5. Bố cục đề tài
2.3.2. Bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Mục tiêu của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng là nhằm khôi phục vị trí tài chính ban đầu cho người được
54
Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng, Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2005, trang 97.
55
Điều 11, Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 56
bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra.
Công tác bồi thường tổn thất rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và cả bên chịu thiệt hại. Khi mua bảo hiểm, thương nhân đã dùng chính số tiền của mình để mua lấy sự cam kết bồi thường một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may hàng hóa của họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía thương nhân thường bị những cú sốc lớn về tinh thần, tài chính do những thiệt hại hàng hóa gây nên. Vào thời điểm này đây, thương nhân cần lắm một sự sẽ chia thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị được thừa nhận qua cách xử sự của doanh nghiệp bảo hiểm qua việc bồi thường. Thấy được sự quan trọng của nhiệm vụ này, nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới họ xem bồi thường như là triết lý kinh doanh. Công ty bảo hiểm tài sản Clubb Corporation nói rằng: “Hãy đối sử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn gặp tổn thất”.57 Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA coi “bồi thường là cơ hội để chúng tôi thực hiện cam kết của mình”.
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung nam 2010 có quy định một số hình thức bồi thường mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn như sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại, thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác, trả tiền bồi thường.58
Sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại
Theo cách này, doanh nghiệp bảo hiểm tự đứng ra lo việc sửa chữa hoặc thanh toán chi phí mà bên được bảo hiểm bỏ ra để sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại. Cách bồi thường này thường được áp dụng đối với những hàng hóa mà doanh nghiệp bảo hiểm có dịch vụ sửa chữa hiện đại, đảm bảo khôi phục được công dụng của hàng hóa một cách tốt nhất. Phương thức bồi thường này có ưu điểm là các bên không cần phải thiết lập các chứng từ trong sửa chữa hàng hóa vì do chính doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện công việc này, do đó, vấn đề trục lợi khi áp dụng phương thức này rất khó xảy ra. Tuy nhiên nó cũng bất lợi cho bên được bảo hiểm, khi trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực này không cao có thể dẫn đến hàng hóa sau khi sửa chữa thì tính năng sử dụng sẽ giảm nhiều so với trước khi bị tổn thất hoặc bán ra thị trường sẽ mất giá.
Thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác
Với hình thức này, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hoặc có thể ủy quyền cho người được bảo hiểm khác thay hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị mất bằng một hàng hóa khác cùng loại, cùng tính năng tác dụng. Nhìn chung, doanh nghiệp bảo
57
Nguyễn Văn Định, Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003, trang 243. 58
hiểm thường không thích áp dụng hình thức này. Lý do, việc tìm được một tài sản tương xứng để thay thế là điều rất khó, bởi vì hàng hóa được bảo hiểm có thể đã qua sử dụng, trong khi đó, để thay thế thì bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thường mua ngoài thị trường hàng hóa mới, mà điều này, ở góc độ nào đó nó vi phạm nguyên tắc bồi thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm thường lựa chọn phương thức bồi thường này trong trường hợp hàng hóa tổn thất có giá trị thấp, chi phí thay thế hàng hóa nhỏ.
Trả tiền bồi thường
Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa được thể hiện dưới hình thức pháp lý là đơn bảo hiểm, thực chất đó là các cam kết chi trả tài chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là hợp đồng trả tiền.Vì vậy, hầu hết các khiếu nại đều được thanh toán bằng tiền. Theo phương thức này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả cho bên được bảo hiểm một số tiền bằng với giá trị tổn thất của hàng hóa được bảo hiểm. Thông thường, cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đều thích lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền vì tiện lợi cho cả hai bên. Do vậy, pháp luật đã quy định, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.59 Ngoài ra, pháp luật quy định như vậy bởi lẽ một khi hai bên đã không thống nhất được với nhau về hình thức bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm không thể nào tiếp cận được hàng hóa để sửa chữa cũng như thay thế hàng hóa khác vì nó thuộc quyền quản lý của bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, hình thức này cũng có điểm bất cập, đó là bên được bảo hiểm phải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế xảy ra hoặc doanh nghiệp bảo hiểm phải có căn cứ xác định giá trị tổn thất. Để thực hiện được điều này, thông thường phải mất chi phí giám định thiệt hại và thủ tục lại khá rườm rà.60 Trong trường hợp thay thế bằng hàng hóa khác hoặc trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi hàng hóa bị thiệt hại.
Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.61 Có nghĩa là ví dụ nếu có thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm rằng nếu có xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường sẽ dựa vào giá trị của hàng hóa tại thời điểm ký kết hợp đồng, không có sự thay đổi lên xuống theo
59
Khoản 2, Điều 47, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 60
Nguyễn Thị Thủy, Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản, tạp chí khoa học pháp
lý ,số 4, 2006, trang 2.
61
giá thị trường. Còn nếu không có thỏa thuận thì mặc nhiên theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra tổn thất. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.62
Tuy nhiên, dù rủi ro được bảo hiểm có gây ra tổn thất cho hàng hóa, thì bên bảo hiểm cũng không bồi thường cho những hư hại, mất mát do bên mua bảo hiểm cố ý gây ra hoặc cẩu thả trong nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất, cũng như những tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của hàng hóa. Vì những hư hỏng mất mát như vậy không phải do hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm mà là do lỗi của bên mua bảo hiểm. Cho nên bên mua bảo hiểm phải gánh chịu tổn thất cho lỗi lầm của mình. Từ đó cho thấy, trong hợp đồng bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của các bên rất quan trọng và cần được làm rõ hơn bao giờ hết. Bảo hiểm chỉ thật sự thành công khi nó mang lại lợi ích cho cả đôi bên.