Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
1,34 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010- 2014
ĐỀ TÀI:
QUY CHẾ PHÁP LÝ TÍNH PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU –
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện
Ths. Nguyễn Thị Ngọc tuyền
Hêng Thị Huyền Châu
Bộ môn : Luật Tư Pháp
MSSV: 5105846
Lớp : LK1065A1
Cần thơ 11/2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
. ....................................................................................................
.
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ................................................................................................. 5
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................................... 5
5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................. 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH PHÂN BIỆT NHÃN
HIỆU ............................................................................................................................7
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo các điều ước Quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ
................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam ..................................................... 9
1.1.3. Phân loại Nhãn hiệu ......................................................................... 12
1.1.4. khái niệm bảo hộ nhãn hiệu ........................................................... 18
1.1.4.1. Các điều kiện kiện để được bảo hộ nhãn hiệu ............................... 19
1.1.4.2. Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu .......... 19
1.1.5. Khái niệm về tính phân biệt Nhãn hiệu ........................................ 21
1.1.5.1. Chức năng về tính phân biệt Nhãn hiệu ......................................... 22
1.1.5.1. Vai trò về tính phân biệt Nhãn hiệu ............................................... 21
1.2. Sự khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của một số đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp................................................................................ 26
1.2.1. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của
chỉ dẫn địa lý.............................................................................................. 26
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
1
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
1.2.2. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của
tên thương mại ........................................................................................... 27
1.2.3. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của
kiểu dáng công nghiệp ................................................................................ 29
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển về bảo hộ Nhãn hiệu và tính phân biệt Nhãn
hiệu......................................................................................................................................... 31
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển về bảo hộ nhãn hiệu Trên thế giới .. 31
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển về Bảo hộ nhãn hiệu Ở Việt Nam ... 36
1.4. Sự cần thiết ghi nhận pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu.......................................... 39
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÍNH PHÂN BIỆT
CỦA NHÃN HIỆU ....................................................................................................42
2.1. Quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam .................... 42
2.1.1. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu .................................................... 42
2.1.2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt .............................. 46
2.1.3. Các tiêu chí để được đăng ký nhãn hiệu............................................ 48
2.1.4. Những dấu hiệu cụ thể về tính phân biệt nhãn hiệu ........................... 49
2.2. Quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu trong các điều ước quốc tế ................. 53
2.2.1. Theo hiệp định Trips ......................................................................... 53
2.2.2. Theo công ước Paris ......................................................................... 57
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ TÍNH
PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU........................................................................................60
3.1. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật đối với nhãn hiệu ................... 60
3.1.1. Một số vướng mắc từ thưc tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tính
phân biệt nhãn hiệu
.............................................................................................................................................. 62
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
2
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
3.1.2. Vai trò của nhãn hiệu chưa được các doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận thức
một cách đầy đủ .................................................................................................................. 66
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật................... 66
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên nghành và pháp luật có liên
quan ........................................................................................................... 66
3.2.2. Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp về vai trò của nhãn hiệu ...... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................72
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu
trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có
một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc
tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người
tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa,
dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan
trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư
cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm
trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
3
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở
hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn
đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh
tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá,
lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và
quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc
đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần
khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản
xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn
hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận
thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây
dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không
phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết
nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật
sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải
không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến
vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quy chế pháp lý tính
phân biệt biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn” với mong muốn có cơ hội tìm
hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các
quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ
bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo
hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
4
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của
thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá
các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu,
tính phân biệt nhãn hiệu.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật
về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, tính phân biệt nhãn hiệu.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu,
đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam trong
sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế và của pháp luật
một số quốc gia trên thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Với đề tài: “Quy chế pháp lý tính phân biệt biệt nhãn hiệu - Lý luận và
thực tiễn”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương
pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH PHÂN BIỆT
NHÃN HIỆU
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÍNH PHÂN BIỆT
CỦA NHÃN HIỆU
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
5
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ TÍNH
PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
6
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH PHÂN BIỆT
NHÃN HIỆU
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo các điều ước Quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ
♦ Theo tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO)
Theo định nghĩa của WIPO nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một
nhóm các doanh nghiệp đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ,
số, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình thức
hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là
sự kết hợp của nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu
nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu
đó sử dụng hoặc nhãn hiệu hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm.
♦ Theo Hiệp định TRIPS
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ( TRIPs) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1/1/1995. cho đến nay
hiệp định Trips là Hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ . Hiệp định điều chỉnh các đối tương sở hữu trí tuệ như : Quyền tác
giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ
giống cây trồng mới ), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế trí mạch
tích hợp, thông tin bí mật.
Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu
hàng hóa. Và cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm mag tính
khái quát, toàn diện nhất và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất
kỳ
một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc
dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
7
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá1. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể
cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng
như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn
hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt
hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng
được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các
Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải
là dấu hiệu nhìn thấy được.
Qua khái niệm nhãn hiệu của hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tố
hàng hóa sau:
Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ
cùng loại vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và
không có tính cạnh tranh trong thương mại)
Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể bao gồm
các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được : Đó có thể là các từ, kể cả
tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và các tổ hợp màu sắc
cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó;
Yêu cầu đối với dấu hiệu dung làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đó điều
quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năng
được đăng ký làm nhãn hiệu có thể thấy khái niệm Nhãn hiệu hàng hóa trong
Hiệp định Trips được quy định rất khái quát. Việc xác định một dấu hiệu bất
kỳ có thể đăng ký làm Nhãn hiệu hàng hóa hay không sẽ là căn cứ vào tính
phân biệt của nhãn hiệu đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương
ứng của TRIPS là bất kỳ dấu hiệu nào cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh
hay mùi có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này
với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác điều được coi là Nhãn
hiệu hàng hóa.
1
Khoản 1 Điều 15b Hiệp định TRIPs
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
8
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
♦ Theo pháp luật Hoa Kỳ
Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với
Việt Nam và Châu Âu, Lanham Act định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu:
nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo đoạn 1127 Lanham Act, nhãn
hiệu hàng hoá được giải thích như sau:
Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay
hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:
(1) được sử dụng bởi một người, hoặc
2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin
đăng ký theo quyđịnh tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người
đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được
bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi
không xác định được nguồn gốc đó2
Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu:
• thứ nhất: chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá,
• thứ hai: phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể
khác. Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra như từ
ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống
thông thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại
nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản
phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… Mục 1052 đạo luật Lanham quy
định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có
khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể
khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có
nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt
2
Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. § 1127 : “The term “trademark” inclus any word, name, symb
ol, or device, or any combination thereof - (1) used by a person, or (2) which a
person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal
register established by this Act, to identify and distinguish his or her goods, including a
unique product, from those manufactured or sold by others and to indicate the source of the
goods, even if that source is unknown
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
9
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng
bạ gốc, trừ…”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào
có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể
được đăng ký là nhãn hiệu.
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệ
được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấu bước
phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cùng với đó, nhãn hiệu được
nhìn nhận một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Cùng với Luật Sở hữu trí tuệ 2005,
còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu công
nghiệp nói chung đó là: Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ
số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ
thể tại Khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ðây
là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của BLDS
1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hoá” và không
hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Như vậy, quy định
này cho phép các doanh nghiệp có thể hiểu được một cách mở rộng là “bất kỳ
dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm
của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Từ đó, các doanh
nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sản phẩm
của mình. Việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để thay cho thuật ngữ “nhãn hiệu
hàng hóa” trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tránh được tình trạng dễ gây sự
hiểu lầm là thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chỉ được sử dụng cho hàng hóa mà
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
10
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
không bao gồm nhãn hiệu sử dụng trong dịch vụ của người áp dụng (trong Nghị
định số 63/CP đã phải có giải thích “nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là bao gồm
cả nhãn hiệu dịch vụ”). Đồng thời, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” còn phù
hợp với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệu khác như “nhãn hiệu
tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng” .
Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãn
hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn
hiệu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi có
nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do không có quy
định cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng ký những dấu hiệu bất kỳ theo ý
chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan đăng ký khi phải
xem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu
hay không? .Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ là vô
cùng cần thiết và quan trọng. Điều 72 Luật SHTT đã quy định cụ thể vấn đề này.
Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây.
1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều mầu sắc;
2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác3
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều
kiện.
Thứ nhất: dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định
của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu
như âm thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy
định của pháp luật SHTT Việt Nam.
Thứ hai: “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây
cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung
3
Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
11
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như Luật
về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.
Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quy
định chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995. Tuy nhiên,
cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các
dấu hiệu mới mà thế giới đã thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âm
thanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưa
được quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam.
1.1.3. Phân loại Nhãn hiệu
Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực
tiễn bảo hộ nhãn hiệu. Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế
giới và pháp luật Việt Nam đều quy định về các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu
liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người
sản xuất khác nhau. Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho hàng
hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản
xuất, chế tạo ra. Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa phải
thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm
hoặc thậm chí người bán sản phẩm. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể
được gắn trực tiếp trên hàng hóa hay trên bao bì của sản phẩm hàng hóa
đó. Ví dụ: nhãn hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm cà phê, hay Toyota cho
ô tô.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng đang đứng trước
sự bùng nổ các loại nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Do vậy, để người tiêu dùng
chọn đúng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình thì việc xây dựng, đăng ký
và bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình có ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
12
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh
doanh khác nhau cung cấp. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản
phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thực
hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nhãn hiệu dịch
vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu
hưởng thụ dịch vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên, nhãn hiệu dịch
vụ ở đây phải là những hoạt động thực tế của những dịch vụ mang tính
độc lập. Trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng
cao như hiện nay thì các loại hình dịch vụ ngày càng trở nên phong phú
(ví dụ: các dịch vụ pháp lý; bảo hiểm; bán buôn, bán lẻ; thông tin liên lạc,
vận chuyển…), tăng cả về số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa
các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt.
Ví dụ: cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu
người sử dụng dịch vụ biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines và
Jetstar Pacific Airlines.
Ngoài cách phân loại trên thì luật còn liệt kê một số nhãn hiệu đặc biệt của
nhãn hiệu.
Nhãn hiệu tập thể
Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 có quy định: “Nhãn hiệu tập thể là
nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là
chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải
là thành viên của tổ chức đó”4.
Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhãn hiệu
tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội,
hợp tác xã, tổng công ty…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về
việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc,
phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu
hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Quyền sở hữu nhãn
hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diện hợp
4
Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
13
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
pháp cho tập thể đó. Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân theo
quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu
tập thể. Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử dụng
một loại nhãn hiệu. Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư cách
nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình
thường mà không được xem là nhãn hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể
duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng. Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thông báo
cho người sử dụng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm mà nhãn hiệu tập
thể được sử dụng. Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể
không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trên thị
trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản xuất
trong nước. Việc tạo nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự phát triển
các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung. Khi đó, nhãn hiệu tập
thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước.
Ví dụ: Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hoá và hình là nhãn hiệu tập thể của
tỉnh Thái Nguyên số bằng: 4-0090842-000, ngày cấp bằng: 26/10/2007. Đây là
nhãn hiệu tập thể thứ hai của tỉnh Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấp
bằng : 26/12/2006).
Nhãn hiệu chứng nhận
Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu chứng nhận là
nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên
hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất
xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch
vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu”5.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm
soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ
5
Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
14
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào
nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu
chứng nhân đặt ra. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các
quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa,
dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy
chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận tương ứng. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn
hiệu tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể
sử dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có
sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn. Nhãn hiệu chứng nhận
hầu như không được đề cập đến trong các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp định
TRIPs.
Ví dụ: Nhãn hiệu BaVi Cows Milk Sữa bò Ba Vì và hình (số bằng: 40118140-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) hay nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable
và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng: 23/10/2009) là những nhãn
hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu liên kết
Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định thì: “Nhãn hiệu liên kết
là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng
cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với
nhau”6.
Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu.
Đó là chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng
nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuếch trương
được nhanh chóng uy tín thương mại của mình. Việc sử dụng nhãn hiệu liên kết
tạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã
từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nhãn hiệu
liên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợi
6
Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
15
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
dụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu.
Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãn
hiệu Sony của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hàng
như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ. Hay công ty Toyota với các nhãn hiệu liên
kết: Toyota Camry, Toyota Vios, Toyota Innova…
Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãn
hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm,
của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nó chiếm lĩnh cả một thị
trường rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng
hóa, sản phẩm đó. Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và là
một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãn hiệu
nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Cũng chính vì
vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãn hiệu nổi
tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới
Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”7. Quy
định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ quan
nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
như các loại nhãn hiệu thông thường khác. Tại Việt Nam, Cà phê Trung Nguyên
là một ví dụ về sự thành công mang lại của một nhãn hiệu nổi tiếng đã được xây
dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một
xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát
triển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và
trở thành một nhãn hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong và
ngoài nước biết đến.
