Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
3,16 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011 – 2015)
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Giảng viên hướng dẫn:
ĐOÀN NGUYỄN MINH THUẬN
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ CẨM TIÊN
MSSV: 5116030
LỚP: LUẬT THƯƠNG MẠI 2-K37
Cần Thơ, 11/2014
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
LỜI CẢM ƠN
Gần bốn năm học thắm thoát cũng đã trôi qua, thời gian đại
học đã dần khép lại lưu giữ bao kỷ niệm của thời sinh viên, hành
trang mỗi chúng ta mang theo khi rồi ghế giảng đường là những tri
thức mà Thầy Cô đã tận tình truyền đạt.
Lời cảm ơn thứ nhất em xin gửi đến cha mẹ, người đã sinh ra
em, nuôi em khôn lớn, dìu dắt em trưởng thành để có một tương lai
tươi sáng như ngày hôm nay. Lời cảm ơn thứ hai em xin được gửi
đến chị gái em, người không quản bao khó nhọc làm lượm vất vả nơi
xứ người để nuôi em ăn học. Lời cảm ơn thứ ba em xin gửi đến quý
Thầy Cô khoa Luật – Đại Học Cần Thơ đã mang đến cho em nguồn
kiến thức quý báo và những bài học làm người đáng quý.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Đoàn
Nguyễn Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này. Bằng tất cả lòng
chân thành, em xin chúc quý Thầy Cô luôn có thật nhiều sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp giảng dạy.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………..1
1. Lý do nghiên cứu đề tài ……………………………………………………………1
2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………......2
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………2
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………….....2
5. Bố cục đề tài ………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỒ ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA …………………………………………………………………………………...4
1.1. Lý luận chung về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ……………………..4
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ………………………………4
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ……………………………….7
1.1.3. Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ……………………………….9
1.1.3.1. Khái niệm …………………………………………………………….......9
1.1.3.2. Đặc điểm …………………………………………………………………9
1.1.3.3. Nguyên tắc thực hiện ……………………………………………………14
1.1.3.4. Điều kiện có hiệu lực ……………………………………………………14
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ………………………...16
1.2.1. Đối với người tham gia bảo hiểm ……………………………………………17
1.2.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm ……………………………………………..19
1.2.3. Đối với nền kinh tế …………………………………………………………..20
1.3. Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa ………………..21
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỒ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ……………………………………………….24
2.1.1. Đối tượng bảo hiểm ………………………………………………………….24
2.1.2. Phạm vi bảo hiểm ……………………………………………………………25
2.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm ……………………………………………..29
2.2.1. Số tiền bảo hiểm ……………………………………………………………..29
2.2.2. Phí bảo hiểm …………………………………………………………………32
2.3. Giám định và bồi thường tổn thất ……………………………………………..34
2.3.1. Giám định tổn thất …………………………………………………………...34
2.3.2. Bồi thường tổn thất…………………………………………………………...35
2.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối
với hàng hóa …………………………………………………………………………38
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
2.4.1. Bên mua bảo hiểm cháy, nổ…………………………………………………..38
2.4.1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm …………………………………………..38
2.4.1.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm………………………………………...41
2.4.2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm………………………………………….45
2.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm………………………….45
2.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm………………………48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CHẾ ĐỊNH BẢO HIỂM CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ……………………52
3.1. Vấn đề về xử lý hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có gian dối ………….52
3.1.1. Thực trạng……………………………………………………………………52
3.1.2. Kiến nghị……………………………………………………………………..53
3.2. Vấn đề xử lý phí bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn54
3.2.1. Thực trạng……………………………………………………………………54
3.2.2. Kiến nghị …………………………………………………………………….56
3.3. Vấn đề về yếu tố làm cơ sở xác định tăng giảm phí bảo hiểm ……………….57
3.3.1. Thực trạng …………………………………………………………………...57
3.3.2. Kiến nghị …………………………………………………………………….57
3.4. Vấn đề điều kiện mua bảo hiểm và việc công khai danh sách cơ sở đạt chuẩn
phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc……………………………………………...58
3.4.1. Thực trạng …………………………………………………………………...58
3.4.2. Kiến nghị……………………………………………………………………..60
3.5. Vấn đề về phí bảo hiểm cháy, nổ ………………………………………………61
3.5.1. Thực trạng……………………………………………………………………61
3.5.2. Kiến nghị……………………………………………………………………..62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………….64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng
để nấu chín thức ăn, để sưởi ắm khi trời trở lạnh và để làm rất nhiều công việc
khác phục vụ sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người
chúng ta.
Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người, lửa không còn
vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy, nổ lớn, những thảm
họa ngoài sức tưởng tượng của con người. Mặc dù có rất nhiều biện pháp phòng
cháy chữa cháy nhưng hằng năm vẫn xảy ra nhiều vụ cháy lớn. Theo thống kê
của Bộ Công an, trong 10 năm trở lại đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các
nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân và 6.109
vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người,1 về tài sản ước tính trị
giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá trị kinh tế. Như vậy, trung bình mỗi
năm xảy ra 1.677 vụ cháy, làm chết và bị thương 254 người (chết khoảng 60
người mỗi năm), thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày xảy
ra 6 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 8 người,làm bao nhiêu người lâm vào cảnh
lầm than, mất nhà, mất tài sản, mất người thân. Đặc biệt là những thương nhân,
khi hỏa hoạn xảy ra sẽ thiêu rụi hết tất cả tài sản của họ, thương nhân phải đứng
trước bờ vực có nguy cơ mất trắng những tài sản có giá trị lớn kể cả hàng hóa,
việc khôi phục sản xuất trở lại là điều vô cùng khó khăn, trong trường hợp xấu
nhất là phá sản. Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ, khu công nghiệp
lớn như Trung tâm thương mại Hải Dương, chợ Quảng Ngãi, chợ Phố Hiến –
Hưng Yên, khu công nghiệp Quang Minh, nhà máy pháo hoa Phú Thọ.
Trong những mất mát đó thiệt hại về con người là không có gì bù đắp được,
nhưng những thiệt hại về tài sản chúng ta hoàn toàn có thể bù đắp được bằng cách
tham gia bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa. Tuy không thể bù đắp được những mất
mát về tinh thần và con người, nhưng bảo hiểm cháy nổ sẽ giúp thương nhân khôi
phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Đó là một vai trò rất quan trọng của bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.
Vậy mà không phải ai cũng nhận thấy được lợi ích từ việc tham gia bảo
hiểm cháy, nổ trong việc bảo vệ an toàn cho hàng hóa, nhiều thương nhân vẫn tìm
1
A.Th, Bảo hiểm cháy nổ - Đã đến lúc cần nhìn nhận đúng
http://baotintuc.vn/doanh-nghiep/bao-hiem-chay-no-da-den-luc-can-nhin-nhan-dung20130228004633036.htm, [truy cập ngày 21/11/2014].
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 1
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
cách né tránh việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ khi hàng hóa của họ thuộc danh
mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Kinh doanh bảo hiểm nói chung và
bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng là một lĩnh vực khá đa dạng và
phức tạp, nếu không có một hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh thì
không những ảnh hưởng quyền lợi của các chủ thể tham gia mà còn không thực
hiện được những chủ trương chính sách của Nhà nước trong hoạt động phòng
cháy chữa cháy.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với kiến thức đã học,
người viết chọn đề tài: “Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy nổ đối với hàng
hóa” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật điều chỉnh vấn đề bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa bao gồm bảo hiểm
cháy nổ tự nguyện và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Cụ thể là nghiên cứu các quy
định của pháp luật về đối tượng, phạm vi bảo hiểm, vấn đề số tiền bảo hiểm, phí
bảo hiểm, vấn đề giám định và bồi thường tổn thất cũng như quyền và nghĩa vụ
của thương nhân với tư cách là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm. Từ đó liên hệ đến thực tiễn và đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện các quy định của pháp luật giúp cho bảo hiểm cháy, nổ ngày càng phát
triển.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, người viết làm rõ các quy định của pháp luật điều
chỉnh các vấn đề của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa, thông qua đó bảo vệ
quyền lợi của các bên khi tham gia bảo hiểm đồng thời xem xét tính chính xác,
đúng đắn và hiệu quả của các quy định. Từ cơ sở đó, người viết ghi nhận những
điểm chưa phù hợp, chưa rõ ràng và đưa ra những kiến nghị đối với những bất
cập đang tồn tại. Mục đích lớn nhất của việc nghiên cứu này là đóng góp một
phần nhỏ vào việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong hoạt động bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa một cách hiệu quả nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp như phân
tích luật viết, phương pháp lịch sử, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh
tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu
để trang bị thêm kiến thức. Có nghĩa là trên cơ sở quy định của pháp luật, người
viết vận dụng kiến thức mình đã được học để phân tích làm sáng tỏ vấn đề, giải
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 2
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
thích và chỉ rõ các ưu điểm cũng như tồn tại trong quy định pháp luật trong bảo
hiểm cháy, nổ. Ngoài ra, người viết thu tập những sự kiện và thống kê các số liệu
thực tế để chứng minh cho vấn đề đã nêu đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quát
đúng bản chất vấn đề.
5. Bố cục đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Ở
chương này, người viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và hợp đồng của bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa từ đó nêu lên sự cần thiết của loại hình bảo hiểm
này đối với các chủ thể tham gia và cả nền kinh tế. Đồng thời người viết cũng đã
trình bày khái quát vấn đề pháp luật điều chỉnh bảo hiểm cháy, nổ nói chung và
bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng. Điều đó nhằm giúp cả người viết
và người đọc nắm được quá trình hình thành những quy định của pháp luật điều
chỉnh để dễ dàng tiếp cận chương 2 của luận văn.
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Chương 2
này, người viết đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật về đối tượng,
phạm vi, số tiền và phí bảo hiểm, kể cả các quy định về giám định và bồi thường
tổn thất. Đặc biệt quan trọng là người viết còn đề cập đến các quy định của pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với
hàng hóa. Từ việc phân tích các nội dung trên sẽ giúp cho người viết đưa ra
những mặt còn tồn tại của pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Đó
cũng chính là cơ sở để người viết đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện những
quy định của pháp luật ở chương 3.
Chương 3: Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định bảo hiểm
cháy, nổ đối với hàng hóa. Trong chương cuối này, người viết dựa trên những cơ
sở lý luận chung ở chương 1, kết hợp với việc phân tích pháp luật ở chương 2 và
đối chiếu những vấn đề đang còn tồn tại của pháp luật so với điều kiện thực tế khi
áp dụng, người viết đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn quy
định về bảo hiểm cháy, nổ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân nhưng do hạn
chế về thời gian, tài liệu cũng như lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài
khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để cho luận văn được hoàn
thiện hơn.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 3
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu.
Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình
trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất
kinh doanh. Để tránh những rủi ro không lường trước được, bảo hiểm ra đời như
một giải pháp tối ưu mang đến sự an toàn, khắc phục những tổn thất mà rủi ro
mang lại.
Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở mức độ cao thành nền kinh tế
thị trường, hoạt động bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ tài chính ngày càng
phát triển thành một ngành kinh doanh đặc biệt. Nguồn gốc phát sinh của hoạt
động bảo hiểm chính là sự tồn tại của các rủi ro trong thực tế. Xã hội con người
ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao do đó họ không chỉ
muốn mang đến an toàn cho bản thân và gia đình mà còn muốn xóa bỏ rủi ro cho
công việc kinh doanh nên từ đó bảo hiểm hàng hóa ra đời. Thực tế cho thấy có rất
nhiều loại rủi ro và tổn thất có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của hàng hóa, cháy
nổ cũng là một trong những rủi ro luôn tìm ẩn gây thiệt hại không nhỏ đối với
thương nhân. Bảo hiểm cháy, nổ cần được thương nhân lựa chọn để bảo vệ cho
hàng hóa của họ.
1.1. Lý luận chung về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 không đưa
khái niệm thế nào là bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa song có thể hiểu vấn đề
này thông qua một số thuật ngữ sau: “ cháy, nổ”, “hàng hóa”.
Người ta cho rằng nhà bác học người Nga Mikhain – Valixếp – Lômônôxốp
(1711 – 1765) là người có giải thích đúng đắn về sự cháy. Theo ông: “Cháy là
một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và chiếu sáng”. Nó được đặc trưng bởi ba yếu
tố là có sự biến đổi hóa học – tỏa nhiệt – phát ra ánh sáng.
Quá trình nghiên cứu sau Lômônôxốp, người ta nhận thấy cháy không chỉ
cháy với oxy mà còn có thể cháy trong môi trường của những chất oxy hóa khác
như: Clo, Brôm, Lưu huỳnh. Do vậy ngày nay người ta đã định nghĩa: “Cháy là
tổng hợp của các quá trình biến đổi lý hóa phức tạp có tỏa nhiệt và phát ra ánh
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 4
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
sáng”.
Theo Luật phòng cháy chữa cháy Số 27/2001 thì “Cháy được hiểu là trường
hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và
ảnh hưởng môi trường.”2 Cách hiểu này là phù hợp vì theo quan niệm thông
thường, lửa phải đến một mức độ nào đó mới gọi là một vụ cháy. Lửa phải đến
mức độ không kiểm soát được và làm hư hại hàng hóa hoặc gián đoạn quá trình
vận chuyển, lưu kho.
Nổ là phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột
với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật
xung quanh.3 Nổ có nhiều hiện tượng, cơ bản có hai loại chính là nổ lý học và nổ
hóa học. Nổ lý học là trường hợp nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá
cao, vỏ thể tích không chịu được áp lực nên bị nổ. Nói một cách khác có thể coi
hiện tượng nổ là một việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa hai
khối khí. Nổ hóa học là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh (một phần nghìn hay
một phần vạn giây đồng hồ) tỏa ra nhiều sức nóng, sinh ra nhiều hơi.4 Nổ có đủ
ba dấu hiệu của sự cháy đó là có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh
sáng. Vì vậy nổ hóa học thực chất cũng là hiện tượng cháy nhưng cháy với tốc độ
nhanh. Cho nên trong bảo hiểm thường ghép chung lại là bảo hiểm cháy, nổ.
Theo giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, “hàng
hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán”. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi.5 Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa
mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Giá trị trao
đổi là sự tương quan về số lượng, là tỉ lệ giữa hàng hóa này với hàng hoá khác
trong trao đổi.
Khái niệm hàng hóa cũng được ghi nhận trong luật pháp các quốc gia trên
thế giới hiện nay, mặc dù có những nét khác biệt song điều có xu hướng mở rộng
các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Theo pháp luật
thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế (như Hiệp định
GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu, Công ước Viên năm
2
Khoản 1 Điều 3 Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001.
Khoản 4 Điều 4 Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
4
Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002, trang 64.
5
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009,
trang 190-191.
3
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 5
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) hàng hóa là đối tượng của mua bán
thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: có
thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương mại. Theo pháp luật Mỹ, hàng hóa
bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được vào thời gian xác định theo hợp đồng
mua bán hàng hóa, nó có thể ở hiện tại hoặc tương lai.6
Theo pháp luật Việt Nam, Luật thương mại năm 1997 quy định, hàng hóa
bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các
động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới
hình thức cho thuê, mua, bán”7. Khái niệm hàng hóa theo cách hiểu này hẹp hơn
so với quan niệm phổ biến trên thế giới. Khắc phục sự bất cập của Luật thương
mại năm 1997 về khái niệm hàng hóa, Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “
Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả các loại động sản hình thành
trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”.8 Thế thì động sản là gì thì Điều
174 Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định: “Động sản là những tài sản không phải
là bất động sản. Bất động sản bao gồm đất đai, các tài sản gắn liền với đất đai,
các tài sản gắn liền với nhà ở hay công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn
liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định”. Như vậy động sản
hình thành trong tương lai cũng là hàng hóa. Thế thì hàng hóa ở đây có thể là
hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai.
Tuy nhiên không phải tất cả những gì được gọi là hàng hóa điều là đối
tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Bởi lẽ trong thực tế, khi
đối tượng của hợp đồng là vật chưa hình thành vào thời điểm giao kết thì hợp
đồng đó không thể được xác lập trong bảo hiểm tài sản. Cụ thể hơn là đối tượng
của hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung hay hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với
hàng hóa nói riêng phải là hàng hóa có thực. Nó được suy ra từ quy định về đối
tượng hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài
sản, bao gồm vật có thực”. Hàng hóa được đề cập trong đề tài này là động sản có
thực, không bao gồm động sản hình thành trong tương lai mà trong quá trình sản
xuất, lưu kho, vận chuyển có thể gặp những rủi ro như cháy, nổ. Cho nên, chủ sở
hữu hàng hóa hoặc người chủ sở hữu ủy quyền nên mua bảo hiểm cháy, nổ cho
hàng hóa để chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm.
6
Dương Kim Thế Nguyên,Giáo trình Luật thương mại 1A, trường Đại học Cần Thơ, 2006, trang 21.
Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại năm 1997.
8
Khoản 3 Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
7
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 6
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Tóm lại, bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa trong phạm vi nghiên cứu này
được hiểu là một loại hình bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận các rủi ro về hàng hóa của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra cháy, nổ.
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Giới hạn trách nhiệm theo giá trị hàng hóa
Hàng hóa chỉ có thể được bảo hiểm khi xác định được giá trị của nó. Trường
hợp giá trị hàng hóa không thể xác định trực tiếp bằng thước đo giá cả thị trường
thông thường, giá cả sẽ được ước tính bằng các phương pháp thỏa thuận thích
hợp với từng loại đối tượng thích hợp với từng loại hàng hóa. Giá trị của đối
tượng bảo hiểm là một yếu tố cơ bản quyết định đến việc thỏa thuận về số tiền
bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ
chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa bằng giá trị đối
tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện các hiện tượng bảo hiểm
trên giá trị và bảo hiểm dưới giá trị.9 Vấn đề này người viết sẽ trình bày cụ thể
hơn ở 2.2.1. Số tiền bảo hiểm, chương 2.
Áp dụng nguyên tắc bồi thường
Để ngăn ngừa trục lợi, bồi thường của hợp đồng bảo hiểm không được tạo
ra cơ hội kiếm lời hoặc có lợi bất hợp lý cho các bên liên quan đến sự kiện bảo
hiểm. Cho nên, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được
trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm.
Nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể chi trả số tiền bồi thường tương ứng
với thiệt hại thực tế xảy ra. Ví dụ như một doanh nghiệp A sản xuất giầy da mua
bảo hiểm cháy, nổ cho toàn bộ số hàng trong xưởng giầy da của mình là 10 tỷ
đồng. Sau một vụ cháy, tổn thất thực tế là 4 tỷ đồng, nên số tiền bồi thường mà
doanh nghiệp A nhận được từ phía doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp này
là 4 tỷ đồng.
9
Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 2005, trang 93.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 7
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Áp dụng nguyên tắc thế quyền
Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm
thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản
tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.10 Quy định này
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm, đồng thời ngăn cản người có
hành vi gây thiệt hại mà không chịu trách nhiệm khi có lỗi. Ngoài ra, quy định
này còn kiểm soát được trường hợp người mua bảo hiểm vừa đòi tiền người thứ
ba bồi thường, đồng thời vừa nhận tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thế thì người mua bảo hiểm sẽ cùng lúc nhận được cả hai khoản tiền, đó là nguồn
thu nhập bất hợp pháp.
