5. Bố cục đề tài
2.4.1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm
Một là, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cũng như cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.63
Giải thích là trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm về nội dung điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Đối với bên mua bảo hiểm, đặc biệt là mua bảo hiểm lần đầu tiên thì quyền được giải thích các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng là rất cần thiết. Họ có quyền được biết tất cả các vấn đề diễn ra trong suốt thời gian bảo hiểm được ghi nhận trong hợp đồng nếu như nó được ký kết. Khi xảy ra rủi ro, bên mua bảo hiểm có được hưởng bồi thường hay không phụ thuộc vào các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Bên bảo hiểm phải tư vấn cho thương nhân biết về loại hàng hóa dự định bảo hiểm có thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hay tự nguyện.
Bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tự xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và
62
Khoản 3, Điều 46, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 63
Khoản 2, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
biểu phí bảo hiểm, ngoại trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có riêng cho mình những quy tắc, điều khoản, biểu phí riêng. Chính sự đa dạng của nó nên người mua bảo hiểm khó có thể tiếp cận và phân biệt rõ. Thương nhân cần có quyền biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, hiểu được đơn bảo hiểm, đó là tiền đề dẫn đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Hai là, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và
chính xác theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.64
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm hoàn thành đầy đủ hồ sơ có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường đúng hạn. Thời hạn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định nói trên được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.65 Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ trong bồi thường thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả.66 Trong trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích lý do từ chối bằng văn bản.
Ba là, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
bảo hiểm.67
Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng không phải lúc nào cũng có quyền đó. Bên mua bảo hiểm chỉ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.68 Ngoài ra, khi có sự thay đổi làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên bảo hiểm không chấp nhận thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.69 Cần lưu ý là
64
Khoản 3, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
65
Điều 28, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 66
Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, 2005, trang 83. 67
Điểm c, Khoản 1, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 68
Khoản 3, Điều 19, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 69
hậu quả pháp lý của đơn phương đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm là khác nhau. Khi hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.70 Còn đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Việc doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm là một hành vi lừa dối. Ta thấy rằng hai hành vi này về bản chất là giống nhau nhưng luật lại quy định hậu quả pháp lý là khác nhau. Vậy khi nào thì hành vi lừa dối sẽ dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, hành vi nào sẽ dẫn đến đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm. Vấn đề này người viết sẽ trình bày sâu hơn ở chương tiếp theo.
Bốn là, bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.71
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nói chung hay chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng được hiểu là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý mà cụ thể là kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng. Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng như hưởng các quyền lợi khác nếu có. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ cho nên khi hàng hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường, nó sẽ được chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác. Khi bên mua bảo hiểm đem hàng hóa được bảo hiểm bán cho người khác thì bên mua bảo hiểm không còn quyền sở hữu đối với hàng hóa đó nữa, quyền lợi được bảo hiểm cũng mất đi. Cho nên khi bán hàng hóa bên mua bảo hiểm cũng chuyển nhượng luôn hợp đồng bảo hiểm.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được ghi nhận tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Theo đó, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
Năm là, bên mua bảo hiểm có quyền được hạch toán chi phí mua bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc vào giá thành hàng hóa.72
Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì thương nhân có quyền nâng giá
70
Điều đó được suy ra từ Điều 425 Bộ luật dân sự 2005 về hủy bỏ hợp đồng dân sự. 71
Điểm đ, Khoản 1, Điều 18, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 72
Khoản 5, Điều 9, Thông tư 220/2010 /TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
thành sản phẩm bán ra thị trường để bù lại khoản chi phí mà thương nhân đã bỏ ra để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhưng thông thường thì khoản chi phí đó thương nhân sẽ tự gánh chịu chứ ít khi hạch toán vào giá thành hàng hóa đối với tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ. Vì cùng một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường mà giá cả có sự chênh lệch nhau giữa tiểu thương mua bảo hiểm và tiểu thương không mua bảo hiểm thì người tiêu dùng thường chọn hàng hóa giá thấp hơn, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh được hưởng những quyền thì bên mua bảo hiểm cũng phải thực hiện nhiều nghĩa vụ mà pháp luật quy định.