7
Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
16
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật
SHTT 2005. Đây là sự tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trước Luật SHTT
2005, pháp luật trước đây không quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị
định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp có đề cập gián tiếp đến nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ dừng lại ở việc
thừa nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị định 06/NĐCP sửa đổi bổ sung Nghị
định 63/NĐCP có đưa ra một khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 2, Điều
1, theo đó: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục
cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách
rộng rãi”. Tuy nhiên, tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nêu trong khái niệm
không rõ ràng, khó xác định.
Qua xem xét các tiêu chí nêu tại Điều 75 Luật SHTT 2005, chúng ta cũng
có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví
dụ như số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận
nhãn hiệu là nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu
thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông
qua quảng cáo... Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6 Điều
75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20 Điều 4, Luật
SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được người
tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chí công
nhận lại nêu số lượng quốc gia. Có thể nhận xét chung rằng các quy định pháp
luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được tình
hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1.1.4. khái niệm bảo hộ nhãn hiệu
Theo lý giải trong từ điện tiếng việt thì Bảo hộ được hiểu là “che chở,
không thể bị tổn thất”8. vậy, bảo hộ nhãn hiệu là những hành động mang tính
chất che chở quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nhằm không để xảy ra tổn thất về cả
tinh thần và vật chất của nhãn hiệu được bảo hộ.
8
Trung tâm từ điển học, từ điển tiếng việt 2008, nhà sản xuất Đà Nẵng 2008, trang 49.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
17
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Một nhãn hiệu được coi là hợp pháp nếu được đăng ký bảo hộ và sử dụng
theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Ngay từ xưa, một nhãn hiệu hàng hóa
có thể được bảo hộ dựa trên cơ sở là việc sử dụng hoặc đăng ký, nghĩa là chỉ cần
một trong hai cơ sở đó thì nhãn hiệu được bảo hộ. Ngày nay, các hệ thống bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa thường kết hợp cả hai yếu tố trên (đăng ký và sử dụng). Công
ước paris (Việt Nam là thành viên) buộc các nước thành viên có nghĩa vụ phải
thiết lập đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay có hơn một trăm năm mươi quốc
gia gia nhập Công ước này.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức cá nhân sử dụng
nhãn hiệu. Vậy ta có thể khẳng định việc đăng ký hay không đăng ký nhãn hiệu
là quyền của những tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc để được sử dụng
nhưng việc đăng ký nhãn hiệu lại rất cần thiết và là cỏ sở để xác lập quyền sở
hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại khoản 3, điều 6 Luật sở hữu trí
tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở
nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc
giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cục sở
hữu trí tuệ cấp9. Người được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và hưởng quyền đối với nhãn hiệu
trong phạm vi bảo hộ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra
tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào
khác.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc
quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký
kèm theo nhãn hiệu. Do đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở để chủ
sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại và là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi
9
Khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
18
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu.
Như vậy quyền đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở cấp văn bằng
bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu Công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên
cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký tại điều 6 Luật sở hữu trí
tuệ. Khi thực hiện quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi
tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng cách
cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ quan Nhà Nước.
Việc quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về
nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ cũng như pháp luật của
hầu hết các quốc gia khác thì nhãn hiệu nổi tiếng cũng không cần phải xác lập
trên cơ sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng
nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng. Chính nhờ quá
trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dung biết đến.
Ở Việt Nam thì việc bảo hộ nhãn hiệu là việc nhà nước thông qua hệ
thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể (có thể là tổ chức, cá nhân) đối với
nhãn hiệu và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba 10 .
Việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được thực hiện dưới hình thức cấp
văn bằng bảo hộ cho chủ thể có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Tuy nhiên
không phải bất kỳ nhãn hiệu nào cũng được Nhà nước thừa nhận và xác lập
quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó phải thỏa các điều kiện chung đối với nhãn
hiệu được bảo hộ. Theo điều 73 Luật sở hữu trí tuệ các dấu hiệu sau đây sẽ
không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu
1.1.4.1. Các điều kiện kiện để được bảo hộ nhãn hiệu
• Dấu hiệu nhìn thấy được
Dấu hiệu nhìn thấy được là các dấu hiệu thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc;
10
Điều 87, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sủa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
19
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Quy định của Việt Nam như trên làm hạn chế phạm vi bảo hộ đối với những
nhãn hiệu ”không nhìn thấy được” như nhãn hiệu âm thanh, mùi, hay được nhận
biết bằng xúc giác. Nhiều nước trên thế giới đã bảo hộ cho những nhãn hiệu như
vậy, chỉ cần đó là những ” dấu hiệu” và ”có khả năng phân biệt ” các sản phẩm,
dịch vụ do các chủ thể khác nhau sản xuất, cung ứng.
• Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt
Để được bảo hộ, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa phải được công
nhận là có khả năng phân biệt và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây.
* Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều
yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết;
* Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hóa của người khác đang được bảo hộ tại Việt nam (kể cả các nhãn hiệu hàng
hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia);
* Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hóa của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời
gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường
hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hóa không được sử dụng.
* Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hóa của người khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu hàng hóa của người
khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi.
* Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của
người khác đang được bảo hộ, hoặc với chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng
hóa) đang được bảo hộ.
* Không trùng với KDCN được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn
bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn.
* Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người
khác trừ trường hợp được người đó cho phép.
1.1.4.2. Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
20
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ,
huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan,
tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam,
của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng
nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu
không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm
nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc
các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
1.1.5. Khái niệm về tính phân biệt Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau.Vậy để đáp ứng các điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu
theo pháp luật chung quốc tế và của Việt Nam thì phải xét đến tính phân biệt hay
khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Điều kiện về tính phân biệt nhãn hiệu, điều kiện này xuất phát từ chức
năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa. Một nhãn hiệu muốn thực hiện chức năng
của mình phải có tính phân biệt. Tuy nhiên để xác định tính phân biệt của nhãn
hiệu hàng hóa không phải là vấn đề đơn giản, theo quan niệm khá thống nhất
trong các tài liệu thì nhãn hiệu hàng hóa được coi là có tính phân biệt khi có khả
năng xác định nguồn gốc của hàng hóa, giúp cho người tiêu dùng phân biệt hàng
hóa dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
21
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, nếu so sánh với quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu tại
một số quốc gia trên thế giới, thì pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ “các dấu hiệu
nhìn thấy được” và không chấp nhận bảo hộ đối với các dấu hiệu đặc biệt, có thể
nhận biết bằng các giác quan như thính giác (dấu hiệu âm thanh), khứu giác (dấu
hiệu mùi).
Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để thu hút được nhiều
nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư muốn đăng ký nhãn
hiệu tại Việt Nam, chúng ta nên mở rộng về tính phân biệt nhãn hiệu như âm
thanh, mùi vị…để phù hợp với tình hình thế giới.
1.1.5.1. Chức năng về tính phân biệt Nhãn hiệu
♦ Phân biệt hàng hoá
Chức năng gốc của nhãn hiệu từ xưa đến nay là phương tiện để phân biệt
hàng hóa dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu một mặt giúp cho nhà sản xuất nhận biết và quản trị việc sản
xuất và lưu thông hàng hóa của mình, nhưng mặt khác quan trọng hơn là giúp
người tiêu dùng nhận biết và phân biệt được hàng hóa của một doanh nghiệp với
tập hợp các hàng hóa của các doanh nghiệp khác được tung ra thị trường.
Khi hàng hóa càng phong phú, thì chức năng phân biệt càng trở nên quan
trọng. Người tiêu dùng khi sử dụng một loại sản phẩm. Chức năng thứ nhất cũa
nhãn hiệu hàng hóa là chức năng phân biệt các hàng hóa hoặc các dịch vụ của cơ
sở này với các hàng hóa hoặc các dịch vụ cùng loại của cơ sở khác. Ví dụ : Xà
phòng mang nhãn hiệu ‘Daso’ của công ty hóa mỹ phẩm Daos khác với xà phòng
mang nhãn hiệu “ Omo” của công ty liên doanh Unilever. Do đó nhãn hiệu hàng
hóa giúp người tiêu dung dễ dàng lựa chọn khi mua sản phẩm nhất định hoặc sử
dụng những dịch vụ mà họ thích.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
22
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Hình 2: Nhãn hiệu
bột giặt Daso
Hình 1: Nhãn hiệu
bột giặt Omo
♦ Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng này thể hiện ở chỗ: thông qua nhãn hiệu quen thuộc người tiêu
dùng cũng có thể nhận biết được công dụng, giá trị sử dụng, đặc tính… của hàng
hóa. Người tiêu dùng không cần phải đọc hết các thông tin khác nhau (in trên
hàng hóa) để biết nguồn gốc của nhà sản xuất và các đặc tính của hàng hóa mà
qua nhận biết nhãn hiệu, họ sẽ liên tưởng đến những thông tin gắn với nhãn hiệu
đó trong tiềm thức.chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa
được sử dụng. Ví dụ khi mua sản phẩm bánh đậu xanh mang nhãn hiệu “ Rồng
Vàng” mọi người biết sản phẩm xuất xứ từ Hải Dương.
♦ Cho biết mức chất lượng
Chính từ hai chức năng trên đã dẫn đến chức năng thứ ba của nhãn hiệu
hàng hóa là chức năng chỉ dẫn một mức chất lượng cụ thể của sản phẩm hoặc
dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa . Ví dụ là bánh trung thu mang nhãn hiệu “
Kinh Đô” thì có chất lượng hơn bánh trung thu mang nhãn hiệu “ Hữu Nghị”
1.1.5.2. Vai trò về tính phân biệt nhãn hiệu
Ngày nay theo xu hướng ngày càng phát triển của đất nước thì nhãn hiệu
hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ
dẫn để có thể lựa chọn chính xác sản phẩm cần chọn. Vì vậy nhãn hiệu hàng hoá
là thương hiệu, là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
23
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Với xu hướng ngày càng phát triển của đất nước. Để phù hợp trong các
hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hàng hoá là một phần không thể thiếu
đối với các công ty. Tuy nhiên, để nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản
phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện
được.Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí khách
hàng thì công ty sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị
trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều.
Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa
chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp
của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái
tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.
Đối với người tiêu dùng
Giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng: Biết được chất lượng sản
phẩm của thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hoá
theo nhãn hiệu phù hợp với nhu cầu, sở thích, mức chất lượng mà mình mong
muốn nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm (là một hàng hóa
hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt sản phẩm đó với các sản
phẩm giống hoặc tương tự do các công ty khách hàng cung cấp. Một khi người
tiêu dùng hài lòng với sản phẩm đó, có khả năng họ sẽ mua hoặc sử dụng trong
tương lai. Vì vậy, nhãn hiệu cần phân biệt được dễ dàng trong số các sản phẩm
giống hoặc tương tự.
Đối với doah nghiệp
Nhãn hiệu là uy tín của doanh nghiệp
Các nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng một vài trò quan trọng đối với công
cuộc công nghiệp hóa và từ đó đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thế giới
hiện đại của thương mại quốc tế và nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hóa và sự
phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các
thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hóa
cùng chủng loại. Thường nếu không có sự khác biêt rõ ràng đối với người tiêu
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
24
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
dùng, chúng chỉ thường khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Rõ
ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa chọn và đi đến
quyết định lựa chọn riêng cho mình trong số hàng hóa cạnh tranh. Do vây, hàng
hóa phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hóa trên thị trường chính là
nhãn hiệu hàng hóa.
Nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu và tiếp
thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của
công ty trong con mắt người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm tạo
niềm tin, làm cơ sở để hình thành và nâng cao danh tiếng của công ty. Người tiêu
dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định,
dựa trên một số phẩm chất hoặc đặc điểm, mà họ mong muốn, của sản phẩm
mang nhãn hiệu đó.
Nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích công ty đầu tư vào việc
duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản
phẩm mang nhãn hiệu cho họ có một danh tiếng tốt.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của doanh
nghiệp khác, tuy nhiên không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng
của việc bảo vệ nhãn hiệu. Theo pháp luật về Nhãn hiệu, việc đăng ký mang lại
cho công ty của bạn độc quyền ngăn chặn người khác đưa ra thị trường các sản
phẩm trùng hoặc tương tự mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.
Nếu không đăng ký, việc đầu tư của doanh nghiệp cho việc tiếp thị một
sản phẩm trở lên vô ích bởi vì công ty đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu giống
hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm
của mình. Nếu một đối thủ cạnh tranh sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương
tự , người tiêu dùng có thể mắc lừa khi mua sản phẩm của đối thủ mà nghĩ rằng
đó là sản phẩm của đối thủ mà không nghĩ rằng đó là sản phẩm của công ty bạn.
Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm phương hại đến
danh tiếng và hình ảnh của công ty bạn, đặc biệt nếu sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh chất lượng thấp.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
25
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Bởi giá trị nhãn hiệu và tầm quan trọng của một nhãn hiệu có thể quyết
định sự thành công của một sản phẩm trên thị trường.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Nhãn hiệu được coi là biểu tượng của nền kinh tế ngày nay. Ở vào thời
đại mà kỹ nghệ quảng cáo phát triển không ngừng, thì đương nhiên vai trò của
nhãn hiệu càng ngày càng quan trọng nhãn hiệu được hỗ trợ đắc lực bởi quảng
cáo là một yếu tố thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm; nó tạo ra một hiện tượng tâm
lý do đó người tiêu dùng do phản xạ liên kết một sản phẩm với nhãn hiệu sản
phẩm đó.
Nhãn hiệu là công cụ của cả một chiến lược kinh tế trong việc tổ chức các thị
trường và các mạng lưới phân phối. Đó là một khi giới hàng đầu trong cuộc
chiến đấu giữa các đơn vị phân phối lớn và nhà buôn nhỏ trên bình diện quốc
gia cũng như quốc tế11.
1.2. Sự khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của
một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của chỉ
dẫn địa lý
Nhãn hiệu là dấu hiệu của một doanh nghiệp nhằm phân biệt hàng hóa và
dịch vụ của họ với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu nhãn
hiệu có độc quyền ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu của mình. Còn Chỉ dẫn địa lý chỉ
dẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa được sản xuất ở một vùng nhất định và có
những đặc trưng nhất định có được nhờ vùng sản xuất đó.
Hình 3 : Chỉ dẫn địa lý
Hình 4 : Nhãn hiệu kẹo
kẹo dừa bến tre
dừa
11
Đinh văn thanh, Đinh Thị Hằng, Nhãn hàng hóa trong pháp luật dân sự , NXB Công an nhân dân
2004, tr
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
26
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng bởi tất cả những người sản xuất sản phẩm
tại vùng được chỉ định mang chỉ dẫn địa lý và các sản phẩm của họ có chất lượng
đặc thù. Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh,
dùng để chỉ một quốc gia gốc địa hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một
quốc gia và còn Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch
liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có
nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất
lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được
chủ yếu là do nguồn lý tạo nên.
1.2.2. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của tên
thương mại
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiên hành, thì tên thương mại là tên thương mại
là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh”. Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. ở đây, có thể thấy ngay sự
khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Cụ thể, tên
thương mại là tên gọi còn nhãn hiệu là dấu hiệu.
Hình 5 : Tên thương mại
bia Sài Gòn
Hình 6 : Nhãn hiệu bia
Sài Gòn
Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này hoàn toàn chỉ có tính tương đối.
Trong trường hợp này thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ
của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là tên của một
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
27
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác
biệt
Trong trường hợp khác thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do
doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hoá,
dịch vụ với chủ thể khác. Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường
được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung
Nguyên”... mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó và đây chính là
điểm sẽ gây tranh cãi trong tương lai, Đây là sự trùng nhau giữa tên thương mại
và nhãn hiệu.
Do vậy, các quy định của luật pháp cần phải tính đến một thực tế trong
thương mại về cách hiểu và tiếp nhận của người tiêu dùng đối với tên gọi của tổ
chức dùng trong kinh doanh.
Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo
hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng
ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006) còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua
thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm
vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi
bảo hộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường
hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ
trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác
định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có
danh tiếng”. Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề
tranh chấp trong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua
tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu. Tên
thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt. Theo
khoản 2, điều 74 Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng
phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử
dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
28
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”12. Ngược lại, theo khoản 3
Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân
biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác”13. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau này cũng sẽ là vấn đề pháp lý phát
sinh trong tương lai và là điều mà các doanh nghiệp cần lường trước trong hoạt
động thương mại.
1.2.3. Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của
kiểu dáng công nghiệp
Là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, định nghĩa kiểu dáng công
nghiệp được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Kiểu dáng công
nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố này”14.
Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ nếu có tính mới, tính sáng tạo
và khả năng áp dụng công nghiệp.
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện và công nhận khi kiểu
dáng đó đảm bảo: Khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bộc lộ công
khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác
ở trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (trong trường
hợp được hưởng quyền ưu tiên) và chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài
nước.
Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thừa nhận nếu so với các
kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức văn bản, hoặc
bất kỳ hình thức nào khác ở trong hay ngoài nước thì kiểu dáng đó không thể
được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực
tương ứng.
Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng có
thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống
12
Khoản 2, Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
Khoản 3, Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
14
Khoản 13 , Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
13
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
29
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
hệt nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp15 (Kiểu dáng công
nghiệp phải có khả năng áp dụng bằng phương pháp công nghiệp (áp dụng
công nghiệp). Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp phải áp dụng được đối với sản
phẩm, hai chiều cũng như ba chiều.
Kiểu dáng công nghiệp được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản
phẩm yếu tố không cần phải có tính phân biệt. Đây chính là điểm khác biệt lớn
đối với nhãn hiệu, yếu tố phân biệt là yêu cầu quan trọng đói với nhãn hiệu
Hình 9 : Kiểu dáng chai
nước lavie
Hình 10 : Nhãn hiệu laveie
Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả các loại dấu hiệu nhìn thấy được
nhưng luôn luôn phải là dấu hiệu có tính phân biệt vì nhãn hiệu luôn luôn phải có
khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa
hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác.
Vậy Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một
số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành
một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không
được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá.
15
Điều 63, Luật sở luật sở hữu tuệ 2005 (sủa đổi, bổ sung 2009)
Điều 65, Luật sở luật sở hữu tuệ 2005 (sủa đổi, bổ sung 2009)
Điều 66, Luật sở luật sở hữu tuệ 2005 (sủa đổi, bổ sung 2009)
Điều 67, Luật sở luật sở hữu tuệ 2005 (sủa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
30
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ Do đó chức năng và cơ sở
của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hoàn toàn khác nhau.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển về bảo hộ Nhãn hiệu và tính phân biệt
Nhãn hiệu
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển về bảo hộ nhãn hiệu Trên thế giới
Nhãn hiệu có từ khi thương mại được thiết lập. Địa Trung Hải và Trung
Đông được cho là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nền văn minh cổ xa của
người Etruria, người Hy Lạp, và người La Mã đã nghĩ ra nhãn hiệu. Loại hàng
hóa cổ đại được sản xuất hàng loạt là ấm nước và đến tận bây giờ người ta vẫn
tìm thấy rất nhiều vết tích của loại hàng hóa này. Rất nhiều bằng chứng cho thấy
nhãn hiệu đã được sử dụng vào thời đó, dưới dạng đánh dấu của thợ gốm nhưng
dần dần nhãn hiệu cũng được làm tinh tế hơn dưới dạng tên, biểu tượng như hình
dấu thập hay ngôi sao. Thời La Mã cổ đại đã xuất hiện những quy định về luật
thương mại. Những quy định này thừa nhận quyền lợi và nguồn gốc xuất xứ16
những dấu khắc của người thợ làm gốm nhưng không ngăn được việc làm nhái
các con dấu để đánh lừa khách hàng. Thậm chí người ta có thể thấy những đồ
gốm của người La Mã được làm nhái và mang dấu giả ở viện Bảo tàng nước
Anh, những chiếc ấm gốm này được làm tại Bỉ và được mang tới Anh vào năm
thứ I trước công nguyên như là hàng giả đối với những người kém hiểu biết. Khi
thương mại hàng hóa từ Châu Âu chuyển sang Châu Mỹ thì các hoạt động làm
giả hay làm nhái nhãn hiệu cũng được diễn ra theo, và thậm chí đến tận bây giờ
dưới sự thắt chặt của hệ thống pháp luật hiện đại và phát triển thì tình trạng này
vẫn còn rất phổ biến.
Trước sự sụp đổ của đế chế La Mã, một hệ thống thương mại tinh vi nhằm
gắn kết các nước Địa Trung Hải và Bắc Âu lại gần nhau cũng bị sụp đổ theo.
Nhãn hiệu và biểu tượng vẫn được sử dụng nhưng chỉ trong phạm vi lãnh thổ
nước đó ngoại trừ con dấu của hoàng đế là được công nhận trên lãnh thổ nước
16Lịch sử hình thành và phát triển luật Nhãn Hiệu, http://www.trademarks.vn/Nhan-hieu-Viet-Nam/Lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-luat-Nhan-Hieu.html [ ngày
truy cập 25/10/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
31
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
khác, và cũng vào thời điểm này hình thành môn khoa học nghiên cứu về lịch sử
& gia huy các dân tộc lâu đời mặc dù môn khoa học này đã được nhen nhúm từ
đầu thời kì trung cổ, phổ biến vào thế kỉ 20 và kết thúc vào thời kì phục hưng.
Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, nhãn hiệu và biểu tượng
mới được sử dụng phổ biến. Cuộc cách mạng Công nghiệp kéo theo những thành
tựu đổi mới trong sản xuất và thông tin liên lạc đã mở ra một thế giới mới, cho
phép quảng bá sản phẩm đi khắp nơi. Đã có rất nhiều thương hiệu được nhiều
người biết đến từ cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 20 như máy khâu Singer, nước uống
Coca-Cola, cháo yến mạch của Quanker, hãng du lịch Cook, xà bông Sunlight,
ngũ cốc điểm tâm Shredded Wheat, hãng phim chụp ảnh Kodak, hay séc du lịch
của American Express, đậu nướng Heinz và hãng bảo hiểm Prudential. Từ sau
Thế chiến thứ II, đới sống của nhân dân nói chung đã có những cải thiện rõ rệt,
kéo theo sự phổ biến của nhãn hiệu và biểu tượng.
Trong giai đoạn này, nhiều nước đã ban hành luật nhãn hiệu như Đức,
Nhật…Việc trao đổi sản phẩm qua biên giới quốc gia đã tạo nên một làn sóng
toàn cầu hóa tới các cường quốc công nghiệp. Cùng với sự phát triển của thương
mại hàng hóa xuyên quốc gia thì tình trạng làm hàng giả, hàng nhái cũng gia
tăng. Đây là một điều cản trở lớn cho quá trình giao lưu thương mại. Chính vì
vậy, một nhu cầu tất yếu xảy ra đó là cần có sự bảo hộ về quyền Sở hữu trí tuệ
nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng theo phương diện quốc tế. Kết
quả là các điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu đã lần lượt ra đời.
Văn bản đầu tiên là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được
ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris, được xem xét lại và sửa đổi tại Roma năm 1886,
tại Mađrit năm 1890, tại Brussels năm 1897 và 1900, tại Washington năm 1911, tại
La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm
năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến ngày 15/01/2002, có 162
nước là thành viên của Công ước này Việc bảo hộ nhãn hiệu theo công ước Paris
được thực hiện dựa trên hai khía cạnh: Một là, thiết lập những nguyên tắc bảo hộ
chung cho tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định trong công
ước trong đó có nhãn hiệu. Hai là những quy định riêng về chế độ bảo hộ đối với
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
32
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
nhãn hiệu.Sự ra đời của Công ước Paris đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển
của pháp luật về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp .Tuy nhiên công ước
Paris cũng bộc lộ một số thiếu sót nhất định như chưa thiết lập về hệ thống đăng
kí quốc tế cũng như chưa có các hình phạt đối với các nước thành viên không bảo
hộ tối thiểu quyền Sở hữu trí tuệ. Nhằm khoả lấp một phần những khoảng trống
trong Công ước Paris liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa , năm 1891, Thỏa ước
Mađrit đã được thông qua tại Tây Ban Nha. Tính đến ngày 18/01/2002, Thỏa ước
đã thu hút được 52 quốc gia thành viên. Những quy định của Thỏa ước mở ra cơ
hội cho việc thiết lập cơ chế đăng ký quốc gia và quốc tế cho cùng một Nhãn
hiệu hàng hóa , trong đó mỗi nước thành viên Thỏa ước đều có nghĩa vụ công
nhận đăng ký này. Thỏa ước không thiết lập một chế độ bảo hộ duy nhất đối với
Nhãn hiệu hàng hóa ở tất cả các nước thành viên tham gia mà chỉ làm đơn giản
hơn quá trình đăng ký bảo hộ đồng thời ở nhiều quốc gia, tạo điều kiện cho người
nộp đơn có thể xin đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa của mình ở nhiều quốc
gia mà không phải đăng ký trực tiếp ở từng quốc gia đó. Chính điều này sẽ dẫn
tới việc giảm thiểu đáng kể những chi phí đăng ký cho người nộp đơn.
Cho đến thời điểm hiện tại, Thỏa ước Mađrit vẫn là điều ước quốc tế quan
trọng nhằm khắc phục nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa tại
các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Thỏa ước vẫn còn có những
điểm bất cập:
Thứ nhất, đó là tình trạng về quá trình đăng ký hai giai đoạn: đầu tiên là ở
cấp độ quốc gia, sau đó là ở cấp độ quốc tế. Điều này sẽ tạo ra những bất lợi nhất
định cho người nộp đơn tại nước nơi mà thủ tục xét nghiệm về Nhãn hiệu được
tiến hành cẩn trọng, khắt khe hơn hoặc nơi mà việc sử dụng nhãn hiệu được coi
là điều kiện bắt buộc để nhãn hiệu có thể được đăng ký.
Thứ hai, quy định về thời hạn từ chối đăng ký Nhãn hiệu của quốc gia thành
viên trong vòng 12 tháng làm cho thời gian xét nghiệm Nhãn hiệu một cách
nghiêm túc trở nên quá ngắn, nhất là trong điều kiện số lượng lớn đơn nộp yêu cầu
bảo hộ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
33
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Thứ ba, mức lệ phí tương đối thấp cho việc đăng ký Nhãn hiệu ở các cơ
quan có thẩm quyền tại các quốc gia không thể chi trả hết được những chi phí
cho việc tiến hành xét nghiệm Nhãn hiệu một cách nghiêm túc.
Thứ tư, sự phụ thuộc của hiệu lực đăng ký quốc tế vào hiệu lực đăng ký
cơ sở (cho dù chỉ là trong vòng 5 năm đầu tiên) không đáp ứng được lợi ích của
người nộp đơn ở các quốc gia nơi mà Nhãn hiệu thường hay bị đình chỉ, huỷ bỏ vì
nhiều lý do khác nhau.
Xuất phát từ những lý do kể trên nên mặc dù Thỏa ước Mađrit ra đời từ
hơn một trăm năm nay và đã qua nhiều lần sửa đổi song vẫn vắng bóng sự tham gia
của một số cường quốc về Nhãn hiệu hàng hóa , trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản
và Anh.
Với mục đích nhằm mở rộng hệ thống đăng ký, thu hút nhiều nước tham
gia hơn nữa, năm 1995, Nghị định thư Mađrit đã ra đời. So với Thỏa ước Mađrit,
Nghị định thư đã có một số cải cách cơ bản như: Việc đăng ký quốc tế không chỉ
dựa trên cơ sở đăng ký quốc gia mà còn có thể dựa trên đơn đăng ký quốc gia;
Thời hạn từ chối đăng ký cho mỗi quốc gia là 18 tháng thay vì 1 năm như trước
đây; Mức lệ phí được tăng lên và các quốc gia được phép thu lệ phí riêng cho
việc đăng ký; Một đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ có thể chuyển thành một đăng ký
quốc gia ở mỗi quốc gia được chỉ định.
Tính đến ngày 18/01/2002 đã có 55 quốc gia là thành viên của Nghị định
thư Mađrit Việt Nam đã gia nhập Điều ước quốc tế này từ ngày 11/7/2006. Trong
số các cường quốc về bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa , Hoa Kỳ vẫn là nước tiếp tục
không tham gia Nghị định thư. Bởi vì, về cơ bản, Hoa Kỳ tuy chấp nhận những
điều kiện của Nghị định thư, nhưng lại không đồng ý với cơ chế bỏ phiếu của
Nghị định thư (chấp nhận cả các lá phiếu độc lập của từng nước Châu Âu lẫn lá
phiếu của Liên minh EC). Hoa Kỳ cho rằng, một nguyên tắc cần được tôn trọng
khi tham gia bất kỳ thoả thuận quốc tế nào là các thành viên phải có quyền bầu
cử như nhau.
Các thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa ở mỗi nước được quy định là
tương đối khác nhau. Những thủ tục này đôi khi đòi hỏi các thể thức rất khác
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
34
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
nhau, gây ít nhiều khó khăn cho người nộp đơn và chủ sở hữu Nhãn hiệu hàng hóa
. Một thành công đáng kể trong việc tiến tới hài hoà hoá, đơn giản hoá các thể
thức đó là việc thông qua Hiệp ước luật Nhãn hiệu hàng hóa ngày 27 tháng 10
năm 1994.
Các quy định của Hiệp ước đưa ra những tiêu chuẩn tối đa về thủ tục mà
cơ quan có thẩm quyền đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa được phép hay không được
phép đòi hỏi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu Nhãn hiệu hàng hóa . Hiệp ước loại
bỏ một số yêu cầu được coi là gánh nặng (như việc hợp pháp hoá chữ ký); đề ra
một số điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các thủ tục; v.v…
Nhìn chung, Hiệp ước luật Nhãn hiệu hàng hóa mang lại lợi ích không chỉ
cho người nộp đơn, chủ sở hữu Nhãn hiệu hàng hóa mà còn cho cả cơ quan đăng
ký của các quốc gia và các đại diện sở hữu trí tuệ.
Tính đến tháng 10/ 2004, tức là chỉ sau 10 năm ra đời, Hiệp ước đã được
27 nước phê chuẩn, trong đó có Hoa Kỳ. Với Việt Nam, mặc dù chúng ta chưa
tham gia Hiệp ước song hệ thống pháp luật của nước ta có hầu hết các quy định
trong hiệp ước. Tuy nhiên có một số điều bị cấm và thiếu một số quy định bắt
buộc.
Cũng trong năm 1994, một điều ước quốc tế vô cùng quan trọng đã được
thông qua mà sự xuất hiện của nó đã mang lại những thay đổi cơ bản trong lĩnh
vực SHTT (trong đó có Nhãn hiệu hàng hóa ). Đó chính là Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS).
Hiệp định TRIPS quy định việc bảo hộ nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau,
trong đó có Nhãn hiệu hàng hóa . Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại và mở rộng
các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS đã
vượt ra ngoài Công ước Paris khi lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới là đối
xử tối huệ quốc (MNF), đồng thời quy định các biện pháp thực thi quyền sở hữu
trí tuệ khá chặt chẽ và hệ thống hình phạt đối với các thành viên không đảm bảo
sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa
vụ thực thi quyền. Các hình phạt này hoàn toàn không có trong Công ước Paris.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
35
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Cũng với mục đích tăng cường bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong đó có nhãn hiệu hàng hóa trên quy mô toàn thế giới, năm 1970, Tổ chức
sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển về Bảo hộ nhãn hiệu Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, so với lịch sử hình thành và phát triển về pháp luật bảo hộ
trên thế giới, thì Việt Nam, pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung
và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng chậm phát triển
do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Khái niệm nhãn hiệu mới xuất hiện từ
khoảng hơn 20 năm trở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh
và nhất là với xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Trong bối cảnh đó nhãn hiệu
đang dần chiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân
nhắc khi lựa chọn sản phẩm
1.3.2.1.Giai đoạn trước khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời
Ngày 8/3/1949 chính quyền Việt Nam cộng hòa đã gia nhập 2 điều ước
quốc tế quan trọng liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu là công ước Paris năm 1883
về bảo hộ quyền SHCN và Thỏa ước Madird 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
và được chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa năm 1976. Cùng
năm này, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức SHTT thế giới
(WIPO), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về SHTT ở nước ta.
Văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề bảo hộ quyền SHCN là nghị định
197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành “Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa”, sau đó
là nghị định số 175/TTg về đăng ký nhãn hiệu.
Pháp luật về SHTT nước ta chỉ thực sự khởi sắc từ sau năm 1986-năm
đánh dấu công cuộc đổi mới ở nước ta. Nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực này
đã được ban hành như : Điều lệ kiểu dáng công nghiệp ngày 13/05/1988, Pháp
lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 5/12/1988, Nghị
định sô 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chuyển giao
công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN ngày
11/02/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
36
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
bảo hộ quyền SHCN…Các văn bản này đã phần nào điều chỉnh việc bảo hộ
quyền SHTT nhưng còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được cơ chế bảo
hộ trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Điều 60, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
và tham gia các hoạt động văn hóa khác, Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp”.
Sau đó, nghị định 54/2000/NĐ-CP ra ngày 03/10/2000 của chính phủ về
bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và
bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN. Cũng
trong năm đó, Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ một hiệp định mại có quy định về bảo
hộ quyền SHTT, các Giai đoạn từ khi có luật sở hữu trí tuệ ra đời đến nay17
1.3.2.2.
Giai đoạn từ khi có luật sở hữu trí tuệ ra đời đến nay
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệ
được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấu bước
phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cùng với đó, nhãn hiệu được
nhìn nhận một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Cùng với Luật Sở hữu trí tuệ 2005,
còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu công
nghiệp nói chung đó là: Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ
số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ
thể tại Khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
17 Lịch sử pháp luật nhãn hiệu Việt Nam, http://www.trademarks.vn/Nhan-hieu-Viet-Nam/Lich-su-phap-luat-nhan-hieu-Viet-Nam.html [ ngày truy cập
25/10/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
37
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ðây
là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của BLDS
1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hoá” và không
hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Như vậy, quy định
này cho phép các doanh nghiệp có thể hiểu được một cách mở rộng là “bất kỳ
dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm
của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Từ đó, các doanh
nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sản phẩm
của mình. Việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để thay cho thuật ngữ “nhãn hiệu
hàng hóa” trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tránh được tình trạng dễ gây sự
hiểu lầm là thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chỉ được sử dụng cho hàng hóa mà
không bao gồm nhãn hiệu sử dụng trong dịch vụ của người áp dụng (trong Nghị
định số 63/CP đã phải có giải thích “nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là bao gồm
cả nhãn hiệu dịch vụ”). Đồng thời, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” còn phù
hợp với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệu khác như “nhãn hiệu
tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng” .
Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãn
hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn
hiệu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi có
nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do không có quy
định cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng ký những dấu hiệu bất kỳ theo ý
chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan đăng ký khi phải
xem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu
hay không? .Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ là vô
cùng cần thiết và quan trọng. Điều 72 Luật SHTT đã quy định cụ thể vấn đề này.
Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc;
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
38
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.
Như vậy, Điều 72 Luật SHTT đã làm rõ về các dấu hiệu có thể được bảo
hộ là nhãn hiệu. Đây là hành lang pháp lý để các nhà sản xuất, kinh doanh tạo lập
một nhãn hiệu phù hợp. Theo đó, không phải bất kỳ các dấu hiệu nào cũng có thể
được sử dụng và được bảo hộ là nhãn hiệu mà pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ
thể đối với chúng. Đầu tiên, đó là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được, tức
pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác.
Điều kiện thứ hai bắt buộc để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu đó là khả
năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác
nhau.
Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quy
định chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995. Tuy nhiên,
cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các
dấu hiệu mới mà thế giới đã thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âm
thanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưa
được quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam.
1.4. Sự cần thiết ghi nhận pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu
Tính phân biệt nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của
doanh nghiệp này với hàng hóa của doanh nghiệp khác.
Bất kỳ từ ngữ, chữ cái, con số, bản vẽ hình ảnh, hình dáng, màu sắc logo hoặc sự
kết hợp các yếu tố được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ điều được
xem là tính phân biệt nhãn hiệu.
Tính phân biệt nhãn hiệu có vai trò vô cùng quan trọng vì để một nhãn hiệu có
giá trị thì nó phải có tính phân biệt. Tính phân biệt của nhãn hiệu là một yếu tố
quan trọng đối với nhãn hiệu nó là điều kiện để bảo hộ hợp pháp và tạo nên giá
trị của nó, khi một nhãn hiệu muốn thực hiện chức năng của mình thì nó phải có
tính phân biệt, một nhãn hiệu được coi là có tính phân biệt khi có khả năng xác
định nguồn gốc của nhãn hiệu, giúp người tiêu dung phân biệt hàng hóa dịch vụ
của doanh nghiệp này với hàng hóa của doanh nghiệp khác.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
39
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Một nhãn hiệu có được tính phân biệt từ bản tính vốn có của nó hoặc được thông
qua quá trình sử dụng của chủ nhãn hiệu.
Về tính phân biệt nhãn hiệu được ghi nhận trong phần giải thích về khả năng
phân biệt nhãn hiệu.
Một dấu hiệu muốn được bảo hộ phải có tính phân biệt của nó mà tính phân biệt
nhãn hiệu chính là chức năng cơ bản của nó.
Việc bảo hộ nhãn hiệu còn tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước trong việc
quản lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quền sở hữu công
nghiệp nói riêng. Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ trong môi trường cạnh tranh
là mạnh còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và tác dụng này hiện nay còn trở nên quan trọng hơn.
Một nhãn hiệu tốt sẽ được ghi nhớ bởi tính phân biệt cũng như chất lượng hàng
hóa mang chúng.
Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng
không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là
một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị
trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong
nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu
công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến
việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh
thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài. Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản
phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một
môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin
cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo
hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích
người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh
cho người tiêu dùng không bị lừa dối. Thực tế cho thấy, trong những năm gần
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
40
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên
đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã
hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục
đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện
bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có
thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện
bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn
hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những
quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày càng chú trọng về bảo hộ nhãn hiệu bởi
giá trị nhãn hiệu và tầm quan trọng của một nhãn hiệu có thể quyết định sự thành
công của một sản phẩm trên thị trường, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng
nhãn hiệu đó đăng ký tại các thị trường liên quan
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
41
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÍNH PHÂN
BIỆT CỦA NHÃN HIỆU
2.1. Quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
2.1.1. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số
yếu tố dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ18 ,không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để làm
nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ
nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc
không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ
tại Việt Nam (kể cả nhãn hiệu hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia); không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hóa của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời
gian tính từ khi hết trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hóa
không được sử dụng.
Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
hàng hóa của người khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu hàng hóa của
người khác đã được sử dụng và đã đượcthừa nhận một cách rộng rãi.
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của
người khác đang được bảo hộ, hoặc với chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng
hóa) đang được bảo hộ;
Không trùng với KDCN được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp
Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn;
trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ
trường hợp được người đó cho phép.
18
Khoản 1, Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
42
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ
Theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp, tại điều 39.5, được quy định ngoại lệ như sau đối với khả năng
phân biệt của dấu hiệu từ ngữ
Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các
điểm 39.4.a, b, c, d, e của Thông tư này đã và đang được sử dụng với chức năng
nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn
hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan.
a) Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng
về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm
vi, mức độ sử dụng hiện nay..., trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử
dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng
phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu.
Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt
khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ
biến trong thực tế.
Tính phân biệt của dấu hiệu từ ngữ nó không được quy định rõ ràng mà chỉ
liệt kê các dấu hiệu loại trừ là các dấu hiệu không có khả năng phân biệt của dấu
hiệu từ ngữ được quy định tại điều 39.3 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/02/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của
Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. được quy định như sau: ”Ký tự thuộc
ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể
nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được)
như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ
Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái...; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
43
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc
được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác;
b) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ
cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc
được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó
được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác;
c) Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết
và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật
tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản;
d) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa
của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên
quan đến mức bị mất khả năng phân biệt;
e) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông
thường của chính hàng hoá, dịch vụ liên quan;
g) Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính hàng hoá, dịch
vụ mang nhãn hiệu như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý
(trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa
lý của hàng hoá hoặc nhãn hiệu tập thể), phương pháp sản xuất, chủng loại, số
lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu
chứng nhận chất lượng của hàng hoá, dịch vụ), thành phần, công dụng, giá trị của
hàng hoá, dịch vụ;
h) Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực
kinh doanh của chủ nhãn hiệu;
i) Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc
phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác theo quy định tại các
điểm e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ;
k) Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối
người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị
hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
44
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
liệu, tính ưu việt của hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 73 của
Luật Sở hữu trí tuệ;
l) Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của
nước ngoài; trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi của các nhân
vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người
khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của chủ sở
hữu tác phẩm đó.”
Khả năng phân biệt của dấu hiệu hình
Cũng giống như khả năng phân biệt của dấu hiệu từ ngữ chỉ liệt kê các dấu
hiệu loại trừ khả năng phân biệt
Trừ các trường hợp ngoại lệ quy định tại điểm 39.5 của Thông tư này, dấu
hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt, nếu:
a) Dấu hiệu hình là hình hoặc hình hình học phổ thông như hình tròn, hình
elip, tam giác, tứ giác... hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử
dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm;
b) Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không
dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều
hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau;
c) Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng
rãi;
d) Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn
hiệu; địa điểm, phương pháp sản xuất, nguồn gốc địa lý, chủng loại, số lượng,
chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác của
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
e) Dấu hiệu hình trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công
nghiệp đang được bảo hộ của người khác;
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
45
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
g) Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh
của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài;
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của các nhân vật, hình
tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã
được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác
phẩm đó.
Khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp
Ở khả năng phân biệt này thì dấu hiệu kết hợp được quy định rõ ràng
trong thông tư này cụ thể như sau:
”Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ
và dấu hiệu hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt, cụ thể:
a) Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành
tổng thể có khả năng phân biệt;
b) Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác
người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu
chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không
có hoặc ít có khả năng phân biệt;
c) Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình
không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các
dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là
có khả năng phân biệt;
d) Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có
khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt
qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 của Thông tư này”
2.1.2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt
Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ
không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
46
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của
hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường
xuyên, nhiều người biết đến;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số
lượng chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác
mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả
năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký
nhãn hiệu;
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh
doanh;
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu
hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu
hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy
định tại Luật này;
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn
trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký
nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng
hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn
được hưởng quyền ưu tiên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký
nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị
chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản
1 Điều 95 của Luật này;
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
47
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được
coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương
tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá,
dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến
khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi
dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của
người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn
gốc địa lý của hàng hoá;
Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được
dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu
mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không
có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp
của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có
ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của
đơn đăng ký nhãn hiệu
Từ những yếu tố phân biệt nêu trên, nhãn hiệu có thể xác định những yếu
tố có khả năng phân biệt và không phân biệt được so với những nhãn hiệu khác
2.1.3. Các tiêu chí để được đăng ký nhãn hiệu
Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế.
• Có hai tiêu chí chính để xem xét :
Nhãn hiệu phải độc đáo hoặc có khẳ năng phân biệt các sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp này với các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
48
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm dịch có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm
các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.
2.1.4. Những dấu hiệu cụ thể về tính phân biệt nhãn hiệu
2.1.4.1. Dấu hiệu từ ngữ
Trong các số dấu hiệu được phân biệt theo hình thức, thì dấu hiệu từ ngữ
chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Những dấu hiệu từ ngữ bao gồm nhũng dấu
hiệu là các từ, sự kết hợp giữa các chữ các có thể phát âm. Cụm từ, câu, những
đơn vị tiếng khác cũng như sự kết hợp giữa chúng. Những dấu hiệu là từ ngữ phổ
biến hơn do những đặc tính phân biệt có ý nghĩa của những từ ngữ. Có thể giải
thích vai trò của nhãn hiệu là từ ngữ bằng một loạt yếu tố sau:
Thứ nhất, dấu hiệu là từ ngữ dễ được cảm nhận cả về thính giác và thị giác và
dễ ghi nhớ hơn.
Thứ hai khả năng tạo ra những dấu hiệu từ ngữ là không hạn chế trên thực tế.
Thứ ba, dấu hiệu từ ngữ thể hiện một cách chính xác và tinh tế hơn những đặc
tính ưu việt của hàng hóa; cuối cùng , dấu hiệu từ ngữ có những lợi thế trong việt
quảng cáo.
Thông thường dấu hiệu từ ngữ mang trng mình những nội nội dung có ý
nghĩa đặc biệt, trong sự kết hợp với hiệu ứng ohats âm thanh của từ ngữ có khả
năng tạo ra trong người tiêu dung những cảm nhận tích cực về nhàn sản xuất.
Hiện nay, dấu hiệu từ ngữ đang dần dần chiếm ưu thế hơn so với nhãn
hiệu hình ảnh, mặc dù dấu hiệu hình ảnh xuất hiện lâu đời hơn so với các loại
dấu hiệu khác. Trên thế giới dấu hiệu từ ngữ chiếm khoảng 80% toàn bộ số nhãn
hiệu.
Dấu hiệu từ ngữ này có thể bao gồm tên công ty, họ, tên, khẩu hiệu và bất
kỳ từ ngữ nào được sáng tạo hay không Từ ngữ không nhất thiết phải có nghĩa,
chẳng hạn như: Nhãn hiệu SONY, Nhãn hiệu KODAK, Nhãn hiệu NOKIA...
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
49
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Hình 11 : Dấu hiệu từ ngữ
mang nhãn hiệu SONY
Chữ cái và con số: Đây cũng là một loại dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiêu hàng hóa một cách khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, không phải mọi
chữ cái và con số đều được thừa nhận là nhãn hiệu hàng hóa . Các chữ cái đơn lẻ
và không được cách điệu thì thường được coi là không có khả năng phân biệt và
do vậy không được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2
Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ
không thông dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, nếu chúng đã được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu thì vẫn được chấp nhận.
Trong nhóm dấu hiệu được hình thành từ ngôn ngữ thông thường, dấu
hiệu là tên riêng chiếm một vị trí quan trọng. Tại nhiều quốc gia, ngững dạng dấu
hiệu là tên riêng hay tên biệt danh được đăng ký làm nhãn hiệu tương tự như các
loại dấu hiệu khác. Tuy nhiên ở từng quốc gia cũng có sự khác biệt nhất định
trong cách tiếp cận đối với việc bảo hộ các nhãn hiệu này
Dấu hiệu có thể là sự kết hợp giữa các chữ cái đơn lẻ (“ FPT”, “AIA”);
hay con số (“555”, “ 333” ) Những nhãn hiệu ở dạng chữ cái và con số cũng phổ
biến.
Tại Việt Nam, trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , nhãn hiệu được tạo
thành từ các chữ cái nhưng không phát âm được như một từ ngữ chỉ được bảo hộ
khi được trình bày dưới hình thức độc đáo, sáng tạo. Theo quy định của Luật sở
hữu trí tuệ hiện hành, chữ cá thuộc ngôn ngữ thông dụng có thể được bảo hộ nếu
đó là những từ ngữ có ký tự 3 chữ cái trở lên. Đối với những ký tự mặc dù có
nguồn gốc La-Tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số.
hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không được như một từ, kể cả khi đi kèm chữ
số đều bị coi không có khả năng phân biệt, trừ trường hợp được trình bày dưới
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
50
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
dạng đồ họa. Bên cạnh đó đối với một dấu hiệu tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc
từ ngữ không thể nhận biết và nghi nhớ được như một dãy qua nhiều ký tự không
được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định thì cũng không có khả năng phân
biệt và do vậy không thể được đăng ký là nhãn hiệu. Mục 39.3.b, 39.3.d Thông
tư 01/2006.
Hình 12 : Nhãn hiệu Bia
333
Hình 13 : Nhãn hiệu
FPT
2.1.4.2. Dấu hiệu hình ảnh
Nhãn hiệu bằng hình ảnh có tác dụng lôi kéo người tiêu dùng qua thị giác;
hình vẽ: Bao gồm các hình hoạ, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình hoạ hai chiều
của hàng hóa hoặc bao bì. Pháp luật của nhiều nước trong đó có Việt Nam không
chấp nhận cho đăng ký các hình và hình học đơn giản như hình chữ, hình vuông,
hình tròn… vì chúng bị coi là không có khả năng phân biệt19. Những đặc trưng
cơ bản của các dấu hiệu này là việc sử dụng các yếu tố đồ họa, xây dựng biểu
tượng theo nguyên tắc bố cục mỹ thuật, màu sắc.
Biểu tượng đập vào mắt, cấu trúc sắc nét làm cho nhãn hiệu hình vẽ, hình
ảnh trở nên dễ ghi nhớ chung đối với người tiêu dung ở nhiều quốc gia. Hơn thế
nữa dấu hiệu này thường đơn giản, kết cấu gọn hơn, đơn giản hơn so với dấu
hiệu từ ngữ, đều này tạo thuận lợi cho việc sử dụng hàng hóa.
19
khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
51
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Hình 14 : Nhãn hiệu Apple
2.1.4.3. Dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh kết hợp
Sự kết hợp của các yếu tố kể trên: Là những dấu hiệu được tạo ra từ sự kết
hợp các dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ với nhau. Loại dấu hiệu này
được sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam cũng như ở các nước khác.
