Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

1.3.Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa

Pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, giao kết, thực hiện hợp đồng, cũng như quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ và các vấn đề pháp lý liên quan. Bộ Luật Dân sự 2005 là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đó có hoạt động bảo hiểm. Luật dân sự quy định chung về hoạt động bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, …đây cũng là cơ sở của hoạt động bảo hiểm cháy, nổ.

Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, Khóa X và có hiệu lực ngày 01 tháng 04 năm 2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối hàng hóa nói riêng. Do sự phát triển liên tục của thị trường bảo hiểm mà hiện nay một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không còn phù hợp nữa nên Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 10 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011.

Do sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ nên ngày 08 tháng 11 năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định 130/2006 NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đây là một quy định riêng đặc thù về bảo hiểm cháy, nổ. Nó được ban hành dựa trên Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 29 tháng 06 năm 2001 tại điều 9 quy định “Cơ quan tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó”. Năm 2003, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy được ban hành. Nghị định này kèm theo phụ lục 1 quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, trong những cơ sở đó có tài sản là hàng hóa.

Năm 2007 tiếp tục ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC- BCA ngày 24 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn chi tiết về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy và cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn kinh phí này. Tiếp sau đó Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Năm 2012, Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 thang 05 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 35/2003/NĐ-CP và Nghị định 130/2006/NĐ-CP. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Năm 2013, Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 và nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/02/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Mới đây nhất, Bộ Công an mới ban hành văn bản hợp nhất Nghị định 07/VBHN-BCA bổ sung quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hiệu lực

từ ngày 22 tháng 03 năm 2014. Ngoài ra còn có Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 04 năm 2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Trên đây là cơ sở lý luận chung nêu lên một cách khái quát về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể như thế nào để điều chỉnh vấn đề này thì người viết sẽ trình bày cụ thể ở chương 2: Quychế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.

CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 27)