Tuy nhiên, nguyên tắc thế quyền có một số ngoại lệ. Đó là khi người thứ ba
gây thiệt hại là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu họ bồi hoàn khoản tiền mà
doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những
người này cố ý gây ra thiệt hại.11
Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là trường hợp đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm đồng thời
bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có
một hoặc nhiều sự kiện được bảo hiểm giống nhau.12
Xuất phát từ lợi ích kinh tế của bên mua bảo hiểm mà bảo hiểm trùng ra đời.
Họ cho rằng khi giao kết nhiều hợp đồng bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm họ sẽ nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị của hàng hóa mua bảo
hiểm. Tuy nhiên Luật kinh doanh bảo hiểm đã điều chỉnh vấn đền này, khoản 2
Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 có quy
định: “Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo
tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các
hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các
doanh nghiệp bảo hiểm không được vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”.
Quy định này đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm giảm được số
10
Khoản 1 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
Khoản 3 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010.
12
Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005, trang 96-97.
11
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 8
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
tiền bồi thường vì rủi ro đã được san sẻ cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác.
1.1.3. Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
1.1.3.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của các bên để thống nhất một vấn
đề nhất định trong giao dịch dân sự cũng như trong thương mại. Hợp đồng là một
bằng chứng pháp lý ghi nhận việc giao kết trong giao dịch dân sự, đồng thời là cơ
sở để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bộ Luật dân sự năm
2005 quy định: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.13 Đây là quy định chung, còn
hợp đồng bảo hiểm thì được ghi nhận trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định: “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.14
Quan hệ bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa trong nước cũng được xác lập
và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm cháy,
nổ đối với hàng hóa cũng có bản chất chung của hợp đồng. Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 không đưa ra định nghĩa thế nào là
hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa song có thể xác định bản chất pháp
lý của hợp đồng này trên cơ sở quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 về hợp đồng bảo hiểm. Có thể hiểu như sau:
Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
cháy, nổ đối với hàng hóa.
1.1.3.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Về chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia trong hợp đồng. Hợp đồng bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa được thiết lập giữa hai chủ thể là doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Trong đề tài này, người viết chủ yếu
nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa được xác lập một bên
13
14
Điều 388 Bộ luật dân sự 2005.
Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 9
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, một bên là bên mua bảo hiểm phải là
thương nhân.
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, “thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.15 So với quy định về thương
nhân tại khoản 1 Điều 5 Luật thương mại 1997 khái quát và chính xác hơn
“Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký
kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”.Thương nhân
của hợp đồng bảo hiểm này có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân
nước ngoài. Theo quy định của luật này thì thương nhân là tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp và
đăng ký kinh doanh như một nghĩa vụ của thương nhân. Như vậy, thương nhân
phải đáp ứng đủ các đặc điểm sau:
Thứ nhất, các chủ thể pháp luật có thể trở thành hoặc được xem là thương
nhân bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế. Trong đó, việc xác định cá nhân là ai
căn cứ theo pháp luật dân sự. Tổ chức kinh tế là một chủ thể nhân tạo, được thành
lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, mà mục đích thành lập chủ thể đó là
tiến hành hoạt động kinh tế.
Thứ hai, để được xem là thương nhân thì cá nhân hay tổ chức kinh tế phải
tiến hành hoạt động thương mại.
Thứ ba, cá nhân và tổ chức kinh tế phải hoạt động thương mại một cách độc
lập. Tính độc lập ở đây là độc lập về mặt pháp lý. Điều đó có nghĩa cá nhân hay
tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách là chủ thể pháp
luật độc lập. Cho nên văn phòng đại diện và chi nhánh khỏi khái niệm thương
nhân, bởi vì chúng chỉ là đơn vị phụ thuộc.
Thứ tư, các hoạt động thương mại mà cá nhân hay tổ chức kinh tế đó tiến
hành phải có tính thường xuyên. Tính thường xuyên nói chung đòi hỏi hoạt động
có tính lien tục trong khoảng thời gian dài có xác định hoặc không xác định. Đối
với cá nhân thì hoạt động thương mại là nghề nghiệp chính và tạo ra thu nhập
chính của mình. Đối với tổ chức kinh tế thì tính thường xuyên đã bao hàm trong
mục đích thành lập, nếu tổ chức kinh tế có ý định tạm ngừng hoạt động trong một
khoảng thời gian quá dài thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước.
15
Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 10
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Thứ năm, điểm cuối cùng là để trở thành thương nhân thì cá nhân phải đăng
ký kinh doanh, còn tổ chức kinh tế là thương nhân kể từ thời điểm được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh còn
có quy định “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.”16 Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh đề cập ở quy
định này chỉ là nghĩa vụ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, nghĩa là
đăng ký thay đổi nội dung ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được
cấp, bao gồm cả ngành nghề kinh doanh trong quá trình hoạt động của thương
nhân. Cho nên không được phép hiểu nhầm lẫn rằng pháp luật Việt Nam thừa
nhận thương nhân thực tế, nghĩa là thừa nhận những chủ thể pháp luật tiến hành
các hoạt động thương mại nhưng không có đăng ký kinh doanh là thương nhân.17
Do đặc điểm thương nhân phải có đăng ký kinh doanh, nên các cá nhân hoạt
động thương mại mà theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP không phải
đăng ký kinh doanh thì không phải là thương nhân. Đó là những cá nhân buôn
bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ như
đánh giầy, bán vé số, sửa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ
tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. Do tính
chất độc lập và thường xuyên nên nên các hoạt động này vẫn được xem là hoạt
động thương mại. Nhưng với tính chất nhỏ lẻ và thu nhập thường chỉ đủ để trang
trãi các chi tiêu cơ bản cho bản thân và gia đình nên pháp luật loại trừ các hoạt
động này khỏi nghĩa vụ đăng ký kinh doanh với điều kiện các cá nhân đó phải tự
mình thực hiện các hoạt động thương mại nói trên mà không thuê mướn người
khác.18
Chủ thể thứ hai trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh
nghiệp được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Doanh nghiệp
bảo hiểm là bên có quyền thu phí bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và
phải có trách nhiệm bồi thường theo sự thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm.
16
Điều 7, Luật thương mại năm 2005.
Phan Huy Hồng, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, trường ĐH Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, trang 18.
18
Phan Huy Hồng, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, trường ĐH Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, trang 19.
17
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 11
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Theo Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.19 Cũng giống như doanh
nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng thực hiện việc kinh doanh tìm
kiếm lợi nhuận từ việc bán sản phẩm bảo hiểm. Theo đó “doanh nghiệp bảo hiểm
là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật kinh
doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh
bảo hiểm.” 20 Từ đó cho thấy rằng, điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp bảo hiểm
là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm phải được thành lập và hoạt động hợp pháp
theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, Luật
doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp bảo
hiểm là một tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân, được nhà nước cho phép tiến
hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Về hình thức của hợp đồng
Những điều khoản mà các bên cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên
ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, hình thức của hợp đồng
là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào
nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin cậy lẫn nhau
mà các bên có thể lựa chọn một hình thức xác định trong việc giao kết hợp đồng
cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Theo điều 401 Bộ luật dân sự 2005 thì
hợp đồng được thể hiện bằng các hình thức như: bằng lời nói, bằng văn bản hay
bằng hành vi cụ thể.
Theo quy định kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp
đồng bảo hiểm cháy, nổ nói riêng phải được lập thành văn bản. Văn bản là một
căn cứ vững chắc cho việc giao kết hợp đồng, cũng là nơi chứa đựng quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà bất kỳ sự làm trái nào so với hợp đồng
đều là bằng chứng rõ ràng cho việc vi phạm hợp đồng. Bằng chứng giao kết hợp
đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax
và các hình thức khác do pháp luật quy định.21
Tóm lại, hình thức của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ phải được lập thành văn
bản, chúng có thể ở dạng là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo,
19
Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005.
Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
21
Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
20
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 12
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
telex, fax. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm cháy nổ đối với hàng hóa thông thường
được cấu thành từ nhiều bộ phận như: giấy yêu cầu bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm,
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, điều khoản bổ sung, phụ lục hợp
đồng. Quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm đều được xác định rõ trong
tất cả các giấy tờ đó.
Về đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là hàng hóa
đang tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng và phải có giá xác định được bằng
tiền mà trong quá trình sản xuất, lưu kho, bảo quản hay lưu thông trên thị trường
mà xảy ra rủi ro cháy, nổ thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường. Hàng hóa đó chính là tài sản của thương nhân. Hàng hóa như
thế nào mới trở thành đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thì người viết đã trình
bày ở mục 1.1.1. về khái niệm của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.
Khác với những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm cháy, nổ có hai loại là
bắt buộc và tự nguyện. Hàng hóa là đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc là những hàng hóa được liệt kê trong phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐCP ngày 31 thang 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy. Khi mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì hàng hóa
phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc có biên
bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của Cơ quan Cảnh
sát Phòng cháy và chữa cháy. Còn những hàng hóa chưa có những giấy tờ trên thì
có thể mua bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện khi doanh nghiệp bảo hiểm khảo sát
đánh giá thấy đủ điều kiện tham gia.
Về nội dung của hợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là một loại hợp đồng bảo
hiểm, nên nó phải có những nội dung cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm theo
quy định của pháp luật. Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ
sung năm 2010 quy định rõ điều đó. Pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm
được soạn thảo hợp đồng mẫu với những điều khoản cụ thể, nhất là phần điều
kiện chung. Vì vậy, thông thường thì bên mua bảo hiểm chỉ có thể đồng ý giao
kết hoặc từ chối giao kết dựa trên hợp đồng mẫu. Lý do mà Nhà nước trao quyền
cho doanh nghiệp bảo hiểm được phép soạn thảo hợp đồng mẫu là do dựa vào
khả năng chấp nhận bảo hiểm và đặc điểm kỹ thuật của bản thân mình, doanh
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 13
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
nhiệp bảo hiểm xác định được những điều khoản cơ bản để chấp nhận bảo hiểm,
quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Còn người tham gia bảo hiểm thường
không biết rõ về bảo hiểm, nên rất khó có ý kiến thắc mắc về điều khoản bảo
hiểm.22
Tuy nhiên điều này hoàn toàn không có nghĩa là người tham gia bảo hiểm
luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp bảo hiểm luôn được lợi. Ngoài những nội dung
quy định, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa
thuận.23 Trên thực tế, nội dung của các điều khoản chủ yếu do doanh nghiệp bảo
hiểm quy định căn cứ vào bộ quy tắc, điều khoản bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm do
doanh nghiệp bảo hiểm ban hành. Trong một thị trường cạnh tranh, với một loại
nghiệp vụ bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm của doanh nghiệp nào có lợi hơn cho
khách hàng sẽ được đông đảo khách hàng hưởng ứng và lựa chọn.
1.1.3.3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Khi có hiệu lực, những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ có giá trị ràng buộc
các bên. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đúng theo những thỏa thuận trong hợp
đồng. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thời
không xâm phạm đến lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, pháp luật quy định những
nguyên tắc có tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, việc thực hiện hợp
đồng dân sự nói chung và hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ nói riêng phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, và các thỏa thuận khác.
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất
cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
Không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.24
1.1.3.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Luật kinh doah bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 không quy
định cụ thể các điều kiện để hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa có
hiệu lực. Cho nên, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với
22
Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000, trang 72.
23
Khoản 2 Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
24
Điều 412 Bộ luật dân sự 2005.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 14
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hàng hóa cần dựa vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định
trong bộ luật dân sự năm 2005. Chúng ta có thể dựa vào Điều 122 Bộ luật dân sự
2005 để xác định một hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ có hiệu lực khi có đủ các điều
kiện sau đây:
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp đồng bảo hiểm là những người
tham gia vào quan hệ đó. Phạm vi người tham gia quan hệ hợp đồng đó bao gồm:
cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Điều kiện để hợp đồng có hiệu
lực là “người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự”25. Như vậy,
“người” ở đây phải được nhìn nhận dưới góc độ pháp lý tức là không chỉ là cá
nhân mà còn bao gồm pháp nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Trong phạm vi đề
tài này, người viết chỉ đề cập đến chủ thể tham gia hợp đồng là các thương nhân
bao gồm bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm. Tức là thương nhân là chủ thể
trong hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Nếu là người đại diện các bên
giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ thì phải đúng thẩm quyền.
Thứ hai, chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện26 tức là xuất
phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng
đó. Điều này cũng được thể hiện trong nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận.27 Theo đó quyền này được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong hợp
đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào đươc ép buộc,
cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Những hành vi đó đều dẫn đến hợp đồng bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa không có hiệu lực.
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không
bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nội dung của hợp
đồng phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có
tính khả thi.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định về hình
thức của hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với
25
Điêm a Khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.
Điểm c Khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.
27
Điều 4 Bộ luật dân sự 2005.
26
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 15
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hàng hóa nói riêng phải được lập thành văn bản. Trường hợp các bên không tuân
thủ đúng quy định về hình thức thì cần chỉnh sửa lại cho đúng quy định. Hợp
đồng sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.28
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Cháy, nổ là một trong những rủi ro mang tính chất thảm họa và khi xảy ra
hậu quả để lại rất nặng nề. Việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính
khổng lồ. Theo số liệu thống kê, hằng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ
cháy, nổ lớn nhỏ gây thiệt hại hằng trăm tỷ đô la.29 Nơi có nền kinh tế phát triển,
nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn như Anh,
Pháp, Mỹ thì cháy vẫn xảy ra. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hoạt
động sản xuất kinh doanh của con người.
Ở Việt Nam, các vụ cháy, nổ xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn đặc biệt tại các
khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê
của Bộ Công an, trong 10 năm trở lại đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở
các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân và
6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người,30 về tài sản ước
tính trị giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá trị kinh tế. Như vậy, trung bình
mỗi năm những vụ cháy gây ra cái chết cho khoảng hơn 60 người. Ấy là chưa kể
đến nỗi đau thương tột cùng mà gia đình phải chịu đựng khi người thân không
may qua đời. Đáng chú ý một số vụ cháy như: Vụ cháy chợ trung tâm TP Quảng
Ngãi ngày 9/2/2012 thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng, vụ cháy Trung tâm Thương
mại Hải dương ngày 15/9/2013 thiệt hại ước tính hơn 500 tỷ đồng, gần đây nhất
là vụ cháy chợ Phố Hiến, TP Hưng yên ngày 19/3/2014 thiệt hại ước tính khoảng
50 tỷ đồng. Năm 2013 là năm xảy ra nhiều vụ cháy nổ đặc biệt nghiêm trọng, cả
nước xảy ra 2700 vụ cháy nổ, làm chết 100 người và bị thương gần 200 người,
thiệt hại ước tính 1.700 tỷ đồng. Riêng vụ nổ nhà máy pháo hoa ở Phú Thọ
12/10/2013 đã làm chết 24 người và gần 100 người bị thương, toàn bộ nhà máy bị
san bằng, thiệt hại ước tính 52 tỷ đồng.31
28
Điều đó được suy ra từ Điều 401 về hình thức hợp đồng dân sự.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê 2012.
30
A.Th, Bảo hiểm cháy nổ - Đã đến lúc cần nhìn nhận đúng,
http://baotintuc.vn/doanh-nghiep/bao-hiem-chay-no-da-den-luc-can-nhin-nhan-dung20130228004633036.htm, [truy cập ngày 5/11/2014].
31
Công Hậu, Báo nhân dân, 2.700 vụ cháy nổ xảy ra trong năm 2013 ,
http://www.nhandan.org.vn/xahoi/tin-tuc/item/22614302-2-700-vu-chay-no-xay-ra-trong-nam-2013.html,
29
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 16
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Để đối phó với cháy nổ từ xa xưa con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp
khác nhau như phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và
thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế tình trạng cháy,
nổ vẫn diễn ra mà con người không lường trước được. Do vậy để đối phó hậu quả
của cháy, nổ gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là một trong những biện pháp an
toàn hữu hiệu nhất. Nếu xảy ra cháy lớn, đặc biệt là các thương nhân, họ phải
đương đầu với rất nhiều khó khăn tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Vì vậy
bên cạnh việc tích cực phòng cháy chữa cháy thì bảo hiểm cháy, nổ thực sự là
một giá đỡ cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nói chung và thương nhân
nói riêng.
Bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là một loại hình của bảo hiểm tài sản,
trong đó đối tượng bảo hiểm là hàng hóa thường có giá trị bảo hiểm lớn. Nhưng
hiện tại loại hình bảo hiểm này chưa thực sự được thương nhân quan tâm, doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng không mấy mặn mà với nó. Bảo hiểm cháy, nổ
thực sự rất cần thiết cho người tham gia bảo hiểm, cũng như bên kinh doanh bảo
hiểm và cả nền kinh tế.
1.2.1. Đối với người tham gia bảo hiểm
Thứ nhất, bảo hiểm cháy, nổ khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định sản
xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng rộng, giá trị tài
sản càng lớn, hàng hóa càng nhiều thì khi có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả
thật khôn lường và ảnh hưởng lâu dài tới bản thân doanh nghiệp, cá nhân và đơn
vị khác có liên quan. Doanh nghiệp phải đứng trước bờ vực có nguy cơ mất trắng
những tài sản có giá trị lớn kể cả hàng hóa, việc khôi phục sản xuất trở lại là điều
vô cùng khó khăn, trong trường hợp xấu nhất là phá sản. Bảo hiểm cháy, nổ ra
đời giúp cho mỗi thương nhân ổn định cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua việc bồi thường một cách kịp thời thỏa đáng khi không
may có tổn thất, từng bước khắc phục hậu quả những thiệt hại xảy ra với họ. Trên
cơ sở người tham gia bảo hiểm cháy, nổ đóng góp một khoản phí với tỉ lệ nhỏ so
với giá trị hàng hóa của mình, các cá nhân doanh nghiệp sẽ nhận được cam kết
bồi thường từ phía công ty bảo hiểm khi có rủi ro cháy, nổ xảy ra.
Có thể nói bảo hiểm cháy, nổ là một trong những biện pháp hữu hiệu đảm
bảo nguồn tài chính cho thương nhân khi không may xảy ra sự cố bảo hiểm, giúp
[truy cập ngày 1/11/2014].
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 17
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
họ yên tâm sản xuất kinh doanh, tiến hành mở rộng đầu tư góp phần tăng trưởng
kinh tế.
Thứ hai, bảo hiểm cháy còn góp phần tích cực công tác đề phòng hạn chế
tổn thất, giúp cho hàng hóa an toàn hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi thương nhân.
Rủi ro cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ nơi đâu bất cứ khi nào. Vì vậy để giảm thiểu
xác xuất bồi thường cho khách hàng, các công ty bảo hiểm hết sức quan tâm đến
công tác quản trị rủi ro mà trong đó công tác phòng cháy chữa cháy đặt lên hàng
đầu.
