Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 47)

5. Bố cục đề tài

2.4.1.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Thứ nhất, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo

thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.73

Đóng phí bảo hiểm là nghĩa vụ cơ bản của bên mua bảo hiểm đồng thời là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng đều phát sinh trách nhiệm bảo hiểm khi hợp đồng đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm cũng có thể nợ phí nếu được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ,74 bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thời hạn đóng phí do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong thời gian bảo hiểm phí bảo hiểm có thể tăng giảm tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa được bảo hiểm.

Thứ hai, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cháy, nổ nếu

hàng hóa thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.75

Như đã trình bày ở chương 1, bảo hiểm cháy, nổ có hai loại là bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện hay còn gọi là bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Nếu hàng hóa của thương nhân là loại hàng hóa bình thường thì vấn đề mua bảo hiểm là quyền chứ không phải nghĩa vụ, thương nhân có quyền mua hay không mua tùy vào quyết định của thương nhân. Tuy nhiên nhà nước khuyến khích thương nhân nên mua bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện để bảo vệ cho hàng hóa của mình.76 Đối với những thương nhân có hàng hóa thuộc phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 thang 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và

73

Điểm a, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 74

Khoản 1, Điều 572 Bộ luật dân sự 2005. 75

Khoản 1, Điều 10, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

76

Khoản 2, Điều 3, Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Thứ ba, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi

tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.77

Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết là nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm. Nghĩa vụ thông tin là nghĩa vụ trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản của người tham gia bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình và đặc điểm của đối tượng bảo hiểm khi xác lập hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực khi thực hiện nghĩa vụ thông tin.

Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự điều quy định về vấn đề cung cấp thông tin cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Theo đó, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.78 Bộ luật dân sự cũng quy định khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.79 Như vậy, bên mua bảo hiểm chỉ thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi doanh nghiệp bảo hiểm có yêu cầu mà thôi. Vì doanh nghiệp cho rằng chỉ có thương nhân mới hiểu biết rõ nhất tình hình rủi ro cháy, nổ của hàng hóa được bảo hiểm. Cho nên thương nhân phải cung cấp thông tin chính xác sự thật của những rủi ro. Nếu thương nhân cung cấp thông tin không đúng sự thật, doanh nghiệp bảo hiểm không thể nắm vững được mức độ rủi ro thực sự của hàng hóa và cũng không thể nào xác định chính xác tỷ lệ phí bảo hiểm.

Thứ tư, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể

làm tăng giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.80

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình thay đổi của rủi ro so với những thông tin đã cung cấp ban đầu khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là tình trạng tăng rủi ro. Việc thông báo hoàn cảnh mới của rủi ro có thể coi như là

77

Điểm b, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 78

Khoản 1, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 79

Khoản 1, Điều 573, Bộ luật dân sự 2005. 80

việc đưa ra một đề nghị mới của bên mua bảo hiểm. Đề nghị mới này không làm thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng cũ đã giao kết nếu như bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm không nêu điều kiện mới (đòi giảm phí khi rủi ro giảm hoặc tăng phí khi rủi ro tăng). Ngược lại, hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Nếu như bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo tình trạng thay đổi rủi ro hoặc rủi ro mới phát sinh thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp chế tài tương tự như việc cung cấp thông tin không chính xác khi giao kết hợp đồng.81

Tuy nhiên, luật quy định khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định như vậy sẽ gây thiệt thòi cho bên mua bảo hiểm. Thiết nghĩ, trong trường hợp có những yếu tố làm tăng giảm rủi ro, cần thiết phải phân biệt là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nếu mức độ rủi ro tăng lên do yếu tố chủ quan, ví dụ như để hàng hóa gần nguồn lửa, lơ là trong các biện pháp đảm bảo an toàn,..thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm. Ngược lại nếu rủi ro tăng lên do nguyên nhân khách quan như nhiệt độ thời tiết tăng, cường độ dòng điện tăng giảm bất thường, doanh nghiệp bảo hiểm không thể lấy đó làm căn cứ làm tăng phí bảo hiểm. Vấn đề này sẽ được người viết trình bày cụ thể hơn ở chương sau.

Thứ năm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp bảo

hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.82

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết chậm nhất không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.83 Ở đây được hiểu là phải có hai lần thông báo, một là thông báo ngay bằng mọi hình thức miễn sao doanh nghiệp biết được việc xảy ra cháy nổ, sau đó phải thông báo sau bằng văn bản. Pháp luật không giải thích rõ thông báo ngay là thông báo như thế nào và thời gian tối đa là bao lâu. Cho nên bên mua bảo hiểm thường bị lúng túng trong việc thông báo ngay này, có khi doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý với thời gian thông báo đó mà làm khó dễ bên mua bảo hiểm. Vì thế bên mua bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho

81

Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và Thực hành bảo hiểm, Nxb Tài Chính, 2007, trang 95. 82

Điểm d, Khoản 2, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 83

Điểm b, Khoản 7, Điều 10, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

doanh nghiệp bảo hiểm một cách nhanh nhất và bằng mọi cách có thể được để doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời điều tra nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất. Nếu bên thương nhân không kịp thời thông báo tình hình xảy ra rủi ro sẽ có thể bị mất hết những chứng cứ có liên quan, ảnh hưởng tới việc kiểm tra tai nạn rủi ro và tổn thất. Việc không tôn trọng nghĩa vụ thông báo của thương nhân mà phát sinh thêm thiệt hại thì tùy theo mức độ mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khấu trừ vào số tiền bồi thường sau khi giám định tổn thất.

Luật không quy định thương nhân sẽ thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách và thời gian tối đa bao lâu nên dễ xảy ra tranh chấp. Cho nên để tránh xảy ra tránh chấp, các bên nên thỏa thuận cụ thể phương thức thông báo khi xảy ra rủi ro. Các phương thức có thể áp dụng như điện thoại, email, fax, gặp trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm để thông báo miễn sao thông tin đến được doanh nghiệp bảo hiểm nhanh nhất.

Thứ sáu, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng,

hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định của Luật phòng cháy chữa cháy.84

Các biện pháp đề phòng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra, các biện pháp hạn chế tổn thất thực hiện trong và sau khi rủi ro xảy ra. Việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy của bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là rất quan trọng. Dù là bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hay tự nguyện thì vấn đề tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy luôn được coi trọng. Tuy nhiên bên mua bảo hiểm có hàng hóa thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khắc khe hơn để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Các quy định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi thực hiện đúng quy định, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ kiểm tra độ an toàn, nếu thấy tuân thủ đúng thì thương nhân sẽ được cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa của họ. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào giấy chứng nhận đó để bán bào hiểm.

Trường hợp hàng hóa của thương nhân không thuộc loại phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì cũng phải thực hiện quy định về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên người kiểm tra mức độ an toàn là doanh nghiệp bảo hiểm chứ không phải cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm

84

nhận thấy hàng hóa đã được an toàn thì giao kết hợp đồng, ngược lại sẽ không bán bảo hiểm hoặc yêu cầu bổ sung thêm các biện pháp an toàn mà doanh nghiệp bảo hiểm cho là cần thiết.

Sau khi mua bảo hiểm rồi, thương nhân thường hay hiểu lầm rằng hàng hóa đã được bảo hiểm nếu có bị tổn thất điều được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết, nên đã nảy sinh tư tưởng lơ là chểnh mảng, không chú ý tới công tác đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu thương nhân áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. Nếu thương nhân không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hàng hóa thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để thương nhân thực hiện các biện pháp đó, nếu hết thời hạn mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, nếu được sự đồng ý của thương nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho hàng hóa được bảo hiểm.85

Sau khi rủi ro xảy ra, thương nhân phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm hạn chế mức độ tổn thất không bị lây lan rộng ra. Bởi vì bên mua bảo hiểm bao giờ cũng biết sớm hơn doanh nghiệp bảo hiểm về tình hình xảy ra rủi ro, nếu kịp thời chủ động tìm cách cứu chữa sẽ giảm bớt tổn thất, như vậy có lợi cho cả hai bên. Cũng có khi bên mua bảo hiểm không hiểu biết về nghĩa vụ đã được pháp luật quy định nên cứ để rủi ro phát triển trầm trọng hơn. Pháp luật quy định như vậy là để tăng thêm phần trách nhiệm của bên mua bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường phần tổn thất mở rộng vì bên mua bảo hiểm đã không thực hiện biện pháp cứu chữa cần thiết.86

Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm thì các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm cũng quan trọng không kém.

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm

2.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận

trong hợp đồng bảo hiểm.87

Đổi lấy việc cam kết trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và có đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện các biện pháp trừng phạt nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ trả phí như đình chỉ, hủy bỏ hợp

85

Điều 50, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 86

Quy định trên được rút ra từ Khoản 3, Điều 576, Bộ Luật dân sự 2005 quy định về trả tiền bảo hiểm. 87

đồng. Phương thức thanh toán và thời hạn nộp phí do các bên thỏa thuận, phí có thể đóng một lần hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận. Tuy nhiên khi có những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm thì phí có thể tăng hoặc giảm tùy theo mức độ rủi ro.

Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung

cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.88

Trung thực là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm. Nhằm mục đích ngăn chặn trục lợi bảo hiểm từ những thông tin sai sự thật của bên mua bảo hiểm, pháp luật đã cho doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá đúng rủi ro, từ đó đưa ra quyết định chính xác có nên giao kết hợp đồng hay không, tính phí bảo hiểm hợp lý hoặc yêu cầu thêm các biện pháp đảm bảo an toàn.

Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)