Những dấu hiệu này thường phải đáp ứng cả những điều kiện đối với nhãn hiệu
từ ngữ và nhan hiệu hình ảnh, trong đó phần hình ảnh và phần từ ngữ minh họa
lẫn nhau. Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chỉ quy định cụ thể về nhãn hiệu kết
hợp giữa nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu hình ( điểm 39.3 Thông tư 01/2006). Tuy
nhiên, trên thực tế khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp phải được đánh giá
trong tổng thể sự kết hợp giữa các yếu tố tạo thành nhãn hiệu chứ không phải chỉ
dựa trên việc xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố một cách riêng biệt.
Tiếp cận theo quan điểm này, tại mục 39.6 Thông tư 01/2006 được quy như sau:
Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu
hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt. Cụ thể là các
trường hợp như sau:
Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành
tổng thể có khả năng phân biệt
Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác
người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu
chữ dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại có hoặc ít có
khả năng phân biệt
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
52
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và các dấu hiệu chữ không
có hoặc ít khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu
đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả
năng phân biệt
Hình 15 : Nhãn hiệu pepsi
Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít khả
năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt trong
quá trình sử dụng.
2.2. Quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu trong các điều ước quốc tế
2.2.1. Theo hiệp định Trips
Ở Hiệp định Trips nhãn hiệu được quy định rất khái quát cụ thể như sau:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng
hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh
nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá20. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là
các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu
sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký
hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ là
nhãn hiệu hàng hoá.
Trường tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được
đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các
20
điều 15b Hiệp định TRIPS
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
53
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải
là dấu hiệu nhìn thấy được.
Khoản 1 trên đây không có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ khác đó
không trái với quy định của Công ước Paris (1967).
Các Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào
việc sử dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng
hoá là điều kiện để nộp đơn đăng ký. Không được từ chối đơn đăng ký với lý do
duy nhất là dự định sử dụng không được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3
năm kể từ ngày nộp đơn.
Bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không
ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.
Các Thành viên phải công bố từng nhãn hiệu hàng hoá trước khi hoặc ngay sau
khi nhãn hiệu được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho việc nộp đơn yêu cầu
huỷ bỏ việc đăng ký đó. Ngoài ra, các Thành viên có thể quy định cơ hội để
được phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Ở Hiệp TRIPs về quy định tính phân biệt nhãn hiệu nó được quy định
rộng hơn so với Luật Việt Nam, Hiệp định Trips bao gồm các dấu hiệu không
nhìn thấy
Đối tượng bảo hộ bao gồm bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu
nào có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng
hoá và dịch vụ của doanh nghiệp khác, ví dụ: từ, bao gồm cả tên cá nhân, chữ,
số, các yếu tố hình và sự kết hợp các mầu sắc cũng như bất kỳ sự kết hợp nào của
các yếu tố đó21 .
Có thể cho phép hoặc không cho phép đăng ký các dấu hiệu vô hình (ví dụ
như nhãn hiệu âm thanh hoặc mùi vị). Trường hợp các dấu hiệu vốn không có
khả năng phân biệt những hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan, được phép yêu cầu
tính phân biệt phải đạt được thông qua quá trình sử dụng. Có thể đánh giá khả
21
Điều 15 Hiệp định TRIPS
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
54
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
năng đăng ký dựa trên cơ sở sử dụng, tuy nhiên, việc sử dụng thực sự nhãn hiệu
không được coi là một điều kiện đối với việc nộp đơn đăng ký và chỉ được phép
từ chối đơn nếu ý định sử dụng không được thực hiện ít nhất sau 3 năm kể từ
ngày nộp đơn
Đối với nhãn hiệu đã đăng ký, chủ sở hữu có độc quyền ngăn cấm những
người không được sự đồng ý của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các
dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đó cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng
hoặc tương tự với hàng hoá hoặc dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó nếu việc
sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn22. (điều 16 Hiệp định TRIPS).
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, ngoài sự bảo hộ được quy định tại Điều 6bis
Công ước Paris các Thành viên phải từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký và cấm sử dụng
nhãn hiệu xung đột với một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng. Sự bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng đã đăng ký được mở rộng cho những hàng hoá và dịch vụ không tương
tự với hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó chống việc gây liên
tưởng sai lệch giữa những hàng hoá hoặc dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu đã
đăng ký và gây thiệt hại chủ sở hữu23 ( điều 16 Hiệp định TRIPS).
Các ngoại lệ hạn chế đối với các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu có thể
gồm việc sử dụng một cách trung thực các thuật ngữ mang tính mô tả, với điều
kiện bảo đảm lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của các bên thứ ba24
.Thời hạn bảo hộ ít nhất là 7 năm và có thể gia hạn không giới hạn số lần25.Các
quy định khác: Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì đăng ký, không được
phép huỷ bỏ đăng ký trước khi kết thúc 3 năm không sử dụng liên tục26 ; Không
được gây trở ngại vô lý đối với việc sử dụng nhãn hiệu bằng các yêu cầu đặc biệt
(Điều 20 Hiệp định TRIPS ); Cấm cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu
hàng hoá. Chủ nhãn hiệu đã đăng ký phải được phép chuyển nhượng nhãn hiệu
cùng với hoặc độc lập với cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu đó (Điều 21 Hiệp định
TRIPS).
22
Điều 16 Hiệp định TRIPS
Điều 16 Hiệp định TRIPS
24
Điều 17 Hiệp định TRIPS
25
Điều 18 Hiệp định TRIPS
26
Điều 19 Hiệp định TRIPS
23
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
55
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam không có điều khoản cụ thể nào về định nghĩa
nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ.
Theo đó, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau”27. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả
năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu vì điều kiện chung đối với nhãn
hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều
kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định
của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm
thanh, mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của
nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc
điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như
luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.
Với quy định tại điều 15 của Hiệp định TRIPS ( về khái niệm nhãn hiệu
hàng hóa ), thì quy định tại điều 72 Luật sở hữu trí tuệ có những hạn chế, cụ thể
như sau : Điều luật này quy định chế các dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn
hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu này là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó.
Các yếu tố khác được quy định tại điều 15 của Hiệp định TRIPs như tên
riêng, các chữ cái, chữ số, tổ hợp các màu sắc, tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ thì không được quy định tại điều
27
Điều 4, khoản 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009)
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
56
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
luật sở hữu trí tuệ. Tại điều 15 của Hiệp định TRIPS quy định phạm vi bảo hộ rất
rộng, "bất kỳ dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào” sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội, khả năng lựa chọn các yếu tố để được bỏa
hộ làm nhãn hiệu hàng hóa. Quy định của luật sở hữu trí tuệ về phạm vi bảo hộ
hạn chế việc doanh nghiệp lựa chọn các yếu tố đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Như vậy luật cần phải bổ sung thêm các dấu hiệu để cho các doanh nghiệp có
phạm vi bảo hộ rộng hơn để lựa chọn các yếu tố dễ dàng cho việc đăng ký nhãn
hiệu hàng hóa.
2.2.2. Theo công ước Paris
Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn
hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên. Một khi nhãn
hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có
thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng
ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh
hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.
Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng ký
nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước khác với hình thức ban đầu của
nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số trường hợp nhất
định, chẳng hạn như nhãn hiệu có khả năng xâm phạm quyền đã đăng ký của các
bên thứ ba, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, nhãn hiệu trái với đạo đức
hoặc trật tự công cộng hoặc nhãn hiệu có khả năng lừa dối công chúng. Tại bất
kỳ nước thành viên nào, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký là bắt buộc,
không thể huỷ bỏ đăng ký sau một thời hạn hợp lý và chỉ trong trường hợp chủ
sở hữu không chứng minh được lý do chính đáng của việc không sử dụng nhãn
hiệu.
Mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký, huỷ bỏ đăng ký và cấm sử
dụng các nhãn hiệu là bản sao chép, mô phỏng, hoặc dịch nghĩa có khả năng gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của nước đó coi là nhãn
hiệu nổi tiếng của người khác ở nước đó cho những hàng hoá cùng loại hoặc
tương tự. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu như vậy không được ít hơn
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
57
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên nếu nhãn hiệu được đăng ký
hoặc sử dụng với ý định xấu, sẽ không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏ
đăng ký hoặc ngăn cấm sử dụng.
Tương tự, mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký hoặc cấm sử dụng
các nhãn hiệu chứa các biểu tượng quốc gia và các dấu hiệu chính thức mà không
được phép, với điều kiện các dấu hiệu, biểu tượng đó đã được thông báo cho Ban
thư ký của WIPO. Quy định tương tự cũng áp dụng cho huy hiệu, cờ, các biểu
tượng khác, các chữ viết tắt và tên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Nhãn hệu được bảo hộ theo công ước paris là nhãn hiệu có khả năng phân
biệt. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu không được quy định rõ trong Công ước
paris Côn ước chỉ quy định ngăn cấm việc sử dụng làm nhãn hiệu hoặc thành
phần ngăn cấm bằng các biện pháp thích hợp việc sử dụng làm nhãn hiệu hoặc
thành phần của nhãn hiệu - mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền
- các quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành
viên của Liên minh, các dấu hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức
được các nước đó chấp nhận, và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm huy
hiệu.
Huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ của các tổ chức
quốc tế liên Chính phủ mà có một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh
tham gia, trừ trường hợp các huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên
đầy đủ đã là đối tượng của các điều ước quốc tế đang có hiệu lực nhằm bảo đảm
việc bảo hộ các đối tượng đó.
Các nước thành viên của Liên minh cũng không bị bắt buộc phải áp dụng
các quy định nói trên, nếu việc sử dụng hoặc đăng ký nêu tại điểm (a) trên đây về
bản chất không gây ấn tượng cho công chúng về sự tồn tại của mối liên hệ giữa
tổ chức có liên quan và huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ,
hoặc việc sử dụng hoặc đăng ký rõ ràng là về bản chất không nhằm gây nhầm lẫn
cho công chúng về sự tồn tại của mối quan hệ giữa người sử dụng và tổ chức.
Các nước thành viên của Liên minh cũng không bị bắt buộc phải áp dụng
các quy định nói trên, nếu việc sử dụng hoặc đăng ký nêu tại điểm (a) trên đây về
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
58
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
bản chất không gây ấn tượng cho công chúng về sự tồn tại của mối liên hệ giữa
tổ chức có liên quan và huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ,
hoặc việc sử dụng hoặc đăng ký rõ ràng là về bản chất không nhằm gây nhầm lẫn
cho công chúng về sự tồn tại của mối quan hệ giữa người sử dụng và tổ chức.
Các nước thành viên của Liên minh cũng không bị bắt buộc phải áp dụng
các quy định nói trên, nếu việc sử dụng hoặc đăng ký nêu tại điểm (a) trên đây về
bản chất không gây ấn tượng cho công chúng về sự tồn tại của mối liên hệ giữa
tổ chức có liên quan và huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ,
hoặc việc sử dụng hoặc đăng ký rõ ràng là về bản chất không nhằm gây nhầm lẫn
cho công chúng về sự tồn tại của mối quan hệ giữa người sử dụng và tổ chức.
Các nước thành viên của Liên minh phải ngăn cấm việc sử dụng trái phép
trong thương mại các quốc huy của các nước thành viên khác của Liên minh, nếu
việc sử dụng đó về bản chất có thể gây nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hoá.
Công dân của bất cứ nước nào được phép sử dụng biểu tượng, dấu hiệu, dấu hiệu
xác nhận quốc gia của nước mình, có thể sử dụng các dấu hiệu đó, ngay cả khi
chúng tương tự với các biểu tượng như vậy của nước khác
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
59
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ
TÍNH PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU
3.1. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật đối với nhãn hiệu
Trong những năm gần đây pháp luật bảo hộ nhãn hiệu cũng như pháp luật
quy định về nhãn hiệu hàng hóa được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng những nhu
cầu phát triển kinh tế và đáp ứng những tiêu chuẩn của các điều ước quốc tế.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có khung pháp lý tương đối đầy đủ so với quy
định của quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói
riêng.
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 đã khắc phục được những
bất cập của những quy định pháp luật sở hữu trí tuệ trước đây như: Quy định còn
tản mạn, chưa có sự thống nhất, các quy định chưa có phù hợp với các điều ước
quốc tế….Đảng và Nhà nước ta không ngừng thực hiện nhiều biện pháp nhằm
mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong lĩnh vưc thực thi và bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Việt nam là thành viên của Công ước paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp,
thỏa ước và nghị định thư Marid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp định Trips.