Bằng một khoản trích theo tỷ lệ nhất định từ phần phí thu được, các công ty
bảo hiểm sẽ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả
thông qua công tác thống kê tình hình tổn thất hằng năm, xác định nguyên nhân
tổn thất, tư vấn những khu vực có nguy hiểm cao về cháy, thường xuyên phối hợp
với khách hàng trong công tác tập huấn phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ khách hàng
trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy. Để làm tốt công tác này công ty bảo
hiểm cần có những cán bộ chuyên môn giỏi về đánh giá và quản lý rủi ro, tích cực
hướng dẫn khách hàng các biện pháp đảm bảo an toàn.
Ngoài ra hằng năm các doanh nghiệp bảo hiểm cũng thường xuyên đóng
góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước
để đầu tư trang bị phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến kiến thức
pháp luật và kiến thức phổ thông về phòng cháy chữa cháy cho toàn dân. Hoạt
động này không chỉ có ý nghĩa đối với người tham gia trong công tác hạn chế rủi
ro mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
Thứ ba, gia tăng ý thức bảo đảm an toàn cho hóa của thương nhân. Khi mua
bảo hiển cháy, nổ hàng hóa không những được an toàn hơn nhờ những biện pháp
quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm mà chính thương nhân cũng thêm phần
trách nhiệm đối với hàng hóa của mình. Hàng hóa của thương nhân phải đạt tiêu
chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy thì hợp đồng bảo hiểm mới có thể giao
kết. Sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thường
xuyên kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn đối với hàng hóa đó. Nếu như
thương nhân lơ là trong công tác đảm bảo an toàn cho hàng hóa của mình tạo ra
nguy hiểm cao thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 18
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Thứ tư, dịch vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng chính là sự đảm bảo
về mặt vật chất, tài chính trước rủi ro. Hơn nữa, vượt lên cả ý nghĩa tiền bạc, bảo
hiểm cháy còn là mang đến trạng thái an toàn về tinh thần cho thương nhân yên
tâm trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc triển khai bảo hiểm
cháy giúp thương nhân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vì đã có bảo hiểm
cháy, nổ bảo trợ. Từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tránh
sự lo lắng, bất ổn của người dân sống xung quanh khu vực thường xuyên có cháy
và nguy cơ xảy ra cháy cao.
Bên cạnh đó bảo hiểm cháy ra đời còn giúp cho thương nhân tham gia thuận
tiện hơn trong các hoạt động vay vốn của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Vì khi
tiến hành cho các thương nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh thì các ngân hàng,
quỹ tài chính bao giờ cũng đòi hỏi có thế chấp. Thương nhân nào đã tham gia bảo
hiểm thì có thể trình hợp đồng bảo hiểm như một bằng chứng của sự đảm bảo để
vay vốn, giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính yên tâm hơn đối với các khoản
cho vay. Bởi vì nếu có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa của thương nhân thì thương
nhân đó sẽ nhận được bồi thường từ phía công ty bảo hiểm, đảm bảo khả năng trả
nợ cao hơn các thương nhân không tham gia bảo hiểm.
1.2.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, bảo hiểm cháy, nổ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Khi bảo hiểm cháy, nổ ngày càng được mở rộng,
đặc biệt với sự chấp hành nghiêm chỉnh của các đối tượng tham gia bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc, khoản phí thu được từ khách hàng ngày càng gia tăng. Nếu
doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo tốt công tác an toàn cho đối tượng bảo hiểm mà
ở đây là hàng hóa thì số tiền bồi thường sẽ thấp hơn rất nhiều so với số phí mà
doanh nghiệp bảo hiểm thu vào. Ngoài ra đây là một thị trường rất tiềm năng, số
lượng khách hàng cần đến loại hình bảo hiểm này rất rộng. Các công ty bảo hiểm
chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán,
số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lời. Với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
không nhỏ của các công ty bảo hiểm có thể cho vay, mua trái phiếu, đầu tư bất
động sản.
Thứ hai, đó là cơ hội để doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện hình ảnh tốt đẹp
của mình trước công chúng. Vượt lên cả ý nghĩa tiền bạc, bảo hiểm cháy, nổ
mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc
cho hàng hóa của thương nhân, mang đến sự tinh tưởng cho người sử dụng dịch
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 19
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
vụ đặc biệt này. Trong thực tế kinh doanh, các nhà bảo hiểm cần nâng cao hình
ảnh, gây dựng lòng tin của một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong hoạt
động bồi thường, trả tiền bảo hiểm và chăm sóc khách hàng.
1.2.3. Đối với kinh tế xã hội
Thứ nhất, bảo hiểm cháy, nổ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Sau
khi thu phí bảo hiểm, các công ty bảo hiển chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định
trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư
sinh lời. Do vậy nền kinh tế chắc chắn luôn nhận được một lượng vốn đầu tư
đáng kể từ quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm khiến các hoạt động kinh tế trở
nên sôi động, hiệu quả hơn. Với tư cách là một trung gian tài chính lớn của nền
kinh tế, bảo hiểm góp phần tạo nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường
vốn phát triển. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra “bàn tay vô hình”32 thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Thứ hai, bảo hiểm cháy, nổ góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách
quốc gia. Hậu quả của cháy, nổ để lại thường rất nặng nề, số tiền để khắc phục
hậu quả thường rất lớn, không có một tổ chức cá nhân nào có thể gánh chịu được
mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của Ngân sách Nhà nước. Bảo hiểm cháy, nổ ra đời
góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách quốc gia trong việc chi khắc phục
hậu quả, tránh nhiều biến động chi tiêu ảnh hưởng đến kế hoạch Ngân sách Nhà
nước.
Thứ ba, bảo hiểm cháy, nổ còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước
thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Đây là nghiệp vụ có giá trị lớn, để đảm bảo
khả năng thanh toán bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành
nhượng tái đồng thời nhận tái từ những hợp đồng lớn. Thị trường bảo hiểm cháy,
nổ ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều đơn tái bảo hiểm và mang lại
nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Thứ tư, tạo vệc làm cho xã hội cũng là một khía cạnh đáng kể trong sự cần
thiết của bảo hiểm cháy, nổ. Ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy, nổ nói
riêng đã thu hút một lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp
32
Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra vào
năm 1776. Adam Smith cho rằng "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân
tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình chung đã thúc đẩy sự
phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 20
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
liện quan như giám định tổn thất, định giá tài sản. Trong điều kiện thất nghiệp
đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì phát triển thêm bảo hiểm cháy, nổ vẫn được
coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu
việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan.
Thứ năm, bảo hiểm cháy, nổ tạo nguồn kinh phí lớn cho hoạt động phòng
cháy chữa cháy. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có
trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu được để đóng
góp kinh phí cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Sáu tháng một lần
doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu được vào tài khoản tạm giữ của
Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước trung ương để tạo nguồn kinh phí bổ sung
hàng năm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Đóng góp đó dùng để đầu tư
trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức
pháp luật và kiến thức phổ thông về phòng cháy chữa cháy chung cho toàn dân,
hỗ trợ khen thưởng thành tích trong công tác phòng cháy chữa cháy.
1.3. Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác
lập, giao kết, thực hiện hợp đồng, cũng như quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo
hiểm cháy, nổ và các vấn đề pháp lý liên quan. Bộ Luật Dân sự 2005 là văn bản
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đó có hoạt động bảo hiểm. Luật
dân sự quy định chung về hoạt động bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo
hiểm, …đây cũng là cơ sở của hoạt động bảo hiểm cháy, nổ.
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm
2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, Khóa X và có hiệu lực ngày 01 tháng 04
năm 2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm
Việt Nam nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối hàng hóa nói riêng. Do sự phát
triển liên tục của thị trường bảo hiểm mà hiện nay một số điều của Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 không còn phù hợp nữa nên Quốc Hội đã thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng
10 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 21
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Do sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ nên ngày 08 tháng 11 năm 2006
Chính Phủ ban hành Nghị định 130/2006 NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy
định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đây là một quy định riêng đặc thù về
bảo hiểm cháy, nổ. Nó được ban hành dựa trên Luật phòng cháy chữa cháy số
27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 29 tháng 06 năm 2001 tại điều 9 quy định “Cơ
quan tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện cháy, nổ
bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó”. Năm 2003, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 04 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng
cháy và chữa cháy được ban hành. Nghị định này kèm theo phụ lục 1 quy định
danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, trong những cơ sở đó có tài sản là
hàng hóa.
Năm 2007 tiếp tục ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTCBCA ngày 24 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn chi tiết về chế độ bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho hoạt động
phòng cháy chữa cháy và cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn
kinh phí này. Tiếp sau đó Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm
2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Năm 2012, Nghị
định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 thang 05 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều
của nghị định 35/2003/NĐ-CP và Nghị định 130/2006/NĐ-CP. Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thay thế Nghị định số
35/2003/NĐ-CP.
Năm 2013, Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31 tháng
12 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 130/2006/NĐCP ngày 08 tháng 11 năm 2006 và nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 05
năm 2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Thông tư liên tịch này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/02/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số
41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc.
Mới đây nhất, Bộ Công an mới ban hành văn bản hợp nhất Nghị định
07/VBHN-BCA bổ sung quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hiệu lực
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 22
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
từ ngày 22 tháng 03 năm 2014. Ngoài ra còn có Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC
ngày 24 tháng 04 năm 2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc.
Trên đây là cơ sở lý luận chung nêu lên một cách khái quát về bảo hiểm
cháy, nổ đối với hàng hóa. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ
thể như thế nào để điều chỉnh vấn đề này thì người viết sẽ trình bày cụ thể ở
chương 2: Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 23
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
2.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên đương sự, phải xác định
rõ đối tượng bảo hiểm. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng
hóa là hàng hóa, tức là phải xác định hàng hóa mà thương nhân muốn bảo hiểm là
loại hàng hóa gì, gỗ hay sắt thép, số lượng bao nhiêu mà trong quá trình sản xuất,
lưu kho, bảo quản hay lưu thông trên thị trường mà xảy ra các rủi ro thuộc phạm
vi bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Cần lưu ý rằng, hàng
hóa của đối tượng bảo hiểm cháy, nổ phải là hàng hóa có thực, được phép giao
dịch trên thị trường, không thuộc danh mục những đối tượng mà Nhà nước cấm
kinh doanh, và giá trị của hàng hóa này phải tính được thành tiền và được ghi
trong hợp đồng bảo hiểm.33
Khác với những loại hình bảo hiểm khác, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy
và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản xác
nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Điều kiện để được cấp giấy chứng
nhận theo Điều 7, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Tức là thương nhân phải áp dụng các biện pháp an toàn theo điều này cho hàng
hóa của mình thì mới được xem xét cấp giấy chứng nhận. Đối với hàng hóa thuộc
diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật phòng cháy và chữa cháy) thì giấy chứng nhận là điều kiện quyết định
có mua được bảo hiểm cháy nổ hay không. Còn những hàng hóa khác không
thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì có thể mua bảo hiểm
cháy nổ dưới hình thức tự nguyện mà không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện về
phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên hàng hóa đó phải được doanh nghiệp bảo hiểm
kiểm tra xem có đủ an toàn hay không, nếu thấy đủ an toàn thì giao kết hợp đồng,
nếu không đủ an toàn thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm.
Ngoài ra, thương nhân phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với hàng
33
Điều 3 Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 24
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hóa của họ. Để tiến hành mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa thương nhân phải
chứng minh được quyền lợi tài chính của mình đối với hàng hóa đó. Quyền lợi
này có được từ việc sở hữu hoặc sử dụng đối với hàng hóa. Cho nên, bên mua bảo
hiểm cháy, nổ cho hàng hóa phải chính là chủ sở hữu hoặc chủ thể đang trực tiếp
quản lý hàng hóa đó. Để giải thích cho vấn đề này, ta có thể xem xét ví dụ sau:
Tại một địa phương, có một doanh nghiệp A chuyên mua bán bông vải sợi,
len dạ, sản phẩm dệt. Doanh nghiệp A có một kho hàng hóa cạnh bên nhà ông B,
vì sợ kho hàng không may cháy ảnh hưởng đến ngôi biệt thự của mình, ông B đã
tự nguyện đi mua bảo hiểm cháy, nổ cho kho hàng của doanh nghiệp A và cả ngôi
biệt thự. Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ kho
hàng hóa mà chỉ bán bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện cho ngôi biệt thự. Vì ông B
không phải là chủ sở hữu hoặc người quản lý trực tiếp kho hàng nên không thể
mua bảo hiểm, mà chỉ có thể mua bảo hiểm cháy, nổ cho ngôi biệt thự của ông
mà thôi.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc chung của
bảo hiểm nói chung và là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm cháy nổ đối với hàng
hóa nói riêng. Nếu như người tham gia bảo hiểm không có quyền lợi có thể được
bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm, thì người tham gia bảo hiểm có thể tùy tiện
mua bảo hiểm cho hàng hóa của người khác. Khi xảy ra rủi ro bảo hiểm, người
tham gia bảo hiểm đó có thể nhận được tiền bồi thường bảo hiểm mà chẳng bị tổn
thất gì cả. Như vậy, bảo hiểm đã trở thành đánh bạc là một hành vi bất chính đã bị
pháp luật nghiêm cấm. Đó là chưa kể đến người mua bảo hiểm sẽ tìm cách gây ra
rủi ro cho hàng hóa của người khác. Cho nên trong các đơn bảo hiểm cháy, nổ
thường xác định rõ các trường hợp loại trừ và phạm vi bảo hiểm nhằm giới hạn
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và giới hạn rủi ro được bảo hiểm.
2.1.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm những
thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho hàng hóa được bảo hiểm ghi
trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo giấy chứng nhận bảo
hiểm) nếu thương nhân đã nộp phí bảo hiểm và những thiệt hại đó xảy ra trong
thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Những chi phí cần thiết
và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm trong và sau khi
cháy, chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy nếu những chi phí này được ghi rõ
trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 25
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
nộp thêm phí bảo hiểm theo tỉ lệ phí quy định.34
Các rủi ro chính được bảo hiểm bao gồm rủi ro cháy, nổ.
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây
thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Theo nghĩa thông thường,
cháy được hiểu là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Cháy phải
thực sự phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng và lửa đó phải ngẫu nhiên,
bất ngờ phát ra. Cháy có thể do nổ hay do nguyên nhân khác. Trong bảo hiểm
cháy, nổ tự nguyện còn gọi là bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt thì hỏa
hoạn là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây
thiệt hại cho tài sản và người xung quanh.35 Như vậy sẽ được coi là cháy hay hỏa
hoạn được bảo hiểm nếu đủ các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, phải thực sự có phát lửa. Những thiệt hại do cháy đơn thuần
không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là không được bảo
hiểm.
Thứ hai, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp gas, lò nung
dùng trong sinh hoạt có yếu tố cháy nhưng là nguồn lửa chuyên dùng nên không
gọi là hỏa hoạn. Những hàng hóa được bảo hiểm bị thiệt hại do nguồn lửa chuyên
dùng, hoặc ngay cả những thiệt hại gây ra cho hàng hóa được bảo hiểm do bị rơi
vào nơi đun nấu bình thường cũng không được bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu các
nguồn lửa chuyên dùng này làm cháy một tài sản hay một vật nào đó và việc cháy
từ vật này gây thiệt hại cho các hàng hóa được bảo hiểm thì sẽ phát sinh trách
nhiệm của người bảo hiểm theo rủi ro này.
Thứ ba, việc phát sinh nguồn lửa này phải bất ngờ hay ngẫu nhiên đối với
người được bảo hiểm, chứ không phải do cố ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa
của họ. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn
thuộc phạm vi bảo hiểm.
Thứ tư, cháy gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên
ngoài. Cho dù có thể có yếu tố ngẫu nhiên, nhưng những yếu tố nội tại tự phát từ
trong bản thân hàng hóa được bảo hiểm bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên
thiệt hại là không thuộc phạm vi bảo hiểm. Chúng thường được gọi là “nội tỳ”36
và luôn luôn bị loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên người bảo hiểm chỉ
34
Lê Quang Liêm, Các chế định hướng dẫn kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998, trang
347.
35
Điều 1 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt (Ban hành kèm theo Quyết định số 42-TCQĐ
ngày 02 tháng 05 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
36
Nội tỳ là tỳ vết xảy ra do bản chất hàng hóa. Nội tỳ thường được sử dụng để mô tả nguyên nhân tổn thất
do chính bản than hang hóa đó. Nuyên nhân này có thể là do sinh vật sống, côn trùng, vi khuẩn, nấm
móc,…hoạt động dẫn đến sinh nhiệt, thối rửa, mốc mọt.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 26
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
loại trừ đối với những thiệt hại của hàng hóa tự phát cháy, chứ không loại trừ đối
với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từ đám cháy. Ví dụ, một kho thức ăn gia súc
bỗng nhiên bốc cháy, trước khi đội cứu hỏa kịp đến hiện trường, lửa đã lan và gió
đã thổi lửa sang một kho chứa thóc bên cạnh. Loại trừ theo đơn bảo hiểm được áp
dụng đối với kho thức ăn gia súc bởi vì nó tự phát cháy, nhưng sẽ không được áp
dụng đối với kho thóc.
Khi có đủ các điều kiện trên và có thiệt hại đối với hàng hóa thì những thiệt
hại đó sẽ được bảo hiểm bồi thường cho dù đó là do cháy hay do nhiệt hoặc khói.
Như vậy, những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm do cháy bao gồm những
thiệt hại vật chất do bị hủy hoại vì cháy, thiệt hại do khói và nguồn lửa gây ra,
thiệt hại do nước dùng để chữa cháy, thiệt hại do phá vở để ngăn cháy lây lan,
thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, thiệt hại do người được bảo hiểm
gánh chịu do bảo vệ hàng hóa kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa, thiệt hại do
mất mát những hàng hóa được bảo hiểm xảy ra trong hỏa hoạn (trừ việc đánh cắp
do công ty bảo hiểm phát hiện).
Nổ là phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột
với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật
xung quanh. Nổ chỉ giới hạn ở các trường hợp nổ nồi hơi, hơi đốt hoặc điện được
sử dụng với mục đích là phục vụ sinh hoạt như thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một
ngôi nhà mà không phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt. Sự cố này
cũng được bảo đảm khi nó xảy ra trong một nhà máy liên quan tới nồi hơi chỉ sử
dụng để đun nước dùng trong căn tin.
Các trường hợp nổ gây ra cháy đã nghiễm nhiên được bảo hiểm.37 Thiệt hại
do nổ nhưng không gây ra cháy, ngoài trường hợp nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ
sinh hoạt, sẽ không được bồi thường theo rủi ro này. Trường hợp thiệt hại do nổ
xuất phát từ đám cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường, còn thiệt hại
do hậu quả nổ, ngoài nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi
thường. Nếu hàng hóa bị thiệt hại do cháy bắt nguồn từ nổ thì được bồi thường
theo rủi ro cháy. Những hàng hóa bị thiệt hại do nổ, chứ không phải do cháy bắt
nguồn từ nổ thì được đảm bảo bởi rủi ro nổ.38
Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì nổ pháp luật quy định loại trừ một số
trường hợp sau:
Hàng hóa được bảo hiểm bị phá hủy hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước
bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp xuất bên trong tạo ra hoàn
37
38
Nguyễn Văn Định, Giáo trình bảo hiểm, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2005, trang 279.
Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng, Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005,
trang 81.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 27
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi
hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên
mua bảo hiểm.
Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị
hư hại hay phá hủy do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong
trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).
Ngoài hai rủi ro cháy, nổ nêu trên, trong các hợp đồng bảo hiểm cháy còn
mở rộng thêm các rủi ro phụ đối với bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện. Nhà bảo hiểm
chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro phụ khi thương nhân tham gia một trong
hai rủi ro chính nêu trên. Thương nhân có thể lựa chọn các rủi ro phụ mà họ thấy
cần thiết và phải trả thêm phí cho các rủi ro phụ đó.
Các rủi ro phụ như:
Sét đánh trực tiếp vào hàng hóa làm hư hại;
Máy bay và các phương tiện hàng không rơi;
Gây rối, đình công bế xưởng;
Những tổn hại gây ra trực tiếp do hành động ác ý;
Động đất hoặc núi lửa phun: bao gồm lũ lụt nước biển do hậu quả của động
đất hoặc núi lửa phun;
Giông bão; lũ lụt;
Nước tràn tù các bể và thiết bị chứa nước hoặc đường ống nước;
Đâm va do xe cộ hoặc xúc vật.
Và những rủi ro khác do các bên thỏa thuận.
Cần lưu ý rằng doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu
thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:
Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị
điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò
điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua bảo hiểm nhằm
mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 28
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Những thiệt hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng
cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ.
Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận
trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trả thêm
phí bảo hiểm theo quy định.
Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ
sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng,
khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận
trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong Giấy chứng nhận bảo
hiểm.
Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ
phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải.
Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.
Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội
gây ra.
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp
luật hoặc do các bên thỏa thuận.
Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên, nếu bên
mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo
hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những sự
kiện đó. Ngoại trừ những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua
bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm, thiệt
hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy
để xảy ra cháy, nổ. Những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên phải
được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải
thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.39
2.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
2.2.1. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của hàng hóa
39
Khoản 2, Điều 16, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 29
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.40
Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong
việc bồi thường tổn thất và cũng là cơ sở để tính phí bảo hiểm. Trong bất kỳ
trường hợp nào, số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được
vượt quá số tiền bảo hiểm.41
Trong bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa, việc xác định số tiền bảo hiểm
phải dựa vào giá trị của hàng hóa được bảo hiểm. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm
có thể thấp hơn giá trị của hàng hóa, có thể bằng giá trị của hàng hóa, nhưng
không được vượt quá giá trị thực tế của hàng hóa. Trong bảo hiểm tài sản nói
chung và bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng thì hợp đồng được chia
làm ba loại:
Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp
hơn giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Nếu hợp đồng được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm
bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của hàng hóa tại thời
điểm giao kết hợp đồng.42 Luật pháp cho phép thương nhân được mua bảo hiểm
dưới giá trị. Thực tế cho thấy hợp đồng dưới giá trị có thể được giao kết do các
nguyên nhân như: Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm quy định số tiền bảo hiểm
phải ít hơn giá trị thực tế của hàng hóa nhằm thúc đẩy người được bảo hiểm chú ý
tới các công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng hóa đã được bảo hiểm. Như
vậy nếu hàng hóa này bị tổn thất, người được bảo hiểm phải tự gánh chịu một
phần tổn thất. Thứ hai, người được bảo hiểm có ý tiết kiệm tiền nộp phí bảo hiểm,
tự nguyện gánh chịu một phần rủi ro. Thứ ba, do tăng giá tài sản, chưa kịp thời
điều chỉnh số tiền bảo hiểm, vì thế từ bảo hiểm đúng giá trị đã trở thành bảo hiểm
dưới giá trị bảo hiểm.43
Hợp đồng bảo hiểm ngang giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm
bằng giá thị trường của hàng hóa tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Pháp luật không quy định thế nào là bảo hiểm ngang giá trị, nhưng nó
không nằm trong quy định cấm nên thương nhân có quyền giao kết, số tiền bảo
hiểm tối đa bằng giá trị thực tế của hàng hóa.
Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao
hơn giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
40
Khoản 1 Điều 4 Quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐBTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
41
Nguyễn Văn Định, Giáo trình bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 18.
42
Điều 43 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010.
43
Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000, trang 153-154.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 30
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Đây là loại hợp đồng bảo hiểm bị pháp luật cấm giao kết.44 Nếu hợp đồng
bảo hiểm trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng
tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm
sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị
trường của hàng hóa được bảo hiểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trường hợp
bảo hiểm vượt giá trị. Có trường hợp do thương nhân không nắm vững tình hình
thị trường, ước tính quá cao giá trị hàng hóa. Có trường hợp hi vọng sẽ được bồi
thường nhiều hơn tổn thất thực tế. Cũng có trường hợp do thay đổi điều kiện
khách quan gây ra như tình hình giá cả lên xuống bấp bênh. Nhưng cho dù là
nguyên do gì thì thương nhân vẫn không có quyền giao kết hợp đồng bảo hiểm
trên giá trị.
Thương nhân tham gia vào hoạt động bảo hiểm không phải nhầm mục đích
thu lợi nhuận mà chỉ nhằm giảm bớt tổn thất cho mình khi có rủi ro cháy, nổ xảy
ra. Nếu cho phép bảo hiểm vượt quá giá trị thực tế, chẳng những vi phạm nguyên
lý bảo hiểm, mà còn có thể làm cho thương nhân cố ý tăng thêm yếu tố không an
toàn cho hàng hóa hoặc là khi xảy ra tai nạn không tích cực cứu chữa, thậm chí có
khi còn cố ý gây ra tai nạn.45 Vì vậy, quy định của pháp luật về cấm ký kết hợp
đồng bảo hiểm trên giá trị là hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý, trong trường hợp hàng hóa thường xuyên
tăng giảm số lượng (hàng hóa trong kho, trong cửa hàng,…) thì số tiền bảo hiểm
có thể được xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa theo thỏa thuận của
doanh nghiệp bảo hiểm và thương nhân.
Bảo hiểm theo giá trị trung bình
Giá trị trung bình là số tiền được bên mua bảo hiểm ước tính và thông báo
cho doanh nghiệp bảo hiểm về giá trị trung bình của hàng hóa trong thời hạn bảo
hiểm.46 Thương nhân ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm giá trị
của hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng trong thời hạn bảo hiểm.
Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên
cơ sở giá trị trung bình. Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung
44
Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000, trang 96.
46
Điểm a Khoản 2 Điều 4 Quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Ban hành kèm theo Quyết định số
28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
45
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 31
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
bình đã khai báo.47
Bảo hiểm giá trị tối đa
Giá trị tối đa là số tiền được bên mua bảo hiểm ước tính và thông báo cho
doanh nghiệp bảo hiểm giá trị tối đa của hàng hóa có thể đạt vào một thời điểm
nào đó trong thời hạn bảo hiểm.48 Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa
này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị
tối đa đã khai báo.
Trong đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tùy hai bên thỏa thuận), thương nhân
phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng
(trong quý) trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông
báo, doanh nghiệp bảo hiểm tính giá trị số hàng hóa tối đa bình quân của cả thời
hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này.
Nếu số phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn
số phí bảo hiểm đã nộp thì thương nhân phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm
số phí còn thiếu. Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo
hiểm tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân thì doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả số
chênh lệch cho thương nhân. Tuy nhiên số phí bảo hiểm chính thức phải nộp
không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp ban đầu. Nếu trong thời hạn bảo
hiểm đã có tổn thất được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường
vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở
số tiền bồi thường đã trả.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu thương nhân xuất trình sổ sách kế
toán để kiểm tra các số liệu được thông báo.49
2.2.2. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.50 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không định nghĩa phí bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là như thế nào, tuy nhiên từ định nghĩa về phí bảo
hiểm người viết có thể hiểu rằng: Phí bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là
khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để đổi lấy
47
Khoản 1 Điều 10 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt (Ban hành kèm theo Quyết định số
42-TCQĐ ngày 02 tháng 05 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
48
Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Ban hành kèm theo Quyết định số
28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
49
Khoản 2 Điều 10 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt (Ban hành kèm theo Quyết định số
42-TCQĐ ngày 02 tháng 05 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
50
Khoản 11 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 32
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Nộp phí bảo hiểm là nghĩa vụ
của người tham gia bảo hiểm phải thực hiện. Phí bảo hiểm phải nộp nhiều hay ít
là do số tiền bảo hiểm, tỉ lệ phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm quyết định. Phí
bảo hiểm có thể nộp một lần, cũng có thể nộp nhiều lần theo định kỳ, có thể nộp
bằng tiền mặt, cũng có thể nộp bằng cách chuyển khoản.51 Trong hợp đồng bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa phải thỏa thuận rõ ràng cách nộp phí bảo hiểm,
thời hạn nộp phí nhằm tránh tranh chấp phát sinh.
Theo Khoản 3, Điều 20, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm
2007 quy định chi tiết Luật kinh doanh bảo hiểm thì: “Đối với các sản phẩm bảo
hiểm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và
biểu phí bảo hiểm”. Bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa thuộc nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm được phép chủ động xây dựng và
triển khai quy tắc, điều khoản và phí bảo hiểm. Tuy nhiên đối với bảo hiểm cháy,
nổ bắt buộc thì phí bảo hiểm do pháp luật quy định. Cụ thể là Thông tư
220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc kèm theo biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc. Có nghĩa là những hàng hóa thuộc phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (kho đồ
gỗ, bông len, vải sợi, xăng dầu có diện tích từ 500 m2 trở lên) phải mua bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc theo biểu phí của Thông tư 220/2010/TT-BTC.
Phí bảo hiểm thường tính trên cơ sở một năm. Nếu thời gian bảo hiểm khác
một năm phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm.
Hiện nay phí bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện (bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt) thường thấp hơn nhiều so với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Rủi ro cao,
nhưng vì thị trường cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị phần, nên nhiều doanh
nghiệp sẵn sàng hạ phí. Tình trạng hạ phí phổ biến khiến tỉ lệ phí trung bình của
bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện thậm chí xuống thấp hơn 0,1%. Phí thấp nên thương
nhân hầu như thích mua bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện hơn, đó là chưa kể mua bảo
hiểm cháy, nổ tự nguyện không cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về
phòng cháy chữa cháy, thủ tục đơn giản hơn nhiều so với bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc. Nhiều thương nhân có hàng hóa thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc thường viện cớ không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng
cháy chữa cháy để trốn phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, thậm chí chấp nhận
51
Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000, trang 104.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 33
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
nộp phạt.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ
thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm,
nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng
chấm dứt.52 Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, kỳ thanh toán đầu tiên bên
mua bảo hiểm đã thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, đến kỳ thanh toán thứ hai đã
quá thời hạn nhưng bên mua bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm dẫn đến
hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực. Vấn đề đặt ra là nếu bên mua bảo hiểm đã
đóng phí nhiều hơn khoảng thời gian bảo hiểm thì trong trường hợp này doanh
nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hay không.
Vấn đề này sẽ được người viết trình bày cụ thể hơn ở chương sau.
2.3. Giám định và bồi thường tổn thất
2.3.1. Giám định tổn thất
Mục đích chính của giám định trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy,
nổ đối với hàng hóa nói riêng là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm hay không, đồng thời tính toán chính xác
mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường nhằm giải quyết bồi thường nhanh
chóng, kịp thời, chính xác, công bằng cho bên mua bảo hiểm. “Tổn thất là sự thiệt
hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của
chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng)”53. Trong đề tài này người viết chỉ
nghiêng về tổn thất hàng hóa mà nguyên nhân chính do cháy, nổ gây ra.
Giám định tổn thất là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với doanh
nghiệp bảo hiểm và cả bên mua bảo hiểm. Công việc đó đạt được mục đích mỹ
mản hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của giám định viên.
Giám định viên phải là người cần mẫn, am hiểu kỹ thuật chuyên ngành, trung
thực, độc lập với các lợi ích liên quan, hiểu biết nhất định về đặc điểm và tính
chất của loại hàng hóa mà mình được yêu cầu kiểm tra và biết qua một vài biện
pháp hạn chế tổn thất.
Khi có tổn thất xảy ra, thương nhân phải kịp thời thông báo cho doanh
nghiệp bảo hiểm (bằng văn bản, điện thoại, điện tín hoặc fax) về các nội dung
như địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất, hàng hóa bị thiệt hại, dự đoán nguyên
nhân xảy ra tổn thất trong đó có bản kê khai chi tiết ước tính giá trị hàng hóa bị
tổn thất, làm cơ sở cho việc giám định. Sau khi nhận được thông báo, doanh
nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cử nhân viên
52
53
Khoản 2, Điều 572, Bộ Luật dân sự 2005.
Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 12.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 34
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
có trách nhiệm đến hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập biên bản
giám định.
Nội dung biên bản hoặc chứng thư giám định phải phản ánh được những
thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và hàng hóa bị tổn thất, bao gồm tóm
tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động, quá trình vận chuyển lưu kho hàng hóa,
miêu tả địa điểm nơi đặt hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến tổn thất, mô tả mức độ
thiệt hại và tính toán giá trị thiệt hại, đánh giá về trách nhiệm bảo hiểm đối với
thiệt hại xảy ra, diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lý, phòng
tránh, lời khai của các nhân chứng. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các bên
liên quan như: công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đại diện cơ quan thuế,
kiểm toán, chính quyền sở tại.54
Khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm cùng phối hợp xác định thiệt hại. Chi phí giám định tổn thất do doanh
nghiệp bảo hiểm chịu. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có
quyền mời cơ quan , tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt hại.55
Có nghĩa là nếu hai bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại thì
có thể mời giám định viên độc lập. Vấn đề quy định cả hai bên đều có quyền mời
giám định viên độc lập để đảm bảo công bằng cho cả hai bên nhầm tránh sai sót
trong việc xác định sai thiệt hại. Nhưng nếu cả hai bên đều có quyền mời giám
định viên độc lập thì kết quả giám định của bên nào sẽ có giá trị nếu cả hai không
thống nhất được. Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ
bắt buộc chỉ quy định đến đó mà không dự phòng trường hợp hai bên không
thống nhất về kết quả giám định. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi,
bổ sung năm 2010 quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Trong trường hợp các bên
không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các
bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo
hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá
trị bắt buộc đối với các bên.56
2.3.2. Bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra
rủi ro được bảo hiểm. Mục tiêu của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối
với hàng hóa nói riêng là nhằm khôi phục vị trí tài chính ban đầu cho người được
54
Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng, Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005,
trang 97.
55
Điều 11, Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
56
Điều 48, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 35
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra.
Công tác bồi thường tổn thất rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm
và cả bên chịu thiệt hại. Khi mua bảo hiểm, thương nhân đã dùng chính số tiền
của mình để mua lấy sự cam kết bồi thường một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu
không may hàng hóa của họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía
thương nhân thường bị những cú sốc lớn về tinh thần, tài chính do những thiệt hại
hàng hóa gây nên. Vào thời điểm này đây, thương nhân cần lắm một sự sẽ chia thì
năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị được thừa nhận qua cách xử sự
của doanh nghiệp bảo hiểm qua việc bồi thường. Thấy được sự quan trọng của
nhiệm vụ này, nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới họ xem bồi thường như là
triết lý kinh doanh. Công ty bảo hiểm tài sản Clubb Corporation nói rằng: “Hãy
đối sử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn
gặp tổn thất”.57 Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA coi “bồi thường là cơ hội để
chúng tôi thực hiện cam kết của mình”.
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung nam 2010 có quy định một
số hình thức bồi thường mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn như sửa chữa
hàng hóa bị thiệt hại, thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác, trả tiền
bồi thường.58
Sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại
Theo cách này, doanh nghiệp bảo hiểm tự đứng ra lo việc sửa chữa hoặc
thanh toán chi phí mà bên được bảo hiểm bỏ ra để sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại.
Cách bồi thường này thường được áp dụng đối với những hàng hóa mà doanh
nghiệp bảo hiểm có dịch vụ sửa chữa hiện đại, đảm bảo khôi phục được công
dụng của hàng hóa một cách tốt nhất. Phương thức bồi thường này có ưu điểm là
các bên không cần phải thiết lập các chứng từ trong sửa chữa hàng hóa vì do
chính doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện công việc này, do đó, vấn đề trục lợi khi
áp dụng phương thức này rất khó xảy ra. Tuy nhiên nó cũng bất lợi cho bên được
bảo hiểm, khi trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực này
không cao có thể dẫn đến hàng hóa sau khi sửa chữa thì tính năng sử dụng sẽ
giảm nhiều so với trước khi bị tổn thất hoặc bán ra thị trường sẽ mất giá.
Thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác
Với hình thức này, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hoặc có thể ủy quyền
cho người được bảo hiểm khác thay hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị mất bằng một
hàng hóa khác cùng loại, cùng tính năng tác dụng. Nhìn chung, doanh nghiệp bảo
57
58
Nguyễn Văn Định, Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003, trang 243.
Khoản 1, Điều 47, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 36
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hiểm thường không thích áp dụng hình thức này. Lý do, việc tìm được một tài sản
tương xứng để thay thế là điều rất khó, bởi vì hàng hóa được bảo hiểm có thể đã
qua sử dụng, trong khi đó, để thay thế thì bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp
bảo hiểm thường mua ngoài thị trường hàng hóa mới, mà điều này, ở góc độ nào
đó nó vi phạm nguyên tắc bồi thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm thường
lựa chọn phương thức bồi thường này trong trường hợp hàng hóa tổn thất có giá
trị thấp, chi phí thay thế hàng hóa nhỏ.
Trả tiền bồi thường
Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa được thể hiện dưới hình thức
pháp lý là đơn bảo hiểm, thực chất đó là các cam kết chi trả tài chính từ phía
doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là hợp đồng trả
tiền.Vì vậy, hầu hết các khiếu nại đều được thanh toán bằng tiền. Theo phương
thức này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả cho bên được bảo hiểm một
số tiền bằng với giá trị tổn thất của hàng hóa được bảo hiểm. Thông thường, cả
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đều thích lựa chọn hình thức bồi
thường bằng tiền vì tiện lợi cho cả hai bên. Do vậy, pháp luật đã quy định, trường
hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình
thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.59 Ngoài ra, pháp
luật quy định như vậy bởi lẽ một khi hai bên đã không thống nhất được với nhau
về hình thức bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm không thể nào tiếp cận được
hàng hóa để sửa chữa cũng như thay thế hàng hóa khác vì nó thuộc quyền quản lý
của bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, hình thức này cũng có điểm bất cập, đó là bên
được bảo hiểm phải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế xảy ra hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm phải có căn cứ xác định giá trị tổn thất. Để thực hiện được điều
này, thông thường phải mất chi phí giám định thiệt hại và thủ tục lại khá rườm
rà.60 Trong trường hợp thay thế bằng hàng hóa khác hoặc trả tiền bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi hàng hóa bị thiệt hại.
Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo
hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm tại thời
điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác trong hợp đồng bảo hiểm.61 Có nghĩa là ví dụ nếu có thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm rằng nếu có xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường sẽ dựa vào giá trị
của hàng hóa tại thời điểm ký kết hợp đồng, không có sự thay đổi lên xuống theo
59
Khoản 2, Điều 47, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Nguyễn Thị Thủy, Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản, tạp chí khoa học pháp
lý ,số 4, 2006, trang 2.
61
Khoản 1, Điều 46, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
60
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 37
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
giá thị trường. Còn nếu không có thỏa thuận thì mặc nhiên theo giá thị trường tại
thời điểm xảy ra tổn thất. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn
phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng,
hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để
thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.62
Tuy nhiên, dù rủi ro được bảo hiểm có gây ra tổn thất cho hàng hóa, thì bên
bảo hiểm cũng không bồi thường cho những hư hại, mất mát do bên mua bảo
hiểm cố ý gây ra hoặc cẩu thả trong nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất, cũng như
những tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của hàng hóa. Vì
những hư hỏng mất mát như vậy không phải do hậu quả trực tiếp của rủi ro được
bảo hiểm mà là do lỗi của bên mua bảo hiểm. Cho nên bên mua bảo hiểm phải
gánh chịu tổn thất cho lỗi lầm của mình. Từ đó cho thấy, trong hợp đồng bảo
hiểm quyền và nghĩa vụ của các bên rất quan trọng và cần được làm rõ hơn bao
giờ hết. Bảo hiểm chỉ thật sự thành công khi nó mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
2.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ
đối với hàng hóa
2.4.1. Bên mua bảo hiểm cháy, nổ
2.4.1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm
Một là, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải
thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc
đơn bảo hiểm cũng như cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết,
thực hiện và chấm dứt hợp đồng.63
Giải thích là trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản của doanh nghiệp bảo
hiểm đối với người tham gia bảo hiểm về nội dung điều khoản của hợp đồng bảo
hiểm. Đối với bên mua bảo hiểm, đặc biệt là mua bảo hiểm lần đầu tiên thì quyền
được giải thích các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng là rất cần thiết. Họ có
quyền được biết tất cả các vấn đề diễn ra trong suốt thời gian bảo hiểm được ghi
nhận trong hợp đồng nếu như nó được ký kết. Khi xảy ra rủi ro, bên mua bảo
hiểm có được hưởng bồi thường hay không phụ thuộc vào các điều kiện, điều
khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Bên bảo hiểm phải tư vấn cho thương nhân biết
về loại hàng hóa dự định bảo hiểm có thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy,
nổ bắt buộc hay tự nguyện.
Bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tự xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và
62
Khoản 3, Điều 46, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Khoản 2, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
63
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 38
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
biểu phí bảo hiểm, ngoại trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp bảo
hiểm có riêng cho mình những quy tắc, điều khoản, biểu phí riêng. Chính sự đa
dạng của nó nên người mua bảo hiểm khó có thể tiếp cận và phân biệt rõ. Thương
nhân cần có quyền biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, hiểu
được đơn bảo hiểm, đó là tiền đề dẫn đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Hai là, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và
chính xác theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.64
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm hoàn thành đầy đủ hồ sơ có
quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường đúng hạn. Thời hạn yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh
được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì
thời hạn quy định nói trên được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra
sự kiện bảo hiểm đó.65 Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ trong bồi thường thì
bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả lãi đối với số tiền
chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm
trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả.66 Trong trường hợp từ chối bồi thường,
doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích lý do từ chối bằng văn bản.
Ba là, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
bảo hiểm.67
Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
nhưng không phải lúc nào cũng có quyền đó. Bên mua bảo hiểm chỉ có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên
mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm
do việc cung cấp thông tin sai sự thật.68 Ngoài ra, khi có sự thay đổi làm cơ sở để
tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm
có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại
của hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên bảo hiểm không chấp nhận thì bên mua bảo
hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.69 Cần lưu ý là
64
Khoản 3, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
65
Điều 28, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
66
Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, 2005, trang 83.
67
Điểm c, Khoản 1, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
68
Khoản 3, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
69
Khoản 1, Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 39
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hậu quả pháp lý của đơn phương đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm là khác
nhau. Khi hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không
hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.70 Còn đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực và thu phí bảo hiểm đến thời điểm
đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Việc doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao
kết hợp đồng bảo hiểm là một hành vi lừa dối. Ta thấy rằng hai hành vi này về
bản chất là giống nhau nhưng luật lại quy định hậu quả pháp lý là khác nhau. Vậy
khi nào thì hành vi lừa dối sẽ dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, hành vi nào sẽ
dẫn đến đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm. Vấn đề này người viết sẽ trình
bày sâu hơn ở chương tiếp theo.
Bốn là, bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.71
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nói chung hay chuyển nhượng hợp
đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng được hiểu là việc một chủ thể
khác sẽ thay thế vị trí pháp lý mà cụ thể là kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên
mua bảo hiểm trong hợp đồng. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua
bảo hiểm mới để tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng như hưởng các quyền lợi khác
nếu có. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ cho nên khi hàng
hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường, nó sẽ được chuyển từ chủ sở hữu này
sang chủ sở hữu khác. Khi bên mua bảo hiểm đem hàng hóa được bảo hiểm bán
cho người khác thì bên mua bảo hiểm không còn quyền sở hữu đối với hàng hóa
đó nữa, quyền lợi được bảo hiểm cũng mất đi. Cho nên khi bán hàng hóa bên mua
bảo hiểm cũng chuyển nhượng luôn hợp đồng bảo hiểm.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được ghi nhận tại Điều 26 Luật kinh
doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Theo đó, việc chuyển nhượng
hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo
bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh
nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
Năm là, bên mua bảo hiểm có quyền được hạch toán chi phí mua bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc vào giá thành hàng hóa.72
Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì thương nhân có quyền nâng giá
70
Điều đó được suy ra từ Điều 425 Bộ luật dân sự 2005 về hủy bỏ hợp đồng dân sự.
Điểm đ, Khoản 1, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
72
Khoản 5, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
71
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 40
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
thành sản phẩm bán ra thị trường để bù lại khoản chi phí mà thương nhân đã bỏ ra
để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhưng thông thường thì khoản chi phí đó thương
nhân sẽ tự gánh chịu chứ ít khi hạch toán vào giá thành hàng hóa đối với tiểu
thương buôn bán nhỏ lẻ. Vì cùng một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường mà
giá cả có sự chênh lệch nhau giữa tiểu thương mua bảo hiểm và tiểu thương
không mua bảo hiểm thì người tiêu dùng thường chọn hàng hóa giá thấp hơn,
điều đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh được hưởng những quyền thì bên mua bảo hiểm cũng phải thực
hiện nhiều nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
2.4.1.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
Thứ nhất, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo
thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.73
Đóng phí bảo hiểm là nghĩa vụ cơ bản của bên mua bảo hiểm đồng thời là
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nói chung và
hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng đều phát sinh trách nhiệm
bảo hiểm khi hợp đồng đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo
hiểm. Bên mua bảo hiểm cũng có thể nợ phí nếu được doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ,74 bằng tiền mặt
hoặc chuyển khoản. Thời hạn đóng phí do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật. Trong thời gian bảo hiểm phí bảo hiểm có thể tăng giảm tùy theo
mức độ rủi ro của hàng hóa được bảo hiểm.
Thứ hai, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cháy, nổ nếu
hàng hóa thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.75
Như đã trình bày ở chương 1, bảo hiểm cháy, nổ có hai loại là bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc và bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện hay còn gọi là bảo hiểm hỏa
hoạn và các rủi ro đặc biệt. Nếu hàng hóa của thương nhân là loại hàng hóa bình
thường thì vấn đề mua bảo hiểm là quyền chứ không phải nghĩa vụ, thương nhân
có quyền mua hay không mua tùy vào quyết định của thương nhân. Tuy nhiên
nhà nước khuyến khích thương nhân nên mua bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện để
bảo vệ cho hàng hóa của mình.76 Đối với những thương nhân có hàng hóa thuộc
phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 thang 7 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và
73
Điểm a, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Khoản 1, Điều 572 Bộ luật dân sự 2005.
75
Khoản 1, Điều 10, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế
độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
76
Khoản 2, Điều 3, Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
74
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 41
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải có
nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Thứ ba, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi
tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo
hiểm.77
Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết là nghĩa vụ thông tin của bên mua
bảo hiểm. Nghĩa vụ thông tin là nghĩa vụ trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn
bản của người tham gia bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình và
đặc điểm của đối tượng bảo hiểm khi xác lập hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo
hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực khi thực hiện nghĩa vụ thông tin.
Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự điều quy định về vấn đề cung
cấp thông tin cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Theo đó, bên mua bảo
hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm
cho doanh nghiệp bảo hiểm và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
thông tin đó.78 Bộ luật dân sự cũng quy định khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho
bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ các
thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.79 Như vậy, bên mua bảo hiểm
chỉ thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi doanh nghiệp bảo hiểm có yêu cầu
mà thôi. Vì doanh nghiệp cho rằng chỉ có thương nhân mới hiểu biết rõ nhất tình
hình rủi ro cháy, nổ của hàng hóa được bảo hiểm. Cho nên thương nhân phải cung
cấp thông tin chính xác sự thật của những rủi ro. Nếu thương nhân cung cấp
thông tin không đúng sự thật, doanh nghiệp bảo hiểm không thể nắm vững được
mức độ rủi ro thực sự của hàng hóa và cũng không thể nào xác định chính xác tỷ
lệ phí bảo hiểm.
Thứ tư, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể
làm tăng giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo
hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh
nghiệp bảo hiểm.80
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải
thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình thay đổi của rủi ro so với
những thông tin đã cung cấp ban đầu khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là
tình trạng tăng rủi ro. Việc thông báo hoàn cảnh mới của rủi ro có thể coi như là
77
Điểm b, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Khoản 1, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
79
Khoản 1, Điều 573, Bộ luật dân sự 2005.
80
Điểm c, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
78
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 42
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
việc đưa ra một đề nghị mới của bên mua bảo hiểm. Đề nghị mới này không làm
thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng cũ đã giao kết nếu như bên mua bảo hiểm và
bên bảo hiểm không nêu điều kiện mới (đòi giảm phí khi rủi ro giảm hoặc tăng
phí khi rủi ro tăng). Ngược lại, hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ trong thời
hạn mà hai bên thỏa thuận. Nếu như bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ
thông báo tình trạng thay đổi rủi ro hoặc rủi ro mới phát sinh thì doanh nghiệp
bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp chế tài tương tự như việc cung cấp thông
tin không chính xác khi giao kết hợp đồng.81
Tuy nhiên, luật quy định khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính
phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm
có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu
bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm
có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định như vậy
sẽ gây thiệt thòi cho bên mua bảo hiểm. Thiết nghĩ, trong trường hợp có những
yếu tố làm tăng giảm rủi ro, cần thiết phải phân biệt là do nguyên nhân khách
quan hay chủ quan. Nếu mức độ rủi ro tăng lên do yếu tố chủ quan, ví dụ như để
hàng hóa gần nguồn lửa, lơ là trong các biện pháp đảm bảo an toàn,..thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm. Ngược lại nếu rủi ro tăng lên do
nguyên nhân khách quan như nhiệt độ thời tiết tăng, cường độ dòng điện tăng
giảm bất thường, doanh nghiệp bảo hiểm không thể lấy đó làm căn cứ làm tăng
phí bảo hiểm. Vấn đề này sẽ được người viết trình bày cụ thể hơn ở chương sau.
Thứ năm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp bảo
hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.82
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho
doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết và thông báo bằng văn bản cho
doanh nghiệp bảo hiểm biết chậm nhất không quá ba (03) ngày làm việc kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.83 Ở đây được hiểu là phải có hai lần thông báo,
một là thông báo ngay bằng mọi hình thức miễn sao doanh nghiệp biết được việc
xảy ra cháy nổ, sau đó phải thông báo sau bằng văn bản. Pháp luật không giải
thích rõ thông báo ngay là thông báo như thế nào và thời gian tối đa là bao lâu.
Cho nên bên mua bảo hiểm thường bị lúng túng trong việc thông báo ngay này,
có khi doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý với thời gian thông báo đó mà làm
khó dễ bên mua bảo hiểm. Vì thế bên mua bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho
81
Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và Thực hành bảo hiểm, Nxb Tài Chính, 2007, trang 95.
Điểm d, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
83
Điểm b, Khoản 7, Điều 10, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực
hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
82
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 43
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
doanh nghiệp bảo hiểm một cách nhanh nhất và bằng mọi cách có thể được để
doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời điều tra nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức độ tổn
thất. Nếu bên thương nhân không kịp thời thông báo tình hình xảy ra rủi ro sẽ có
thể bị mất hết những chứng cứ có liên quan, ảnh hưởng tới việc kiểm tra tai nạn
rủi ro và tổn thất. Việc không tôn trọng nghĩa vụ thông báo của thương nhân mà
phát sinh thêm thiệt hại thì tùy theo mức độ mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khấu
trừ vào số tiền bồi thường sau khi giám định tổn thất.
Luật không quy định thương nhân sẽ thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm
bằng cách và thời gian tối đa bao lâu nên dễ xảy ra tranh chấp. Cho nên để tránh
xảy ra tránh chấp, các bên nên thỏa thuận cụ thể phương thức thông báo khi xảy
ra rủi ro. Các phương thức có thể áp dụng như điện thoại, email, fax, gặp trực tiếp
doanh nghiệp bảo hiểm để thông báo miễn sao thông tin đến được doanh nghiệp
bảo hiểm nhanh nhất.
Thứ sáu, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng,
hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định của
Luật phòng cháy chữa cháy.84
Các biện pháp đề phòng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được thực hiện
trước khi rủi ro xảy ra, các biện pháp hạn chế tổn thất thực hiện trong và sau khi
rủi ro xảy ra. Việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy của
bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là rất quan trọng. Dù là bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc hay tự nguyện thì vấn đề tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy
luôn được coi trọng. Tuy nhiên bên mua bảo hiểm có hàng hóa thuộc diện phải
mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khắc
khe hơn để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Các quy định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa
cháy tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa
cháy. Sau khi thực hiện đúng quy định, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ kiểm
tra độ an toàn, nếu thấy tuân thủ đúng thì thương nhân sẽ được cấp giấy chứng
nhận cho hàng hóa của họ. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào giấy chứng nhận
đó để bán bào hiểm.
Trường hợp hàng hóa của thương nhân không thuộc loại phải mua bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc thì cũng phải thực hiện quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Tuy nhiên người kiểm tra mức độ an toàn là doanh nghiệp bảo hiểm chứ không
phải cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm
84
Điểm đ, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 44
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
nhận thấy hàng hóa đã được an toàn thì giao kết hợp đồng, ngược lại sẽ không
bán bảo hiểm hoặc yêu cầu bổ sung thêm các biện pháp an toàn mà doanh nghiệp
bảo hiểm cho là cần thiết.
Sau khi mua bảo hiểm rồi, thương nhân thường hay hiểu lầm rằng hàng hóa
đã được bảo hiểm nếu có bị tổn thất điều được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết,
nên đã nảy sinh tư tưởng lơ là chểnh mảng, không chú ý tới công tác đảm bảo an
toàn cho hàng hóa. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm
có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc
khuyến nghị, yêu cầu thương nhân áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi
ro. Nếu thương nhân không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hàng
hóa thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để thương nhân
thực hiện các biện pháp đó, nếu hết thời hạn mà các biện pháp bảo đảm an toàn
vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm
hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, nếu được sự
đồng ý của thương nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp
phòng ngừa cho hàng hóa được bảo hiểm.85
Sau khi rủi ro xảy ra, thương nhân phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết
nhằm hạn chế mức độ tổn thất không bị lây lan rộng ra. Bởi vì bên mua bảo hiểm
bao giờ cũng biết sớm hơn doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình xảy ra rủi ro, nếu
kịp thời chủ động tìm cách cứu chữa sẽ giảm bớt tổn thất, như vậy có lợi cho cả
hai bên. Cũng có khi bên mua bảo hiểm không hiểu biết về nghĩa vụ đã được
pháp luật quy định nên cứ để rủi ro phát triển trầm trọng hơn. Pháp luật quy định
như vậy là để tăng thêm phần trách nhiệm của bên mua bảo hiểm. Do đó doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường phần tổn thất mở rộng vì bên mua
bảo hiểm đã không thực hiện biện pháp cứu chữa cần thiết.86
Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm thì các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm cũng quan trọng không kém.
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm
2.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.87
Đổi lấy việc cam kết trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu
phí bảo hiểm và có đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện các biện pháp trừng phạt
nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ trả phí như đình chỉ, hủy bỏ hợp
85
Điều 50, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Quy định trên được rút ra từ Khoản 3, Điều 576, Bộ Luật dân sự 2005 quy định về trả tiền bảo hiểm.
87
Điểm a, Khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
86
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 45
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
đồng. Phương thức thanh toán và thời hạn nộp phí do các bên thỏa thuận, phí có
thể đóng một lần hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận. Tuy nhiên khi có những yếu
tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì phí có thể tăng hoặc giảm tùy theo mức độ
rủi ro.
Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung
cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.88
Trung thực là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hợp đồng bảo
hiểm. Nhằm mục đích ngăn chặn trục lợi bảo hiểm từ những thông tin sai sự thật
của bên mua bảo hiểm, pháp luật đã cho doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu
cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin đầy
đủ, trung thực sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá đúng rủi ro, từ đó đưa
ra quyết định chính xác có nên giao kết hợp đồng hay không, tính phí bảo hiểm
hợp lý hoặc yêu cầu thêm các biện pháp đảm bảo an toàn.
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.89
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
báo hiểm cháy, nổ trong các trường hợp sau:
Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp
đồng để được bồi thường.
Bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh
nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát
sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực
hiện hợp đồng.90
Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến
tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại
phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường
hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm, nhưng phải báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.91
Trong các trường hợp đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm
đến thời điểm đình chỉ hợp đồng bảo hiểm.
88
Điểm b, Khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Điểm c, Khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
90
Khoản 2, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
91
Khoản 2, Điều 20, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
89
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 46
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số
tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo
hiểm do người thứ ba gây ra thiệt hại đối với hàng hóa được bảo hiểm.92
Trong trường hợp có rủi ro xảy ra mà tổn thất của bên mua bảo hiểm là do
lỗi của người thứ ba gây ra, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đã tiến hành bồi thường
bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba
hoàn lại số tiền mà mình đã trả. Để thực hiện được quyền đó, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền yêu cầu phía bên mua bảo hiểm cung cấp mọi tin tức, tài liệu,
bằng chứng cần thiết có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba gây ra thiệt
hại.93
Quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn là quyền được chuyển từ bên mua bảo
hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Việc chuyển giao quyền này phải báo
ngay cho người thứ ba biết bằng văn bản. Tuy nhiên việc chuyển giao này không
cần có sự đồng ý của bên thứ ba, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.94 Trong mọi
trường hợp, số tiền bồi hoàn không bao giờ vượt quá số tiền mà doanh nghiệp bảo
hiểm đã trả cho bên mua bảo hiểm. Pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn hợp
lý, bởi lẽ nếu không quy định như vậy thì khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho hàng
hóa bởi bên thứ ba, bên mua bảo hiểm đồng thời sẽ nhận được hai nguồn bồi
thường gấp đôi thiệt hại thực tế, điều đó rõ ràng trái với nguyên tắc bồi thường.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường do người thứ ba
trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả thì doanh nghiệp
bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người
thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ năm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm xuất
trình sổ sách kế toán, chứng từ kế toán để kiểm tra các số liệu đã được thông
báo.95
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tùy theo thỏa thuận, đầu mỗi tháng
hoặc mỗi quý, bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm giá trung
bình hoặc tối đa của hàng hóa được bảo hiểm trong tháng hoặc quý trước đó. Để
xem xét xem kết quả thông báo đó của bên mua bảo hiểm có trung thực không thì
pháp luật đã cho phép doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo
hiểm xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ kế toán để kiểm tra số liệu mà bên mua
92
Điểm e, Khoản 1, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Khoản 1, Điều 577, Bộ luật dân sự 2005.
