn bản hiện hành về điều kiện đầu tƣ và các yêu cầu kèm theo một cách rõ ràng, minh bạch . Tránh tình trạng nhƣ hiện nay, vẫn 78 Nguyên Tấn, kinh tế Sài Gòn, Giƣ hay bỏ Luật Đầu tƣ? http://wwwthesaigontime.vn/Home/diendan/ykien/61206 [Truy cập ngày 9/11/2013] GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 68 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tồn tại việc áp dụng và giải thích Luật theo cảm tính theo quan điểm chủ quan. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những lĩnh vực dịch vụ mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn hạn chế và phải cam kết theo lộ trình của WTO. Một trong những quan điểm mà doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài quan ngại nhất khi đến Việt Nam là môi trƣờng pháp lý không minh bạch, rõ ràng. Có những vấn đề là dƣờng nhƣ có thể đầu tƣ và đƣợc phép đầu tƣ nếu chiếu theo biểu cam kết gia nhập WTO và quy định trong các quy phạm pháp luật hiên hành nhƣng khi thực hiện thủ tục xin cấp phép lại bị từ chối, đây là tình huống không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Chỉ nên áp dụng thủ tục thẩm tra đối với các dự án xin cấp phép đầu tƣ vào các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta chƣa cam kết, nên chỉ cần căn cứ rõ ràng vào quy hoạch chính sách phát triển của đất nƣớc và địa phƣơng. Tuy nhiên đối với trƣờng hợp này, chúng ta cũng nên hạn chế số cơ quan tham gia vào quy trình thẩm tra để hạn chế những tiêu cực, đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa. Một trong những mục đích cơ bản và lớn nhất của Luật Đầu tƣ là nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt. Nhƣng nhận thấy rằng, Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành hiện nay cho thấy tình trạng nhiều thủ tục nhiều khê, nhiều quy định chồng chéo, vòng vo, đá lấn sân của nhau, nhƣng vấn đề mấu chốt nhất là kiểm soát hiệu quả đầu tƣ lại rất yếu và có tính khả dụng thấp. Chính phủ nên chủ trì các Bộ, Ngành có lien quan, xem xét và đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ hơn nữa, mà trong số các nội dung quan trọng là hạn chế tối đa các trƣờng hợp phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tƣ nhƣ đang quy định hiện nay, nên mạnh dạn mở rộng diện các dự án đầu tƣ áp dụng thủ tục đăng ký để đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. 3.2.2.3. Về danh mục lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện Lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện đƣợc sử dụng là một tiêu chí phân loại dự án đầu tƣ. Điều 29 Luật đầu tƣ và Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định danh mục đầu tƣ có điều kiện, các quy định này thể hiện nội dung thiếu rõ ràng, chung chung, ngoài ra không có quy định nào về điều kiện đầu tƣ tƣơng ứng. Khó khăn cho các doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào ngành, phân ngành dịch vụ “chƣa cam kết” hoặc không đƣợc liệt kê trong biểu cam kết WTO. Thực tế là nhiều địa phƣơng từ chối cấp phép và việc từ chối này đƣợc họ giải thích rằng “chƣa cam kết” và không có trong biểu cam kết nghĩa là Việt Nam không có nghĩa vụ hoặc không cần mở cửa thị trƣờng. Theo quy định của WTO thì tiêu chí chƣa cam kết hay không có ghi trong biểu cam kết, việc mở cửa thị trƣờng hay không hay mở cửa ở mức độ nào sẽ phụ thuộc vào quy định trong nƣớc của Việt Nam. Trong một số trƣờng hợp dù trong nƣớc không “cấm” nhƣng GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 69 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài vì không có quy định cụ thể các cơ quan cấp phép rất khó khăn cho việc đƣa ra quyết định và giải pháp an toàn (có phần bảo thủ) là không cấp phép. Bãi bỏ danh mục đầu tƣ có điều kiện, thay vào đó yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan định kỳ tuyên bố công khai danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm, có điều kiện và có các điều kiện kinh doanh tƣơng ứng áp dụng đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Quy định rõ trƣờng hợp hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành, phân ngành dịch vụ “chƣa cam kết” hoặc không đƣợc liệt kê trong biểu cam kết WTO, theo hƣớng xác định rõ thẩm quyền, trình tự thủ tục và điều kiện kinh doanh tƣơng ứng. 3.3.4. Về ƣu đãi đầu tƣ Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ ( và các dự án đầu tƣ mới và đầu tƣ mở rộng quy mô, nâng cao công suất năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trƣờng) có thể đƣợc các ƣu đãi: ƣu đãi về thuế, ƣu đãi chuyển lỗ, ƣu đãi khấu hao tài sản cố định, ƣu đãi sử dụng đất ( thuế sử dụng đất , tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nƣớc). Đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, Điều 38 Luật Đầu tƣ có nêu rõ rằng đối với dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì cơ quan quản lý đầu tƣ ghi ƣu đãi này vào giấy chứng nhận đầu tƣ. Tuy nhiên, nhân thấy trên thực tế các quy định này chƣa đáp ứng đƣợc tính minh bạch, đầy đủ vì chúng chƣa lam rõ thủ tục của doanh nghiệp có thể đƣợc hƣởng các ƣu đãi này. Thông thƣờng các ƣu đãi về chuyển lỗ hay khấu hao tài sản không đƣợc ghi trong giấy chứng nhận đầu tƣ. Vậy nếu không đƣợc ghi trong giấy chứng nhận đầu tƣ doanh nghiệp có đƣợc tự động hƣởng các ƣu đãi này trên thực tế không?. Liệu có cần xin them chấp thuận của các cơ quan khác (Bộ, sở tài chính), để đƣợc hƣởng các ƣu đãi này hay không, kể cả các ƣu đãi ghi trong giấy chứng nhận đầu tƣ doanh nghiệp cũng không tự động đƣợc hƣởng mà phải thong qua quá trình thủ tục xin phép, thẩm tra, phê chuẩn của các Bộ, ngành lien quan (với các cơ quan hải quan với trƣờng hợp xin ƣu đãi về thuế nhập khẩu,…). Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp lẽ ra đƣợc hƣởng khá nhiều ƣu đãi theo luật đầu tƣ nhƣng trên thực tế rất khó có thể thực sự đƣợc hƣởng các ƣu đãi này và nếu có thì phải mất thời gian và chi phí để thực hiện rất nhiều thủ tục với nhiều cơ quan khác. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 70 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Có sự trùng lập và chồng chéo giữa các quy định có lien quan: đối với ƣu đãi chuyển lỗ điều 34 Luật Đầu tƣ quy định “thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm” Quy định này tƣơng tự nhƣ trong Nghị định 124/2008/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó nêu rõ “Doanh nghiệp có lỗ thì chuyển sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục và không quá 5 năm”. Câu hỏi đặt ra liệu trong điều 34 Luật đầu tƣ có phải là ƣu đãi với doanh nghiệp hay không, trong khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì đây là qua định áp dụng chung chung chứ không chỉ cho doanh nghiệp có dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ, nếu đây không là ƣu đãi nữa thì quy định này không còn phù hợp và cần thiết nữa. Cần ban hành các văn bản (có thể là văn bản liên quan Bô, ngành) nhằm hƣớng dẫn các ƣu đãi về quy định đầu tƣ,làm rõ vấn đề thủ tục để doanh nghiệp có thể hƣởng ƣu đãi đầu tƣ, thay vì việc không rõ sẽ xin ý kiến và chấp thuận của cơ quan nào để đƣợc hƣởng các ƣu đãi này. Một khi ƣu đãi đã đƣợc ghi trong giấy chứng nhận đầu tƣ thì doanh nghiệp phải tự động đƣợc hƣởng các ƣu đãi này theo quy định của pháp luật liên quan và không phải cần xin them các thủ tục xin phép cơ quan khác. 3.3.5. Về thời gian đầu tƣ tại Việt Nam của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vì vậy việc lƣu trú và xuất, nhập cảnh của ngƣời nƣớc ngoài tai Việt Nam là rất thƣờng xuyên. Sự hạn chế của pháp lệnh về nhâp, xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam chỉ cho phép cấp thực thi tối đa không quá 12 tháng79, còn Luật Đầu tƣ thời gian lại gấp 5 lần80. Tuy thời gian thực thi trong Luật Đầu tƣ tiến bộ hơn pháp lệnh là đã kéo dài thời gian đến 5 năm, nhƣng khi thực hiện thì gặp phải những vƣớng mắc, nếu chiếu theo Luật Đầu tƣ thì các văn bản hƣớng dẫn thi hành theo pháp lệnh điều khác biệt với Luật Đầu tƣ nên thực hiện là điều không thể. Còn nếu áp dụng Luật Đầu tƣ thì chỉ có một điều 44 sẽ thiếu cơ sở pháp lý để áp dụng. Việc quy định thời gian quá ngắn nhƣ vậy sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc điều hành và trực tiếp chỉ đạo công việc của doanh nghiêp. Nên có một thời gian hợp lý hơn cho việc xuất nhập cảnh, cử trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam để có thể tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chọn Việt Nam là điểm đến an toàn nhất. 79 80 Điều 7 Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10. Điều 44, Luật Đầu tƣ 2005. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 71 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Qua nghiên cứu phân tích lý luận, cũng nhƣ thực tiễn pháp lý đƣợc áp dụng liên quan đến “Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” tại Việt Nam trong các quy định của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho thấy nhiều hạn chế bất cập đã lộ rõ. Với sự tìm hiểu tham khảo các bài viết, phân tích tạp chí về pháp luật ngƣời viết xin đƣa ra quan điểm cá nhân, đề xuất một số ý kiến đối với vấn đề nghiên cứu trong đề tài này nhƣ sau: Thứ nhất, Luật Đầu tƣ hiện nay có qua nhiều bất cập, sự chồng chéo vƣớng mắc giữa các ngành luật làm cho pháp luật đi vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn và khi hậu quả gia tăng gây thiệt hại lớn cho đối tƣợng đƣợc luật điều chỉnh thì các đối tƣợng điều chỉnh ấy xuất hiện tƣ tƣởng chống đối gây bất ổn cho xã hội. Do luật đầu tƣ hiện nay ôm vào mình quá nhiều quy định đã đƣợc quy định ở các luật khác nhƣ: Luật Đất Đai. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất khẩu…nhƣng khi ôm vào quá nhiều nhƣ vậy chính là nguyên nhân gây nên sự mâu thuẫn, khác biệt so với các quy định của luật cũ. Vì thế ta cần giản hóa luật Đầu tƣ hiện nay, chỉ giữ lại những quy định cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc và tạo đƣợc thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hiện nay việc tiếp cận thị trƣờng và tạo mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là rất khó khăn vì đây là lọai hình mà doanh nghiệp nƣớc ngoài tự quản lý kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần quan tâm hơn đến loại hình doanh nghiệp này cần có những quy định rõ ràng hơn cho loại hình này. Thứ hai, Quy định rõ ràng, cụ thể về các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện, quy định loai hình doanh nghiệp nội hay ngoại đều đƣợc quyền đầu tƣ vào lĩnh vực này, nếu tôn trong nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp thì chỉ cần ban hành các lĩnh vực cấm đầu tƣ. Khi sự bình đẳng thì ngoài những điều và pháp luật cấm, tất cả các lĩnh vực khác doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đều có thể đầu tƣ. Thứ ba , chính sách thu hút, ƣu đãi cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sẽ tạo sự hấp dẫn bảo đảm quyền lợi tránh những rủi roc ho doanh nghiệp. Một chính sách hợp lý có sức hấp dẫn, khả thi và minh bạch, rõ ràng sẽ làm cho doanh ngiệp yên tâm hơn giúp Việt Nam tạo ra ƣu thế giữa các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ. Thứ tƣ, tiến trình cải cách thủ tục hành chính rƣờm rà, trùng lắp là điều mà các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài rất ngại giải quyết. Đầu tƣ, họ muốn đầu tƣ nhanh nhất có thể sinh lợi nhuận nhƣng thủ tục hành chính của Việt Nam lại nhiều, rắc rối làm thời gian kéo dài khiến các doanh nghiệp rất ngại. Cần đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 72 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chính, cải cách nhanh nhƣng cũng cần đảm bảo chất lƣợng. Đẩm bảo có thể áp dụng vào thực tiễn hiệu quả hơn. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 73 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài KẾT LUẬN Quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng nhƣ nghiên cứu các vấn đề bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật đồng thời tìm hiểu một số quy định của luật pháp quốc tế, qua đó có thể so sánh tìm ra điểm hạn chế và một số ý kiến đề xuất các hạn chế đó. Nhìn tổng quan có thể nhận thấy: Thứ nhất, bài viết đã làm rõ các nội dung liên quan đến đầu tƣ, đầu tƣ nƣớc ngoài, các loại hình doanh nghiệp cho thấy sự ảnh hƣởng, tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội tại Việt Nam. Cũng chỉ ra các quy định chính sách về ƣu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tƣ. Thứ hai, phân tích khái niệm pháp luật để tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, việc hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sẽ giúp áp dụng pháp luật hiệu quả hơn. Thứ ba, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đƣợc quy định trong pháp luật sẽ định vị đƣợc tƣ cách chủ thể của doanh nghiệp đồng thời tìm hiểu những hạn chế bất cập của luật. Cuối cùng, tìm hiểu, phân tích những thực tiễn pháp lý đƣợc áp dụng tìm ra những hạn chế cũng nhƣ nêu những đề xuất, kiến nghị. Các đề xuất kiến nghị đó là: Nên bỏ các quy định trong Luật Đầu tƣ mà các luật chuyên ngành khác đã quy định rõ, tránh gây mâu thuẫn chồng chéo giữa các luật. Nên bỏ thủ tục đầu tƣ, thẩm tra các dự án đầu tƣ mà chỉ nên đăng ký đầu tƣ giống nhƣ đăng ký doanh nghiệp đƣợc quy định trong luật doanh nghiêp. Không phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài với các loại hình doanh nghiệp khác mà nên quy định quá trình thành lập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thành lập hoàn toàn tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp thì xem đó là doanh nghiệp Việt Nam. Tùy theo ngành, nghề kinh doanh có quy định thích hợp. Không nên quy định khống chế thời gian hoạt động của doanh nghiệp tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Do đó nên bãi bỏ thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Do hiện nay Luật Đầu tƣ năm 2005 đã bộc lộ những hạn chế bất cập do đó cần có sự sửa đổi hoặc thay thế bằng Luật Đầu tƣ mới, rõ ràng, cụ thể hơn để đạt đƣợc mục tiêu quản lý Nhà nƣớc với hoạt động đầu tƣ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể từ khi Luật Đầu tƣ 2005 ra đời đến nay khồn thể phủ nhận vai trò của pháp luật trong quản lý, thu hút vốn đầu tƣ góp phần không nhỏ vào vai trò phát triển kinh tế xã hội. Để có sự hấp dẫn cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, cần hoàn thiện và khắc phục khuyết điểm của Luật Đầu tƣ hơn nữa. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 74 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1988 (hết hiệu lực). 2.Luật công ty 1990 (hết hiệu lực). 3.Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1996 (hết hiệu lực). 4.Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) năm 1998 (hết hiệu lực). 5.Luật Đất Đai 2003. 6.Luật Doanh nghiệp 2005. 7. Luật Đầu tƣ 2005. 8. Luật thuế xuất, nhập khẩu 2005. 9. Luật thƣơng mại 2005. 10. Luật Quốc tịch 2008. 11. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. 12. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. 13. Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10 Nhập cảnh, xuất cảnh cƣ trú ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. 14.Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. 15.Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. 16.Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ. 17.Nghị đinh 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. 18.Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối. 19.Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài. 20.Nghị định 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều thuế thu nhập doanh nghiệp. 21.Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đôi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐCP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về của Chính phủ về quy định tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. 22.Thông tƣ 186/2010/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài của các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài có lợi nhuận tƣ việc đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tƣ 2005. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 1. Công ƣớc thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO năm 1970. 2. Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối tác kinh tế 2003. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 75 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 3. Hiệp định hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu năm 2000. 4. Hiệp định khung khu vực đầu tƣ ASEAN 1992. DANH MỤC SÁCH, TẠP CHÍ THAM KHẢO 1. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2001, Tr.13. 2. Nguyễn Bạch Nguyệt- Từ Quang Phƣơng, Giáo trình kinh tế đầu tư, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân,NXB thống kê, Hà Nội, năm 2009, tr.16. 3. Nguyễn Ngọc Mai- Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, năm 2003, tr.6. 4. Paul A. Samuelson and William D. Nordhaus, Economics (fourteenth Edition), McGrawHill, page 435. 5. A. Islam, a general perspective on FDI-related ntional policies and cooperation, Development Papers No.19, UN 1998, P. 8-11. 6. Grant Thorton Vietnam, Private Equity Outlbook in Vietnam Investment Sentiment and Outbook, Quarter 4, 2011. tr.6. DANH MỤC CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 1. Hải Âu, Công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 100% vốn nước ngoài, http://www.doanhnhansaigon.vn/online/kinh-doanh/chuyen-lam-an/2013/07/1075428/congnghiep-cong-nghe-cao-viet-nam-giai-doan-100-von-nuoc-ngoai/ [Truy cập ngày 5/11/2013] 2. Thời báo tài chính,7/7, Việt báo (Theo VnExprees.net), Vì sao nhiều liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, http://Vietbao.vn/Kinh-te/Vi-sao-nhieu-liendoanh-chuyen-thanh-100-von-nuoc-ngoai/10729790/87/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. 3. Công ty luật PLF,Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu vào Việt Nam thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, http://plf.vn/tin-tuc/52/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-lan-dau-tien-dau-tuvao-viet-nam-thanh-lap-doanh-nghiep-100phan-tram-von-nuoc-ngoai [Truy cập ngày 12/11/2013 4. Tƣ vấn luật, Những hạn chế khi thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, http://vntuvanluat.com/chia-se-thanh-cong/503-nhung-han-che-khi-thanh-lap-cong-ty-100von-nuoc-ngoai.html,[Truy cập ngày 12/11/2013]. 5. Bắc Việt Luật, cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép đăng ký kinh doanh hiện nay, wwwhttp://luật đấu thầu.net/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-cap-phep-đăng-ky-kinhdoanh-hien-nay.html, [Truy cập này 20/10/2013]. 6. Phạm Huyền, Báo Vietnamnet, “thừa thủ tục, thiếu nhân tài” http://vnn.Vietnamnet.vn/kinh te/2009/05/848283. [truy cập ngay 21/10/2013] GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 76 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 7. WorldBank, Ease of doing Business in VietNam, http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam [Truy cập ngày 23/10/2013] 8. Eurocham, Whitebook 2012- Trade/Investment Isues & Recommendations, http://www.eurocham.org/Publiccation/Trade_Issues&Recommendations.html, [Truy cập ngày 23/10.2013] 9. Nhóm chuyên gia VCCI, Báo cáo rà soát văn bản pháp luật- luật đầu tư 2005, http://wwwluatsuadoi.vibonline.vn/Baocao/Luat-Dau-tu-2.aspx Truy cập ngày 25/10/2013] 10. Nguyên Tấn, kinh tế Sài Gòn, Giữ hay bỏ Luật Đầu tư? http://wwwthesaigontime.vn/Home/diendan/ykien/61206 [Truy cập ngày 29/10/2013] 11. Luật sƣ Nguyễn Chính, đoàn Luật sƣ TPHCM, Việt Báo theo tuổi trẻ, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được thuê đất từ cá nhân để sản xuất kinh doanh, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Doanh-nghiep-100-von-nuoc-ngoai-co-duoc-thue-dattu-ca-nhan-de-san-xuat-kinh-doanh/40124205/218/ [Truy cập ngày 10/11/2013]. GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 77 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan [...]... nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong doanh nghiệp đó là bao nhiêu 1.3 Khái niệm chung về doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài 1.3.1 kháí niệm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sỡ hữu của nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc ngoài do nhà Đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành... mái cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất để đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam Quy n lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh Đây là một trong những quy n cơ bản của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quy n lựa chọn ngành nghề, quy mô kinh 17 Khoản 1, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: TS.Cao Nhất Linh - 23 - SVTH: Lê Thị Hồng Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài doanh. .. Luật Doanh nghiệp 2005 2.1 Quy n và nghĩa vụ của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.1.1 Quy n của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ và các quy định của pháp luật có liên quan Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài khi tiến hành đầu tƣ vào Việt Nam có. .. tiến bộ của Luật Đầu tƣ 2005 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý hoạt động độc lập theo pháp luật Việt Nam do đó doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc hƣởng các quy n lợi... của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ngoài thành lập tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần , sáp nhập lại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và mua lại toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời chỉ cần có vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp đó đƣợc hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, không cần biết tỷ lệ vốn của nhà... Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 quy định: các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt Nam, xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nƣớc quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài, đƣợc hƣởng các quy n lợi và phải thực hiện nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tƣ Tuy nhiên, các xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. .. Lan Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài với hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài Việt Nam khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nƣớc ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nƣớc 2.1.1.3 Quy n xuất khẩu, nhập khẩu, quản cáo, tiếp thị, gia công, gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư Doanh nghiệp có quy n... 100% vốn nƣớc ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luât43 Quy định này nhằm giúp cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quy n có thể quản lý đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp tự mình tẩu tán tài sản nhằm lẫn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quy n tăng hoặc giảm vốn đầu tƣ của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc.. .Quy chế pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp Việc phân loại doanh nghiệp nhằm các mục đích khác nhau và đƣợc dựa trên các tiêu chí khác nhau Từ góc độ nghiên cứu và lập pháp, việc phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối thích hợp đối với doanh nghiệp, cả về quản lý Nhà nƣớc và quản trị doanh nghiệp. .. soát 32 Ngoài ra doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài còn có tƣ cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đƣơc thành lập dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn do đó doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc đối xử bình đăng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác theo Luật doanh nghiệp 2005 “ Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các doanh nghiệp được quy định

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan