Bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (Trang 40 - 42)

4. Kết cấu luân văn

2.2.3. Bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:

Tỷ trọng giá trị và tài sản vô hình nói chung trong tài sản giá trị của doanh nghiệp và trong nền kinh tế ngày càng cao. Tại một số doanh nghiệp và một số nƣớc, tỷ lệ đó đã vƣợt quá 50% chẳng hạn tỷ lệ này ở Hoa Kỳ trong năm 1982 là 38% nhƣng đến năm 2000 đã tăng lên 70 %. Tại Anh khoảng một nửa giá trị gia tăng năm 1997 là do các nghành công nghiệp và dịch vụ dựa vao tri thức mang lại, trong khi đó con số này ở Đức là 60%. Trên thế giới có nhiều doanh nghiệp ( Gillette, coca-cola, Microsoft, yahoo…) giá trị tài sản vô hình lên đến 80% trong tổng số giá trị tài sản doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển.

Thông qua việc thừa nhận và bảo vệ của pháp luật đối với quyền bảo hộ tài sản về trí tuệ mà chủ thể ( ngƣời nắm giữ) các quyền đó mới có thời gian môi trƣờng pháp lý thuận lợi để tiến hành khai thác tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của mình nhờ đó không

những bù đắp các chi phí đàu tƣ để tạo tài sản trí tuệ mà còn thu đƣợc lợi nhuận từ việc khai thác tài sản. Do vậy cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực không thể thay thế trong thúc đẩy các hoạt động sáng tạo bao gồm cả sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học- công nghệ lẫn kinh doanh.

Tài sản trí tuệ rất dễ bị xâm phạm ( do dễ sao chép, bắt chƣớc), do đó, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ đóng vai trò đắc lực ngăn ngừa và chặn đứng các tê nạn sao chép các sản phẩm uy tín, sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả… đang ngày càng tăng và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Các biện pháp chế tài có biện pháp xử lý và răn đe những ngƣời thực hiện các hành vi xâm phạm, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và góp phần khắc phục biểu hiện lệch lạc trong hoạt động thƣơng mại.

Trong nền kinh tế mới sự giàu có dựa vào chiếm hữu tài sản vật chất đã dần đƣợc thay thế bằng nắm giữ các tài sản tri thức- nguồn của cải vô cùng to lớn trong xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra giá trị tiêm ẩn của sở hữu trí tuệ và tăng cƣờng các hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ của mình. Việc bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuê trở thành nhân tố quan trọng khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển nền kinh tế của đất nƣớc, thúc đẩy các hoạt động đàu tƣ, chuyển giao công nghệ, qua đó góp phần cải thiện vị thế của quốc gia trong cuộc cạnh tranh với các nƣớc khác nhằm thu hút vốn đấu tƣ và các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại.

Nhà nƣớc ta hƣớng tới khuyến khích các nhà đầu tƣ, đầu tƣ vào các nghành công nghệ cao, vì đây là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển bắt kịp nền kinh tế thế giới, nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn còn e ngại vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ- khoa học, nhận thức đƣợc vấn đề của mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và đầu tƣ thƣơng mại. Năm 2005 Quốc hội đã thông qua luật Sở hữu Trí tuệ và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tƣ thông qua Luật đầu tƣ năm 2005. Các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc nhà nƣớc bảo hộ trong hoạt động đầu tƣ, trong chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó ta còn tham gia một số công ƣớc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhƣ: công ƣớc PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày 27.9.1965; thỏa ƣớc Madrid, tham gia công ƣớc Stockholm về thành lập tổ chức Wipo và chính thức trở thành viên của tổ chức này và đặc biệt là ta đã tham gia công ƣớc Berne, đây cũng là một trong những nổ lực mà Việt Nam tham gia để thực hiện sự tích cực tham gia Hiệp định BTA và hiện nay chúng ta tham gia Hiệp ƣớc Trips, Hiệp ƣớc bắt buộc khi chúng ta là thành viên của WTO.

Có thể nói rằng hệ thống pháp luật về bao hộ quyền tài sản về sở hữu trí tuệ của nƣớc ta đã đƣợc hoàn thiện ngày càng đồng bộ từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù

hợp với chuẩn mực trong các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên, từng bƣớc góp phần xây dựng nền móng ý thức tôn trọng pháp luật về sở hữu trí tuệ của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sản xuất các hoạt động sáng tạo; tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, ở nƣớc ta việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền vẫn đang diễn ra, đặc biệt là lĩnh vực băng, đĩa, sách, báo, phần mềm máy vi tính…Với tình hình này đã gây khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ và gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài điều này cũng đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế làm giảm uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Để cải thiên tình hình trên nhằm tạo sự hấp dẫn môi trƣơng đầu tƣ trong nƣớc,tạo tâm lý ổn định cho các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nhà nƣớc ta cần hoàn thiện hơp hệ thống pháp luật về quản lý và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, cần có hệ thống bảo hộ trí tuệ mạnh mẽ thì mới có thể khuyến khích tinh thần sáng tạo của mọi ngƣời và thúc đẩy khuyến khích các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc mạnh dạn đầu tƣ cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi chuyển giao công nghệ đầu tƣ, kinh doanh vao Việt Nam.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý của doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)