Thực trạng

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 58)

5. Bố cục đề tài

3.1.1.Thực trạng

Các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã có sự mâu thuẫn trong cách xử lý đối với trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được sửa đổi trong Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010.

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm về trách nhiệm cung cấp thông tin quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường…". Tại khoản 3 Điều 19 cũng quy định: "Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai

sự thật".

Việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm về bản chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Như vậy, tại Điều 19 này có thể nhận thấy việc "cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng” chỉ dẫn đến hậu quả pháp lý là bên kia có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng là chưa phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự cũng như các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng, ngoài ra chưa phù hợp với các quy định khác trong chính Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, tại Điều 22 của Luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, trong đó có trường hợp: “Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”, và “Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan”. Theo quy định của Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Như vậy, cùng một vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm.

Về mặt lý luận, nếu có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó phải vô hiệu vì đã không tuân thủ nguyên tắc trung thực khi giao kết. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.106 Vì vậy, việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 58)