4. Kết cấu luân văn
2.1.1.2. Nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nƣớc và nộp thuế theo quy định pháp luật là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đó là nguồn thu chủ yếu phục vụ cho phúc lợi của
34
Khoản 1, Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005.
35 Khoản 2, Điều 7, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. 36 Khoản 3 Điều 7, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
toàn xã hội. Vì thế doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài cũng cần tuân thủ một các nghiêm ngặt và tự nguyện để không phải vi phạm pháp luật về thuế.
Doanh nghiệp phải đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật37. Thủ tục đăng ký thuế của doanh nghiệp đƣợc tiến hành cùng thời điểm với thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Để tiến hành đăng ký doanh nghiệp thủ tục trƣớc tiên mà chủ doanh nghiệp hay đại diện cho doanh nghiệp phải thực hiện đó chính là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và nội dung đăng ký thuế.
Khi đăng ký kinh doanh và đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp, mỗi doanh nghiệp đƣợc cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp38. Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp thuế nhằm đảm bảo cho ngân sách Nhà nƣớc, doanh nghiệp phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nƣớc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về luật thuế của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp phải khai báo đăng ký ban đầu, giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn khai báo tài liệu về đối tƣợng tính thuế, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, nộp thuế đúng đủ và kịp thời. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề mà Nhà nƣớc khuyến khích phát triển hoặc kinh doanh ở những khu vực ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ kinh doanh thì sẽ đƣợc hƣởng theo quy chế miễn thuế. Nếu trong quá trình hoạt động mà doanh nghiệp có vi phạm nghĩa vụ về thuế thì chủ doanh nghiệp là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Vì vậy chủ doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nên nộp thuế đầy đủ và đúng hạn cũng nhƣ các nghĩa vụ tài chính khác để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thƣờng và ngày càng phát triển.
2.1.1.3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động
Doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn, với quyền đó doanh nghiệp cũng phải bảo đảm quyền lợi ích của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các bảo hiểm khác cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luậ về bảo hiểm39. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với ngƣời lao động nhƣ đảm bảo thời gian làm việc, điều kiện làm việc, trả đủ tiền công…phải
37
Khoản 3, Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005.
38 Khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp 39 Khoản 4, Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005.
thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm đối với ngƣời lao động. Khi cho lao động thôi việc, chủ doanh nghiệp cũng phải tuân theo các quy định về tuyển dụng và cho thôi việc theo pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền của các tổ chức công đoàn theo Luật công đoàn, không đƣợc cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn của ngƣời lao động.
2.1.1.4. Lập hóa đơn chứng từ và tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính
Bên cạnh các nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế và nộp thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký, kê khai với cơ quan Nhà nƣớc thì doanh nghiệp còn có nghĩa vụ lập hóa đơn, chứng từ và tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán40.
Việc lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn, theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ41. Một hóa đơn phải có các nội dung sau: tên hóa đơn, kí hiệu hóa đơn, số hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã in hóa đơn; tên, địa chỉ; mã số thuế ngƣời mua, tên đơn vị tính số lƣợng, đơn giá hàng hóa dịch vụ, thành tiền chƣa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trƣờng hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; tổng số tiền thanh toán, chữ ký ngƣời mua, chữ ký ngƣời bán (nếu có) và ngày tháng năm lập hóa đơn42. Khi lập hóa đơn cho khách hàng doanh nghiệp cần phải ghi đủ và đúng các nội dung đƣợc in sẵn trong hóa đơn. Đối với hành vi không ghi đầy đủ các nội dung đƣợc in sẵn khi lập hóa đơn, hoặc không ghi đúng theo quy định về lập hóa đơn theo quy định về lập hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.0000 đồng.
Công tác kế toán lập và nộp báo cáo tài chính cần phải trung thực, chính xác và đúng thời hạn theo quy định pháp luật về kế toán. Đây là hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc tình hình hoạt động của mình, đồng thời giúp cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thuận tiện cho việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi cần thiết và có thể xác định mức thuế của doanh nghiệp.
Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đƣợc ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của
40
Khoản 2 Điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005.
41 Khoản 3, Điều 3, Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 42 Khoản 3, Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
doanh nghiệp theo quy định của pháp luât43. Quy định này nhằm giúp cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền có thể quản lý đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp tự mình tẩu tán tài sản nhằm lẫn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tƣ của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tƣ của chủ doanh nghiệp phải đƣợc ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trƣờng hợp giảm vốn đầu tƣ xuống thấp hơn vốn đầu tƣ đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ đƣợc giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh44. Quy định này nhằm bảo vệ bên thứ ba vì nếu chủ doanh nghiệp giảm vốn đầu tƣ thấp hơn vốn đầu tƣ đã đăng ký sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên thứ ba trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.5. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
Môi trƣờng rất quan trọng đối với đời sống con ngƣời và đang là vấn đề đƣợc cả thế giới quan tâm. Môi trƣờng có tác động trực tiếp đến đời sống con ngƣời vì vậy khi doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ, kinh doanh thì phải tuân theo quy định của Nhà nƣớc về môi trƣờng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có những biện pháp để bảo vệ môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải,giữ gìn vệ sinh nơi kinh doanh,…tránh gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cần bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đó là những tài sản vô giá của dân tộc Nhà nƣớc đã xếp hạng và có quy định để bảo vệ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các quy định ấy, trong quá trình sản xuất, kinh doanh không nên vì mục đích lợi nhuận mà làm ảnh hƣởng xấu đến những di tích ấy.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật nhƣ nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng vốn đầu tƣ, nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với đối tác…
Tóm lại, quyền và nghĩa vụ cua doanh nghiệp đã đƣợc luật doanh nghiệp ghi nhận một cách khái quát và có tính nguyên tắc thể hiện mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh với vai trò quản lý của Nhà nƣớc và là cơ sở để giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trƣờng. Trên cơ sở đó, các chế định của luật doanh nghiệp nới riêng và pháp luật kinh doanh nói chung sẽ cụ thể và tôn trọng khi giải quyết các quan hệ mà nó điều chỉnh. Pháp luật cần quan tâm phát triển và mở rộng quyền của doanh nghiệp, trong đó, nên nghiên cứu cơ chế mở rộng khả năng kinh doanh không chỉ trong phạm vi nganh, nghề đăng ký, mà còn thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh thực tế.
43 Khoản 2, Điều 142, Luật Doanh nghiệp. 44 Khoản 3 Điều 142, Luật Doanh nghiệp.
2.2. Các biện pháp bảo hộ đầu tƣ đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 2.2.1. Bảo đảm về vốn và tài sản
Trong quá trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nƣớc nhận đầu tƣ, nhất là các nƣớc đang phát triển luôn đứng trƣớc vấn đề về điêu chỉnh tỷ lệ sở hữu vốn đầu tƣ giữa trong và ngoài nƣớc. Một mặt họ luôn muốn thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng nƣớc, đặc biệt tình trạng này xảy ra trong các lĩnh vực đầu tƣ nhạy cảm và có triển vọng thu lợi nhuận cao. Vì vậy các nƣớc đầu tƣ đã đƣa ra chính sách quy định về mức sỡ hữu vốn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.Băng-la-đét cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu 100% vốn. Tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ đƣợc phép trong các nghành công nghiệp hiện đại hoặc phần lớn trong các sản phẩm xuất khẩu. Ở Ấn Độ trong các nghành công nghiệp hƣớng vào xuất khẩu mũi nhọn và trong các khu chế xuất. Ở Malaixia với điều kiện đạt trên 80% sản phẩm xuất khẩu, Ở Hàn Quốc, mức sở hữu 100% chỉ cho phép trong một số trƣờng hợp cụ thể. Đối với Singapo và Việt Nam không hạn chế mức sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài45. Ngoài ra các mức sở hữu thƣờng cho phép khoảng dƣới 41% và trên 51%. Ở Việt Nam, tuy không hạn chế mức góp vốn tối đa nhƣng lại quy định mức tối thiểu phải trên 30%46.
Tỷ lệ sở hữu vốn nƣớc ngoài đƣợc hiểu là mức góp vốn của các doanh nghiệp trong các dự án đầu tƣ ở nƣớc chủ nhà. Các mức góp của các doanh nghiệp tùy thuộc vào quan điểm và mục tiêu của mỗi nƣớc. Hơn nữa các quy định về mức góp vốn thƣờng thay đổi theo từng giai đoạn của nƣớc nhận đầu tƣ. Mục đích của chính sách sở hữu đối với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là: chủ động kiểm soát các hoạt động của doanh nghiêp; điều chỉnh hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp nƣớc ngoài với nhà đầu tƣ trong nƣớc; làm điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo định hƣớng phát triển của nƣớc chủ nhà. Đối với nhiều nƣớc nhận đâu tƣ, nhất là các nƣớc đang phát triển, khống chế mức sở hữu vốn của doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng để hạn chế sự can thiệp của họ vào nền kinh tế- xã hội của nƣớc chủ nhà. Mặt khác, nếu sở hữu của nƣớc ngoài quá cao so với sở hữu của các nhà đầu tƣ trong nƣớc thì ngƣời bản xứ ít nhận đƣợc lợi ích từ đầu tƣ nƣớc ngoài. Tình trạng này dễ xảy ra xung đột xã hội, Có thể nói cuộc xung đột sắc tộc năm 1969 ở Malaixia là thí dụ điển hình về vấn đề này.
Trong chính sách sỡ hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài của nhiều nƣớc, các mức độ sở hữu cho doanh nghiệp thƣờng đi kèm theo xuất khẩu, tạo việc làm, tổng vốn đầu tƣ, đầu
45
A. Islam, a general perspective on FDI-related ntional policies and cooperation, Development Papers No.19, UN 1998, P. 8-11.
tƣ vào các nghành, vùng đƣợc khuyến khích đầu tƣ… Thông thƣờng, nhiều nƣớc chủ nhà nâng cao mức góp vốn cho các doanh nghiệp nếu họ đã đáp ứng đƣớc một trong các điều kện đã nêu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, để tăng sức hấp dẫn các doanh nghiệp, nhiều nƣớc đã nới lỏng hoặc xóa bỏ chính sách sở hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng tự do hóa đầu tƣ.
Chính sách sở hữu ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn hình thức đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu nƣớc chủ nhà khống chế chặt chẽ mức sở hữu đầu tƣ nƣớc ngoài thì hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài rất khó thực hiện, trái lại hinh thức đầu tƣ liên doanh sẽ là chủ yếu trong các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc chủ nhà. Đây là hình thức rất phổ biến trong chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển.
Trong quá trình thực hiện chính sách sở hữu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng nảy sinh nhiều bất đồng giữa mục tiêu của nƣớc chủ nhà đối với mục tiêu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong khi nƣớc chủ nhà muốn các nhà đầu tƣ lựa chọn hình thức đầu tƣ đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu của mình thì các nhà đầu tƣ lại căn cứ vào tính hiệu quả để lựa chọn cho các hình thức đầu tƣ của họ. Trong nhiều trƣờng hợp, giữa hai mục tiêu này không gặp nhau và hậu quả là nƣớc chủ nhà không tạo đƣợc sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đối với nhiều nƣớc mức sở hữu của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thƣờng bị khống chế trong các lĩnh vực đầu tƣ nhạy cảm nhƣ: dịch vụ, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng và các lĩh vực khác có liên quan đến quốc phòng, an ninh. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong đàm phán các hiệp định đầu tƣ song phƣơng hoặc đa biên đòi hỏi phải mở cửa các lĩnh vực này cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.
Ở Việt Nam các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc lựa chọn hình thức đầu tƣ thích hợp: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ... Nhƣ vậy so với nhiều nƣớc, chính sách sở hữu đối với đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam thông thoáng hơn. Đây là một trong những điểm giới thiệu đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá là hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Viêt nam.
Đảm bảo an toàn về tài sản cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài của nƣớc chủ nhà. Hầu hết luật pháp về đầu tƣ nƣớc ngoài của các nƣớc đêu quy định rất rõ sẽ đảm bảo không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp. Chính sách này nhằm tạo lòng tin cho các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, chính sách bảo đảm đầu tƣ đƣợc ghi nhận đâu tiên trong luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 “… Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền
sở hữu với vốn đầu tƣ và các quyền lợi ích hợp pháp khác của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài”. Nội dung đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng 3 của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996. Qua các lần sửa đổi chính sách nay luôn đƣợc khẳng định rõ ràng.