94
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sữa đổi, bổ sung 2010 không quy định vấn đề này, nên áp dụng luật
chung quy định về chuyển giao quyền yêu cầu theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2005.
95
Khoản 3, Điều 11, Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắc buộc.
93
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 47
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
bảo hiểm đã thông báo.
Tuy nhiên trong thực tế, có những thương nhân buôn bán nhỏ lẻ ở các chợ
như cửa hàng tạp hóa thì việc kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán là điều không dễ
dàng. Bởi tính chất buôn bán nhỏ lẻ manh mún, số lượng hàng hóa ra vào không
kiểm soát được chính xác làm cho doanh nghiệp bảo hiểm ngại bán cho các đối
tượng này.
Bên cạnh được hưởng nhiều quyền, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có không
ít nghĩa vụ phải thực hiện.
2.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Một là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.96
Tương ứng với nghĩa vụ mua của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi hàng hóa của thương nhân
đã thực hiện tốt các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy và đã được cấp giấy
chứng nhận. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm khi thương nhân
đã được cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị xử phạt 50
triệu đồng đối với hành vi từ chối đó.97 Vì khi hàng hóa của thương nhân đã được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì có
nghĩa là hàng hóa đã thực sự an toàn, khi đó không có bất cứ lý do nào mà doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền tư chối bán bảo hiểm. Đối với bảo hiểm cháy, nổ tự
nguyện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối khi cảm thấy hàng hóa được
bảo hiểm chưa an toàn.
Hai là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả bồi thường đầy đủ,
nhanh chóng và chính xác theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và các văn bản
pháp luật có liên quan.98
Bởi cam kết của mình, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ chính là phải bồi
thường trong các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến tổn thất cho bên
mua bảo hiểm như đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu như hợp đồng bảo hiểm
không đưa ra thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường trong thời hạn
do pháp luật quy định là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu
cầu bồi thường.99 Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất nợ quá
96
Khoản 3, Điều 12, Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắc buộc.
97
Điều 20, Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05 thang 5 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
98
Điểm c, Khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
99
Điều 29, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 48
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm bồi thường tương
ứng với thời gian chậm trả.100
Ba là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích đầy đủ cho bên mua
bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua
bảo hiểm.101
Doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp và giải thích cho bên mua bảo hiểm
đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện
bảo hiểm. Việc làm này không chỉ thực hiện khi giao kết hợp đồng mà còn được
duy trì suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm
phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã cung
cấp.
Thông thường thì các điều khoản trong hợp đồng phải đảm bảo các tiêu chí
như đầy đủ, rỏ ràng, dễ hiểu, thống nhất, đơn nghĩa. Nhưng không phải lúc nào
các điều khoản trong hợp đồng cũng đạt được những tiêu chí đó. Cho nên Điều
21, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sữa đổi, bổ sung năm 2010 có quy định:
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có các điều khoản không rõ ràng thì điều
khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Luật quy định
như vậy là do kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm rất phức tạp, thuật ngữ chuyên môn
khó hiểu, trình độ hiểu biết của bên mua bảo hiểm còn hạn chế thì giải thích
hướng dẫn cho họ là hết sức cần thiết. Vả lại, các điều khoản, quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng thường do doanh nghiệp bảo hiểm tự xây dựng nên
họ có nghĩa vụ phải giải thích rõ ràng. Bộ luật dân sự cũng quy định về vấn đề
này như sau : Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng
thì bên đưa ra hợp đồng mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.102
Bốn là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy
chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.103
Sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa của mình,
thương nhân phải yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho mình giấy chứng nhận
bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
căn cứ vào giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm cùng các tài liệu liên quan để giải
quyết bồi thường.
Năm là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do
100
Khoản 2, Điều 576, Bộ luật dân sự 2005.
Điểm a, Khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
102
Khoản 2, Điều 407, Bộ luật dân sự 2005.
103
Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
101
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 49
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
từ chối bồi thường.104
Có nhiều lý do dẫn đến doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường như
không nằm trong phạm vi bảo hiểm, thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm quyết định không bồi thường thì phải giải thích
bằng văn bản, điều đó giúp cho bên mua bảo hiểm biết rõ hơn về lý do mà mình
không được bồi thường. Luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích lý
do từ chối bằng văn bản mà không phải một phương thức nào khác. Có lẽ bởi vì
nếu như bằng văn bản thì khi có tranh chấp xảy ra các bên có bằng chứng cụ thể
rõ ràng hơn để thanh minh cho quyền lợi của mình.
Sáu là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy và bên mua bảo hiểm cháy, nổ thực hiện chế độ bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc về đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo
hiểm105.
Để triển khai được bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cũng như tự nguyện cần phải
có sự phối hợp của ba chủ thể đó là doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm,
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Trước khi mua bảo hiểm, cơ quan
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ kiểm tra xem hàng hóa của thương nhân có
đủ điều kiện an toàn hay chưa để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy
và chữa cháy để doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bán bảo hiểm. Sau khi mua
bảo hiểm xong, hàng hóa vẫn nằm trong sự giám sát của ba chủ thể nói trên, đặc
biệt là doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thường xuyên cử nhân viên xuống kiểm tra việc thực
hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà thương nhân đang
thực hiện. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm cảm thấy chưa đủ an toàn thì có thể góp ý
hoặc nhờ cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu thương nhân áp
dụng thêm các biện pháp an toàn.
Bảy là, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ định kỳ báo cáo với Bộ Tài
chính về kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định.
Mỗi quý, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ định kỳ báo cáo với Bộ Tài
chính về kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo mẫu tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của
Bộ Tài chính. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về những kết quả mà
mình báo cáo. Đối với bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện thì không thấy quy định vấn
104
Điểm d, Khoản 2, Điều 17, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Khoản 7, Điều 12, Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế
độ bảo hiểm cháy, nổ bắc buộc.
105
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 50
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
đề này.
Qua việc phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về bảo hiểm nói
chung và bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng ở chương 2 này, người
viết đã có cơ sở để tìm hiểu về những thực trạng của loại hình bảo hiểm này, đồng
thời đưa ra những kiến nghị ở chương 3: Một số thực trạng và kiến nghị nhằm
hoàn thiện chế định bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 51
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BẢO HIỂM CHÁY, NỔ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa đã được người viết
trình bày khá chi tiết ở chương 2. Nhìn chung, cơ sở pháp lý phần lớn là trong
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 và một số văn bản
quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Có thể thấy rằng từ khi Nghị định
130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định thực hiện chế độ bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc là một sự đột phá trong quy định của pháp luật Việt Nam
về lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ. Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện cũng phải
thừa nhận rằng mặc dù nhà nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc hướng
đến hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ nhưng vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhất định mà người viết sẽ đề cập ở chương này. Qua đó, người viết sẽ đề ra
hướng hoàn thiện cũng như một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần tạo điều
kiện cho đôi bên khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ. Trãi qua một thời
gian nghiên cứu, người viết thấy rằng pháp luật về bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng còn tồn tại những thiếu sót, bất cập và
xin đưa ra kiến nghị về những vấn đề sau:
3.1. Vấn đề về xử lý hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có gian dối
3.1.1. Thực trạng
Các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã có sự mâu thuẫn trong
cách xử lý đối với trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, tuy nhiên nội dung
này vẫn chưa được sửa đổi trong Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2010.
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm về trách nhiệm cung
cấp thông tin quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực
hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau
đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để
được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường…". Tại khoản 3 Điều 19 cũng quy
định: "Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 52
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
sự thật".
Việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm về bản
chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Như vậy, tại Điều 19 này có thể
nhận thấy việc "cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng” chỉ dẫn
đến hậu quả pháp lý là bên kia có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng là chưa phù
hợp với các quy định của Bộ luật dân sự cũng như các nguyên tắc trong giao kết
hợp đồng, ngoài ra chưa phù hợp với các quy định khác trong chính Luật kinh
doanh bảo hiểm. Cụ thể, tại Điều 22 của Luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định
về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, trong đó có trường hợp: “Bên mua
bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm”, và “Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo quy định của
Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan”. Theo quy định của Bộ
luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, khi giao dịch dân
sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Như vậy, cùng một
vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật kinh doanh
bảo hiểm.
Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng
đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. Bộ luật
dân sự năm 2005 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu.106 Vì vậy, việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm
giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp
đồng.
3.1.2. Kiến nghị
Từ thực trạng đã nêu trên, người viết thiết nghĩ pháp luật cần quy định rõ về
hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Chính vì vậy, đề
nghị sửa đổi Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 theo hướng:
Sửa đổi điểm a Khoản 2 Điều 19 và Khoản 3 Điều 19 bằng cách bỏ cụm từ “
nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” thay bằng cụm từ “nhằm thực hiện hợp đồng
bảo hiểm”. Điểm a Khoản 2 Điều 19 sẽ là “ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật
nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi
thường” và Khoản 3 Điều 19 sẽ là “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố
106
Điều 132 Bộ Luật dân sự năm 2005.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 53
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì bên mua
bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh
nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do
việc cung cấp thông tin sai sự thật”. Khi đó điểm a Khoản 2 Điều 19 và Khoản 3
Điều 19 chỉ áp dụng cho trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi thực hiện hợp đồng. Có nghĩa là nếu có
hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để duy trì hợp đồng bảo hiểm thì pháp
luật nên quy định thuộc trường hợp được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng. Khi đó quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ.
Còn nếu cung cấp thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng sẽ áp dụng quy
định tại Điều 22. Có nghĩa là nếu một trong các bên có hành vi cung cấp thông tin
sai sự thật làm cho bên kia đi đến quyết định giao kết hợp đồng bảo hiểm thì đây
là trường hợp hợp đồng vô hiệu. Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu, giả sử nếu có rủi ro cháy nổ xảy ra đối
với hàng hóa được bảo hiểm thì không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm.
3.2. Vấn đề xử lý phí bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời
hạn
3.2.1. Thực trạng
Tại khoản 2 Điều 23 có quy định về việc HĐBH chấm dứt hiệu lực trong
trường hợp “Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng
phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác”, đồng thời Khoản 2 Điều 24 cũng quy định hậu quả
pháp lý của việc chấm dứt HĐBH trong trường hợp này: “Trong trường hợp chấm
dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua
bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người”.
Thông tư số 125/2012-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính cũng quy
định về cách thức xử lý khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp hợp
đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực trước thời hạn do khách hàng vi phạm nghĩa vụ
đóng phí như sau: “Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài
ghi giảm doanh thu tương ứng với thời gian hợp đồng bảo hiểm không phát sinh
trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không thực hiện đóng phí bảo hiểm
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 54
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
theo đúng thoả thuận nợ phí”.107
Cùng với việc ghi giảm doanh thu tương ứng với thời gian hợp đồng bảo
hiểm không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm có thể được hiểu ngược lại là doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ được ghi nhận vào doanh thu số phí bảo hiểm tương ứng với
thời hạn phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm, ở đây được hiểu
là thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm từ khi có hiệu lực đến thời điểm
chấm dứt trước thời hạn. Trên thực tế hiện nay có nhiều hợp đồng bảo hiểm thanh
toán phí theo kỳ, trong đó khách hàng thanh toán phí bảo hiểm kỳ đầu đúng quy
định, sau đó vi phạm thanh toán phí ở kỳ sau dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực
vào ngày kề tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, số phí bảo hiểm khách hàng đã đóng thường nhiều hơn hoặc tương đối
lớn so với thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Vấn đề vướng mắc hiện
nay là cùng với việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn do khách hàng
vi phạm quy định về nghĩa vụ thanh toán phí, nếu số phí bảo hiểm khách hàng đã
thanh toán lớn hơn số phí bảo hiểm tương ứng với thời hạn có hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo hiểm cho
khách hàng hay không là vấn đề pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa đề
cập đến.
Người viết xin được lấy ví dụ để làm rõ vấn đề như sau:
Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ ký ngày 01/01/2013, thời hạn bảo hiểm là từ
ngày 01/01/2013 đến hết 25/12/2013, tổng phí bảo hiểm khách hàng phải thanh
toán cho doanh nghiệp bảo hiểm là 100 triệu đồng. Theo thỏa thuận tại hợp đồng
bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được thanh toán thành 3 kỳ, cụ thể như sau:
- Kỳ 1: 50% số phí bảo hiểm (tương ứng với 50 triệu đồng) sẽ được bên
mua bảo hiểm thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm chậm nhất vào ngày
15/01/2013.
- Kỳ 2: 30% số phí bảo hiểm (tương ứng với 30 triệu đồng) sẽ được bên
mua bảo hiểm thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm chậm nhất vào ngày
15/03/2013.
- Kỳ 3: 20% số phí bảo hiểm (tương ứng với 20 triệu đồng) sẽ được bên
mua bảo hiểm thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm chậm nhất vào ngày
107
Điều 18, Thông tư số 125/2012-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối
với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 55
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
15/05/2013.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, kỳ thanh toán đầu tiên khách hàng đã
thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, đến kỳ thanh toán thứ 2 quá thời hạn nhưng
khách hàng không thanh toán phí bảo hiểm dẫn đến hợp đồng bảo hiểm chấm dứt
hiệu lực kể từ ngày 16/3/2013. Như vậy, Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực và
phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong 2.5 tháng, tuy
nhiên phí bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm đã thu chiếm 50% tổng số phí bảo
hiểm của cả năm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại
phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm hay không.
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất lúng túng trong việc xử lý
vấn đề này. Một số doanh nghiệp bảo hiểm sẽ quyết toán để trả lại phí bảo hiểm
cho khách hàng, một số doanh nghiệp bảo hiểm thì không với lý do pháp luật
không có quy định. Mặt khác, pháp luật cũng chỉ quy định người mua bảo hiểm
phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
đến thời điểm chấm dứt, không quy định về quyền được yêu cầu doanh nghiệp
bảo hiểm trả lại phí bảo hiểm trong trường hợp vượt quá thời hạn có hiệu lực của
hợp đồng bảo hiểm nên hầu hết người mua bảo hiểm không nắm rõ được quyền
lợi của mình trong trường hợp này.
3.2.2. Kiến nghị
Để bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng
bảo hiểm chấm dứt trước thời hạn. Người viết cho rằng pháp luật về bảo hiểm cần
phải bổ sung thêm quy định trường hợp hợp đồng bảo hiểm theo kỳ chấm dứt
hiệu lực trước thời hạn do khách hàng vi phạm nghĩa vụ đóng phí, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ phải hoàn trả lại phí bảo hiểm cho khách hàng trong trường hợp phí
bảo hiểm đã thu nhiều hơn thời gian có hiệu lực tương ứng của hợp đồng bảo
hiểm. Quy định này sẽ đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch để các doanh nghiệp bảo
hiểm có sơ sở thực hiện, và hơn hết là đảm bảo được quyền lợi tối đa của người
mua bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Khi đó Khoản 2 Điều 24 có thể
bổ sung như sau: “Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định
tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm
đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn
trả lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm đã thu
nhiều hơn thời gian có hiệu lực tương ứng của hợp đồng bảo hiểm.”
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 56
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
3.3. Vấn đề về yếu tố làm cơ sở xác định tăng giảm phí bảo hiểm
3.3.1. Thực trạng
Luật kinh doanh bảo hiểm không phận biệt sự thay đổi của yếu tố làm cơ sở
xác định phí bảo hiểm là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Tại Khoản 2
Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Khi có sự thay đổi những yếu tố
làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo
hiểm.Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”.
Quy định như vậy sẽ gây thiệt thòi cho bên mua bảo hiểm. Thiết nghĩ, trong
trường hợp có những yếu tố làm tăng mức độ rủi ro, cần thiết phải phân biệt là do
nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan. Nếu mức độ rủi ro tăng lên
do yếu tố chủ quan, ví dụ như bên mua bảo hiểm để hàng hóa gần nguồn lửa, lơ là
trong các biện pháp đảm bảo an toàn,..thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng
phí bảo hiểm. Ngược lại nếu rủi ro tăng lên do nguyên nhân khách quan như nhiệt
độ thời tiết tăng, cường độ dòng điện tăng giảm bất thường, doanh nghiệp bảo
hiểm không thể đương nhiên lấy đó làm căn cứ tăng phí bảo hiểm, trừ trường hợp
có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không thể vì lợi ích riêng của mình mà tự ý tăng phí
bảo hiểm hoặc đình chỉ hợp đồng khi nguyên nhân làm tăng yếu tố rủi ro là khách
quan. Bởi nó đâu xuất phát từ lỗi của bên mua bảo hiểm và việc kiểm soát những
yếu tố đó cũng không hề đơn giản.
3.3.2. Kiến nghị
Từ thực trạng trên, người viết cho rằng Khoản 2 Điều 20 Luật kinh doanh
bảo hiểm nên quy định theo hướng thêm cụm từ “mà nguyên nhân từ phía bên
mua bảo hiểm” khi đó Khoản 2 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ là: Khi có
sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm mà nguyên nhân từ phía
bên mua bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo
hiểm. Trong trường hợp nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Như vậy, chỉ những thay đổi xuất phát từ phía chủ quan của bên mua bảo hiểm
mới làm phát sinh cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm tăng phí.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 57
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
3.4. Vấn đề điều kiện mua bảo hiểm và việc công khai danh sách cơ sở đạt
chuẩn phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
3.4.1. Thực trạng
Trong thực tế hiện nay, quá trình triển khai bảo hiểm cháy, nổ gặp rất nhiều
khó khăn. Trong đó, với quy định khách hàng chỉ được giao kết hợp đồng bảo
hiểm cháy, nổ bắt buộc khi đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hoặc có biên bản kết luận
cơ sở đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy là một vướng mắc. Theo thống kê từ
Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trong tổng số 30.256 cơ sở có nguy cơ cháy
nổ thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, mới chỉ có 15,7% cơ sở thực
hiện, số còn lại nếu mua bảo hiểm cháy nổ thì chủ yếu tham gia dưới hình thức
bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt (bảo hiểm tự nguyện).108 Tại hầu hết các địa
phương, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy
(một trong những điều kiện tiên quyết để mua và bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc)
chưa được thực hiện triệt để. Thực tế điều kiện hiện nay của các cơ sở có hàng
hóa nguy hiểm về cháy nổ để đạt được tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận an toàn
phòng cháy chữa cháy là cả một vấn đề khó khăn. Để được cấp Giấy chứng nhận
phòng cháy và chữa cháy, cơ sở phải được bố trí trên một phạm vi nhất định, có
người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc
lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về
phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất
hoạt động của cơ sở;
Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy
trong cơ sở;
Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình
thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa,
phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với
điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
108
Bảo hiểm Pjico, Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khó triển khai: Phí cao và nhiều thủ tục, các cơ sở tìm
cách trốn tránh, http://congtybaohiem24h.com/bao-hiem-chay-no-nha-xuong.html, [truy cập ngày
16/11/2014]
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 58
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa
cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát
nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và
chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm
của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định
của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ
thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở
theo quy định;
Nhiều khi thương nhân lựa chọn con đường chịu phạt hơn là bỏ ra một số
tiền lớn đầu tư lại cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Nếu các
thương nhân chưa có đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện rồi mà cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy chưa cấp giấy chứng
nhận thì công ty bảo hiểm không thể bán bảo hiểm được.