Trong giai đoạn hiện nay, nhìn tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam đã có
sự tiến bộ vượt bậc trong ý thức và hiểu biết về vai trò quan trọng của nhãn hiệu
trong phát triển kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện trong số lượng nhãn
hiệu xin đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia tăng lên không ngừng, cụ
thể năm 2011 đã có khoảng 35.000 nhãn hiệu của doanh nghiệp trong và ngoài
nước nộp đơn xin đăng ký bảo hộ ở Việt Nam (bao gồm cả đơn quốc tế nộp qua
WTO), cao gấp 5 lần so với năm 2000. Và cũng có 110 nhãn hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam đăng ký quốc tế qua Hệ thống Madrid tới gần 100 quốc gia
khác nhau trên thế giới, cao gấp hơn 15 lần so với năm 2000. Trong tổng số đơn
nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì lượng nhãn hiệu của doanh nghiệp
trong nước đã chiếm tới 60% - vượt xa tỷ lệ 30% của năm 2000.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
60
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, xét về cụ thể thì ý thức của các doanh nghiệp đối với vai trò
của nhãn hiệu không đồng đều. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và các doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam đều có ý thức cao đối với việc
xây dựng và bảo hộ thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước. Nhiều nhãn
hiệu của Việt Nam đã tạo được uy tín và sức hút đối với người tiêu dùng trong
nước, thậm chí ở một số thị trường quốc tế. Tuy vậy đối với số lượng lớn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ý thức về vai trò của nhãn hiệu cũng như sự đầu tư
phát triển nhãn hiệu chưa đồng đều. Theo thống kê, chỉ mới khoảng 25% tổng số
các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thực hiện việc xây dựng và bảo hộ nhãn
hiệu, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi rất ít hoặc không quá 5% chi phí
cho công tác nhãn hiệu.
Qua đó cho thấy số lượng đơn bị từ chối chính thức hoặc dự định từ chối
cấp văn bằng bảo hộ ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Trong đó, từ chối
do trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc có
ngày nộp đơn sớm hơn chiếm đa số. Tiếp đó là lý do Nhãn hiệu không có khả
năng phân biệt. Doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu ý thức về tầm quan trọng và
lợi thế của đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa nhận thức được đầy đủ các điều kiện
bảo hộ nhãn hiệu dẫn tới việc vi phạm điều kiện được coi là sơ đẳng. Trong khi
đó, số lượng đơn bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại, kiểu
dáng công nghiệp, quyền tác giả, chỉ dẫn địa lý chiếm số lượng rất nhỏ. Điều này
lý giải bởi chỉ dẫn địa lý mới được quy định cơ chế bảo hộ thông qua thủ tục xác
lập quyền nên số lượng cấp giấy chứng nhận tương đối ít.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hiện nay tình hình vi phạm pháp luật Sở hữu trí
tuệ đặc biệt là với nhãn hiệu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hầu như
mọi sản phẩm hàng hóa đều có hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu. Có thể sơ qua vài nét về hình hình xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu qua con số của Cơ quan Quản lý thị trường (một trong số nhiều cơ
quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ): năm 2008, Cơ quan
Quản lý thị trường đã thụ lý 2.268 vụ xâm phạm nhãn hiệu và đã xử lý được
2.105 vụ; năm 2009, Cơ quan Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng chức năng như Công an, Y tế… đã tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất,
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
61
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
chế biến, đóng gói, các đầu mối kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa quy mô lớn, tại
TP.Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 201 vụ xâm phạm nhãn
hiệu với số tiền phạt gần 2,7 tỷ đồng, tại Cà Mau, lực lượng quản lý thị trường đã
xử lý 186 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt trên 704 triệu đồng, tại Đồng
Nai, lực lượng quản lý thị trường đã thụ lý 106 vụ xâm phạm nhãn hiệu, xử lý 76
vụ với số tiền phạt hơn 191 triệu đồng...; năm 2012, Cơ quan Quản lý thị trường
các địa phương và trung ương đã tiến hành xử lý 9.556 vụ việc xâm phạm quyền
Sở hữu trí tuệ, trong đó có 8.999 vụ giả mạo nhãn hiệu, 67 vụ xâm phạm quyền
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ đã cùng với Đại điện của nhãn hiệu Louis Vuitton phát
hiện ra nhiều vụ vi phạm nhãn hiệu LV, Louis Vuitton và đã tiêu huỷ nhiều sản
phẩm mang nhãn hiệu vi phạm. Việc phát hiện và xử lý xâm phạm nhãn hiệu đã
khó, nhưng điều này còn khó hơn đối với nhãn hiệu nổi tiếng.28
3.1.1. Một số vướng mắc từ thưc tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tính
phân biệt nhãn hiệu
Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu
Khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16, điều 4 Luật sở hữu
trí tuệ 2005, tuy nhiên khái niệm này không làm rõ bản chất của dấu hiệu cấu
thành nhãn hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được
làm nhãn hiệu. Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là sự
bổ sung cho khái niệm về nhãn hiệu, qua đó làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo
hộ. Việc quy định như vậy, khiến các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu muốn
biết được dấu hiệu nào có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những yêu cầu
đặt ra đối với nó ra sao, các chủ thể phải đồng thời xem xét và tìm hiểu ở cả hai
điều khoản.Việc quy định này không chặt chẽ, lại dễ gây ra sự hiểu lầm cho các
chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai, về phạm vi dấu hiệu có thể được công nhận là nhãn hiệu
28
www.nclp.org.vn, ThS. Hà Thị Nguyệt Thu, Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [ ngày truy cập 1/11/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
62
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát
triển (Hoa Kỳ, các quốc gia EU), việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối
với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm thanh mà còn
người có thể nhận biết qua thính giác hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi, con
người có thể nhận biết thông qua khứu giác hay nhãn hiệu chỉ đơn thuần được thể
hiện thông qua một màu sắc nhất định. Việc bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt của
các quốc gia phát triển phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đồng thời lại
phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật rất phát triển của nước họ. Hiện
nay, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu các dấu hiệu như
dấu hiệu âm thanh, mùi, màu sắc mà không kết hợp với các yếu tố khác như dấu
hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình….
Thứ ba, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”
Theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả
năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ
ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ…”. Như đã phân tích tại mục 2.1Chương II, thế nào là yếu tố dễ nhận biết,
dễ ghi nhớ, hiện tại vẫn chưa được pháp luật sở hữu trí tuệ hướng dẫn cụ thể.
Điều này đã gây khó khăn không nhỏ không những cho các cơ sở kinh doanh
trong việc lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình, mà còn cho các cơ
quan có thẩm quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Thứ tư, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của
nhãn hiệu
Hiện tại, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các
yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, dựa
vào các dấu hiệu loại trừ được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể xác định được khả năng phân
biệt của nhãn hiệu. Song một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
còn chung chung và chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc đánh giá tính phân
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
63
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
biệt trong một chừng mực nào đó vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm
thực tiễn của các xét nghiệm viên nên đôi khi những đánh giá, kết luận được đưa
ra còn mang tính chất cảm tính.
Thứ năm, về các quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Theo khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, "nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Theo quy định này có thể hiểu, để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn
hiệu đó phải được người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam biết đến. Rất khó
cho chủ nhãn hiệu có thể chứng minh được điều này khi muốn nhãn hiệu của
mình được công nhận là nổi tiếng. Quy định này dường như đã đi xa hơn những
yêu cầu quy định bởi khoản 2, điều 16 Hiệp định TRIPS vì TRIPS chỉ đòi hỏi
"khi đánh giá liệu một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, các nước thành viên sẽ
xem xét đến sự biết đến rộng rãi nhãn hiệu của nhóm công chúng tương ứng”.
Vậy liệu một nhãn hiệu nổi tiếng là phải được biết đến bởi tất cả mọi người hay
chỉ cần được biết đến trong số nhóm người tiêu dùng mà hàng hoá, dịch vụ đó có
liên quan tới? Có lẽ diễn giải hợp lý nội dung khoản 2, điều 16 của Hiệp định
TRIPS là để được coi là nổi tiếng nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó cần được biết đến
bởi nhóm công chúng có liên quan hay nói cách khác là những nhóm công chúng
nhất định mà hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm hướng tới. Tức là cần phải tập trung
vào loại hàng hóa hoặc bản chất của dịch vụ có liên quan khi đánh giá nhãn hiệu
nổi tiếng Chẳng hạn khách hàng của những thiết bị công nghệ cao như chi tiết
máy bay sẽ là số lượng rất nhỏ những nhà sản xuất, cung cấp linh kiện máy bay
và đương nhiên không thể so sánh với số lượng khách hàng của những sản phẩm
tiêu dùng hàng ngày như bột giặt. Thực tế cho thấy, nhờ vào sự phát triển của
công nghệ thông tin, của mạng INTERNET, sự bùng nổ của các kênh truyền
thông mà người ta biết đến nhiều nhãn hiệu trong khi thậm chí sản phẩm hoặc
dịch vụ mang nhãn hiệu đó chưa từng bao giờ có mặt ở thị trường của họ. Có thể
nói, danh tiếng của một nhãn hiệu trong nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi ranh
giới quốc gia nơi sản phẩm, dịch vụ mang nó tồn tại, và được biết đến ở nhiều thị
trường nó chưa có mặt. Điều này đặt ra vấn đề, có bảo hộ hay không một nhãn
hiệu nổi tiếng ở tầm thế giới nhưng chưa có mặt ở thị trường mong muốn nhận
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
64
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
được sự bảo hộ? Việc một người đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu trùng hoặc tương
tự với nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài thì có bị coi là đang xâm phạm tới quyền
của một nhãn hiệu nổi tiếng hay không? Trên thực tế, đã hơn một lần nhãn hiệu
nổi tiếng của nước ngoài dù chưa được sử dụng hoặc đăng ký tại Việt Nam đã
được bảo hộ dù cho nguyên tắc này không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các
văn bản pháp luật của Việt Nam. Năm 1992, Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu "McDolnald’s” cho một công ty
của Úc. Vào thời điểm đó, Cục Cục sở hữu trí tuệ có đủ thông tin để khẳng định
"McDolnald’s” là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho các sản phẩm đồ ăn nhanh
và dịch vụ cung cấp đồ ăn nhanh dưới tên của McDolnald’s Corporation (Mỹ),
cho dù công ty này chưa hề đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu McDolnald’s tại
Việt Nam và hành động của công ty Úc trong tình huống này bị coi là đã lợi dụng
danh tiếng của McDolnald. Tiếc rằng thực tiễn pháp lý phù hợp với thông lệ quốc
tế này lại chưa được đưa vào Luật Cục sở hữu trí tuệ khi vẫn quy định tại khoản
20, điều 4 rằng, nhãn hiệu nổi tiếng phải được người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ
Việt Nam biết đến.29
3.1.2. Vai trò của nhãn hiệu chưa được các doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận
thức một cách đầy đủ
Các doanh ngiệp có vai trò không kém gi cơ quan có thẩm quyền, thậm chí việc
bảo hộ nhãn hiệu phải được bắt đầu từ chính các doanh nghiệp. Chủ sở hữu đối
với nhãn hiệu là người biết rõ nhất hành vi xâm phạm có thể xảy ra đối với nhãn
hiệu của mình và chỉ mình mới có quyền và nghĩa vụ bảo vệ nhãn hiệu của mình
bằng cách phải nhận thức rõ tính phân biệt nhãn hiệu cũng như việt bảo hộ nhãn
Vì vậy nhận thức của họ đối với nhãn hiệu rất quan trọng đối với sự phát triển
doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê của Cục Sở uữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm
2007, số nhãn hiệu đăng ký tăng 68% từ 6.335 (năm 2006) lên 10.660, năm 2008
tăng 49% lên 15.826 nhãn hiệu.
29 www.nclp.org.vn, ThS. Hà Thị Nguyệt Thu, Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế [ ngày truy cập 1/11/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
65
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện
nay, theo TS. Trần Lê Hồng, Cục Sở hữu trí tuệ thì con số nhãn hiệu đăng ký trên
chưa thấm vào đâu, đặc biệt, nếu tính trong tổng số nhãn hiệu được đăng ký, do
có nhiều doanh nghiệp đăng ký tới hai ba nhãn hiệu thì số lượng doanh nghiệp
đăng ký càng trở nên… nhỏ giọt.30
Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu
đó chính là doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đầy đủ và sâu rộng về
vai trò của nhãn hiệu cũng như lợi ích mà việc bả hộ đem lại.
Bên cạnh các doanh nghiệp thiếu nhận thức vai trò của nhãn hiệu, người tiêu
dùng cũng là một bộ phận góp phần không kém trong việc thúc đẩy các hành vi
xâm phạm nhãn hiệu. Tâm lý chung của người việt là thích xài hàng uy tín chất
lương nhưng rẽ tiền chính vì điều đó đã thúc đẩy tình tranh buôn bán hàng giả,
hàng nhái ngày càng tăng lên. Như ta đã biết, nước ta là một nước đang phát
triển, nên mức sống người dân chưa cao, chính vì điều đó người dân sử dụng
hàng gỉa , hàng nhái. Đó là điều kiện thuận lợi để các hành vi xâm phạm về nhãn
hiệu ngày càng tăng lên.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên nghành và pháp luật có liên
quan
Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời trên cơ sở pháp điển hoá và hoàn thiện các
quy định về sở hữu trí tuệ có trước, nhằm phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết tham gia, cùng với sự xem xét tình hình thực tế của Việt Nam.
Bởi vậy về cơ bản, các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu với tư cách là đối
tượng sở hữu công nghiệp trong BLDS 2005 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 là khá
đầy đủ, phù hợp và tương thích với các Điều ước quốc tế. Sau một thời gian thực
hiện, các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã từng bước đi vào cuộc sống,
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, người sáng tạo, người sử dụng
thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong
30
“Nhỏ giọt” doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, http://bansacthuonghieu.com/chi-tiet/nho-giotdoanh-nghiep-dang-ky-nhan-hieu/1688.html [ ngày truy cập 1/11/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
66
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
thời điểm hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, trong quá trình áp dụng những quy
định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu vẫn còn một số điểm hạn
chế sau:
Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu
Việc quy định ra một khái niệm chung về nhãn hiệu không chỉ giúp cho
các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu, mà còn tạo điều kiện thuận
lợi trong công tác cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, tức là phải
quy định thống nhất giữa Điều 4 và Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Khái niệm nhãn
hiệu quy định trong Hiệp định TRIPs hay một số khái niệm của các nước trên thế
giới đều được quy định như vậy. Theo người viết, có thể tiếp cận khái niệm nhãn
hiệu như sau: “Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau được thể hiện
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và các dấu hiệu
đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.
Thứ hai, về phạm vi dấu hiệu có thể được công nhận là nhãn hiệu
Trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc bổ sung các quy
định pháp luật để có thể bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt trên là điều cần thiết, để
phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế, sự phát triển của kinh tế xã hội
và sự đòi hỏi chính đáng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để Việt
Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ ba, quy định “yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”
Do trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau và điều quan trọng là phải
tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, cho nên
việc đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ là việc cần thiết.
Thứ tư, về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của
nhãn hiệu
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
67
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Cần xây dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân
biệt cũng như cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt
của nhãn hiệu là cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải có các quy định giải thích cụ
thể về “ngôn ngữ không thông dụng”, “lãnh tụ”, “anh hùng dân tộc” “danh nhân”
để việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên thực tế đạt hiệu quả cao,
vì đây là những khái niệm trừu tượng, gây khó hiểu hoặc sẽ có nhiều cách hiểu
khác nhau tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người.
Thứ năm, về các quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu
về hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng càng phải được
quan tâm.,việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn tồn tại một số điểm
hạn chế, bên cạnh đó ngoài một số nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận thì
việc xác định các nhãn hiệu loại này còn gặp rất nhiều khó khăn, do hiện nay
chúng ta chưa có danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, cần thiết phải có
những quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cụ thể và rõ ràng hơn để tạo lập
một môi trường pháp lý an toàn, nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà
đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những điều kiện để đánh giá khả năng
phân biệt của nhãn hiệu như theo điểm i khoản 2 Điều 74. Việc hoàn thiện quy
định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo đó cũng gián tiếp ảnh hưởng
đến điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu nói chung.
Để bảo vệ hiệu quả quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi
tiếng, tạo điều kiện cho việc ngăn chặn và xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu nổi tiếng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cần hoàn thiện các quy
định liên quan đến bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, cụ thể là:
Sửa đổi khoản 20, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ về khái niệm nhãn hiệu hàng
hóa để phù hợp với khoản 2, điều 16 Hiệp định TRIPs, theo đó , nhãn hiệu
nổi tiếng là nhãn hiệu được nhiều người biết đến, thõa mãn các tiêu chí
quy định tại điều 75 luật sở hữu trí tuệ. Việc điều chỉnh như vậy vừa phù
hợp với điều ước quốc mà việt nam là thành viên, đảm bảo tính thống nhất
của luật, đồng thời phù hợp với thực tiễn pháp lý và thông lệ quốc tế.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
68
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Xây dựng danh mục nhãn hiệu nổi tiếng trên cơ sở các trường hợp đã xử
lý liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa trong giai đoạn xác lập quyền, thực
thi quyền ( các quyết định gián tiếp công nhận là nổi tiếng). Hoạt động
này đảm bảo thực hiện quy định tại điểm 42.4 Thông tư 01/2007/TTBKHCN ngày 14/2/2007. Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng sẽ hỗ trợ hiệu
quả chủ nhãn hiệu chứng minh quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, cơ quan
xác lập quyền có căn cứ nhãn hiệu nổi tiếng, các cơ quan thực thi có căn
cứ để xử lý xâm phạm quyền của nhãn hiệu nổi tiếng, các cơ quan thực thi
có căn cứ để xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy định chi tiết về cách thức công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thông qua
con đường hành chính và tư pháp làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục
nhãn hiệu nổi tiếng.
3.2.2. Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp về vai trò của nhãn hiệu
Doanh nghiệp nên chú trọng việc đăng ký nhan hiệu trong nước cũng như
nước ngoài vì nó sẽ có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp cũng như phát triển
kinh tế - xã hội. chúng ta thấy một nhãn hiệu không được đăng ký thì sẽ gặp trở
ngại trong qúa trình chứng minh mình là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó khi có
một tranh chấp xảy ra, và là cở sở khuyến cáo người khác tránh việc xâm phạm
đó.
Các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng bảo vệ mình trươc những hành
vi xâm hại đến uy tín của doanh nghiệp bằng cách thực hiện: Tem chống hàng
giả, quản lý tốt hệ thống đại lý bán hàng.
Xây dựng mối quan hệ hai giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì nếu
một sản phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng không chỉ người
tiêu dùng mà cả nhà sản xuất cũng phải gặp những tác động tiêu cực chính vì vậy
doanh nghiệp cần phải tìm cách không để người tiêu dung tiêu thụ những sản
phẩm xâm phạm mà biết rõ hay nghi ngờ bằng cách doanh nghiệp phải tích cực
tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng cho các loại hàng hóa, dịch
vụ có nhu cầu sử dụng lớn, đồng thời giảm giá thành, khuyến mãi… Nhờ việc
thay đổi công nghệ, lựa chọn nguyên vật liệu thay thế có chi phí thấp mà vẫn
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
69
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
đảm bảo chất lượng, trên cơ sở hài hòa lợi ích mà nhà sản xuất vẫn thu được lợi
nhuận, mở rộng đại lý phân phối tăng cường hàng cung cấp cho xã hội.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời
củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao
nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ. Cần mở rộng đội ngũ những người tham
gia hoạt động này, (đến năm 2010 có ít nhất 1.000 người), bằng cách nhanh
chóng tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ
luật sư và những người khác. Tiếp tục cải cách hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ
với mục tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả
hệ thống. Mở rộng diện những người dùng tin, tạo sự gần gũi, hấp dẫn đối với
toàn xã hội. Thành lập các trung tâm bảo vệ bản quyền cho các loại hình nghệ
thuật. Các hội sở hữu trí tuệ cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật
và thông tin, hướng dẫn nhận thức bằng những vụ việc cụ thể trong hoạt động
thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến
khích, động viên các đối tượng trong xã hội, nhất là thu hút các doanh nghiệp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp tham gia tích cực hơn vào bảo vệ sở hữu trí
tuệ.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
70
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Nhãn hiệu không những có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh
quốc gia ra thế giới. Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có tính phân biệt
của nó. Tính phân biệt là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với một nhãn
hiệu muốn được bảo hộ. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên toàn quốc là
một vấn đề cấp bách, không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp mà
còn sự ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên trên thực tế tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp
Việt Nam còn rất chậm trễ. Nó xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như
nhiều doanh nghiệp Việt Nam có những cách hiểu sai lệch khi chỉ tập chung vào
xây dựng nhãn hiệu, không đăng bảo hộ ở nước ngoài vì không hiểu hết tính
chất lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ… Chính vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước.
Để khắc phục tình tạng các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về vai
trò tính phân biệt nhãn hiệu và tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
71
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các hiệp định, điều ước quốc tế
1.Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
2. Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs)
Văn bản quy phạm
1. Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001)
2. Bộ luật dân sự Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1996;
3. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
4. Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số vấn đề về quyền sở hữu
trí tuệ
5. Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
6. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Sách, báo, tạp chí.
1. Ths. Nguyễn Phan Khôi, bài giảng luật sở hữu trí tuệ, Trường Đại hoc
cần thơ
2. Chuyên đề 2: “Pháp luật về sở hữu trí tuệ và hệ thống viễn thông”, Hội
thảo mạng không gian toàn cầu, Hà Nội, 1998;
3. ThS. Hà Thị Nguyệt Thu, Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [ ngày truy cập 1/11/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
72
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn
Trang thông tin điện tử
1. http://www.trademarks.vn/Nhan-hieu-Viet-Nam/Lich-su-hinh-thanh-va-phattrien-luat-Nhan-Hieu.html [ ngày truy cập 25/10/2013]
2. http//www.noip.gov.vn
3. http//www. Trangthongtinphapluatdansu.vn
4. http://www.trademarks.vn/Nhan-hieu-Viet-Nam/Lich-su-phap-luat-nhan-hieuViet-Nam.html, [ngày truy cập 25/10/2013]
5. www.nclp.org.vn,
6.
http://bansacthuonghieu.com/chi-tiet/nho-giot-doanh-nghiep-dang-ky-nhan-
hieu/1688.html [ ngày truy cập 1/11/2013]
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
73
SVTH: Hêng Thị Huyền Châu
[...].. .Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU 1.1 Khái quát chung về nhãn hiệu 1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu theo các điều ước Quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ ♦ Theo tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO) Theo định nghĩa của WIPO nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh... Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn pháp cho tập thể đó Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quy n sử dụng nhãn hiệu tập thể Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử dụng một loại nhãn hiệu Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn. .. Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ Do đó chức năng và cơ sở của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hoàn toàn khác nhau 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển về bảo hộ Nhãn hiệu và tính phân biệt Nhãn hiệu 1.3.1 Lịch sử hình thành và. .. khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của một số đối tượng của quy n sở hữu công nghiệp 1.2.1 Khác nhau giữa tính phân biệt của nhãn hiệu với tính phân biệt của chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu là dấu hiệu của một doanh nghiệp nhằm phân biệt hàng hóa và dịch vụ của họ với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quy n ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu của mình... nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âm thanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưa được quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam 1.1.3 Phân loại Nhãn hiệu Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam đều quy định về các loại nhãn hiệu. .. Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như Luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quy định chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995 Tuy nhiên, cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các dấu hiệu. .. điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật chung quốc tế và của Việt Nam thì phải xét đến tính phân biệt hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu Điều kiện về tính phân biệt nhãn hiệu, điều kiện này xuất phát từ chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa Một nhãn hiệu muốn thực hiện chức năng của mình phải có tính phân biệt Tuy nhiên để xác định tính phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa không phải là vấn đề... đăng ký kèm theo nhãn hiệu Do đó Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại và là cơ sở để bảo vệ quy n và lợi 9 Khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 18 SVTH: Hêng Thị Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các... thì nhãn hiệu hàng hóa được coi là có tính phân biệt khi có khả năng xác định nguồn gốc của hàng hóa, giúp cho người tiêu dùng phân biệt hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 21 SVTH: Hêng Thị Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, nếu so sánh với quy định về tính phân biệt của nhãn. .. bảo hộ nhãn hiệu là những hành động mang tính chất che chở quy n sở hữu đối với nhãn hiệu nhằm không để xảy ra tổn thất về cả tinh thần và vật chất của nhãn hiệu được bảo hộ 8 Trung tâm từ điển học, từ điển tiếng việt 2008, nhà sản xuất Đà Nẵng 2008, trang 49 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 17 SVTH: Hêng Thị Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận và thực tiễn Một nhãn hiệu được ... Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận thực tiễn CHƯƠNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÍNH PHÂN BIỆT CỦA NHÃN HIỆU 2.1 Quy định tính phân biệt nhãn hiệu theo pháp luật... Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận thực tiễn Một nhãn hiệu có tính phân biệt từ tính vốn có thông qua trình sử dụng chủ nhãn hiệu Về tính phân biệt nhãn hiệu ghi nhận... Khác tính phân biệt nhãn hiệu với tính phân biệt dẫn địa lý 26 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Hêng Thị Huyền Châu Quy chế pháp lý tính phân biệt nhãn hiệu - Lý luận thực tiễn