5. Bố cục đề tài
2.3.1. Giám định tổn thất
Mục đích chính của giám định trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy, nổ đối với hàng hóa nói riêng là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm hay không, đồng thời tính toán chính xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường nhằm giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác, công bằng cho bên mua bảo hiểm. “Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng)”53. Trong đề tài này người viết chỉ nghiêng về tổn thất hàng hóa mà nguyên nhân chính do cháy, nổ gây ra.
Giám định tổn thất là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và cả bên mua bảo hiểm. Công việc đó đạt được mục đích mỹ mản hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của giám định viên. Giám định viên phải là người cần mẫn, am hiểu kỹ thuật chuyên ngành, trung thực, độc lập với các lợi ích liên quan, hiểu biết nhất định về đặc điểm và tính chất của loại hàng hóa mà mình được yêu cầu kiểm tra và biết qua một vài biện pháp hạn chế tổn thất.
Khi có tổn thất xảy ra, thương nhân phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm (bằng văn bản, điện thoại, điện tín hoặc fax) về các nội dung như địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất, hàng hóa bị thiệt hại, dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất trong đó có bản kê khai chi tiết ước tính giá trị hàng hóa bị tổn thất, làm cơ sở cho việc giám định. Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cử nhân viên
52
Khoản 2, Điều 572, Bộ Luật dân sự 2005. 53
có trách nhiệm đến hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập biên bản giám định.
Nội dung biên bản hoặc chứng thư giám định phải phản ánh được những thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và hàng hóa bị tổn thất, bao gồm tóm tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động, quá trình vận chuyển lưu kho hàng hóa, miêu tả địa điểm nơi đặt hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến tổn thất, mô tả mức độ thiệt hại và tính toán giá trị thiệt hại, đánh giá về trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại xảy ra, diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lý, phòng tránh, lời khai của các nhân chứng. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan như: công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đại diện cơ quan thuế, kiểm toán, chính quyền sở tại.54
Khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cùng phối hợp xác định thiệt hại. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền mời cơ quan , tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt hại.55 Có nghĩa là nếu hai bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại thì có thể mời giám định viên độc lập. Vấn đề quy định cả hai bên đều có quyền mời giám định viên độc lập để đảm bảo công bằng cho cả hai bên nhầm tránh sai sót trong việc xác định sai thiệt hại. Nhưng nếu cả hai bên đều có quyền mời giám định viên độc lập thì kết quả giám định của bên nào sẽ có giá trị nếu cả hai không thống nhất được. Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chỉ quy định đến đó mà không dự phòng trường hợp hai bên không thống nhất về kết quả giám định. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.56