Luận văn quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh phú quốc

64 451 1
Luận văn quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh phú quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Viết một báo cáo thực tập là một điều khó khăn bỡ ngỡ đối với em nếu không có sự giúp đỡ động viên chân thành của nhiều người có lẽ em sẽ khó có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đầu tiên em xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Lê Vũ Nam, người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, bạn bè trong trường Đại học Kinh tế-Luật đã giảng dạy trang bị cho em những kiến thức cơ bản. Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại Sacombank Chi nhánh Phú Quốc, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh chị phòng tín dụng đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Cuối cùng, con xin cảm ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục nuôi dạy con nên người. Suốt đời này con xin ghi nhớ ơn Người. Trong quá trình thực tập làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Phú Quốc, ngày 21 tháng 2 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . . . . . . . . . . . . . . . . . XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2012 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã có sự thay đổi đáng kể, hoạt động của các ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện, đa dạng phong phú hơn, thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư cũng như các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song lại hàm chứa rủi ro cao nhất. Rủi ro tín dụng là không thể loại trừ trong kinh doanh ngân hàng. Một trong những biện pháp mà các ngân hàng thường áp dụng để hạn chế rủi ro là sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm giúp các TCTD phòng ngừa rủi ro, có thể thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Sacombank Phú Quốc-một trong những ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Phú Quốc, được tiếp xúc tìm hiểu thực tế tại chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn hoạt động tại chi nhánh này những kiến thức đã được học, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình đó là “Quy chế pháp về bảo đảm tiền vay thực tiễn áp dụng tại chi nhánh Sacombank Phú Quốc”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện về mặt pháp thực tiễn hoạt động. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, các quy chế về tín dụng tại chi nhánh. Tập trung xây dựng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện về mặt pháp các quy định về bảo đảm tiền vay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh, phân tích dựa vào các mẫu hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, các quy chế về tín dụng tại chi nhánh. Sử dụng các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề “bảo đảm tiền vay” các chuyên đề về vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự từ những anh chị khóa trước kết hợp với thông tin từ sách, báo, đài, internet để nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục: Trên cơ sở luận cũng như mục đích nghiên cứu của đề tài, đề tài này có cơ cấu như sau: - Phần mở đầu. - Phần nội dung gồm có: CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CHƯƠNG 2 : QUY CHẾ PHÁP VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH PHÚ QUỐC - Lời kết - Danh mục tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bảo đảm tiền vay 1.1.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay Theo nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì “bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay” (Điều 2 khoản 1). Như vậy thực chất của bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro của TCTD, theo đó TCTD đưa ra các hình thức bảo đảm thích hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng biện pháp xử các bảo đảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. 1.1.2. Các nguyên tắc đặc trưng của bảo đảm tiền vay * Về nguyên tắc: Theo điều 4 nghị định số 178/1999/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là nghị định 178/1999/NĐ - CP) bảo đảm tiền vay thực hiện theo các nguyên tắc: - Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn quyết định cho vayđảm bảo bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của nghị định này chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản vay này được Chính phủ xử lý. - Trường hợp khách hàng vay được TCTD lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. - TCTD có quyền xử tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của nghị định này quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. - Sau khi xử tài sản bảo đảm bằng tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. * Về đặc trưng : Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Trên thực tế từ góc độ của người cho vay đảm bảo tiền vay phải được thể hiện ở 3 đặc trưng sau: - Thứ nhất: giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: bảo đảm tiền vay không chỉ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay phải trợ nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản. Nhưng nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ có động cơ không trả nợ vay. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể các lãi quá hạn) các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi các lọai phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ. Do đó việc yêu cầu giá trị của bảo đảm phải thích hợp là cần thiết để khách hàng có trách nhiệm hơn trong nghĩa vụ trả nợ. - Thứ hai: tài sản đảm bảo phải có sẵn thị trường tiêu thụ. Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Tài sản có độ thanh khoản cao sẽ mất ít chi phí khi xử hơn có thể thu hồi được vốn nhanh hơn, do đó dễ dàng được ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo. Ngược lại mức độ thanh khỏan thấp tức tài sản khó bán, khả năng thu hồi vốn thấp sẽ khó được ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo vay vốn. Tài sản có mức độ thanh khoản trung bình có thể được ngân hàng chấp nhận nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. - Thứ ba: tài sản bảo đảm phải có đầy đủ cơ sơ pháp để người cho vay có quyền ưu tiên về xử tài sản. Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau: Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bão lãnh được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sỏ pháp để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử tài sản khi người đi vay không thanh toán đúng hạn. Như vậy dựa trên những nguyên tắc đặc trưng của bảo đảm tiền vay để tổ chức tín dụng xem xét trong quá trình giao kết thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay, đồng thời cũng giúp khách hàng vay vốn biết được những quyền lợi nghĩa vụ của mình để thực hiện hợp đồng đúng như đã cam kết. Tuy nhiên trong từng hình thức bảo đảm tiền vay khác nhau mà ngân hàng có những quy định riêng phù hợp. Chúng ta sẽ xem xét các hình thức bảo đảm tiền vay cụ thể dưới đây mà các ngân hàng thường sử dụng. 1.2. Hình thức bảo đảm tiền vay 1.2.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố a. Khái niệm cầm cố tài sản. Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là bộ luật Dân sự năm 2005), điều 326 định nghĩa: “cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, bản chất của cầm cố là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo đó trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho tổ chức tín dụng (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. b.Đối tượng của cầm cố. Trước đây, trên cơ sở của Bộ luật Dân sự năm 1995, tại điều 2 của Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 217/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam ngày 17/8/1996 quy định: “cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho TCTD để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm nợ gốc, lãi tiền nộp phạt nếu có, nếu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố giao bản gốc giấy tờ quyền sở hữu cho bên nhận cầm cố giữ”. Theo đó, đối tượng của cầm cố chỉ có thể là động sản, mở rộng hơn so với các quy định trước đây là quyền tài sản (trừ quyền sử dụng đất là đối tượng của thế chấp). Nhưng điều 15 nghị định 165/1999/ NĐ-CP về giao dịch bảo đảm lại cho phép bên cầm cố có thể được giữ các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Như vậy cùng một vấn đề văn bản dưới luật lại mâu thuẫn với văn bản luật, do đó gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng khách hàng khi thực hiện việc vay vốn có tài sản cầm cố. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005, đã tháo gỡ được vướng mắc trên để tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã không định nghĩa bất động sản như Bộ luật Dân sự năm 1995 mà quy định mang tính liệt kê, theo đó xác định một số tài sản là bất động sản (như nhà ở, công trình xây dựng, đất đai ) dùng phương pháp loại trừ để định nghĩa động sản. Đồng thời phân biệt tài sản cầm cố với tài sản thế chấp bằng tiêu chí dịch chuyển hoặc không dịch chuyển tài sản từ bên có nghĩa vụ sang bên có quyền khi bên có nghĩa vụ dùng tài sản đó để cầm cố, thế chấp; chứ không phân biệt bằng động sản hay bất động sản như quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Tài sản cầm cố, theo thông tư số 07/2003/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 19/5/2003 về hướng dẫn một số quy định về bảo đảm tiền vay của các TCTD bao gồm: • Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, các vật liệu có giá trị khác. • Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằn tiền Việt Nam ngoại tệ. • Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Riêng đối với cổ phiếu của TCTD phát hành, khách hàng vay không được cầm cố ở chính TCTD đó. • Quyền đòi tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận só tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp khác. • Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. • Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. • Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Bộ luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. • Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận. • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Lợi tức các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. c.Chủ thể trong quan hệ cầm cố. Chủ thể trong quan hệ cầm cố là chủ thể của quan hệ tín dụng. Quan hệ cầm cố có thể coi là quan hệ phụ, được hình thành khi phát sinh quan hệ tín dụng. Theo thông tư số 07/2003/TT-NHNN Điều 1.4 của nghị định 85/2002/NĐ-CP của chính phủ ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD (sau đây gọi tắt là nghị định số 85/2002/NĐ-CP) quy định chủ thể tham gia vào quan hệ cầm cố gồm: - Bên cầm cố (bên phải dùng tài sản của mình giao cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ) là khách hàng vay vốn bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam cá nhân, pháp nhân nước ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại TCTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Bên nhận cầm cố là các TCTD bao gồm TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần, TCTD hợp tác (ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng), TCTD liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tai Việt Nam, TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. d.Nội dung của quan hệ cầm cố. Nội dung của quan hệ cầm cố trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, là việc bên cầm cố (bên đi vay) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố (TCTD cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong bất kỳ mối quan hệ nào các bên cũng có quyền nghĩa vụ nhất định. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thông tư số 07/2003/TT-NHNN, các chủ thể trong quan hệ cầm cố có các quyền nghĩa vụ sau: * Quyền của khách hàng vay vốn (Điều 331, Bộ luật Dân sự năm 2005): - Yêu cầu TCTD (bên nhận cầm cố) đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụngtài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Được bán tài sản cầm cố nếu được TCTD đồng ý. - Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận với TCTD. - Yêu cầu TCTD giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. - Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. . CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CHƯƠNG 2 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH PHÚ. cứu Trên cơ sở áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện về mặt pháp lý và thực tiễn hoạt động.

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan