Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 25)

5. Bố cục đề tài

1.2.2.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ nhất, bảo hiểm cháy, nổ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Khi bảo hiểm cháy, nổ ngày càng được mở rộng, đặc biệt với sự chấp hành nghiêm chỉnh của các đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, khoản phí thu được từ khách hàng ngày càng gia tăng. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo tốt công tác an toàn cho đối tượng bảo hiểm mà ở đây là hàng hóa thì số tiền bồi thường sẽ thấp hơn rất nhiều so với số phí mà doanh nghiệp bảo hiểm thu vào. Ngoài ra đây là một thị trường rất tiềm năng, số lượng khách hàng cần đến loại hình bảo hiểm này rất rộng. Các công ty bảo hiểm chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lời. Với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không nhỏ của các công ty bảo hiểm có thể cho vay, mua trái phiếu, đầu tư bất động sản.

Thứ hai, đó là cơ hội để doanh nghiệp bảo hiểm thể hiện hình ảnh tốt đẹp của mình trước công chúng. Vượt lên cả ý nghĩa tiền bạc, bảo hiểm cháy, nổ mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho hàng hóa của thương nhân, mang đến sự tinh tưởng cho người sử dụng dịch

vụ đặc biệt này. Trong thực tế kinh doanh, các nhà bảo hiểm cần nâng cao hình ảnh, gây dựng lòng tin của một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong hoạt động bồi thường, trả tiền bảo hiểm và chăm sóc khách hàng.

1.2.3. Đối với kinh tế xã hội

Thứ nhất, bảo hiểm cháy, nổ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Sau khi thu phí bảo hiểm, các công ty bảo hiển chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lời. Do vậy nền kinh tế chắc chắn luôn nhận được một lượng vốn đầu tư đáng kể từ quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm khiến các hoạt động kinh tế trở nên sôi động, hiệu quả hơn. Với tư cách là một trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, bảo hiểm góp phần tạo nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra “bàn tay vô hình”32 thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ hai, bảo hiểm cháy, nổ góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách quốc gia. Hậu quả của cháy, nổ để lại thường rất nặng nề, số tiền để khắc phục hậu quả thường rất lớn, không có một tổ chức cá nhân nào có thể gánh chịu được mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của Ngân sách Nhà nước. Bảo hiểm cháy, nổ ra đời góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách quốc gia trong việc chi khắc phục hậu quả, tránh nhiều biến động chi tiêu ảnh hưởng đến kế hoạch Ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, bảo hiểm cháy, nổ còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Đây là nghiệp vụ có giá trị lớn, để đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành nhượng tái đồng thời nhận tái từ những hợp đồng lớn. Thị trường bảo hiểm cháy, nổ ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều đơn tái bảo hiểm và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Thứ tư, tạo vệc làm cho xã hội cũng là một khía cạnh đáng kể trong sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ. Ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy, nổ nói riêng đã thu hút một lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp

32

Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra vào năm 1776. Adam Smith cho rằng "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.

liện quan như giám định tổn thất, định giá tài sản. Trong điều kiện thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì phát triển thêm bảo hiểm cháy, nổ vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan.

Thứ năm, bảo hiểm cháy, nổ tạo nguồn kinh phí lớn cho hoạt động phòng cháy chữa cháy. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã thu được để đóng góp kinh phí cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Sáu tháng một lần doanh nghiệp bảo hiểm chuyển số kinh phí thu được vào tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước trung ương để tạo nguồn kinh phí bổ sung hàng năm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Đóng góp đó dùng để đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về phòng cháy chữa cháy chung cho toàn dân, hỗ trợ khen thưởng thành tích trong công tác phòng cháy chữa cháy.

1.3. Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa

Pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, giao kết, thực hiện hợp đồng, cũng như quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ và các vấn đề pháp lý liên quan. Bộ Luật Dân sự 2005 là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đó có hoạt động bảo hiểm. Luật dân sự quy định chung về hoạt động bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, …đây cũng là cơ sở của hoạt động bảo hiểm cháy, nổ.

Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, Khóa X và có hiệu lực ngày 01 tháng 04 năm 2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối hàng hóa nói riêng. Do sự phát triển liên tục của thị trường bảo hiểm mà hiện nay một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không còn phù hợp nữa nên Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 10 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011.

Do sự cần thiết của bảo hiểm cháy, nổ nên ngày 08 tháng 11 năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định 130/2006 NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đây là một quy định riêng đặc thù về bảo hiểm cháy, nổ. Nó được ban hành dựa trên Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 29 tháng 06 năm 2001 tại điều 9 quy định “Cơ quan tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó”. Năm 2003, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy được ban hành. Nghị định này kèm theo phụ lục 1 quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, trong những cơ sở đó có tài sản là hàng hóa.

Năm 2007 tiếp tục ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC- BCA ngày 24 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn chi tiết về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy và cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn kinh phí này. Tiếp sau đó Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Năm 2012, Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 thang 05 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 35/2003/NĐ-CP và Nghị định 130/2006/NĐ-CP. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Năm 2013, Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 và nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/02/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Mới đây nhất, Bộ Công an mới ban hành văn bản hợp nhất Nghị định 07/VBHN-BCA bổ sung quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hiệu lực

từ ngày 22 tháng 03 năm 2014. Ngoài ra còn có Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 04 năm 2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Trên đây là cơ sở lý luận chung nêu lên một cách khái quát về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể như thế nào để điều chỉnh vấn đề này thì người viết sẽ trình bày cụ thể ở chương 2: Quychế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa.

CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa

2.1.1. Đối tượng bảo hiểm

Khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên đương sự, phải xác định rõ đối tượng bảo hiểm. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa là hàng hóa, tức là phải xác định hàng hóa mà thương nhân muốn bảo hiểm là loại hàng hóa gì, gỗ hay sắt thép, số lượng bao nhiêu mà trong quá trình sản xuất, lưu kho, bảo quản hay lưu thông trên thị trường mà xảy ra các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Cần lưu ý rằng, hàng hóa của đối tượng bảo hiểm cháy, nổ phải là hàng hóa có thực, được phép giao dịch trên thị trường, không thuộc danh mục những đối tượng mà Nhà nước cấm kinh doanh, và giá trị của hàng hóa này phải tính được thành tiền và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.33

Khác với những loại hình bảo hiểm khác, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo Điều 7, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Tức là thương nhân phải áp dụng các biện pháp an toàn theo điều này cho hàng hóa của mình thì mới được xem xét cấp giấy chứng nhận. Đối với hàng hóa thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy) thì giấy chứng nhận là điều kiện quyết định có mua được bảo hiểm cháy nổ hay không. Còn những hàng hóa khác không thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì có thể mua bảo hiểm cháy nổ dưới hình thức tự nguyện mà không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên hàng hóa đó phải được doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra xem có đủ an toàn hay không, nếu thấy đủ an toàn thì giao kết hợp đồng, nếu không đủ an toàn thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm.

Ngoài ra, thương nhân phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với hàng

33

Điều 3 Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

hóa của họ. Để tiến hành mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa thương nhân phải chứng minh được quyền lợi tài chính của mình đối với hàng hóa đó. Quyền lợi này có được từ việc sở hữu hoặc sử dụng đối với hàng hóa. Cho nên, bên mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa phải chính là chủ sở hữu hoặc chủ thể đang trực tiếp quản lý hàng hóa đó. Để giải thích cho vấn đề này, ta có thể xem xét ví dụ sau:

Tại một địa phương, có một doanh nghiệp A chuyên mua bán bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt. Doanh nghiệp A có một kho hàng hóa cạnh bên nhà ông B, vì sợ kho hàng không may cháy ảnh hưởng đến ngôi biệt thự của mình, ông B đã tự nguyện đi mua bảo hiểm cháy, nổ cho kho hàng của doanh nghiệp A và cả ngôi biệt thự. Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ kho hàng hóa mà chỉ bán bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện cho ngôi biệt thự. Vì ông B không phải là chủ sở hữu hoặc người quản lý trực tiếp kho hàng nên không thể mua bảo hiểm, mà chỉ có thể mua bảo hiểm cháy, nổ cho ngôi biệt thự của ông mà thôi.

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc chung của bảo hiểm nói chung và là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm cháy nổ đối với hàng hóa nói riêng. Nếu như người tham gia bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm, thì người tham gia bảo hiểm có thể tùy tiện mua bảo hiểm cho hàng hóa của người khác. Khi xảy ra rủi ro bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đó có thể nhận được tiền bồi thường bảo hiểm mà chẳng bị tổn thất gì cả. Như vậy, bảo hiểm đã trở thành đánh bạc là một hành vi bất chính đã bị pháp luật nghiêm cấm. Đó là chưa kể đến người mua bảo hiểm sẽ tìm cách gây ra rủi ro cho hàng hóa của người khác. Cho nên trong các đơn bảo hiểm cháy, nổ thường xác định rõ các trường hợp loại trừ và phạm vi bảo hiểm nhằm giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và giới hạn rủi ro được bảo hiểm.

2.1.2. Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho hàng hóa được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo giấy chứng nhận bảo

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa (Trang 25)