Đặc biệt là tại các chợ hoặc trung tâm thương mại, do đặc thù hoạt động
phức tạp, chợ là địa điểm của các chủ thể tiến hành kinh doanh có rủi ro cháy nổ
rất cao mà lại cực kỳ thiếu an toàn. Trong khi đó, việc bố trí sắp xếp kinh doanh
tại hệ thống chợ chưa hợp lý, hệ thống phòng cháy chữa cháy trang bị thiếu đồng
bộ. Cơ sở hạ tầng nhiều chợ đã xuống cấp, đường dây điện đều trong tình trạng cũ
nát, quá tải. Nhiều nhóm hàng kinh doanh có khả năng bắt cháy cao như: đồ may
mặc, da giày, hàng tiêu dùng bằng nhựa. Chợ Đầm - Trung tâm mua sắm lớn nhất
tỉnh Khánh Hòa, được xây từ trước năm 1975, với tổng diện tích hơn 15.000 m2,
hiện đã xuống cấp nên công tác phòng cháy chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Các
lối ra vào chợ quá hẹp so với quy mô kinh doanh của hơn 1.300 tiểu thương và
4000-5000 khách đến tham quan, mua sắm mỗi ngày. Khu bên ngoài được xây
dựng dạng lô sạp tạm bợ, cũ kĩ bao kín khu trung tâm, hạn chế lối thoát hiểm và
lối ra vào. Các gian hàng đan lát, đồ nhựa, sành sứ, hàng khô khá thấp và tối, nền
nhà nhiều chổ bị bong tróc hư hỏng nặng. Chợ có trục đường giao thông nội bộ
dẫn từ cổng và các con đường vào tận các khu lô sạp, đây cũng là con đường chữa
cháy và thoát hiểm khi có sự cố.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 59
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Nhưng với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, một số tiểu thương đã
giăng bạt, làm mái che để cơi nới diện tích sử dụng khiến con đường này bị thu
hẹp đáng kể.109
Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm cháy nổ tiểu thương phải có hệ thống sổ
sách kế toán theo dõi danh mục từng mặt hàng cùng lượng hàng hóa xuất nhập rõ
ràng theo ngày tháng để làm căn cứ tính giá trị mua bảo hiểm, căn cứ xác định
mức độ thiệt hại khi cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết tiểu thương điều không
đáp ứng được yêu cầu về chứng từ, sổ sách nhập xuất hàng, gây trở ngại lớn cho
quá trình giải quyết bồi thường. Theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC về việc
hướng dẫn thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Bộ Tài chính, doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua phải xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ kế
toán để đối chiếu với số liệu đã được thông báo. Tuy nhiên, việc buôn bán ở chợ
chủ yếu được thực hiện dưới hình thức trao tay, hàng hóa của các tiểu thương
được mua theo lô từ nhiều nguồn khác nhau và thanh toán, lấy hóa đơn sau. Phần
lớn là mua bán tín nhiệm qua sổ tay, chứng từ, sổ sách sẽ không có giá trị pháp lý,
nên không thể xuất trình cho doanh nghiệp bảo hiểm như quy định. Đây cũng
chính là tình hình chung mà hầu hết các chợ trên cả nước đều gặp phải. Vả lại
nhận thức của một số người về nguy cơ và hậu quả của cháy nổ rất kém. Nhiều
khu chợ hiện nay vẫn tồn tại việc thắp hương, đun nấu, tạo nguy cơ cháy nổ
thường trực. Những yếu tố này khiến doanh nghiệp bảo hiểm ngần ngại triển khai
sản phẩm bảo hiểm cháy nổ tại chợ.
Thêm vào đó, việc công khai danh sách các cơ sở thuộc diện phải mua bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc tại nhiều địa phương còn chưa thực hiện được nên các
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể bán bảo hiểm tự nguyện theo quy tắc, biểu phí
do doanh nghiệp tự xây dựng.110 Danh sách các đơn vị phải mua bảo hiểm cháy
nổ bắt buộc tại từng địa phương do cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở địa
phương đó nắm giữ. Vấn đề là cần phải công khai danh sách này để bản thân đơn
vị phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được rõ và cả các doanh nghiệp bảo hiểm
biết về đối tượng mình sẽ bán bảo hiểm.
3.4.2. Kiến nghị
Vấn đề cần làm hiện nay là thương nhân cần phải đáp ứng đủ các điều kiện
109
Tú trân, Khó khăn mua bảo hiểm cháy, nổ cho tiểu thương tại các chợ, http://www.baomoi.com/Khokhan-mua-bao-hiem-chay-no-cho-tieu-thuong-tai-cac-cho/141/8000659.epi, [truy cập ngày 16/11/2014].
110
Mỹ Hà, Thiệt vì “né” bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=437 [ ngày truy cập
06/10/2014].
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 60
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
an toàn cho hàng hóa theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc công tác
phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt là các tiểu thương ở chợ cần nâng cao cảnh giác
trước nguy cơ cháy, nổ. Như chợ Đầm là một điển hình:
Trước nguy cơ cháy nổ cao đã được cảnh báo sau vụ cháy chợ Quảng Ngãi,
ban quản lý chợ Đầm đã tăng cường đôn đốc các hộ kinh doanh chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống cháy nổ. Ban quản lý đã vạch mức
diện tích sử dụng cụ thể cho từng sạp hàng, yêu cầu tiểu thương phải xếp hàng
hóa gọn gàng, đảm bảo các lối đi bên trong chợ rộng từ 1-3m, không chất hàng
lên dây điện để đề phòng chập điện gây nổ… Gần đây, đơn vị đã tăng cường
tuyên truyền, phổ biến và cảnh báo nguy cơ cháy nổ đến tất cả các hộ kinh doanh
để bà con có ý thức hơn trong việc phòng cháy, thay mới các pano khẩu hiệu
tuyên truyền trên cầu thang, dọc các lối đi và ngay cửa lô sạp để tiểu thương cũng
như khách hàng đề cao cảnh giác. Ban quản lý chợ Đầm cũng thành lập 4 tổ công
tác hoạt động 24/24, chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống điện, kiểm soát và
xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ, cấm
tuyệt đối việc sử dụng bếp lò, thắp nhang, đốt vàng mã bên trong chợ… Với
những khu vực dễ cháy như sạp vải, quần áo, ban quản lý tăng cường nhiều bình
xịt chữa cháy, bố trí dọc lối đi để kịp thời ứng phó khi có cháy. Hiện nay, lực
lượng Phòng cháy, chữa cháy luôn ứng trực của chợ Đầm Nha Trang được huy
động hơn 100 người, hàng năm đều được tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên
môn, tham gia diễn tập Phòng cháy, chữa cháy cùng với phòng Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Khánh Hòa.111
Có như vậy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy mới có đủ cơ sở để
cấp giấy chứng nhận, đồng thời về phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
cần phải đẩy mạnh công tác kiểm tra các cơ sở đạt chuẩn để nhanh chóng cấp
giấy chứng nhận, nếu thấy chưa đáp ứng đủ điều kiện thì phải hướng dẫn để
thương nhân thực hiện.
Cùng với việc cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy cần công khai danh sách các cơ sở đạt chuẩn của địa phương mình nắm giữ
theo từng năm hoặc từng quý để doanh nghiệp bảo hiểm biết được đối tượng
mình sẽ chào bán sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Cũng như thương nhân
có hàng hóa thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có tâm lý
chuẩn bị tài chính và thủ tục cần thiết.
111
Tú trân, Khó khăn mua bảo hiểm cháy, nổ cho tiểu thương tại các chợ, congtybaohiem24h.com/baohiem-chay-no-nha-xuong.html, [truy cập ngày 16/11/2014].
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 61
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
3.5. Vấn đề về phí mua bảo hiểm cháy, nổ
3.5.1. Thực trạng
Hiện nay hầu như thương nhân thích mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện hơn
bắt buộc. Theo quy định các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ điều phải mua bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc với mức phí bảo hiểm cao hơn bình thường. Tuy nhiên trên thực
tế, các cơ sở này đều tìm cách lách luật để chạy mua bảo hiểm với mức phí thấp
hơn và hình thức tự nguyện đã trở thành đích ngắm tới. Ví dụ như một lô hàng
hóa có giá trị là 100 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm cháy nổ tự nguyện xấp xỉ 200
triệu đồng (0,17%) nhưng có thể doanh nghiệp bảo hiểm hạ xuống chỉ còn 150
triệu đồng. Trong khi đó mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ lên tới 300 triệu
đồng (0.25%).
Một trong những nguyên nhân tạo nên sự chêch lệch phí là do biểu phí bảo
hiểm cháy nổ tự nguyện do doanh nghiệp bảo hiểm tự xây dựng nên không có sự
điều chỉnh của pháp luật. Rủi ro cao, nhưng vì thị trường cạnh tranh khốc liệt để
giành giật thị phần, nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng hạ phí. Nhưng với bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc thì việc tăng giảm phí phải tuân theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ
động điều chỉnh tăng, giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 25% so với Biểu phí
bảo hiểm ban hành tại Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007
về việc ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc112 phù hợp với điều
kiện, điều khoản bảo hiểm giao kết. Nhiều cơ sở sẵn sàng chịu phạt để không phải
mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Vấn đề là pháp luật cần phải quy định như thế
nào để khắc phục được tình trạng lách luật để chạy sang mua bảo hiểm phí thấp
hơn.
3.5.2. Kiến nghị
Để khắc phục tình trạng thương nhân có hàng hóa thuộc diện phải mua bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc mà chuyển sang mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện như
hiện nay. Người viết thiết nghĩ pháp luật nên quy định cho doanh nghiệp bảo
hiểm áp dụng biểu phí bảo hiểm cháy nổ tự nguyện chung biểu phí với bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc được Bộ Tài chính quy định. Có như vậy thì người mua bảo
hiểm nói chung và thương nhân nói riêng sẽ không còn so sánh sự chênh lệch phí
mà lách luật. Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm cũng không có cơ hội chạy theo
lợi nhuận mà tự do hạ phí.
112
Điều 2 Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 về việc ban hành quy tắc biểu phí
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 62
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Tuy đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có mức độ rủi ro cao hơn
nhưng bù lại nó được đảm bảo an toàn bằng các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
Còn có sự kiểm tra thường xuyên của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, của doanh
nghiệp bảo hiểm và cả bên mua bảo hiểm. Đối với bảo hiểm cháy nổ tự nguyện
thì đối tượng mua bảo hiểm tuy là mức độ rủi ro thấp hơn nhưng ngược lại các
biện pháp an toàn không đảm bảo. Bởi vì bảo hiểm cháy nổ tự nguyện không cần
có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn kiểm
tra của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không khắc khe như quy định của pháp luật,
cộng thêm tâm lý chủ quan của bên mua bảo hiểm.
Qua việc đưa ra những thực trạng và kiến nghị nêu trên, người viết mong
rằng nó sẽ góp phần hoàn thiện thêm những quy định của pháp luật về bảo hiểm
cháy, nổ. Cũng như giúp thương nhân hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình
trong việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ, đặc biệt là nhận thức được lợi ích từ việc
tham gia bảo hiểm cháy, nổ mang lại.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 63
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
KẾT LUẬN
Đất nước ngày càng phát triển, kéo theo hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu
kho, mua bán hàng hóa trên thị trường ngày thêm sôi động nhưng cũng tiềm ẩn
không ít rủi ro trong đó có cháy, nổ. Cùng với những thiệt hại khủng khiếp của
cháy, nổ gây ra trong thời gian vừa qua thì vai trò của bảo hiểm cháy, nổ nói
chung và bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng ngày càng quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội. Việc xây dựng một hành lang pháp lý ổn định hiệu
quả điều chỉnh vấn đề này là cực kỳ quan trọng.
So với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là nước đi sau trong lĩnh
vực bảo hiểm nên có cơ hội tiếp thu các kinh nghiệm xây dựng quy định về kinh
doanh bảo hiểm trên thế giới. Nhìn chung, pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ hiện
nay tương đối phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình áp
dụng, luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ nói
riêng đã xuất hiện nhiều bất cập, mâu thuẫn giữa luật chung và luật chuyên
ngành. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ
đối với hàng hóa” người viết đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm đóng góp
một phần nào đó cho những quy định điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ.
Người viết đã làm rõ những lý luận chung về bảo hiểm cháy, nổ đối với
hàng hóa, nêu lên các đặc trưng riêng của loại hình bảo hiểm này so với các loại
bảo hiểm khác, từ đó thấy được sự cần thiết to lớn của bảo hiểm cháy, nổ trong
đời sống xã hội hiện nay. Từ đây người viết đi sâu phân tích các quy định của
pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ đã được quy định. Nhìn chung Luật kinh doanh
bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã có những quy định chung điều
chỉnh lĩnh vực bảo hiểm và các nghị định, thông tư quy định riêng biệt cho lĩnh
vực bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Dựa vào những quy định về bảo hiểm cháy, nổ
đối với tài sản, người viết đã vận dụng để lý giải cho những vấn đề có liên quan
đến bảo hiểm hàng hóa, vì hàng hóa cũng là tài sản của thương nhân. Đồng thời
người viết cũng phân tích đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, nêu lên
những vấn đề hợp lý cũng như chưa hợp lý của pháp luật khi điều chỉnh bảo hiểm
cháy, nổ.
Với người viết, mục tiêu lớn nhất của việc nghiên cứu này là đóng góp một
phần nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý vững chắc và khả thi
để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong hoạt
động bảo hiểm cháy, nổ đạt hiệu quả cao nhất.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
Trang 64
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp- Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật dân sự 2005.
2. Luật thương mại 1997.
3. Luật Phòng cháy và Chữa cháy 2001.
4. Luật Thương mại 2005.
5. Luật doanh nghiệp 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
6. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
7. Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phòng cháy và Chữa cháy 2001.
8. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy.
9. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
10. Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 về cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
11. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04 thang 4 năm
2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng cháy và Chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
12. Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
13. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
14. Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
15. Thông tư liên tịch 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08
tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012
quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
16. Quyết định số 142/1991/TCQĐ ngày 02 tháng 05 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro
đặc biệt.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp- Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
17. Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính
về việc ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Danh mục sách, báo, giáo trình, tạp chí
1. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình luật thương mại 1A, Trường Đại học Cần
Thơ, 2006;
2. Đoàn Nguyễn Minh Thuận, Tập bài giảng pháp luật về bảo hiểm,Trường Đại
học Cần Thơ, 2012;
3. Lê Quang Liêm, Các chế định hướng dẫn kinh doanh bao hiểm, Nxb Thống kê,
Hà Nội, 1998;
4. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê,
Hà Nội, 2003;
5. Nguyễn Thị Thủy, Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản,
Tạp chí khoa học pháp lý, số 4, 2006;
6. Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và Thực hành bảo hiểm, Nxb Tài Chính, Hà Nội,
2007;
7. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009;
8. Trương Mộc Lâm – Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong
kinh doanh bao hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000;
9. Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, Nxb Thống kê,
Hà Nội, 2002;
10. Trương Mộc Lâm - Đoàn Minh Phụng, Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nxb Tài
chính, Hà Nội, 2005;
11. Phan Thị Cúc, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005;
12. Phan Huy Hồng, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Trường Đại học TP Hồ Chí Minh, 2013;
13. Võ Thị Pha, Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 2005;
Trang thông tin điện tử
1. Huyền Anh, Sơn Tùng, Không để "lách luật" trong bảo hiểm cháy, nổ,
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/khong-de-lach-luattrong-bao-hiem-chay-no/125711.html, [truy cập ngày 07/6/2014];
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp- Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
2. Hương Ly, Bảo hiểm cháy nổ: Vì sao khó bán,
mua?,http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=458, [truy cập ngày 13/06/2014];
khó
3. Hồng Nhung, Tại sao bảo hiểm cháy nổ vẫn chưa được quan tâm?
http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tai-sao-bao-hiem-chay-novan-chua-duoc-quan-tam/36656.tctc, [truy cập ngày 13/06/2014];
4. Thanh Nhi, Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các chợ: Tiểu thương không muốn
mua, đơn vị bảo hiểm ngại bán, http://www.baotayninh.vn/xa-hoi/bao-hiemchay-no-bat-buoc-tai-cac-cho-tieu-thuong-khong-muon-mua-don-vi-bao-hiemngai-ban53725.html, [truy cập ngày 13/06/2014];
5. Thế giới bảo hiểm, Cháy nổ nhiều, bán bảo hiểm vẫn
http://thegioibaohiem.net/vi/tin-tuc/68/chay-no-nhieuban-bao-hiem-vankho.html, [truy cập ngày 13/06/2014];
khó,
6. Lê Dân, Bảo hiểm cháy nổ “chê” chợ, http://tuoitre.vn/Ban-doc/578300/baohiem-chay-no-che-cho.html, [truy cập ngày 13/06/2014];
7. Ngọc Lan, Bảo hiểm cháy, nổ và rủi ro đặc biệt: Cần tăng phí,
http://www.baominh.com.vn/vi-vn/chuyenmuc-596-tin-trong-nuoc-tintuc-3535bao-hiem-chay-no-va-rui-ro-dac-biet-can-nang-phi.aspx, [truy cập ngày
08/08/2014];
8. Minh Tú, Bảo hiểm cháy, nổ cần nhìn nhận đúng, http://plo.vn/doi-song-truyenthong/bao-hiem-chay-no-can-nhin-nhan-dung-12026.html, [truy cập ngày
7/11/2014];
9. Việt Hoa – Thanh Hằng, Bảo hiểm cháy nổ: Bắt buộc mà vẫn...
lỏng,http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201311/chinh-sach-amp-cuocsong-bao-hiem-chay-no-bat-buoc-ma-van-long-2214636/, [truy cập ngày
13/06/2014];
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ)
1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề,
trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở
lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
2. Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh
khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ
300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên;
sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi
giải trí đông người có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối
tích từ 1.000 m3 trở lên.
4. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử, công
trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân
cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị,
cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích
từ 1.000 m3 trở lên.
6. Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở lên thuộc
mọi lĩnh vực.
8. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có
200 xe tô tô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; nhà ga hành khách đường
sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II.
9. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên
hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc
của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức
khác từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công
trình giao thông ngầm có chiều dài từ 100 m trở lên; công trình trong hang hầm có
hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở
lên.
12. Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận
chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản
xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất
nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí
đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
15. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
16. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
17. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các
bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có
diện tích từ 500 m2 trở lên.
18. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc
dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
19. Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích
của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trả lên hoặc khối tích của toàn bộ
cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường
xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không
khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên.
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp
dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy
khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.
c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối
lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở
lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ
100 kg trên một mét vuông sàn trở lên.
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng
khối lượng từ 1.000 kg trở lên.
đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với
ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên./.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CẢNH
SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VỀ VIỆC BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN AN
TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên;
nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn,
doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao
từ 07 tầng trở lên.
2. Cảng hàng không; nhà máy sửa chữa bảo dưỡng máy bay.
3. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất xăng dầu, khí đốt và hóa chất dễ cháy, nổ với
mọi quy mô.
4. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng, bảo
quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
5. Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên; kho khí đốt có tổng trọng lượng khí
từ 600 kg trở lên.
6. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí
đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
7. Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1.200 m2 trở lên hoặc
có từ 300 hộ kinh doanh trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có
tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở
lên.
8. Nhà máy điện hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà
máy thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở
lên./.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ)
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng
kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện
trở lên.
2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và
các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường
mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa
bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ
300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở
lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở
dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công
cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch
sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng
diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở
lên thuộc mọi lĩnh vực.
9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô
cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao
từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan
chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05
tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc
có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm
đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công
trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản,
vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc
dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí
đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện
áp từ 110 KV trở lên.
18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ
1.000 m3 trở lên.
20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ
đặc biệt./.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
PHỤ LỤC V
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của
Chính phủ)
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:
a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc
(xe bơm).
b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa
cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối...
c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.
d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe
thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe
chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật...
đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm
nổi.
2. Phương tiện chữa cháy thông dụng:
a) Vòi, ống hút chữa cháy.
b) Lăng chữa cháy.
c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.
d) Giỏ lọc.
đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).
g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí...
3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.
4. Vật liệu và chất chống cháy:
a) Sơn chống cháy.
b) Vật liệu chống cháy.
c) Chất ngâm tẩm chống cháy.
5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:
a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa
cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo
chống phóng xạ.
b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san
nạp khí cho mặt nạ phòng độc.
6. Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang
dây, thang xếp...), ống cứu người, thiết bị dò tìm người...
7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy lực,
bằng điện hoặc bằng động cơ.
b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng...
8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm:
a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.
b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.
c) Hệ thống thông tin vô tuyến.
9. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:
a) Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động.
b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng
nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà./.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
(không bao gồm thuế GTGT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28 /2007/QĐ-BTC
ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Đối với các tài sản được bảo hiểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị
dưới 30 triệu Đô la Mỹ:
Mã
hiệu
Phí cơ
bản
năm
Loại tài sản
(‰ giá
trị tài
sản)
01000 Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và
sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá
khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
01100
Cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích
từ 5.000m3 trở lên
01101 Sản xuất hoặc chế biến tấm bọt xốp
10,0
01102 Sản xuất đồ gỗ gia dụng có nhồi, lót (có sử dụng bọt nhựa hoặc 7,5
xao su xốp)
01103 Nhà máy lưu hóa cao su
7,0
01104 Xưởng cưa
6,4
01105 Cơ sở chế biến lông vũ
5,8
01106 Xưởng làm rổ, sọt
5,8
01107 Xưởng sản xuất giấy, chế biến giấy
5,5
01108 Xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng
5,5
01109 Xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng có nhồi, lót (không sử dụng bọt 5,0
nhựa hoặc cao su xốp)
01110
Xưởng sản xuất bút chì gỗ
4,7
01111
Xưởng chế biến đồ gỗ khác
4,7
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
01112
Nhà máy sản xuất lông vũ, thú nhồi bông, đệm
4,0
01113
Nhà máy cưa xẻ gỗ
3,5
01114
Nhà máy sản xuất đồ gỗ
3,5
01115
Nhà máy sản xuất ván ép
3,5
01116
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
3,5
01117
Sản xuất bao bì carton
3,5
01118
Xưởng khắc, chạm (làm chổi, bàn chải, chổi sơn, trừ phần xử lý 2,7
gỗ)
02000 Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt
hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng
02200 Kho xăng dầu
4,0
03000 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng
03101 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas
4,0
03102 Sản xuất, xử lý và phân phối khí, gas
2,3
04000 Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên
04101 Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí, dầu
1,5
04102 Trạm biến áp từ 500KV trở lên
1,3
04103 Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than
1,2
04104 Trạm biến áp từ 110KV đến dưới 500KV, nhà máy thuỷ điện
1,0
05000 Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán
kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách
hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có
khối tích từ 1.000 m3 trở lên
05101 Chợ kiên cố, bán kiên cố
3,5
05102 Cửa hàng bách hóa tổng hợp
2,0
05103 Trung tâm thương mại, siêu thị
1,7
06000 Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
06101 Nhà khách
4,3
06102 Khách sạn mini, nhà nghỉ
2,0
06103 Khách sạn cao cấp
1,35
06104 Nhà ở tập thể, nhà chung cư
07000 Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác
có từ 50 giường trở lên
07101 Cơ sở y tế khám chữa bệnh
1,2
07102 Bệnh viện
1,0
08000 Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu
thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ
trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và
phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở
lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên
08101 Bar, sàn nhảy, phòng hòa nhạc
8,0
08102 Rạp hát, rạp chiếu phim
3,2
08103 Nhà thi đấu, trung tâm thể thao (có nhà hàng)
2,9
08104 Nhà thi đấu, trung tâm thể thao (không có nhà hàng)
2,5
08105 Rạp chiếu phim
2,3
08106 Câu lạc bộ, nhà văn hóa, hội trường
2,2
08107 Bể bơi công cộng (có nhà hàng, phòng tập thể dục dụng cụ)
2,1
08108 Trường đua, sân vận động
1,5
08109 Bể bơi công cộng (không có nhà hàng, phòng tập thể dục dụng cụ)
1,4
09000 Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ,
bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà
ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá
đường sắt loại 1 và loại 2
09101 Nhà ga, bến tầu, bến xe
1,8
09102 Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông
1,75
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
09103 Bãi đỗ xe
1,0
10000 Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ,
triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
10101 Hội chợ, triển lãm
2,3
10102 Cơ sở lưu trữ, thư viện
1,8
11000
Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp
tỉnh trở lên
11101
Đài phát thanh, truyền hình
1,8
11102
Bưu điện
1,8
11103
Trạm bưu chính viễn thông
1,8
12000 Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô
khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực
13000 Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không
cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000
m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500
m2 trở lên
13101 Kho ngoài trời, hàng hóa tổng hợp
3,8
13102 Kho nhựa đường
3,3
13103 Kho sơn
3,3
13104 Kho chứa hóa chất
3,3
13105 Kho thành phẩm, bán thành phẩm nhựa, cao su
3,0
13106 Kho rượu cồn và các chất lỏng dễ cháy
3,0
13107 Kho bông vải sợ, len dạ, sản phẩm dệt
3,0
13108 Kho giấy, bìa, bao bì
3,0
13109 Kho đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ
3,0
13110 Kho tinh dầu, hương liệu, dầu ăn
2,8
13111
2,8
Kho ngành thuốc lá
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
13112 Kho dược phẩm
2,5
13113 Kho vật tư ngành ảnh
2,5
13114 Kho hàng thiết bị điện, điện tử
2,0
13115 Kho hàng nông sản
2,0
13116 Kho hàng đông lạnh
2,0
13117 Kho vật liệu xây dựng
2,0
13118 Kho gạch, đồ gốm sứ
1,8
13119 Kho kim loại, phụ tùng cơ khí
1,8
14000 Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6
tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên
14101 Viện người cứu, trung tâm thí nghiệm
1,2
14102 Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, tòa nhà văn phòng cho thuê
0,9
15000 Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được;
công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công
trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản,
sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên
15101 Khai thác than bùn
7,18
15102 Nhà máy luyện than cốc
5,09
15103 Nhà máy sản xuất thép
4,36
15104 Nhà máy chế biến, gia công quặng khác
4,18
15105 Nhà máy sản xuất sắt
3,82
15106 Luyện quặng (trừ quặng sắt)
2,91
15107 Khai thác than đá
2,73
15108 Nhà máy sản xuất than đá bánh
2,73
15109 Chế biến (sỏi, đá dăm, than xỉ trộn nhựa) với asphant hoặc 2,73
bitumen
15110 Khai khoáng (khai thác, hầm mỏ và nghiền sỏi, đất sét)
2,09
15111
1,36
Khai thác mỏ quặng
15112 Nhà máy sản xuất than non bánh
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
1,36
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
15113 Khai thác than non
1,18
15114 Sản xuất khoáng sản (cưa, mài, đánh bóng)
1,18
16000 Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xẩy
ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở,
công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục,
bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích
của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó
trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy
hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm
từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí
cháy trở lên
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có
thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong
phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy
cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên
c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn
65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ
5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá,
vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg
trên một mét vuông sàn trở lên
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng
với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên
đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng
với nước hay với ô xy trong không khí với khối lượng từ 500 kg
trở lên
16100 Ngành dệt may, da giầy
16101 Cơ sở chế biến phế liệu vải sợi (như phân loại, giặt, chải, buôn 7,0
bán)
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
16102 Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây có phủ 5,55
nhựa, nhựa đường)
16103 Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây không có 3,7
phủ nhựa, nhựa đường)
16104 Xưởng dệt kim
3,7
16105 Nhà máy sản xuất chế biến lông thú, may da thú
3,5
16106 Nhuộm vải, in trên vải
3,5
16107 Nhà máy dệt các loại sợi khác (cotton, vitco, lanh, gai, đay)
3,3
16108 Xưởng xe, kéo sợi
3,25
16109 Nhà máy sản xuất thảm, tấm trải sàn
3,2
16110 Nhà máy chỉ khâu
3,2
16111
3,2
Xưởng giặt, là, tẩy, hấp, nhuộm
16112 Nhà máy giầy
3,0
16113 May đồ lót, đăng ten các loại
3,0
16114 May quần áo các loại
2,8
16117 Sản xuất các sản phẩm dệt chưa phân loại khác
3,0
16118 Nhà máy sản xuất các mặt hàng làm từ da thuộc
2,8
16119 Xưởng sản xuất dây chun
2,54
16120 Nhà máy sản xuất da thuộc
2,3
16121 Sản xuất lụa, tơ tằm
1,8
16122 Nhà máy dệt tơ, len, sợi tổng hợp
1,8
16200 Ngành nhựa, thủy tinh và hóa chất
16201 Sản xuất và chế biến sợi thủy tinh
4,82
16202 Cơ sở chế biến bàn chải
4,09
16203 Sản xuất sơn
4,0
16204 Nhà máy hóa chất vô cơ và hữu cơ chế biến nguyên liệu và bán 3,91
thành phẩm sản phẩm như phân bón dạng hạt, viên nhỏ, bột hoặc
axít, muối, dung môi, cao su tổng hợp
16205 Cơ sở sản xuất áo đi mưa, nhựa tấm, khăn trải bàn
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
3,64
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
16206 Sản xuất xi nến, sáp đánh bóng
3,5
16207 Sản xuất nhựa đúc, nhựa thanh
3,5
16208 Cơ sở sản xuất nút chai
3,18
16209 Sản xuất xà phòng, mỹ phẩm
3,0
16210 Sản xuất sản phẩm nhựa lắp ráp
2,8
16211 Sản xuất và chế biến thủy tinh rỗng, chai lọ, dụng cụ quang học
2,09
16212 Sản xuất và chế biến kính cửa
2,0
16213 Xưởng phim, phòng in tráng phim
1,8
16214 Sản xuất vật liệu phim ảnh
1,55
16300 Ngành chế biến thực phẩm, nông sản, cây công nghiệp
16301 Nhà máy xay bột mì
6,0
16302 Nhà máy sản xuất mút hay cao su bọt
4,5
16303 Nhà máy xay xát gạo
4,4
16304 Nhà máy thức ăn gia súc
3,0
16305 Nhà máy sản xuất chất dẻo, cao su đặc
3,0
16306 Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su
3,0
16307 Nhà máy sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền
2,8
16308 Nhà máy đánh bóng gạo
2,7
16309 Nhà máy sản xuất chè
2,5
16310 Nhà máy chế biến sản xuất cafe, hạt điều
2,5
16311 Nhà máy sản xuất, chiết suất chế biến tinh bột
2,5
16312 Nhà máy đường
2,5
16313 Nhà máy sản xuất thực phẩm đồ hộp
2,4
16314 Nhà máy sản xuất bánh kẹo
2,0
16315 Nhà máy sản xuất dầu ăn
1,7
16316 Nhà máy sản xuất nước mắm, dấm
1,4
16400 Gỗ, giấy và in ấn
16401 Xưởng sản xuất hoa giả
3,5
16402 Nhà máy in, xưởng in (không tính sản xuất giấy, chế biến giấy)
2,3
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
16403 Xưởng đóng sách
2,3
16500 Đồ uống
16401 Nhà máy rượu
2,2
16502 Xưởng mạch nha
2,1
16503 Nhà máy nước khoáng và nước uống các loại
1,35
16504 Nhà máy bia và nước trái cây
1,1
16505 Xưởng ủ bia
1,1
16600 Sản xuất thuốc lá
16601 Nhà máy sản xuất thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
1,8
16700 Các ngành khác
16701 Nhà máy làm phân trộn
5,9
16702 Nhà máy đốt rác
2,0
16703 Xưởng sơn
4,3
16704 Xưởng hàn, cắt
3,5
16705 Sản xuất đồ gốm thông thường
3,73
16706 Sản xuất đồ gốm cao cấp như gạch lát, đồ sứ, đồ đất nung, đồ gốm
2,45
16707 Lò đúc
2,7
16708 Nhà máy xi măng
2,3
16709 Cơ sở sản xuất thiết bị điện
2,55
16710 Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn
1,5
16711 Nhà máy sản xuất vỏ đồ hộp kim loại
1,45
16712 Nhà máy sản xuất ốc vít và gia công các kim loại khác
1,45
16713 Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí
1,75
16714 Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các 1,75
loại
16717 Lắp ráp xe máy
2,3
16718 Xưởng sửa chữa xe
1,75
16719 Cửa hàng ô tô xe máy
1,5
16720 Sản xuất và chế biến vàng, bạc, đồ trang sức
0,91
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
Phí cơ
bản
Mã
hiệu
năm
(‰ giá
Loại tài sản
trị
tài
sản)
16721 Nhà máy đóng tầu và sửa chữa tầu
???
16722 Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm (hóa học, lý hóa và vật lý)
0
2,20
a)
+ Nếu có máy nén quá 200 bar hoặc nhiệt độ vượt quá 500 C
2,75
b)
+ Sản xuất, sử dụng chất dễ phát lửa
2,75
c)
+ Sản xuất, sử dụng peroxyd
3,3
d)
+ Sản xuất, sử dụng chất nổ (thuốc nổ, đạn, chất nổ, chất kích nổ)
4,4
Ghi chú: Căn cứ vào rủi ro của kết cấu công trình, ngoài mức điều chỉnh quy
định tại Điều 2 Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể tiếp tục điều
chỉnh tăng giảm phí bảo hiểm với biên độ là 25%. Cụ thể như sau:
- Điều chỉnh giảm phí bảo hiểm khi:
+ Các bộ phận chịu lực như trụ, cột, tường là loại không cháy hoặc làm bằng
vật liệu không cháy, dầm làm bằng vật liệu khó cháy.
+ Các bộ phận không chịu lực như tường bao phải làm bằng vật liệu khó cháy
hoặc không cháy.
+ Mái phải làm từ vật liệu khó cháy, được phủ ngoài bằng vật liệu không cháy
hoặc là mái cứng.
- Điều chỉnh tăng phí bảo hiểm khi:
+ Các bộ phận chịu lực tối thiểu không được làm bằng vật liệu khó cháy.
+ Không có mái cứng.
2. Đối với các tài sản được bảo hiểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị từ
30 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận và
được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm của một công ty đứng đầu nhận tái bảo
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Luận văn tốt nghiệp-Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa
hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standard &
Poor's xếp hạng từ BBB trở lên, Moody's xếp hạng từ Baa trở lên…) cung cấp.
GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên
[...]... nghiệp -Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA 2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa 2.1.1 Đối tượng bảo hiểm Khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên đương sự, phải xác định rõ đối tượng bảo hiểm Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là hàng hóa, tức là phải xác định hàng hóa. .. nghiệp -Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa Tóm lại, bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa trong phạm vi nghiên cứu này được hiểu là một loại hình bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận các rủi ro về hàng hóa của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra cháy, nổ 1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm. .. văn tốt nghiệp -Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa hóa của họ Để tiến hành mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa thương nhân phải chứng minh được quy n lợi tài chính của mình đối với hàng hóa đó Quy n lợi này có được từ việc sở hữu hoặc sử dụng đối với hàng hóa Cho nên, bên mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa phải chính là chủ sở hữu hoặc chủ thể đang trực tiếp quản lý hàng hóa đó Để giải... bảo hiểm khi xảy ra cháy, nổ đối với hàng hóa 1.1.3.2 Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa Về chủ thể hợp đồng Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia trong hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa được thiết lập giữa hai chủ thể là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Trong đề tài này, người viết chủ yếu nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với. .. hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng này trên cơ sở quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 về hợp đồng bảo hiểm Có thể hiểu như sau: Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải... rủi ro cháy, nổ thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường Hàng hóa đó chính là tài sản của thương nhân Hàng hóa như thế nào mới trở thành đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thì người viết đã trình bày ở mục 1.1.1 về khái niệm của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa Khác với những loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm cháy, nổ có hai loại là bắt buộc và tự nguyện Hàng hóa là đối tượng... mua bảo hiểm, mà chỉ có thể mua bảo hiểm cháy, nổ cho ngôi biệt thự của ông mà thôi Quy n lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc chung của bảo hiểm nói chung và là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm cháy nổ đối với hàng hóa nói riêng Nếu như người tham gia bảo hiểm không có quy n lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm, thì người tham gia bảo hiểm có thể tùy tiện mua bảo hiểm. .. 24 tháng 04 năm 2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Trên đây là cơ sở lý luận chung nêu lên một cách khái quát về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể như thế nào để điều chỉnh vấn đề này thì người viết sẽ trình bày cụ thể ở chương 2: Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận... hiểm và phí bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa 2.2.1 Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của hàng hóa 39 Khoản 2, Điều 16, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 GVHD:Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Luận văn tốt nghiệp -Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được... nghiệp -Quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa Những thiệt hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, ... chung bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa …………………… 1.1.1 Khái niệm bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa ………………………………4 1.1.2 Đặc điểm bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa ……………………………….7 1.1.3 Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa. .. nghiệp -Quy chế pháp lý bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa cách né tránh việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa họ thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Kinh doanh bảo hiểm nói chung bảo hiểm. .. nghiệp -Quy chế pháp lý bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa Tóm lại, bảo hiểm cháy, nổ hàng hóa phạm vi nghiên cứu hiểu loại hình bảo hiểm mà theo doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro hàng hóa bên mua bảo hiểm,