bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

69 784 7
bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHẬN LUẬT NIÊN KHÓA: 2010-2014 ĐỀ TÀI: BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. KIM OANH NA Bộ môn: Luật Thƣơng Mại Sinh viên thực hiện: TÊN: TRẦN BẢO SƠN MSSV: 5106089 LỚP: Thƣơng Mại 2 – K36 Cần Thơ, tháng 11/2013 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt hơn em xin chân thành cảm ơn thầy Kim Oanh Na đã tận tâm hướng dẫn em để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo ân cần của thầy thì em nghĩ luận văn này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Với kiến thức của em còn hạn chế. Do vậy, những thiếu sót là điều không tránh khỏi, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Sơn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… MỤC LỤC Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT..........................................................................................4 1.1. Khái niệm về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời khuyết tật và ngƣời khuyết tật………………………………………………………………………………………….4 1.1.1. Khái niệm về quyền con người………………………………………….….4 1.1.2. Khái niệm quyền của người khuyết tật…………………………………….5 1.1.3. Khái niệm người khuyết tật………………………………………………...6 1.2. Đặc điểm của quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật……………….....7 1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật……………………………………………..7 1.2.2. Đặc điểm quyền con người………………………………………………..10 1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của ngƣời khuyết tật và sự nhìn nhận của xã hội…………………………………………………………………………12 1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật……………………………...12 1.3.2. Nhìn nhận của xã hội về người khuyết tật……………………………….13 1.4. Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu ngƣời khuyết tật………………………16 1.4.1. Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam…………………...16 1.4.2. Ý nghĩa khi Luật người khuyết tật ra đời………………………………...16 1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời….17 Chƣơng 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT……………………………………………….19 2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật………………………..19 2.1.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật theo Công ước quyền của người khuyết tật năm 2007…………………………………………….……19 2.1.1.1. Nhóm quyền được sống và được đối xử bình đẳng…………........19 2.1.1.2. Nhóm quyền được đảm bảo tự do cơ bản………………………...21 2.1.1.3. Nhóm quyền được bảo vệ……………………………………..…..24 2.1.1.4. Nhóm quyền được tham gia…………………………………..…..26 2.1.1.5. Nhóm quyền được hỗ trợ đặc biệt, có cơ hội và được phát bằng chính công việc do bản than tự do lực chọn……………………………………...28 2.1.2. Những văn bản luật quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của người khuyết tật ………………………………………………………………………………..32 2.2. Quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật Việt Nam…………………………35 2.2.1. Quyền của người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010………………………………………………………………………………………35 2.2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người khuyết tật…....39 2.2.2.1. Hiến pháp về bảo vệ quyền của người khuyết tật qua các thời kỳ……………………………………………………………………………….…39 2.2.2.2. Quyền của người khuyết tật trong Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009………………………………………………………………...41 2.2.2.3. Quyền lao động của người khuyết tật trong Bộ luật Lao động năm 2012………………………………………………………………………………42 2.2.2.4. Quyền của người khuyết tật trong Luật Dạy nghề năm 2006…...44 2.2.2.5. Quyền của người khuyết tật được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005…………………………………………………………………….……45 2.2.2.6. Quyền của người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006………………………………………………………………………………45 2.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật theo Công ƣớc quyền của ngƣời khuyết tật năm 2007………………………………………………………..46 2.3.1. Cơ chế toàn cầu …………………………………………………………..46 2.3.2. Cơ chế khu vực……………………………………………………………47 2.3.3. Cơ chế quốc gia…………………………………………………………...48 Chƣơng 3: VẤN ĐỀ THỰC THI QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP……………………………………………………………....50 3.1. Vấn đề thực hiện quyền của ngƣời khuyết tật…………………………………...50 3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật…..54 3.2.1. Những thuận lợi khi thực hiện pháp luật về người khuyết tật………….54 3.2.2. Những khó khăn khi thực hiện pháp luật về người khuyết tật …………55 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật……57 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...60 Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách quốc gia, từ lâu đã trở thành giá trị thiêng liêng và là mục tiêu tốt đẹp mà mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới luôn hướng tới. Nói đến con người thì phải kể đến một trong những nhóm người yếu thế dễ bị tổn thương đặc biệt cần được bảo vệ đó là người khuyết tật, bảo vệ quyền của người khuyết tật cũng là một nghĩa cử cao đẹp. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội. Do đó, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật là một vấn đề được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm từ rất sớm. Bởi vậy, vào ngày 13 tháng 12 năm 2006 Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật và đến ngày 30 tháng 03 năm 2007 Công ước đã mở ra cho các nước tham gia ký kết. Đây là bản Công ước về nhân quyền đầu tiên của thế kỷ XXI - một công cụ pháp luật hữu hiệu đầu tiên bảo vệ quyền của người khuyết tật và cũng được xem là hành động cụ thể mà quốc tế đặc biệt quan tâm đối với người khuyết tật. Theo đó Công ước đã làm sáng tỏ rằng các quốc gia không được phân biệt đối xử với người khuyết tật, cần tạo một môi trường để người khuyết tật có thể hưởng thụ sự bình đẵng trong xã hội. Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 điều khẳng định người khuyết tật là công dân, thành viên của xã hội, được chung hưởng thành quả của xã hội. Hiến pháp 1992 cũng khẳng định rằng: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, căn cứ GVHD: ThS. Kim Oanh Na 1 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sữa đổi, bổ sung 2001, Quốc hội đã ban hành Luật người khuyết tật luật này đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XII ngày 17 tháng 6 năm 2010. Thông qua Luật người khuyết tật đã khẳng định việc thực hiện đúng cam kết của Việt Nam khi chúng ta gia nhập Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật. Bên cạnh đó còn thể hiện một bước tiến lớn về mặt chính sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho người khuyết tật. Cũng vậy, thông qua Luật người khuyết tật Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện các quyền của mình, cũng như quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, gia đình, cá nhân đối với người khuyết tật. Qua một thời gian thực hiện Luật người khuyết tật, Nhà nước ta đã tạo được một hành lang, một môi trường xã hội tương đối thuận lợi cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước tham gia trợ giúp góp phần vào cải thiện đời sống cho người khuyết tật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật đã nảy sinh nhiều vấn đề như: chưa có chế tài dành cho thái độ kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật, chưa tạo được tính thống nhất cho người khuyết tật thực hiện quyền của mình và phát triển hết năng lực mà điển hình là vấn đề lao động của người khuyết tật còn quá mờ nhạt. Xuất phát từ những cơ sở nhận thức trên, việc nghiên cứu: Quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là một vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Từ những lý do đó người viết chọn đề tài: “Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Về pháp luật quốc tế thì quyền của người khuyết tật được bảo vệ thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 và các văn bản quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền của người khuyết tật; Về pháp luật Việt GVHD: ThS. Kim Oanh Na 2 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Nam thì quyền của người khuyết tật được bảo vệ thông qua Luật người khuyết tật năm 2010 và các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề quyền của người khuyết tật. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động mà ở đây đối tượng chủ yếu là người khuyết tật bẩm sinh với các vấn đề về thực thi quyền của người khuyết tật và thực trạng bảo vệ quyền của người khuyết tật. 3. Mục đích nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế nói chung cũng như pháp luật Việt Nam nói riêng, người viết chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu, phân tích, đánh giá quá trình bảo vệ người khuyết tật. Bên cạnh đó người viết mong muốn góp phần vào việc nhìn nhận vấn đề bảo vệ quyền của người khuyết tật sau đó đưa ra những giải pháp để bảo vệ quyền của người khuyết tật tốt hơn và trên hết là vấn đề việc làm trong lĩnh vực lao động của người khuyết tật trong quá trình phát triển của xã hội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả có kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, đánh giá, diễn dịch, tổng hợp…đồng thời có sử dụng phương pháp liệt kê các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền của người khuyết tật. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần lời nói đầu, lời cảm ơn, nhận xét của giáo viên, danh mục tài liệu tham khảo thì về nội dung luận văn được chia ra làm 3 phần: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật GVHD: ThS. Kim Oanh Na 3 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chƣơng 3: Vấn đề thực thi quyền của ngƣời khuyết tật: Thực trạng và giải pháp Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Khái niệm về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời khuyết tật và ngƣời khuyết tật 1.1.1. Khái niệm về quyền con người Quyền con người trước hết là quyền của mỗi cá nhân được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ các quyền cơ bản nhất, đặc biệt là đối với các nhóm người dể bị tổn thương trong xã hội và cần phải đảm bảo rằng: “Mọi người điều có quyền được thừa nhận là con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi”.1 Trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ “quyền con người” thường được sử dụng nhưng cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền con người. Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó quyền con người có rất nhiều định nghĩa khác nhau và hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau (theo một tài liệu của Liên Hiệp Quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố)2, những vấn đề đó dẫn đến việc định nghĩa các quyền con người có sự khác nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Có quan điểm cho rằng, quyền con người là đặc quyền tự nhiên “thiên phú” hoặc quyền con người là món quà do các thế lực siêu nhiên như thượng đế ban thưởng hoặc quyền con người là sản phẩm lịch sử; quyền con người là quyền đạo đức thuộc về mọi người một cách ngang nhau...Các quan điểm trên chỉ phản ánh được một mặt, một trạng thái hoặc một cách tiếp cận nào đó về quyền con người. Bên cạnh đó còn có quan điểm coi quyền con người là quyền hiển nhiên xuất hiện một cách bẩm sinh cá thể là con người cho nên nó phụ thuộc vào bất cứ điều kiện truyền thống, văn hóa, cộng đồng, nhà nước nào. Quan điểm khác coi quyền con người là quyền pháp lý vì cho rằng quyền con người phải do các nhà nước xác định và cụ thể hóa trong các quy phạp pháp luật. 1 2 Điều 5, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. United Nations: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 4 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chính vì vậy, không thể đưa ra một khái niệm khoa học hoàn chỉnh về quyền con người được cộng đồng quốc tế ủng hộ tuyệt đối. Tuy nhiên, những quan điểm trên đều có nội dung chung không thể phủ nhận đó là quyền con người là giá trị chung của nhân loại, vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, quyền con người vừa bao hàm cả quyền của mỗi con người, vừa bao hàm cả quyền tập thể của con người, của cộng đồng người và nó không thể tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai. Ở Việt Nam đề cập đến quyền con người, có quan điểm cho rằng: “Quyền con người là những đặc điểm vốn có, tự nhiên của con người và chỉ có con người mới có. Đó là khả năng hành động có ý thức, né tránh, từ chối hoặc yêu cầu dành lấy những cái gì đó, nhất là khả năng tự bảo vệ”.3 Do đó từ góc độ luật học có thể khái quát chung về quyền con người như sau: “Quyền con người được hiểu là nhu cầu cần thiết, chính đáng và phổ biến của con người được xã hội thừa nhận và pháp luật ghi nhận”. 1.1.2. Khái niệm quyền của người khuyết tật Nhắc đến người khuyết tật, người khuyết tật là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Hầu hết những người khuyết tật đều thiếu tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, hòa nhập, đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đặc biệt là những đối tượng sống ở các vùng xa và nông thôn. Hiện người khuyết tật đang phải chịu sự phân biệt đối xử, bạo hành và sự lạm dụng từ chính gia đình và cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Thêm vào đó là các rào cản xã hội đã và đang gây khó khăn cho họ trong việc sống tự lập trong các cộng đồng của mình. Dù sống ở thành thị hay nông thôn, nghèo hay giàu, hàng ngày những người khuyết tật vẫn đang phải đối mặt với sự cô lập, yếu thế, ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Việc thiếu nhận thức, sự hiểu biết về khả năng tiếp cận là một trở ngại cho việc đạt được tiến bộ và phát triển. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật công nhận những quyền cơ bản của người khuyết tật không chỉ là những mục tiêu duy nhất, mà còn là những điều kiện tiên quyết để được hưởng những quyền lợi khác. Công ước cũng kêu gọi các quốc gia thành viên phải có những biện pháp thích hợp để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cập vào mọi phương diện của xã hội, trên cơ 3 Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh, “Một số vấn đề về quyền kinh tế - xã hội”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996, Tr.7. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 5 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam sở bình đẳng với những thành viên khác, cũng như nhận diện và gạt bỏ được mọi trở ngại và rào cản đối với khả năng tiếp cận. Như vậy theo Công ước quyền của người khuyết tật ta có thể đưa ra khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật là việc tạo ra cơ hội để tập trung, thúc đẩy khả năng tiếp cận và gạt bỏ tất cả các loại rào cản trong xã hội đối với người khuyết tật, đồng thời gắn kết người khuyết tật tạo cơ hội cho người khuyết tật phát triển và hòa nhập vào cộng đồng. 1.1.3. Khái niệm người khuyết tật Khi luật pháp được xây dựng nhằm loại bỏ những bất công mà người khuyết tật đang phải gánh chịu, xóa bỏ các cơ chế khiến người khuyết tật bị tách biệt ra ngoài xã hội, đồng thời tăng cường các cơ hội việc làm bình đẳng cho họ, thì một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để xác định ai là người được hưởng những quyền mà luật pháp đem lại. Nói một cách khác: ai được xem là người khuyết tật. Như vậy, thì cần phân biệt hai luận điểm trái ngược nhau. Một bên quan niệm vấn đề khuyết tật là ở tại chính con người đó và chú trọng rất ít hoặc không để ý gì đến các yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh người đó. Quan điểm này được gọi là quan điểm mô hình khuyết tật cá nhân hay mô hình khuyết tật dưới góc độ y tế. Một cách nhìn khác lại cho rằng khuyết tật là một sản phẩm của xã hội: vấn đề khuyết tật bắt nguồn từ việc môi trường vật thể và môi trường xã hội không đáp ứng được những nhu cầu của từng cá nhân hoặc các nhóm đối tượng cụ thể. Theo mô hình xã hội về khuyết tật này, xã hội tạo ra con người khuyết tật bằng cách công nhận chuẩn mực lý tưởng về con người hoàn hảo về thể chất và tinh thần. Cả hai mô hình cá nhân và mô hình xã hội về khuyết tật đều có những điểm mạnh và hạn chế, phụ thuộc vào mục tiêu điều chỉnh của hệ thống luật pháp. Mô hình khuyết tật cá nhân và y tế có thể phát huy tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế, phục hồi và bảo đảm xã hội. Trong khi đó mô hình xã hội có thể là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung, vấn đề về những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử. Mô hình xã hội ghi nhận rằng: “câu trả lời cho câu hỏi: liệu một ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật hay không là có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường”. Như vậy, theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 thì người khuyết tật được hiểu là: “Những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể GVHD: ThS. Kim Oanh Na 6 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”4. Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010. “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh... Luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật. Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy để đưa ra một khái niệm thuyết phục và thống nhất về người khuyết tật là không dễ dàng. Việc nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa quốc tế về người khuyết tật là một thách thức do những mô hình khuyết tật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, điều kiện kinh tế – xã hội và các tiêu chí xác định khuyết tật. Với cách tiếp cận đó, có thể khái niệm người khuyết tật như sau:“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác”. Vì thế nói về khái niệm người khuyết tật, dù dùng một hay nhiều định nghĩa, điều nhất thiết phải phản ánh một thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố môi trường hoặc con người trong khi tham gia vào thị trường việc làm mở. Bên cạnh đó, cần thận trọng lựa chọn các thuật ngữ để tránh sử dụng ngôn từ khiến người khuyết tật cảm thấy bị xúc phạm và họ phải được đảm bảo rằng, họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con người. 1.2. Đặc điểm của quyền con ngƣời và quyền của ngƣời khuyết tật 1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế – xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội.5 4 “Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007”, Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD), Nxb Lao động-Xã hội, năm 2008. 5 “Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr28-39. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 7 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên chủ yếu người khuyết tật được đặt trên hai phương diện:  Về phương diện pháp lý, làm rõ các đặc điểm của người khuyết tật là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật, chính sách với người khuyết tật.  Về phương diện triết học, điều chỉnh mối quan hệ giữa người khuyết tật với “phần còn lại” của xã hội và giữa người khuyết tật với nhau thì “cái chung” phải bao hàm “cái riêng” nhưng “cái riêng” thì bao giờ cũng phong phú hơn “cái chung”. Đặc điểm của người khuyết tật được đặt dưới hai góc độ:  Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế – xã hội: Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế – xã hội và nhân khẩu học: Những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động (vì vậy có năng lực sản xuất thấp) hoặc có quá nhiều người sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế). Học vấn của các thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao (chất lượng lao động thấp).6 Nhiều chủ hộ gia đình lại chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp. Vì vậy, điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng lại bị thất nghiệp. Khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của họ.7 Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết tật phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc sống: Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội. Để khắc phục những khó khăn này, người khuyết tật chủ yếu dựa vào gia đình, nguồn giúp đỡ chính đối với họ. Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật. 6 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp: 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005). 7 Ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO-International Labour Organization) có khoảng 386 triệu người trên thế giới trong độ tuổi lao động bị khuyết tật. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 8 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam  Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật: Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự “Khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng”. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật8. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi loại khuyết tật này có những đặc điểm nhất định về tâm, sinh lý qua đó tác động đến các nhu cầu và sự hòa nhập của người khuyết tật.  Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động nhưng đa số người khuyết tật vận động có bộ não phát triển bình thường nên họ tiếp thu được chương trình học tập, làm được việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội.  Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Người khuyết tật nghe, nói là người có khó khăn đáng kể về nói hoặc về đọc viết làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người khuyết tật ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm việc, học tập, hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.  Khiếm thính: Theo quan điểm y tế (lâm sàng)9 thì người khiếm thính là những người bị mất hoặc suy giảm về sức nghe, kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. Đặc điểm của những người khó khăn về nghe khiếm thính là những người bị phá hủy cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau dẫn đến việc người khiếm thính không có khả năng tri giác thế giới âm thanh đặc biệt ngôn ngữ âm thanh.  Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có tật về mắt như: hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ ràng. Tổ chức y tế thế giới năm 1992 còn đưa ra các khái niệm để phân biệt mức độ khuyết tật nhìn khác nhau: Khiếm thị, nhìn kém, mù.10 Người khuyết tật nhìn có trí tuệ phát triển bình thường, có hai cơ quan phân tích thường rất phát triển: thính giác và xúc giác, nếu được huấn luyện sớm và khoa học hoàn toàn có thể thay thế cơ quan thị 8 Điều 3, Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010. “Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32. 10 “Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010, tr. 32-33 9 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 9 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam giác bị phá hủy. Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những người này cũng giống người bình thường.  Khuyết tật trí tuệ: Xét về mức độ, đây là nhóm khuyết tật thường chịu nhiều sự thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống. Khuyết tật về trí tuệ được xác định khi11: chức năng trí tuệ dưới mức trung bình khi chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân; bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết các chức năng như giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội, cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn; tật xuất hiện trước 18 tuổi. Người khuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ và người thân cả về trí tuệ. Về trí nhớ gặp khó khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, dễ quên những gì gần gũi với cuộc sống và không gắn với nhu cầu bản thân; về chú ý phần đông người khuyết tật có khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói. Trên đây là những nhóm người khuyết tật chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số người khuyết tật. Xét ở góc độ đặc điểm về tâm, sinh lý cho thấy tính đa dạng của khuyết tật và rõ ràng việc đảm bảo các quyền của họ dưới phương diện pháp lý cũng cần tính đến yếu tố đặc thù của các dạng khuyết tật khác nhau. Ngoài các nhóm trên còn có những nhóm người khuyết tật như: người bị rối loạn hành vi cảm xúc, người mắc hội chứng tự kỉ, người bị rối loạn ngôn ngữ, người đa tật… 1.2.2. Đặc điểm quyền con người So với khái niệm, các ý kiến và đặc điểm của quyền con người có sự thống nhất hơn. Mặc dù phạm vi nội dung và cách diễn đạt ít nhiều khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, kể cả phương Đông và phương Tây, các nhà nghiên cứu điều nhất trí rằng, quyền con người mang những đặc điểm cơ bản sau đây: Tính phổ biến: đặc điểm này có nghĩa quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do gì.12 Như vậy, với đặc điểm này quyền con người mang nguồn gốc tự nhiên, không do một cá nhân tổ chức nào ban cho, một người từ khi sinh ra là đã có quyền này. Và cũng không có phận sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mọi người điều bình đẳng như nhau. 11 Phân loại chậm phát triển trí tuệ DSM IV. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22. 12 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 10 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Tính không thể chuyển nhượng: đặc điểm này có nghĩa là các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả cơ quan nhà nước, trừ một số trường hợp đặt biệt, chẳng hạn như khi một con người phạm tội ác thì có thể bị tước quyền tự do.13 Tính không thể chuyển nhượng của quyền con người mang nguồn gốc tự nhiên. Quyền con người là những quyền không thể ban phát, chuyển nhượng. Nó không phụ thuộc vào phong tục, tập quán hay ý chí của cá nhân, tổ chức nào, không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất kỳ chủ thể nào, kể cả nhà nước. Con người với tư cách là một cá nhân trong xã hội, họ có khả năng tư duy và hành động độc lập, nhờ đó mà có khả năng tự quyết định việc thực hiện quyền của mình, thực hiện những điều tốt nhất cho mình mà không xâm phạm đến quyền của người khác. Tính không thể phân chia: đặc điểm này có nghĩa là các quyền con người điều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, vì tất cả quyền con người điều có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm nhân phẩm và giá trị con người.14 Quyền con người không phải chỉ một quyền mà nó bao gồm tất cả các quyền như: quyền sống, ăn, mặc, cư trú, học tập,… Nếu như một quyền nào của người bị hạn chế hay bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: thể hiện ở chổ việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo các quyền khác và ngược lại, tiến bộ trong việc đảm bảo một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác.15 Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó thậm chí là không thể thực sự thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyền khác. Tóm lại, việc đảm bảo các quyền con người không chỉ là mối quan tâm ở một quốc gia, một khu vực mà là sự quan tâm của mỗi con người và toàn thể nhân loại. Để quyền con người được phát huy, cần phải tạo ra những điều kiện và biện pháp tốt để con 13 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22. 14 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22. 15 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr. 22. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 11 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam người thực hiện quyền của mình, đồng thời chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản vốn có của con người. 1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của ngƣời khuyết tật và sự nhìn nhận của xã hội 1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật Qua nghiên cứu người viết thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: khuyết tật do tai nạn lao động, khuyết tật do xung đột vũ trang, khuyết tật do tai nạn giao thông…nhưng ở đây tác giả chỉ đề cập đến nguyên nhân khuyết tật do bẩm sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ sinh ra trong tình trạng có dị tật bẩm sinh mà chủ yếu là do sự cố sau khi thụ thai ở cơ thể người mẹ. Theo thống kê mới nhất của tổ chức từ thiện March of Dimes (Mỹ).16Số trẻ sơ sinh bị dị tật tăng lên trong những năm gần đây một phần do lỗi gen gây nên khiếm khuyết tim, nứt đốt sống và dị tật ống thần kinh, hội chứng nhiễm sắc thể... số còn lại là do hậu quả của các biến cố sau thụ thai như người mẹ nhiễm rubella hoặc giang mai (tổn thương não của trẻ), bị ảnh hưởng của một số loại thuốc, rược hoặc thiếu iốt trong chế độ dinh dưỡng. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh hay còn gọi là dị tật bẩm sinh là các bất thường thai nhi khi sinh ra về cấu trúc, chức năng hay chuyển hóa. Một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều khuyết tật. Khuyết tật bẩm sinh có thể gây ra thay đổi bề ngoài của trẻ như sứt môi, hở hàm ếch hay ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng như tim, thận, gan, não, ống tủy sống, xương, cơ, hệ nội tiết hay tiêu hóa.17 Bên cạnh đó còn có khái niệm: Khuyết tật bẩm sinh hay dị tật bẩm sinh là tên gọi chung chỉ các bất thường của thai nhi . Một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều khuyết tật. Khuyết tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong khi mang thai, hay lúc sinh, hoặc thậm chí nhiều năm sau sinh. Khuyết tật bẩm sinh có thể gây ra thay đổi bề ngoài của trẻ, hay ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng. Các khuyết tật được phát sinh bởi một lỗi trong quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan chức năng. Phần lớn các khuyết tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu thai nghén.18 16 Mỹ Linh, http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/3263_Ngay-cang-nhieu-tre-di-tat-bam-sinh.aspx. Thư viện sức khỏe khuyết tật bẩm sinh, http://thuviensuckhoe.vn/node/382, [truy cập ngày 06/10/2013]. 18 Bác sỹ Nguyễn Công Nghĩa, http://benhvienphusanhanoi.vn/Chitiet/tabid103/mid/1051/ArticleID/393//PreTabId /456/dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo+Skin&ContainerSrc=%5BG %5DContainers%2F_default%2FNo+Container, [truy cập ngày 06/10/2013]. 17 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 12 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Theo các định nghĩa trên thì khuyết tật bẩm sinh thường xảy ra ở rất nhiều dạng như; bại não, khuyết tật ống thần kinh, hội chứng nhiễm sắc thể, dị tật khe hở bụng… và những dạng khuyết tật này thường xảy ra ở thời kỳ thai nghén. Dựa theo đó thì chúng ta có thể phân loại cơ bản về khuyết tật bẩm sinh: Có tới 3000 khuyết tật bẩm sinh khác nhau được phát hiện. Nhưng có 3 nhóm lớn chính về khuyết tật bẩm sinh là: khuyết tật cấu trúc, khuyết tật di truyền, và các khuyết tật gây ra bởi nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại từ môi trường.  Khuyết tật cấu trúc: Khuyết tật cấu trúc chỉ các trường hợp khuyết tật hoặc biến dạng bất thường bởi một hay nhiều bộ phận cơ thể. Nhiều khuyết tật bên ngoài đơn giản, dễ phát hiện hay điều trị, ví dụ chân khoèo. Nhiều khuyết tật nội tạng phức tạp hơn như khuyết tật tim, ruột. Điển hình thường gặp của khuyết tật cấu trúc là khuyết tật ống thần kinh, có tỷ lệ 01 trên 350 thai nhi. Khuyết tật ống thần kinh gây ra bởi sự không toàn vẹn của ống sống hay não bộ. Thường gặp hơn nữa trong khuyết tật cấu trúc là các khuyết tật tim với tỷ lệ 01 trên 125 thai nhi.  Khuyết tật gen và di truyền: Khuyết tật di truyền gây ra bởi những lỗi của một hay nhiều gen di truyền được thừa hưởng từ bố mẹ, hoặc bởi mất đoạn, thay đổi cấu trúc, hay thêm nhiễm sắc thể, hoặc bởi đa yếu tố phối hợp. Một số khuyết tật di truyền phổ biến theo dân tộc ví dụ bệnh nhày nhớt, hay thiếu máu hồng cầu hình liềm. Trong các rối loạn nhiễm sắc thể, thường gặp nhất là hội chứng nhiễm sắc thể. Rối loạn nhiễm sắc thể thường xảy ra do lỗi vào thời điểm tinh trùng gặp trứng. Khi mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi càng cao. Điển hình của nhóm này là các bệnh như thoát vị rốn, hở thành bụng, khe hở vòm miệng hay khoèo chân.  Khuyết tật do nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại Nhiễm khuẩn của mẹ khi mang thai, nghiện rượu, hay một số thuốc dùng khi mang thai có thể gây ra khuyết tật thai nhi. Tiếp xúc thường xuyên với nồng độ cao một số hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, phóng xạ cũng có thể gây ra dị tật. Ở Việt nam, tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu… 1.3.2. Nhìn nhận của xã hội về người khuyết tật Để thay đổi cuộc sống người khuyết tật trước tiên cần bắt đầu từ thay đổi trong nhận thức của xã hội mà phải kể đến đầu tiên đó là sự kỳ thị, sự kỳ thị của xã hội là rào GVHD: ThS. Kim Oanh Na 13 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy người khuyết tật ra bên lề của cuộc sống. Điều đáng nói, kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật mà nó là vấn đề thuộc tâm lý và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người.19 Trong một thời gian dài người khuyết tật mới chỉ được coi là đối tượng của tình thương, việc bảo vệ, hỗ trợ họ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của lòng nhân đạo chứ không bắt nguồn từ nhận thức rằng họ cũng là những chủ thể của quyền, còn Nhà nước, xã hội và các cá nhân khác là những chủ thể có nghĩa vụ phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện các quyền ấy và họ đang phải hứng chịu một cái nhìn không mấy đẹp đẽ của những người bình thường. Họ bị kì thị từ trong gia đình đến ra ngoài xã hội. Bản thân người khuyết tật đã thiệt thòi rất nhiều về tư chất lẫn sức khoẻ nên tâm tưởng rất tự ti và nhạy cảm. Một hình hài không nguyên vẹn đáng lẽ phải được đón nhận sự yêu thương, chia sẻ. Sự bất hạnh của người khuyết tật không chỉ dừng lại ở mặc cảm tủi thân mà còn do đánh giá không khách quan của mọi người xung quanh. Trong gia đình, tiếng nói của họ không có sức nặng. Khi đến tuổi đi học, nhiều trường hợp người khuyết tật bị từ chối. Và trong lao động, họ bị xem thường về khả năng. Phần lớn trong số họ không được đào tạo hay nhận vào một công ty nào đó. Bước ra đường phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người khuyết tật hàng ngày vẫn dãi nắng, dầm mưa. Họ chỉ có thể buôn bán rong những món đồ vặt vãnh, từ cây chổi đến tờ vé số; thậm chí họ phải đi xin từng đồng để nuôi sống bản thân mình. Họ cần sự đồng cảm và quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cho điều đó. Trong số những người khuyết tật thì trẻ em và phụ nữ là những người đáng thương hơn họ chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi sự phân biệt đối xử và nguy cơ tổn thương gây ra từ nhiều yếu tố, minh chứng là khi một phụ nữ bị khuyết tật, ít nhất họ phải chịu hai sự phân biệt đối xử: đó là sự phân biệt đối xử về giới và sự phân biệt đối xử về khuyết tật. Khi phụ nữ khuyết tật làm việc, họ thường phải đối mặt với những bất công trong tuyển dụng và khả năng thăng tiến, bất công trong đào tạo và đào tạo lại, bị trả lương thấp trong khi phải làm như mọi người và bị tách biệt với những người khác.20 Ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ khuyết tật ít được tham gia hơn vào các chương trình đào tạo nghề và tái thích ứng nghề nghiệp, và ngay cả khi đã qua đào tạo họ vẫn có nhiều khả năng bị thất nghiệp 19 Vấn đề Người khuyết tật, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_khuy%E1%BA%BFt_t%E1%BA%ADt , [truy cập ngày 05/10/2013]. 20 O’ Reilly, A (2003). "Quyền có việc làm xứng đáng của người khuyết tật”, Tài liệu về kỹ năng, số.14, ILO Geneva. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 14 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hơn hoặc chỉ được nhận làm một phần thời gian. Cũng tương tự, khi một trẻ em bị khuyết tật, trẻ em đó càng dễ bị tổn thương do sự non yếu về thể chất, tinh thần, kiến thức, kinh nghiệm sống… cộng vào yếu tố khuyết tật. Trẻ em khuyết tật luôn phải đối mặt với những nguy cơ bị bỏ mặc, lạm dụng, bị đối xử bất công, bạo hành… Trẻ em gái khuyết tật đặc biệt dễ bị lạm dụng. Việc hòa nhập của người khuyết tật trong một thời gian chưa được xã hội tính đến điển hình là các thiết kế công cộng thường chỉ dành cho những người có các chức năng được thực hiện bình thường, do vậy người khuyết tật khó tiếp cận các dịch vụ giao thông, công cộng, giáo dục, việc làm… và cuối cùng họ bị cô lập hoặc bị loại trừ khỏi những sinh hoạt cộng đồng. Cũng từ chỗ khó tiếp cận các dịch vụ công cộng, tiếp cận giáo dục… người khuyết tật bị đẩy vào tình trạng có trình độ học vấn thấp hơn và cơ hội việc làm cũng như thu nhập cũng thấp hơn. Vòng luẩn quẩn còn được tiếp tục khi những khó khăn về vật chất lại dẫn đến những thiệt thòi về tinh thần: người khuyết tật có thể bị coi là gánh nặng của gia đình, xã hội, bị coi thường, bị ngược đãi hoặc bỏ mặc… Như vậy, tình trạng khuyết tật làm tăng nguy cơ nghèo đói và sự nghèo đói lại làm tình trạng khuyết tật bị trầm trọng thêm. Nhưng sau nhiều năm, với những cuộc vận động kiên trì và mạnh mẽ của nhiều cá nhân và tổ chức xã hội, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần chiếm ưu thế.21 Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này, thay cho việc dùng từ “người tàn tật” có vẻ miệt thị, hạ thấp, thành từ “người khuyết tật” thể hiện việc nhận thức lại đúng mức hơn đối với họ. Tên gọi mới, bên cạnh những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nhưng họ không phải là những người “vô dụng” hay “bỏ đi”, thứ gánh nặng mà xã hội phải cưu mang… mà là một trong các nhóm trong cộng đồng nhân loại với sự đa dạng vốn có của nó. Nhiều người còn nhận định rằng Người khuyết tật không phải là hạt giống lép, bởi vì đó là một sinh thể còn đang sống và còn đi về tương lai...22 Bên cạnh đó, sự kỳ thị đối với người khuyết tật ngày càng có nhiều thay đổi về nhận thức đối với người khuyết tật nhờ qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng nó vẫn còn định kiến ở nông thôn. 21 Đại học Quốc gia Hà nội (2011), “Luật quốc tế về quyền của người dễ bị tổn thương”, Tr. 98 Trinh – Tuấn, “khuyết tật không phải là hột giống lép”, http://www.drdvietnam.org/vi/component/content/article/10532-khuyet-tat-khong-phai-la-qhot-giong-lepq.html, [truy cập ngày 16/06/2013]. 22 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 15 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 1.4. Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu Luật ngƣời khuyết tật 1.4.1. Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam Thể chế hóa đầy đủ và toàn diện chủ trương, chính sách của Đảng ta, sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật. Tạo giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật tiếp cận các chương trình an sinh xã hội và các biện pháp giảm nghèo, đồng thời hỗ trợ mạnh về xây dựng cơ sở vật chất, giúp họ có cơ hội tiếp cận việc làm, bảo đảm cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Là cơ sở pháp lý vững chắc để người khuyết tật vương lên ổn định cuộc sống, đồng thời tạo cho người khuyết tật lòng tin vững chắc vào Đảng và Nhà nước. Pháp điển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật theo hướng kế thừa và phát triển, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007. Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các quyền của người khuyết tật, đem lại các quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử với người khuyết tật, đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng giữa những người khuyết tật với nhau. 1.4.2. Ý nghĩa khi Luật người khuyết tật ra đời Trước tiên Luật người khuyết tật bảo vệ những quyền cơ bản về quyền con người, giúp cho người khuyết tật tránh khỏi những uất ức mà những người xung quanh tạo ra, luật ra đời cũng nhằm tạo ra những cơ hội mới cho người khuyết tật như quyền được học tập, quyền được dạy nghề… bên cạnh đó nó còn tạo ra cơ hội việc làm nhằm bảo vệ người khuyết tật khỏi sự phân biệt đối xử, giúp họ bình đẳng về cơ hội việc làm và nghề nghiệp với những người bình thường. Luật người khuyết tật còn đảm bảo sự tham gia bình đẳng trong xã hội của người khuyết tật thông qua việc điều chỉnh và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục đào tạo, việc làm, dạy nghề, dịch vụ văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí, giao thông vận tải, công trình công cộng, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, Luật người khuyết tật còn góp phần vào sự tăng trưởng của Việt Nam, bởi những chính sách hòa nhập tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các cơ hội cho người khuyết tật Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động và góp phần khẵng định tính độc lập của mình, sau đó là nền kinh tế đất nước. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 16 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luật còn thúc đẩy những quan điểm tích cực và nhận thức xã hội rộng hơn về người khuyết tật, thúc đẩy những phẫm chất tốt. 1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ giai đoạn nào, quyền con người cũng là nền tảng, động lực và mục tiêu cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội. Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người để phát triển nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội cũng từ đó quyền con người là cái mà con người nhận thức rõ hơn so với ý thức.  Thời kỳ cổ đại, từ thời Hy lạp và La mã cổ đại cho đến nay, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người nhưng quyền con người luôn được coi là giá trị tự nhiên, vốn có và không thể tách rời của mỗi con người và không phân biệt họ là ai, sinh ra ở đâu, thuộc chủng tộc, tôn giáo, giới tính hay địa vị xã hội như thế nào. Về phương diện pháp luật, Bộ luật Hammurabi (Babylon) khoảng năm 1780 trước Công Nguyên đã có những quy tắc để: “ …ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu, …làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babylon, …đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc”.23 Bộ luật Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại có quy định những tư tưởng liên quan đến quyền con người. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh trong các tư tưởng, các học thuyết tôn giáo của hấu hết các tôn giáo trên thế giới mà điển hình là: Bộ Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu, Kinh Phật của đạo Phật, Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi.  Thời kỳ trung đại, ngay trong thời kỳ Đêm trường trung cổ ở châu Âu, nhà Vua nước Anh là John đã ban hành Đại Hiến chương Magna Carta năm 1215 thừa nhận một số quyền cơ bản của con người như, thừa kế tài sản, quyền tự do buôn bán, quyền sở hữu, quyền tái hôn của phụ nữ góa chồng…và đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên xác lập ý tưởng giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền công dân… Thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các quan điểm, học thuyết về quyền con người. Trong đó, những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số quốc gia của châu lục này. 23 Bộ Luật Hammurabi, Điều 226 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 17 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam  Thời kỳ cận đại, hai cuộc chiến tranh nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII ở hai nước Anh và Pháp đã đóng góp nhiều vào sự phát triển to lớn trong tư tưởng lập pháp về quyền con người trên toàn thế giới. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 đã được xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như: quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tính ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước... đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này. Tuy nhiên, quyền con người chỉ thật sự nổi lên như một vấn đề ở tấm quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng đó là cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ diễn ra mạnh mẽ ở thế kỷ này. Bên cạnh đó việc hình thành Hội quốc liên và Tổ chức lao động quốc tế cũng đã góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người.  Thời kỳ hiện đại, sau chiến tranh thế giới thứ 2, với các sự kiện Liên Hiệp Quốc ra đời thông qua Hiến chương (24/10/1995), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948) và hai Công ước của Liên Hiệp Quốc vế các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã hình thành nên nghành Luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hóa quyền con người, nền văn hóa mới cho mọi dân tộc trên trái đất. Hiến chương đã dành nhiều đoạn, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Năm 1993 đã đánh dấu bước ngoặc khi Hội nghị quyền con người được tổ chức nó nổ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới sau trì truệ ở thời kỳ chiến tranh. Hội nghị đã thiết lập “Một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người”.24 Chƣơng 2 24 Diễn văn bế mạc của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, OHCHR (http://www.unhchr). GVHD: ThS. Kim Oanh Na 18 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật 2.1.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật theo Công ước quyền của người khuyết tật năm 2007 Trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế về người khuyết tật, các văn kiện ghi nhận quyền của người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng với bản Công ước năm 2007 của Liên Hiệp Quốc dành riêng cho Người khuyết tật ghi nhận sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, các quyền của người khuyết tật. Bên cạnh những quyền có tính chất đặc thù chỉ dành riêng cho người khuyết tật, thì còn ghi nhận quyền phổ quát áp dụng chung cho tất cả mọi cá nhân. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 đã quy định các nhóm quyền cụ thể sau đây: 2.1.1.1. Nhóm quyền được sống và được đối xử bình đẳng  Quyền được sống Quyền được sống có thể coi như một quyền hiển nhiên nhất của tất cả mọi người trên thế giới, nhưng đối với những người khuyết tật việc khẳng định quyền này là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa. Điều 10 Công ước quy định, các quốc gia thành viên cần khẳng định rằng mọi người điều có quyền được sống và sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo người khuyết tật được thực sự thụ hưởng quyền này trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp, phù hợp với cam kết của quốc gia đó theo luật quốc tế, bao gồm Luật Nhân đạo quốc tế và Luật Nhân quyền quốc tế để đảm bảo người khuyết tật được bảo vệ và an toàn trong các tình huống rủi ro bao gồm tình huống xung đột vũ trang, tình trạng khẩn cấp nhân đạo và sự xuất hiện của các thảm họa thiên nhiên. Để bảo vệ quyền sống của người khuyết tật, một mặt Công ước của Liên Hiệp Quốc ghi nhận quyền này, mặt khác quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo người khuyết tật được thực sự thụ hưởng quyền được sống trên cơ sở bình đẳng với tất cả những người khác. Bên cạnh đó, cũng để đảm bảo quyền sống cho người khuyết tật, việc bảo vệ, hỗ trợ họ trong những tình huống rủi ro và tình trạng khẩn cấp nhân đạo cũng được đề cập, GVHD: ThS. Kim Oanh Na 19 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam theo đó các quốc gia thành viên sẽ tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp, phù hợp với cam kết của quốc gia đó theo luật quốc tế, bao gồm luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế, để đảm bảo người khuyết tật được bảo vệ và an toàn trong các tình huống rủi ro, bao gồm tình huống xung đột vũ trang, tình trạng khẩn cấp nhân đạo và sự xuất hiện của các thảm hoạ thiên nhiên.25  Quyền được thừa nhận bình đẳng Từ khi sinh ra mỗi một con người điều có quyền được hưởng và cần được nhận sự quan tâm và tôn trọng như nhau, ở đây quyền bình đẳng của người khuyết tật được phản ánh ở nhiều khía cạnh, cơ bản. Điều 12 Công ước quy định, các quốc gia thành viên tái khẳng định, người khuyết tật có quyền được công nhận ở tất cả mọi nơi là những con người trước pháp luật. Công nhận người khuyết tật có năng lực pháp lý, trên cơ sở bình đẳng như công dân khác trong tất cả các mặt của đời sống. Công ước quy định các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để người khuyết tật có thể tiếp cận tới những hỗ trợ mà họ cần khi thực thi năng lực pháp lý của họ. Mặc khác, các quốc gia thành viên đảm bảo rằng tất cả các biện pháp có liên quan đến việc thực thi năng lực pháp lý sẽ bảo vệ thích hợp và hiệu quả, phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế để ngăn ngừa sự lạm dụng. Sự bảo vệ này phù hợp với mức độ mà các biện pháp ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của một con người. Các quốc gia thành viên thực thi các biện pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo quyền bình đẳng của người khuyết tật về sở hữu hoặc thừa kế tài sản, kiểm soát các vấn đề tài chính của họ, tiếp cận bình đẳng tới việc vay vốn ngân hàng, thế chấp và các hình thức tính dụng và tài chính khác và đảm bảo rằng người khuyết tật không bị tùy tiện tước mất tài sản của họ.26  Quyền được tiếp cận luật pháp Cũng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận một cách có hiệu quả tới luật pháp, Điều 13 của Công ước quy định, Các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận pháp luật có hiệu quả trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm thông qua việc cung cấp những điều chỉnh hợp lý về thủ tục và độ tuổi, nhằm phát huy vai trò thực sự của họ như những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm cả việc ra làm nhân chứng trong tất cả các thủ tục pháp lý, bao gồm giai đoạn điều tra và các giai đoạn sơ bộ khác. Nhằm đảm bảo người khuyết tật tiếp cận một cách có hiệu quả tới 25 26 Điều 11 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 20 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam luật pháp, các quốc gia thành viên đẩy mạnh tập huấn thích hợp cho ngưỡng người làm việc trong lĩnh vực hành chính luật pháp, bao gồm cảnh sát và các nhân viên của trại giam.27 2.1.1.2. Nhóm quyền được đảm bảo tự do cơ bản  Quyền tự do và an toàn cá nhân. Người khuyết tật cần được hưởng đầy đủ quyền tự do và an toàn cá nhân. Điều 14 Công ước quy định, Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trên cơ sở bình đẳng với những người khác, người khuyết tật được hưởng quyền tự do và an ninh con người. Không bị tước quyền một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện, bất cứ trường hợp bị tước quyền tự do nào cũng phải tuân thủ theo pháp luật, đồng thời không có trường hợp nào bị tước đi quyền tự do vì lý do khuyết tật. Các quốc gia thành viên đảm bảo rằng nếu người khuyết tật bị tước quyền tự do thông qua bất cứ thủ tục nào thì họ trên cơ sở bình đẳng với những người khác, có quyền được bảo vệ phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế và được đối xử phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Công ước này, bao gồm được cung cấp sự điều chỉnh thích hợp.28 An toàn cá nhân của người khuyết tật bao gồm như: được tôn trọng, bảo vệ sự toàn vẹn về thể chất, tinh thần, không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bóc lột, lạm dụng và bạo lực.  Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư Điều 22 Công ước quy định, không một người khuyết tật nào, dù ở tư gia hay sống trong các cơ sở nuôi dưỡng, bị người khác can thiệp một cách tùy tiện hay trái pháp luật đến sự riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc các hình thức giao tiếp khác hoặc xâm phạm trái pháp luật tới danh dự và danh tiếng của họ. Người khuyết tật có quyền được luật pháp bảo vệ trước những can thiệp hoặc tấn công. Các quốc gia thành viên phải bảo vệ bí mật thông tin về cá nhân, sức khỏe và phục hồi chức năng của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong xã hội.29  Quyền sống độc lập và hoà nhập cộng đồng 27 Điều 13 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 14 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 29 Điều 22 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 28 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 21 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Điều 19 Công ước quy định, người khuyết tật có quyền được sống độc lập trong cộng đồng, có những sự lựa chọn bình đẳng với những người khác và tiến hành những biện pháp hữu hiệu và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật được hưởng thụ đầy đủ quyền này và bảo đảm sự hoà nhập và tham gia đầy đủ của họ vào cộng đồng và bảo đảm người khuyết tật có cơ hội lựa chọn nơi sinh sống và họ sống ở đâu và với ai, không bị bắt buộc phải sống ở nơi nuôi dưỡng cụ thể nào. Người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tại nhà, tại khu vực sinh sống và trong cộng đồng, bao gồm sự hỗ trợ cá nhân cần thiết nhằm trợ giúp cho việc sống và hoà nhập cộng đồng. Phải có các dịch vụ và hạ tầng cơ sở công cộng để người khuyết tật sử dụng trên cơ sở bình đẳng với những người khác và phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật.30  Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm Điều 23 Công ước quy định, các quốc gia thành viên cần thực thi các biện pháp hữu hiệu và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, quyền làm cha mẹ và các mối quan hệ khác, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, công nhận tất cả những người ở độ tuổi kết hôn điều có quyền kết hôn, không được ép buộc họ làm điều mà họ không muốn tiếp đó phải dựa trên cơ sở tự nguyện và chấp nhận của cặp vợ chồng tương lai. Người khuyết tật có quyền kết hôn, tự do quyết định và chịu trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các thời gian sinh con, được tiếp cận với các thông tin, chương trình giáo dục về sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, kế đó họ được duy trì khả năng sinh sản của họ, quyền và nghĩa vụ trong các vấn đề về bảo vệ, giám hộ, uỷ nhiệm, nhận con nuôi. Các quốc gia thành viên phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp với người khuyết tật để họ thực thi trách nhiệm nuôi dạy con cái. Đối với những gia đình có trẻ em khuyết tật thì những trẻ em đó có khả năng bị ruồng bỏ, bị đối xử bất bình đẳng ngay trong chính gia đình mình. Các quốc gia thành viên có trách nhiệm bảo đảm trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng trong cuộc sống gia đình, ngăn chặn việc che giấu, ruồng bỏ, sao nhãng hoặc cô lập trẻ em khuyết tật, cần cung cấp các thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ sớm và toàn diện dành cho trẻ em khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật. Trong mọi trường hợp không để trẻ em bị chia tách khỏi bố mẹ chúng trái với ý nguyện của chúng vì khi tách chúng ra khỏi cha, mẹ sẽ tạo cho những đứa trẻ sự mặc cảm, không an toàn cho nên ngoại trừ trường hợp cơ quan có thẩm 30 Điều 19 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 22 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quyền xem xét một quyết định của toà án, phù hợp với quy trình và luật pháp, và sự chia tách đó là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của đứa trẻ thì mới được quyền tách những đứa trẻ ra khỏi cha, mẹ chúng. Mặt khác, khi gia đình không thể trực tiếp chăm sóc được trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên phải bảo đảm cung cấp các hình thức chăm sóc thay thế, trong một gia đình lớn hơn hoặc trong một cộng đồng được kết cấu theo mô hình gia đình.31  Quyền tự do đi lại, tự do cư trú và tự do quốc tịch Đảm bảo quyền tự do đi lại của người khuyết tật là một vấn đề lớn. Qua đó Điều 18 Công ước quy định, các quốc gia phải thực hiện các quyền tự do đi lại của họ không được cản trở quyền đi lại của họ. Người khuyết tật cần được quốc gia thực hiện những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự độc lập trong đi lại ở mức cao nhất có thể, bao gồm: được tạo điều kiện cho việc đi lại bằng phương tiện và thời gian mà người khuyết tật chọn lựa, với chi phí có thể chấp nhận được, tiếp cận với các phương tiện, thiết bị, công nghệ hỗ trợ vận động có chất lượng. Quốc gia cũng có trách nhiệm đào tạo các kỹ năng vận động cho người khuyết tật và các cán bộ, chuyên gia làm việc với người khuyết tật, khuyến khích các cơ sở sản xuất các phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ đi lại xem xét tới tất cả các khía cạnh đi lại của người khuyết tật. Được tự do rời khỏi bất cứ quốc gia nào, bao gồm đất nước của họ. Bên cạnh đó, người khuyết tật có quyền tự do chọn nơi sinh sống và quốc tịch: họ có quyền được có và chuyển đổi quốc tịch, không bị tước quốc tịch, giấy tờ về quốc tịch hay những giấy tờ nhận dạng khác một cách tuỳ tiện hoặc với lý do họ bị khuyết tật, Người khuyết tật không thể bị tước đi quốc tịch, một cách tuỳ tiện hay với lý do bị khuyết tật, quyền trở về đất nước của họ. Trẻ em khuyết tật khi sinh ra sẽ được đăng ký khai sinh ngay lập tức, các em cũng có quyền có tên, có quốc tịch và, nếu có thể, có quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc.32  Quyền tự do biểu đạt, chính kiến và tiếp cận thông tin Điều 21 Công ước quy định, các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng người khuyết tật có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, bao gồm tự do tìm kiếm, thu nhận, phổ biến thông tin và ý kiến trên cơ sở bình đẳng với 31 32 Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 23 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam những người khác, bằng tất cả các hình thức giao tiếp mà họ lựa chọn, bảo đảm cung cấp thông tin đại chúng cho người khuyết tật bằng các hình thức có thể tiếp cận được và các công nghệ phù hợp với những loại khuyết tật khác nhau một cách kịp thời và không thêm phụ phí. Chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, phóng to chữ hay cách giao tiếp thay thế khác, bằng tất cả các phương tiện và dạng thức giao tiếp có thể tiếp cận do người khuyết tật lựa chọn, trong những mối tương tác chính thức. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các tổ chức tư nhân cung cấp các dịch vụ công cộng, bao gồm cả thông qua Internet, cung cấp thông tin và các dịch vụ bằng các hình thức mà người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng được khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm các nhà cung cấp thông tin qua Internet làm cho các dịch vụ của họ trở nên có thể tiếp cận được đối với người khuyết tật. Công nhận và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.33 2.1.1.3. Nhóm quyền được bảo vệ Nhóm quyền được bảo vệ bao gồm:  Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dụng các hình phạt tàn nhẫn Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc quy định rằng: “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm”34. Theo Điều 15 Công ước về Quyền của người khuyết tật không chỉ khẳng định mà còn nhấn mạnh quyền đó của người khuyết tật, Công ước quy định người khuyết tật có quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dụng những hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, làm giảm phẩm giá hay bị ngược đãi, đặc biệt là không một ai bị coi là đối tượng của thí nghiệm y tế hoặc thí nghiệm khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Các quốc gia có trách nhiệm tiến hành tất cả các biện pháp có hiệu quả về luật pháp, hành chính, pháp lý hoặc những biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật, trên cơ 33 34 Điều 21 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 5 Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 24 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam sở bình đẳng với những người khác, để không bị hành hạ hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm giảm phẩm giá hay ngược đãi.35  Quyền không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Có thể nói đây là một trong những quyền quan trọng dành cho người khuyết tật. Điều 16 Công ước quy định, Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật cả ở trong gia đình, tránh khỏi tất cả các hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, bao gồm các mặt về giới. Các quốc gia thành viên cũng tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn chặn tất cả các hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng bằng cách bảo đảm tất cả các hình thức hỗ trợ và giúp đỡ thích hợp về nhạy cảm giới và độ tuổi dành cho người khuyết tật, gia đình họ và những người chăm sóc bao gồm thông qua việc cung cấp thông tin và giáo dục về cách tránh, nhận biết và báo cáo về các trường hợp bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo các dịch vụ bảo vệ phù hợp với độ tuổi, giới và khuyết tật. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của mọi hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các cơ sở vật chất và chương trình được thiết kế để phục vụ người khuyết tật được giám sát có hiệu quả bới các nhà chức trách độc lập. Các quốc gia thành viên thực hiện tất cả những biện pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự bình phục về thể chất, nhận thức và tâm lý, phục hồi chức năng và tái hòa nhập xã hội của người khuyết tật là nạn nhân của bất cứ hình thức bóc lột, bạo hành hay lạm dụng nào bao gồm thông qua việc cung cấp những dịch vụ bảo vệ. Sự bình phục và tái hòa nhập này sẽ được tiến hành trong môi trường nhằm tăng cường sức khỏe, phúc lợi, tự tôn, phẩm giá và tự quản của con người và có tính tới những nhu cầu cụ thể về giới và tuổi tác. Các quốc gia thành viên đưa ra những chính sách và luật pháp có hiệu quả, bao gồm cả những chính sách vá luật pháp tập trung vào phụ nữ và trẻ em nhằm đảm bảo phát hiện, điều tra và nếu phù hợp đem ra truy tố những trường hợp bóc lột, bạo hành hay lạm dụng người khuyết tật.36 35 36 Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 16 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 25 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 2.1.1.4. Nhóm quyền được tham gia Nhóm quyền được tham gia bao gồm:  Quyền được tham gia đời sống chính trị và cộng đồng Để một đất nước phát triển mạnh và hội nhập với các nước trên thế giới thì trong mỗi con người chúng ta cần phải phấn đấu không ngoại trừ một ai. Bởi vậy, người khuyết tật sẽ không vì yếu tố khuyết tật mà bị hạn chế không được tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Điều 29 Công ước quy định, các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm cho người khuyết tật có cá quyền về chính trị và cơ hội được hưởng thụ các quyền đó một cách bình đẳng với người khác. Để người khuyết tật tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào đời sống chính trị cộng đồng bình đẳng với những người khác, một cách trực tiếp hoặc thông qua tự do lựa chọn đại diện, trong đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và ứng cử không kể những điều khác, bằng cách bảo đảm thủ tục, trang thiết bị và tài liệu bầu cử phù hợp, dễ tiếp cận, dể hiểu và dễ sử dụng. Các quốc gia cần tích cực cải thiện môi trường để người khuyết tật được tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động công cộng, không bị phân biệt đối xử và dựa trên cơ sở bình đẳng với người khác và khuyến khích họ tham gia các hoạt động công cộng bao gồm: tham gia các tổ chức phi chính phủ và các hội liên quan đến hoạt động chung và hoạt động chính trị của đất nước trong các hoạt động, công tác điều hành các đãng chính trị; thành lập và tham gia các tổ chức của người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật trong các hoạt động quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương. Bên cạnh đó các quốc gia cần bảo vệ quyền bầu cử của người khuyết tật bằng cách bỏ phiếu kín trong các cuộc bầu cử, không bị đe dọa, có quyền ứng cử, có thể thực sự điều hành văn phòng và thực hiện tất cả các chức năng công ở các cấp chính quyền tạo thuận lợi cho việc sử dụng hỗ trợ và các kỹ thuật mới ở những nơi thích hợp. Bảo đảm quyền được tự do thể hiện ý nguyện của người khuyết tật trong vai trò người tham gia bầu cử và để đạt điều đó, theo yêu cầu của họ, người khuyết tật có thể chọn một người hỗ trợ trong quá trình bầu cử. 37  Quyền tham gia các hoạt động văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí và thể thao Người khuyết tật có quyền được hưởng thụ và phát triển đời sống tinh thần, một người có thể sống tốt hơn thì cần phải có các hoạt động thể thao để giải trí bên cạnh đó 37 Điều 29 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 26 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam sau khi giải trí thì đầu óc của con người sẽ hoạt bát hơn, thông minh hơn và lúc đó làm việc sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do sự khiếm khuyết chức năng, ví dụ chức năng nghe, nhìn, vận động… để người khuyết tật có thể hưởng thụ các giá trị văn hoá và tham gia vào các hoạt động văn hoá, giải trí, thể thao, cần phải tạo ra điều kiện phù hợp trong đó mặt hạn chế của khuyết tật được khắc phục phần nào và người khuyết tật có thể tiếp cận được. Điều 30 Công ước quy định, các quốc gia thành viên cam kết công nhận quyền của người khuyết tật được tham gia trên cơ sở bình đẳng với người khác vào đời sống văn hóa và sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có thể hưởng sự tiếp cận các tài liệu văn hóa dưới dạng dễ tiếp cận. Người khuyết tật được hưởng sự tiếp cận các chương trình truyền hình, phim ảnh, nhà hát và các hoạt động văn hóa khác ở dạng dể tiếp cận, tiếp cận những nơi dành cho trình diễn và dịch vụ văn hóa như rạp hát, bảo tàng, rạp chiếu phim , thư viện, dịch vụ du lịch, đồng thời có thể tiếp cận với các tượng đài và những nơi có tầm văn hóa quan trọng quốc gia. Các quốc gia thành viên thực thi các biện pháp phù hợp để bảo đảm người khuyết tật có cơ hội phát triển và sử dụng khả năng sáng tạo, khiếu nghệ thuật và trí tuệ cả họ không chỉ vì lợi ích của riêng người khuyết tật mà còn vì sự giàu có của xã hội. Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện những bước đi phù hợp theo luật quốc tế để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ không tạo thành rào cản phân biệt đối xử phi lý khiến người khuyết tật không tiếp cận được các tài liệu văn hóa. Trên cơ sở bình đẳng với người khác, người khuyết tật có quyền được hoàn toàn công nhận và hỗ trợ về đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ của họ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu và văn hóa của người khiếm thính. Trên quan điểm hỗ trợ người khuyết tật tham gia các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và thể thao một cách bình đẳng với người khác, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia ở mức tối đa của người khuyết tật trong các hoạt động thể thao chung ở các cấp. Bảo đảm người khuyết tật có cơ hội tổ chức, phát triển và tham gia các hoạt động thể thao và giải trí dành riêng cho người khuyết tật và từ đó trên cơ sở bình đẳng với người khác, khuyến khích cung cấp sự hướng dẫn, đào tạo và nguồn lực phù hợp. Bảo đảm người khuyết tật được tiếp cận những dịch vụ của các cơ sở tham gia tổ chức hoạt động giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và thể thao.38 38 Điều 30 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 27 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 2.1.1.5. Nhóm quyền được hỗ trợ đặc biệt, có cơ hội và được phát triển bằng chính công việc do bản thân tự do lựa chọn  Quyền hưởng các dịch vụ y tế Người khuyết tật có quyền hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn cao nhất mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Bởi vì khi có sức khỏe thì con người ta mới làm việc có hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho người thân trong gia đình khi một người mắc bệnh thì phải có người lo nên công việc sẽ bị trì truệ. Điều 25 Công ước quy định, cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm người khuyết tật có quyền tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách thích hợp. Các quốc gia thành viên cần phải: cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình y tế cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, miễn phí hoặc với mức phí có thể chấp nhận được, tương tự như cung cấp cho những người không khuyết tật khác, cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết mà người khuyết tật cần theo dạng tật của họ, bao gồm phát hiện sớm và can thiệp sớm, nếu phù hợp, và các dịch vụ được thiết kế nhằm giảm thiểu và ngăn chặn khuyết tật, bao gồm ở trẻ em và người cao tuổi, cung cấp các dịch vụ y tế này ở những nơi càng gần với cộng đồng mà người khuyết tật sinh sống càng tốt, kể cả ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, cấm các quốc gia thành viên không được phân biệt đối xử với người khuyết tật trong việc cung cấp bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ nếu bảo hiểm đó được luật pháp quốc gia cho phép và các bảo hiểm này phải được cung cấp theo phương thức công bằng và hợp lý. Đồng thời cũng ngăn chặn sự từ chối cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hoặc chăm sóc y tế, hoặc thực phẩm và thức uống mang tính phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật.39  Quyền được hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng Người khuyết tật cần được hỗ trợ và phục hồi chức năng nhằm tăng cường khả năng hoà nhập của họ vào đời sống xã hội. Điều 26 Công ước quy định, các quốc gia thành viên cần thực thi các biện pháp phù hợp và có hiệu quả, bao gồm sự hỗ trợ đồng cảnh giúp người khuyết tật đạt được và duy trì tối đa sự độc lập, khả năng đầy đủ về thể chất, trí tuệ, xã hội và nghề nghiệp, sự hòa nhập và tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực của đời sống. Các quốc gia cần tổ chức tăng cường và mở rộng các dịch vụ chương trình toàn diện về hỗ trợ các chức năng, phục hồi chức năng nhất là trong lĩnh vực y tế, việc làm, 39 Điều 25 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 28 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam giáo dục và các dịch vụ xã hội theo những cách mà các dịch vụ và chương trình này bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất có thể và dựa trên những đánh giá nghiêm ngặt về các nhu cầu và sức khỏe của mỗi cá nhân. Các quốc gia cần hỗ trợ người khuyết tật tham gia và hòa nhập mọi mặt trong xã hội một cách chủ động và có sẵn để người khuyết tật sử dụng, kể cả ở những vùng nông thôn. Thúc đẩy sự phát triển công tác tập huấn ban đầu và liên tục dành cho những chuyên viên cán bộ làm việc trong nghành hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng. Thúc đẩy sự sẵn có, hiểu biết và việc sử dụng các thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ được thiết kế dành cho người khuyết tật bởi chúng có liên quan đến hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng.40  Quyền có mức sống thích đáng và bảo trợ xã hội đầy đủ Người khuyết tật có quyền có được mức sống đầy đủ cho bản thân và gia đình họ, bao gồm có đủ thức ăn, quần áo, nhà ở và có quyền không ngừng cải thiện điều kiện sống. Khi gặp khó khăn về đời sống vật chất, người khuyết tật được nhận bảo trợ xã hội và được hưởng quyền này mà không bị phân biệt đối xử. Điều 28 Công ước quy định, các quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật có được mức sống đầy đủ cho bản thân gia đình họ bao gồm có đủ thức ăn, quần áo và nhà ở, có quyền không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên thực thi những bước phù hợp để bảo đảm và thúc đẩy việc công nhận quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được nhận bảo trợ xã hội và được hưởng quyền này mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Thực thi những bước phù hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc công nhận quyền này bao gồm các biện pháp nhằm bảo đảm người khuyết tật được tiếp cận bình đẳng đến nguồn nước sạch và tiếp cận các dịch vụ, thiết bị phù hợp có thể chi trả được và với sự hỗ trợ cho các nhu cầu có liên quan đến khuyết tật. Bảo đảm cho người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật và người cao tuổi khuyết tật được tiếp cận các chương trình bảo trợ xã hội và chương trình giảm nghèo. Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ đang sống trong tình cảnh nghèo đói được tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước cho ngững chi phí liên quan đến khuyết tật bao gồm được tạo đầy đủ tư vấn, hỗ trợ tài chính và chăm sóc nghĩ dưỡng nhằm bảo đảm người khuyết tật được tiếp cận các chương trình công cộng về nhà 40 Điều 26 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 29 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ở. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng những lợi ích và chương trình hưu trí.41  Quyền được tiếp cận giáo dục Với người khuyết tật quyền này cần được nhấn mạnh bởi lẽ với tình trạng khuyết tật, khả năng tiếp cận giáo dục của người khuyết tật còn rất hạn chế. Đã có rất nhiều trẻ em khuyết tật không được đến trường, để đảm bảo quyền học tập của người khuyết tật, các quốc gia trước hết cần công nhận quyền học tập của họ. Điều 24 Công ước quy định, các quốc gia thành viên cần công nhận quyền học tập của người khuyết tật. Với quan điểm công nhận quyền này mà không phân biệt đối xử và dựa trên cơ hội bình đẳng, các quốc gia thành viên bảo đảm có một hệ thống giáo dục hòa nhập ở mọi cấp và chương trình học suốt đời. Các quốc gia cần trợ giúp người khuyết tật phát triển đầy đủ tiểm năng, phẩm giá và giá trị của con người, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền, quyền tự do cơ bản và tính đa dạng của con người, để người khuyết tật có thể phát triển cá tính, tài năng và sự sáng tạo riêng của họ, cũng như những khả năng về trí tuệ và thể chất để phát huy hết những tiểm năng của họ, giúp người khuyết tật tham gia có hiệu quả trong một xã hội tự do. Với việc công nhận quyền này, các quốc gia thành viên bảo đảm để người khuyết tật không bị gạt khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do khuyết tật và trẻ em khuyết tật khôn bị gạt khỏi cơ chế giáo dục tiểu học hoặc trung học cơ sở miễn phí và bắt buộc vì lý do khuyết tật. Để người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở hòa nhập có chất lượng và miễn phí, trên cơ sở bình đẳng với người khác trong cộng đồng nơi họ sinh sống nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong hệ thống giáo dục chung, giúp họ học tập có hiệu quả. Cung cấp các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả được thiết kế cho từng cá nhân trong các điều kiện phát huy tối đa sự phát triển về học thức xã hội, phù hợp với mục tiêu hòa nhập toàn diện. Các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ để người khuyết tật có đời sống học tập và phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tạo thuận lợi để người khuyết tật có đời sống học tập và phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tao điều kiện thuận lợi để họ tham gia đầy đủ và bình đẳng trong giáo dục cũng như mọi thành viên khác trong cộng đồng. Để đạt mục tiêu đó, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp bao gồm: 41 Điều 28 Công ước về quyền của người khuyết tật 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 30 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Tạo thuận lợi cho việc học chữ nổi Braille, chữ viết in thay thế, các cách thức phương tiện và các hình thức giao tiếp phóng to chữ hay thay thế khác, các kỹ năng định hướng và di chuyển, tạo thuận lợi cho hỗ trợ đồng cảnh và tư vấn của các chuyên gia. Tạo thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ký hiệu và thúc đẩy việc thống nhất ngôn ngữ trong cộng đồng người khiếm thính. Các quốc gia cần bảo đảm việc giáo dục con người, đặc biệt là giáo dục trẻ em khiếm thị, khiếm thính hoặc vừa khiếm thính vừa khiếm thị được thưc hiện theo ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp phù hợp nhất với từng cá nhân và trong những môi trường nhằm phát huy tối đa sự phát triển về học thức và xã hội. Đảm bảo công nhận quyền này các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp phù hợp để tuyền dụng các giáo viên bao gồm giáo viên là người khuyết tật, những người có đủ trình độ về chữ nổi Braille hoặc/và ngôn ngữ ký hiệu, đào tạo đội ngũ chuyên gia và nhân viên, những người làm việc ở mọi cấp học cuả nghành giáo dục. Các chương trình đào tạo đó sẽ kết hợp với nhận thức về khuyết tật và việc sử dụng các cách thức, phương pháp và dạng giao tiếp phóng to hay thay thế, các kỹ thuật và vật liệu giáo dục phù hợp để hỗ trợ người khuyết tật. Các quốc gia thành viên bảo đảm người khuyết tật có thể tiếp cận với bậc đại học hoặc cao đẳng, hoặc dạy nghề, giáo dục dành cho người lớn và chương trình học tập suốt đời chung dựa trên cơ sở bình đẳng với người khác và không bị phân biệt đối xử. Để đạt được điều đó, các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm cung cấp sự điều chình hợp lý dành cho người khuyết tật. 42  Quyền có cơ hội công việc và việc làm Việc từ chối các cơ hội việc làm công bằng cho người khuyết tật chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử cho nhiều trong số những người khuyết tật. Điều 27 Công ước quy định, các quốc gia thành viên công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong thị trường lao động và môi trường làm việc mở, hòa nhập và để tiếp cận đối với người khuyết tật. Các quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc công nhận quyền làm việc, bao gồm của cả những người bị khuyết tật khi làm việc bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao gồm thông qua luật pháp để nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật 42 Điều 24 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 31 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến tất cả các hình thức về việc làm, bao gồm các điều kiện tuyền dụng, thuê và nhận vào làm, thăng tiến trong sự nghiệp và các điều kiện lao động an toàn và bảo đảm sức khỏe. Các quốc gia thành viên bảo vệ quyền của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với người khác nhằm có điều kiện lao động công bằng và thuận lợi, bao gồm cơ hội bình đẳng và được trả lương bình đẳng cho những công việc như nhau, có các điều kiện an toàn và đảm bảo sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ khỏi bị quấy rối và được bồi thường cho nỗi bất bình, người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và quyền về công đoàn bình đẳng với người khác. Các quốc gia cần bảo đảm người khuyết tật tiếp cận có hiệu quả tới các chương trình chung về hướng dẫn kỹ thuật dạy nghề, các dịch vụ sắp xếp việc làm, chương trình đào tạo và bổ túc nghề. Nâng cao cơ hội có việc làm và sự thăng tiến trong sự nghiệp của người khuyết tật trong thị trường lao động cũng như hỗ trợ trong việc tìm việc làm, nhận được việc làm, duy trì việc làm và trở lại làm việc. Tăng cường khả năng tự tạo việc làm, tạo lập doanh nghiệp, phát triển các hợp tác xã và bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng. Tuyển dụng người khuyết tật trong khu vực công, thúc đẩy việc làm của người khuyết tật trong khu vực tư nhân thông qua các chính sách và biện pháp phù hợp, trong đó có thể bao gồm những chương trình hành động được phê chuẩn, sự khuyến khích và các biện pháp khác. Bảo đảm có sự điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật tại nơi làm việc. Nâng cao sự tiếp thu kinh nghiệm làm việc của người khuyết tật trong thị trường lao động mở. Thúc đẩy phục hồi nghề nghiệp và chuyên môn, duy trì việc làm và trở lại làm việc của người khuyết tật. Các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm người khuyết tật không bị bắt lao động cực nhọc như nô lệ hay khổ sai và họ được bảo vệ trên cơ sở bình đẳng với những người khác trước những công việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. 43 2.1.2. Những văn bản luật quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của người khuyết tật Về phương diện pháp luật quốc tế, quyền của người khuyết tật được ghi nhận trong nhiều văn kiện, điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói riêng đã khẳng định sự thiết yếu của việc tôn trọng và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người và không phân biệt thành phần, 43 Điều 27 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 32 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam giới tính, tôn giáo hay tín ngưỡng…Các quyền của người khuyết tật được đặt trên cơ sở các quy định phổ quát đó.44 Quyền của người khuyết tật được quy ước trong nhiều văn kiện khác nhau: Đầu tiên, nhắc đến quyền của người khuyết tật thì cần nhắc đến quyền con người. Bởi vậy, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 phải được nhắc đến, Tuyên ngôn là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền con người một cách đầy đủ nhất và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Tuyên ngôn bao gồm lời nói đầu và 30 điều. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người là tiêu chuẩn phổ biến, làm cơ sở cho việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến vấn đề quyền con người sau này. Mặc định trong đó có quyền của người khuyết tật. Thứ hai, Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966, các quyền dân sự và chính trị được quy định trong đó là các quyền gắn chặt với mỗi cá nhân. Đó cũng là các giá trị vốn có của con người, cũng giống như các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, các quyền dân sự và chính trị được liệt kê ở Công ước này là các quyền mang tính phổ biến với toàn thể nhân loại, không phân biệt con người đó thuộc dân tộc nào, tầng lớp nào, màu da gì, nam hay nữ... Thứ ba, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 là một văn kiện pháp lý quan trọng cụ thể hóa các quyền đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Chấm dứt cách hiểu và giải thích khác nhau về quyền con người đã nêu trong Tuyên ngôn. Bên cạnh việc cụ thể hóa các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa thì Công ước cũng đã đề ra cơ chế để bảo vệ quyền con người. Các văn kiện pháp lý, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 với mức độ phổ quát, tính nhăn văn sâu sắc nên ba văn bản, điều ước này được coi như “Bộ luật quốc tế về quyền con người và là Hiến chương của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền”45 và những văn kiện pháp lý trên“có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao quyền của người khuyết tật cho 44 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định việc “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. 45 Nguyễn Linh Giang, “Các Công ước quốc tế về quyền con người”, trích sách “Quyền con người – Tiếp cận đa nghành và chuyên nghành luật học”, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2010, Tr.31. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 33 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quốc gia. Cũng như trong các lĩnh vực khác của Luật Nhân quyền quốc tế, các bản tuyên ngôn được coi là bước đầu tiên để tiến tớ phát triển thành một điểu ước có quy định ràng buộc pháp lý”46. Thứ tư, Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật về tâm thần năm 1917, công bố về quyền của người bị khuyết tật về tâm thần, kêu gọi các quốc gia và cộng đồng quốc tế bảo đảm rằng Tuyên ngôn sẽ được sử dụng làm cơ sở và khuôn khổ cho việc bảo vệ những quyền của người khuyết tật về tâm thần. Tuyên ngôn đã khẳng định, người khuyết tật về tâm thần có các quyền ở mức tối đa có thể như những người bình thường khác trên lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa trừ một số quyền theo luật định đối với người bị tâm thần nặng. Mục tiêu của Tuyên ngôn là công bố sự cần thiết phải tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ quyền của người bị khuyết tật về tâm thần. Thứ năm, Tuyên ngôn về quyền của người có khuyết tật năm 1975 Tuyên ngôn đã nhắc lại các nguyên tắc cơ bản về quyền con người đã ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, kêu gọi các hoạt động quốc tế và quốc gia nhằm đảm bảo sử dụng Tuyên ngôn làm cơ sở và khuôn khổ cho việc bảo vệ các quyền của người khuyết tật. Theo tuyên ngôn, người khuyết tật được hưởng các quyền một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào trên lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ngoại trừ một số quyền đối với người bị tâm thần nặng đã được nêu trong tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật về tâm thần năm 1971. Thứ sáu, Các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hóa các cơ hội cho người khuyết tật được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20 tháng 12 năm 1993 là văn bản được ra đời từ kết quả của thập kỷ về người khuyết tật. Văn bản đã đưa ra các chuẩn mực pháp lý quốc tế cơ bản đối với các chương trình, chính sách, pháp luật về người khuyết tật trong tương lai nhằm mục đích đạt được sự tham gia tích cực và đầy đủ của người khuyết tật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn bản này nhấn mạnh đến những khả năng của người khuyết tật và xác định bốn tiền đề quan trọng cho sự tham gia bình đẳng của họ đó là: nâng cao nhận thức xã hội về người khuyết tật cùng những quyền, nhu cầu, khả năng và sự đóng góp của họ; chăn sóc y tế một cách hiệu quả, cung cấp những dịch vụ phục hồi chức năng, các dịch vụ trợ giúp nhằm giúp đỡ người khuyết tật tăng mức độ độc lập trong cuộc sống hằng ngày để thực hiện quyền. 46 Viện nghiên cứu quyền con người, “ Luật quốc tế về quyền con người”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, năm 2005, Tr.240. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 34 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Thứ bảy, ngoài các văn kiện pháp lý bảo vệ quyền con người nói trên thì còn có các văn kiện khác liên quan đến quyền của người khuyết tật như: Cương lĩnh hành động giáo dục theo nhu cầu đặc biệt năm 1994 về quyền giáo dục của người khuyết tật, Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục của UNESCO, Tuyên bố MelenKellee về quyền của người mù, điếc năm 1977, Tuyên bố về sự tham gia bình đẳng và bình đẳng của người khuyết tật ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 1993. 2.2. Quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật Việt Nam 2.2.1. Quyền của người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 Luật người khuyết tật ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu của Pháp lệnh về người tàn tật đồng thời có những bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như phù hợp với tinh thần tôn trọng và cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật dành cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Đầu tiên có thể khẳng định rằng thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta, Luật người khuyết tật khi được ban hành cho đến nay đã thúc đẩy mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến người khuyết tật giúp cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng. Thông qua việc tôn trọng và cam kết thực hiện Công ước về người khuyết tật, Luật người khuyết tật đã xây dựng trên cơ sở của Công ước về quyền của người khuyết tật, Luật người khuyết tật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, bao gồm 10 chương, 53 điều:47 Chương I: Những quy định chung (bao gồm từ Điều 1 đến Điều 14) Chương II: Xác nhận khuyết tật (bao gồm từ Điều 15 đến Điều 20) Chương III: Chăm sóc sức khỏe (bao gồm từ Điều 21 đến Điều 26) Chương IV: Giáo dục (bao gồm từ Điều 27 đến Điều 31) Chương V: Dạy nghề và việc làm (bao gồm từ Điều 32 đến Điều 35) Chương VI: Văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí và du lịch (bao gồm từ Điều 36 đến Điều 38) Chương VII: Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông (bao gồm từ Điều 39 đến Điều 43) Chương VIII: Bảo trợ xã hội (bao gồm từ Điều 44 đến Điều 48) 47 Luật số: 51/2006/QH12 (Luật Người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010) GVHD: ThS. Kim Oanh Na 35 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chương IX: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về công tác người khuyết tật (bao gồm từ Điều 49 đến Điều 50) Chương X: Điều khoản thi hành (bao gồm từ Điều 51 đến Điều 53) Như vậy, Luật Người khuyết tật đã tạo được môt hành lang pháp lý bảo vệ cho người khuyết tật và là cơ sở để thực hiện các chính sách dành cho người khuyết tật. Cụ thể Luật người khuyết tật đưa ra các điều khoản để bảo vệ cho người khuyết tật như sau: Luật người khuyết tật đưa ra khái niệm về người khuyết tật cụ thể và hoàn chỉnh về người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật thể hiện cách tiếp cận mới, tức là sự nhìn nhận về người khuyết tật được thể hiện một cách toàn diện cả dưới tốc độ y tế và gốc độ xã hội. Điều này cũng phù hợp với quyền Công ước quốc tế về của người khuyết tật.48 Đây là vấn đề mang tính định hướng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với người khuyết tật, xóa bỏ những rào cản như sự kỳ thị, sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người khuyết tật. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. khái niệm nảy cũng thể hiện sự tôn trọng người khuyết tật và thể hiện đầy đủ ý chí của nhà làm luật. Luật người khuyết tật cũng dành riêng một điều quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật.49 Quy định về các dạng tật và mức độ khuyết tật cũng là tiền đề để xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phù hợp với tình trạng khuyết tật của người khuyết tật. Luật người khuyết tật cũng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết 50 tật. Quy định này khẳng định người khuyết tật là một cá nhân tồn tại trong xã hội do vậy họ cũng có các quyền và nghĩa vụ như các công dân khác. Bên cạnh đó, còn nhấn mạnh rằng người khuyết tật cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nhà nước, của xã hội và gia đình, đồng thời họ có những quyền mang tính đặc thù so với các công dân khác. Luật người khuyết tật đã quy định cụ thể về 10 nhóm chính sách đối với người khuyết tật.51 Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người khuyết tật để bảo đảm về nguồn lực, các điều kiện thực thi vấn đề xã hội hóa, tuyên truyền, đào tạo cán bộ 48 Điểm e, Lời nói đầu của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật tuyên bố các quốc gia thành viên gia nhập Công ước “thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới…” 49 Điều 3 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 50 Điều 4 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 51 Điều 5 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 36 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật. Đây chính là sự cam kết của nhà nước trong việc đảm bảo cho các quyền của người khuyết tật được thực hiện tốt trên thực tế. Đồng thời, thể hiện mong muốn và quyết tâm của Nhà nước trong việc đem lại cho người khuyết tật cuộc sống tốt đẹp hơn… Luật người khuyết tật đã quy định rất đầy đủ, cụ thể về 07 nhóm hành vi vi phạm pháp luật có liên quan tới nhóm đối tượng này.52 Từ thực tế là sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến sự mặc cảm, tự ti của người khuyết tật, cản trở sự hòa nhập cộng đồng của họ. Luật người khuyết tật đã xác định rõ:“Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”53 và “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”54. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và là hành vi đáng bị lên án một cách mạnh mẽ và cần phải được xử lý một cách nghiêm minh. Nguồn gốc phân biệt đối xử này chính là thái độ của xã hội đối với người khuyết tật và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Chương II Luật người khuyết tật, từ Điều 15 đến Điều 20 quy định các vấn đề về xác nhận khuyết tật, phương pháp và thủ tục xác nhận khuyết tật và xác định lại mức độ khuyết tật. Những quy định này sẽ giúp cho quá trình xác nhận tình trạng khuyết tật của người khuyết tật được thuận lợi, chính xác. Và kết quả xác định chính xác tình trạng khuyết tật của một người khuyết tật nào đó cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng đắng chính sách, chế độ đối với họ. Chương III Luật người khuyết tật, từ Điều 21 đến Điều 26 quy định các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và những nghiên cứu khoa học liên quan đến người khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được tiếp xúc với nơi khám chữ bệnh một cách phù hợp. Luật người khuyết tật cũng quy định các quyền của người khuyết tật như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền học văn hóa, học nghề, quyền về văn hóa thể dục thể thao…Luật người khuyết tật đã tạo được niềm tin của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật trong việc học, hành, vui chơi giải trí… 52 Điều 14 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 Khoản 2 Điều 2 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 54 Khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 53 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 37 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Đặc biệt, Luật người khuyết tật có 2 Chương quy định các vấn đề về người khuyết tật mới hơn và đạt mức độ phát triển hơn: Chương VII: về nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông và Chương VIII: vấn đề bảo trợ xã hội Điều 39 của chương VII quy định về nhà chung cư và công trình công cộng. Xuất phát từ thực tế là các công trình hiện hữu chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật nên Luật đã quy định cụ thể về lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng, giúp cho người khuyết tật có thể tự mình tiếp cận với những nơi mà họ mong muốn.55 Bên cạnh đó, Luật người khuyết tật cũng đã quy định các Điều luật cụ thể cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, tiếp cận các vấn đề công nghệ thông tin cũng như quy định các phương tiện tham gia giao thông phải đãm bảo những quy định của pháp luật khi có người khuyết tật tham gia. Luật người khuyết tật cũng đã quy định rõ ràng về vấn đề bảo trợ xã hội từ nuôi dưỡng, chăm sóc đến chế độ mai tang…56, những điều luật này thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với sức khỏe cũa người khuyết tật cũng như hỗ trợ các hoạt động dành cho người khuyết tật, cũng như quy định mức trợ cấp đối với người khuyết tật và thực hiện việc cải tạo, nâng cấp vật chất để đảm bảo điều kiện cho việc tiếp cận của người khuyết tật. Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật. Luật có quy định khá chi tiết thể hiện một việc dành riêng một điều để quy định về trách nhiệm của các Bộ, đặc biệt là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.57 Điều này thể hiện sự phân công, phân cấp rõ ràng hợp lý giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác người khuyết tật và cũng phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của các cơ quan đó. Kết luận: Luật người khuyết tật năm 2010 đã thể hiện gần như đầy đủ tinh thần của Đảng và nhà nước ta dành cho người khuyết tật, cũng như thể hiện tinh thần tôn trọng đối với việc tham gia Công ước quốc tế, theo đó Luật người khuyết tật cũng đã làm giảm bớt sự tự ti của người khuyết tật, giúp cho họ có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã 55 Điều 40 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 Từ Điều 44 đến Điều 48 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 57 Điều 50 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 56 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 38 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hội tạo điều kiện cho họ phát triển bên cạnh đó cũng góp phần vào sự phát triền kinh tế của đất nước. 2.2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người khuyết tật 2.2.2.1. Hiến pháp về bảo vệ quyền của người khuyết tật qua các thời kỳ Cùng với việc tham gia vào các công ước quốc tế liên quan đến người khuyết tật, sự quan tâm của Nhà nước ta đối với người khuyết tật còn được thể hiện cụ thể trong pháp luật, trước hết là trong các quy phạm của Hiến pháp - đạo Luật cơ bản của Nhà nước. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, mặc dù được ban hành trong một tình thế rất khẩn trương, số lượng điều khoản không nhiều 58, nhưng Hiến pháp 1946 đã dành Điều 14 quy định trực tiếp về người khuyết tật “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Trong Hiến pháp năm 1959, vấn đề người khuyết tật được nêu tại Điều 32: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”. Hiến pháp năm 1980 có bổ sung thêm chế độ đối với người khuyết tật, đặc biệt là thương, bệnh binh: “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định”59. Những quy định trong Hiến pháp năm 1980 có ý nghĩa bảo vệ quyền của người khuyết tật tiếp tục được ghi nhận và phát triển trong nội dung của các bản Hiến pháp năm 1992. “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”... “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” 60 ... “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.61 58 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1946 bao gồm 70 Điều Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 60 Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 61 Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 59 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 39 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 10 quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”62; “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”63. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Trên cơ sở sự thay đổi này của Hiến pháp, năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Người khuyết tật thay thế Pháp lệnh Về người tàn tật năm 1998. Những thay đổi này không đơn thuần là sự thay đổi về mặt câu chữ, mà đã thể hiện sự thay đổi phần nào trong nhận thức của Nhà nước và xã hội về vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội. Điều này cũng có ý nghĩa định hướng quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ toàn diện của Nhà nước đối với người khuyết tật, nhằm bảo đảm sự hòa nhập tối đa của người khuyết tật vào cộng đồng, để họ phát huy khả năng, thể hiện giá trị của bản thân trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Về mặt pháp lý quyền có việc làm của người khuyết tật đã được quy định ở các văn bản pháp lý khác nhau nhằm thể hiện: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”64. Đồng thời, Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, cũng như quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Nội dung các quyền lao động nói chung và quyền lao động của người khuyết tật nói riêng được quy định trong Hiến pháp đã thể hiện tính chất và tầm quan trọng đối với vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm cho những người khuyết tật. Chúng ta đã biết, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Vì thế, người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. 62 Điều 67 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 63 Điều 59 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 Điều 55 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 64 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 40 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình. 2.2.2.2. Quyền của người khuyết tật trong Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Để có thể phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp con người cần phải được giáo dục. Phải kể đến đó là giáo dục, giáo dục không chỉ giúp con người có kiến thức, tri thức mà còn giúp con người hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bởi vậy, đến một độ tuổi nhất định con người cần phải được học tập, giáo dục. Quá trình học tập, giáo dục này gắn với suốt cuộc đời con người, giúp con người có được tri thức và hình thành nhân cách. Do đó, đối với một quốc gia, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại mà xã hội loài người đang quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì: “Giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”.65 Bên cạnh đó, phải kể đến người khuyết tật, tuy có bị khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần song cũng cần phải có cơ hội học tập, giáo dục như những người không khuyết tật. Vì vậy, giáo dục đối với người khuyết tật cũng được hiểu là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người khuyết tật giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục không chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết, kiến thức về thế giới xung quanh mà còn giúp con người hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục cũng giúp cho con người có được những phẩm chất tốt đẹp. Đối với người khuyết tật, giáo dục càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Giáo dục sẽ giúp người khuyết tật có được kiến thức, tri thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội và từ những cơ sở đó nhà nước ta đã pháp điển hóa những quy định dành cho người khuyết tật trong luật: “Học tập là một trong các quyền và nghĩa vụ của công dân”. Do đó, công dân có quyền được học tập đồng thời cũng có trách nhiệm phải học tập. Người khuyết tật cũng là công dân nên họ cũng có quyền được học tập và cũng có nghĩa vụ phải học tập. Hơn nữa, Nhà nước ta lại chủ trương thực hiện 65 Jacques Delors- “ Learning: The Treasure Within” , UNESCO, Pari, 1996 ( Bản dịch tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2002,2003) GVHD: ThS. Kim Oanh Na 41 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học nên đương nhiên người khuyết tật cũng sẽ được quyền tiếp cận với cơ hội học tập66. Học tập là quyền của công dân nhưng vì người khuyết tật lại là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên việc học tập gặp nhiều khó khăn. Kế đó phải kể đến những quy định riêng mà nhà nước dành cho người khuyết tật: Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những người bình thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học tập của họ khó khăn hơn so với những người bình thường. Sự khiếm khuyết cũng như các dạng tật của người khuyết tật cũng hết sức đa dạng, có người khiếm khuyết về chân, tay, có người về mắt, tai…Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Chính vì vậy, những quy định riêng dành cho người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình chứ không mang tính chất bất bình đẳng giữa những người khuyết tật và người không khuyết tật hay mang tính chất phân biệt đối xử. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, người khuyết tật còn được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.67 2.2.2.3. Quyền lao động của người khuyết tật quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012 Pháp luật lao động luôn thể hiện sự quan tâm của các cá nhân và Nhà nước cũng như trong việc tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc với một thời gian nhất định phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khuyết khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm cho người lao động khuyết tật được thực hiện quyền lao động của mình, không chỉ dừng lại ở đó nhà nước còn quy 66 67 Điều 10, Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, Luật Giáo dục năm 2005 Điều 27, Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 42 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam định người sử dụng lao động ít nhất khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người khuyết tật người sử dụng phải tham khảo ý kiến của họ.68 Pháp luật lao động bảo vệ sức khỏe cho người lao động cụ thể: “Cấm sử dụng lao động là người khuyết tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.69 Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Bộ Y tế ban hành”.70 Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm đối với lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi, cũng như thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động là người khuyết tật.71 Bộ luật cũng đã quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động là người khuyết tật, từ đó cho ta thấy các cấp nhà nước ngày càng quan tâm đến người khuyết tật hơn điển hình cho ta thấy đó là như một doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, một dây chuyền có thể phải dừng sản xuất trước một giờ vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đối với một thành viên là người khuyết tật trong dây chuyền.72 Để các quy định pháp luật được thực thi trên thực tế, Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cũng như những biện pháp chế tài đối với cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào học nghề, làm việc như: “Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm việc thấp hơn tỉ lệ quy định thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ việc làm cho người khuyết tật một khoản tiền bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định nhân với số lao động là người khuyết tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ quy định Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người khuyết tật, theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính”. 68 Khoản 2, Điều 177, sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012 Khoản 1, Điều 178, các hành vi cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012 70 Khoàn 2, Điều 178, các hành vi cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012 71 Điều 176 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 72 Đỗ Thị Phượng, “ Những việc cần làm để tiến tới phê chuẩn Công ước 159 về phục hồi chức năng lao động cho Người Khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 389, Tr.40 69 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 43 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 2.2.2.4. Quyền của người khuyết tật trong Luật Dạy nghề năm 2006 Để đảm bảo quyền lợi cho những người không may mắn mà điển hình là người khuyết tật thì ngoài những quy định về việc làm quy định rõ trong Bộ luật Lao động thì việc trang bị kiến thức kể cả lý thuyết và thực hành cho người khuyết tật thì một nghề nghiệp ổn định với những khả năng làm việc ứng với các yêu cầu của công việc cũng như các tiêu chuẩn khá khắc khe của nhà tuyển dụng lao động thì không thể không nói đến đó là vấn đề học nghề mà cụ thể hóa được quy định trong Luật Dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu trên thì Luật Dạy nghề đáp ứng cho người khuyết tật với mục tiêu “Dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng.”73. Cạnh đó Nhà nước cũng đã quy định cụ thể vấn đề những công trình, cơ sở thiết bị cho người khuyết tật và trình độ của đội ngũ giảng viên cho người khuyết tật.74 Để khuyến khích các cơ quan nhà nước cũng như cơ sở doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định các ưu đãi, các hình thức giảm thuế, thời hạn cho thuê sử dụng đất… Nhận thức về người khuyết tật hiện nay đang dần thay đổi75. Họ cũng có quyền công ăn việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội và có khi sau nhiều chuyện không may mắn đối với họ thì họ đã rút ra được nhiều bài học và họ đã thành công. Nhà nước ta cũng đồng thời thực hiện chính sách quan tâm đối với người khuyết tật khi học nghề và đội ngũ giảng viên khi dạy nghề cho người khuyết tật. Chính sách đối với người khuyết tật khi học nghề là được tư vấn học nghề, được giảm, miễn học phí, được hoc bổng hay trợ cấp xã hội…76nhằm khuyến khích người khuyết tật học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật thì: được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật và được hưởng chế độ khác khi dạy người khuyết tật.77 Như vậy quyền có việc làm không những là việc trên sách vở hay nhằm khẳng định sự bình đẳng của người khuyết tật với người bình thường hay nhằm chứng minh cái gọi là “tàn” mà không “phế”, hay nhằm khẳng định sỉ diện của một người có ý thức và lòng tự trọng mà còn là vấn đề thiết thân gắn liền với cuộc sống vật chất rất đời thường của người khuyết tật. 73 Điều 68 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 Điều 69 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 75 Điều 70 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 76 Điều 71 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 77 Điều 72 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 74 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 44 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Nhà nước ta đã tạo điều kiện từ pháp lý cho đến những đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền của người khuyết tật trong việc tìm kiếm vị trí của mình trong công cuộc mưu sinh. Trong thực tế không ít Người khuyết tật không ngừng vươn lên nhưng giữa chính sách và thực hiện thực tế là một khoảng cách quá xa. Một thực trạng đáng nói về việc làm của người khuyết tật hiện nay là: người khuyết tật có việc làm còn quá ít, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 2.2.2.5. Quyền của người khuyết tật được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã thể hiện “Tất cả các quyền dân sự của pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”78. Bộ luật không những quy định mọi cá nhân điều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì không bị hạn chế79, mà còn cụ thể hóa các quyền nhân thân được thể hiện qua 30 điều như: quyền đối với họ tên, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe thân thể, quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tính, quyền bí mật đời tư, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền đối với quốc tịch, quyền tự do đi lại, quyền lao động… 2.2.2.6. Quyền của người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 cũng đã cụ thể hóa về các quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội như được cấp sổ bảo hiểm, nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc, các trường hợp bảo hiểm y tế.80 Các loại hình bảo hiểm bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất được quy định từ Điều 21 đến Điều 68 cũng như các loại hình bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. Các quy định đã nói lên các quyền lợi khi người khuyết tật tham gia bao hiễm xã hội. 78 Điều 9 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 Điều 14 và Điều 16 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 80 Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 79 GVHD: ThS. Kim Oanh Na 45 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 2.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật theo Công ƣớc quyền của ngƣời khuyết tật năm 2007 2.3.1. Cơ chế toàn cầu Cơ chế toàn cầu nói đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về người khuyết tật trước hết nằm trong cơ chế quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về quyền con người bao gồm nhiều chế độ, thủ tục với sự tham gia của nhiều cơ quan nhân quyền khác nhau trong hệ thống Liên Hiệp Quốc. Vấn đề thực hiện các quyền con người nói chung, quyền của người khuyết tật nói riêng được tập trung theo 3 hướng: thúc đẩy, bảo vệ và phòng ngừa. Trong cơ chế toàn cầu thì có hai hệ thống cơ quan giám sát thực thi nhân quyền: Thứ nhất, cơ quan được thành lập dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc Thứ hai, cơ quan giám sát thành lập dựa trên Công ước quyền của người khuyết tật Về hệ thống cơ quan giám sát bao gồm: hệ thống cơ quan giám sát chung và hệ thống cơ quan giám sát chuyên biệt.  Hệ thống cơ quan giám sát chung: Chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật quốc tế về nhân quyền của các cơ quan, tổ chức của Liên Hiệp Quốc nói chung bao gồm: Hội đồng quyền con người, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Các điều ước quốc tế, trong đó có các Công ước về quyền của người khuyết tật, là những văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý. Việc đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế sẽ được giám sát thực hiện bằng những hình thức nhất định. Cơ chế giám sát của Liên Hiệp Quốc là một hệ thống phức tạp bao gồm:  giám sát theo chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước;  giám sát theo các thủ tục trao đổi, tiếp nhận thông tin về các vi phạm quyền con người;  giám sát theo các thủ tục điều tra bất thường các vi phạm quyền con người nghiêm trọng;  giám sát theo thủ tục “hành động khẩn cấp” và “trung gian hoà giải”. Trong số các cơ chế, thủ tục giám sát kể trên thì giám sát theo chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước được áp dụng phổ biến cho nhiều điều ước quốc tế về quyền con người. Hiện nay Liên Hiệp Quốc có 8 Uỷ ban được lập ra nhằm giám sát các nước thành GVHD: ThS. Kim Oanh Na 46 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam viên thực hiện những công ước liên quan đến từng lĩnh vực quyền con người và các nhóm xã hội.81 Cơ quan trực tiếp thực hiện giám sát thực hiện điều ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đó là Uỷ ban về Quyền của người khuyết tật (CRPD). Bên cạnh đó, Liên Hiệp Quốc thường xuyên theo dõi tình hình thực thi quyền con người ở các nước dưới nhiều hình thức, thủ tục và cơ chế khác nhau.  Hệ thống cơ quan giám sát chuyên biệt: Uỷ ban về Quyền của người khuyết tật là cơ quan giám sát chuyên biệt đối với vấn đề quyền của người khuyết tật sẽ. Uỷ ban này được thành lập theo Công ước về Quyền của người khuyết tật. Về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban về quyền của người khuyết tật sẽ có 18 thành viên là các chuyên gia phục vụ theo nhiệm kỳ 4 năm. Các quốc gia sẽ gửi báo cáo tới Uỷ ban 2 năm một lần, bản báo cáo sẽ mô tả đầy đủ quá trình thực hiện Công ước. Các thành viên của Uỷ ban sẽ phục vụ theo năng lực của bản thân, là những người có phẩm chất đạo đức cao, có năng lực được công nhận và kinh nghiệm về lĩnh vực người khuyết tật. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu theo hình thức bỏ phiếu kín từ danh sách những người do các quốc gia tham gia Công ước đề cử, là công dân của họ, tại Hội nghị các quốc gia thành viên và lần bầu cử đầu tiên được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực. Tổng Thư kí của Liên Hiệp Quốc sẽ cung cấp những nhân viên và trang thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả những chức năng của Uỷ ban theo Công ước này và sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban. Về hoạt động của Uỷ ban, Uỷ ban sẽ giám sát theo chế độ báo cáo thực hiện Công ước. Mỗi quốc gia tham gia sẽ trình lên Uỷ ban một báo cáo toàn diện, sau đó các quốc gia thành viên sẽ trình báo cáo theo định kỳ hoặc theo thời điểm mà Uỷ ban yêu cầu. 81 Tám Uỷ ban của Liên hiệp quốc bao gồm: 1) Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt chủng tộc (CERD). 2) Uỷ ban về quyền con nguời (HRC). 3) Uỷ ban về các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế (CESCR). 4) Uỷ ban về chống tra tấn (CAT). 5) Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 6) Uỷ ban về quyền trẻ em (CRC). 7) Uỷ ban về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di cư và thành viên gia đình của họ (MWC). 8) Uỷ ban về quyền của người khuyết tật (CRPD). GVHD: ThS. Kim Oanh Na 47 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Các cơ quan chuyên trách và những cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc sẽ được giao quyền đại diện trong việc xem xét quá trình thực hiện những điều khoản trong Công ước trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Định kì hai năm một lần, Uỷ ban sẽ báo cáo về những hoạt động của Uỷ ban với Đại Hội Đồng và Uỷ ban Kinh tế và Xã hội, và đưa ra những đề xuất, khuyến nghị chung dựa trên việc kiểm tra những báo cáo và thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên. 2.3.2. Cơ chế khu vực Ngoài khuôn khổ cơ chế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc còn có các tổ chức, cơ quan cấp khu vực cùng các cơ chế kèm theo nhằm thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người như: ở Liên minh Châu Âu có Hội đồng Châu Âu và Tòa án vì Công lý Châu Âu.82 Tổ chức các nước châu Mỹ có Ủy ban Nhân quyền châu Mỹ, Tòa án Nhân quyền châu Mỹ.83 Tổ chức thống nhất châu Phi có Ủy ban Nhân quyền châu Phi và Tòa án Nhân quyền Châu Phi84… Hiện các nước ASEAN cũng đang trong tiến trình thảo luận về một cơ chế riêng cho khu vực.85 Để trở thành tổ chức liên chính phủ đầu tiên gia nhập công ước quốc tế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ngày 23 tháng 12 năm 2010 Liên minh châu Âu đã phê chuẩn Công ước về Quyền người khuyết tật. “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Liên minh châu Âu đã trở thành một bên của một hiệp ước quốc tế về quyền con người của Liên Hiệp Quốc”. Việc tổ chức này phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật sẽ dẫn đến việc toàn bộ các quốc gia thành viên phải phê chuẩn và thực hiện Công ước. Việc thực hiện Công ước chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật của Liên minh Châu Âu và việc thực hiện các quy định của Liên minh Châu Âu sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các cơ quan giám sát và cưỡng chế của Liên minh Châu Âu. 2.3.3. Cơ chế quốc gia Sau khi Nhà nước phê chuẩn Công ước quốc tế về người khuyết tật, thì trách nhiệm tổ chức thực hiện Công ước như sau: 82 Cơ quan chủ đạo của EU gồm Uỷ ban Châu Âu, nghị viện Châu Âu, Hội đồng Liên minh Châu, Hội đồng Châu Âu,Tòa án vì Công lý Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu. 83 Bao gồm 35 quốc gia thành viên ở châu Mỹ. Ủy ban nhân quyền Liên Mỹ, Tòa án châu Mỹ về quyền con người là các cơ quan nằm trong hệ thống thăng tiến và bảo vệ nhân quyền châu Mỹ. 84 Bao gồm 53 quốc gia Châu Phi. Ủy ban Nhân quyền châu Phi và Tòa án Nhân quyền Châu Phi là các cơ quan chuyên môn của tổ chức này. 85 Đông Nam Á là nơi được coi là có mối liên kết tiểu khu vực chặt chẽ nhất tại châu Á với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc thành lập Cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người chung. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 48 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam  Cơ cấu cơ quan quản lý chung về ngƣời khuyết tật: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất nước có vai trò giám sát các hoạt động của Nhà nước cũng như là cơ quan đại diện ý chí cho nhân dân và mọi hoạt động của Nhà nước điều chịu sự giám sát của Quốc hội. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ có trách nhiệm thống nhất và quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực ở cấp địa phương có trách nhiệm đại diện cho nhân dân ở địa phương và là cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp địa phương, trong đó có người khuyết tật. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện Pháp luật của Nhà nước và chịu trach nhiêm trước Hội đồng nhân nhân trong các vấn đề trong đó có vấn đề về người khuyết tật.  Cơ quan thực hiện về quyền ngƣời khuyết tật: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo với chính phủ về việc thi hành chức năng quản lý nhà nước đối với người khuyết tật, đồng thời có trách nhiệm giải quyết, điều phối việc thực hiện pháp luật liên quan đến vấn đề người khuyết tật. Các Bộ, Nghành khác có liên quan cũng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người khuyết tật: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Hội người khuyết tật ở các cấp thực hiện quyền hạn của mình trong việc quản lý người khuyết tật trong hội của mình, thúc đẩy các công tác giải quyết mọi vấn đề liên quan đến người khuyết tật, đồng thời tạo cơ hội việc làm cũng như khuyến khích các hội viên của mình thực hiện việc học nghề…, đồng thời tạo mối liên kết với các cơ quan quyền lực Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền của người khuyết tật một cách tốt nhất. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 49 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chƣơng 3 VẤN ĐỀ THỰC THI QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Vấn đề thực hiện quyền của ngƣời khuyết tật Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật thì Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật. Trong đó Việt Nam sớm đã là thành viên của công ước bởi vậy vấn đề thực thi quyền của người khuyết tật được nhà nước Việt Nam sớm quan tâm. Thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật nhà nước ta đã quy định đồng thời vấn đề quyền người khuyết tật trong luật chuyên nghành Luật người khuyết tật năm 2010 và cạnh đó quyền của người khuyết tật còn được quy định trong văn bản luật cao nhất của nhà nước Việt Nam là Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản luật như Luật Dạy nghề năm 2006, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006…để đảm bảo quyền của người khuyết tật thì quy định trong luật chuyên nghành là chưa đủ nên một phần các quy định trong luật chuyên nghành không quy định mà quy định trong các văn bản luật có liên quan. Đầu tiên có thể khẳng định rằng thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta, Luật người khuyết tật khi được ban hành cho đến nay đã thúc đẩy mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến người khuyết tật giúp cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng. Luật người khuyết tật ban hành với những quy định xác định trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan nhà nước về công tác người khuyết tật. Ngoài ra, Luật người khuyết tật còn xác định trách nhiệm trong việc bảo đảm việc tiếp cận của người khuyết tật trong nhà ở, công trình công cộng, công nghệ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác. Luật đã quy định những hành vi cụ thể bị nghiêm cấm trong việc đối xử và ứng xử đối với người khuyết tật. Đây được xem là lần đầu tiên pháp điển hóa công ước về quyền của người khuyết tật tạo ra một bước phát triển mới trong xây dựng luật người khuyết tật. Luật người khuyết tật đã quy định hành vi cụ thể bị cấm khi đối xử đối với người khuyết tật. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 50 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Với những quy định như vậy luật người khuyết tật là cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật được tốt hơn. Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến thời điểm hiện nay Việt Nam có gần khoãng 6,7 triệu người khuyết tât, chiếm 8% dân số.86 Trong đó 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định.87 Vấn đề hỗ trợ, đào tạo và tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn đang còn là một bài toán khó. Khoảng 75% hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn và trong đó có 32,5% thuộc diện nghèo, gần 24% những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố. Hộ gia đình càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống ngày càng thấp; nhóm hộ có 01 người khuyết tật thì 31% là thuộc diện hộ nghèo; nhóm hộ có 03 người khuyết tật thì trên 60% là thuộc diện nghèo. Do điều kiện khó khăn, hầu hết các hộ gia đình có người khuyết tật (82,2%) chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản về ăn, ở, mặc cho người khuyết tật, còn lại các nhu cầu khác của người khuyết tật thì khả năng đáp ứng của hộ gia đình rất hạn chế. Trên 80% hộ gia đình có người khuyết tật đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Hơn một nửa hộ gia đình (51,2%) gặp khó khăn trong công việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trong sinh hoạt hằng ngày và gần 55% hộ gia đình gặp khó khăn về việc làm và vốn sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người khuyết tật. Kết quả của cuộc điều tra nói trên cũng cho thấy đa số người khuyết tật có trình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề. Về trình độ văn hoá, có đến 35,83% người khuyết tật không biết chữ, 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ trung học cơ sở, 24,13% có trình độ trung học phổ thông. Hầu hết người khuyết tật chưa qua dạy nghề (97,64%). Có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc, 30% chưa có việc làm. Lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của người khuyết tật là sản xuất nông nghiệp,- một trong những lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Đa phần người khuyết tật có thu 86 Vân Anh/VOV-Trung tâm Tin,, bàn về quyền của người khuyết tật, nhằm hiện thực hóa quyền của người khuyết tật, http://vov.vn/Xa-hoi/Ban-ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat/278250.vov, [truy cập ngày 17/10/2013]. 87 Tuyết Tùng, Báo Nhân dân điện tử, Ưu tiên bảo vệ việc làm cho người khuyết tật, http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_nhanai/item/621902.html, [truy cập ngày 17/10/2013]. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 51 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam nhập không ổn định,thu nhập thấp, không đủ trang trải nên cuộc sống của gia đình người khuyết tật và bản thân người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn.88 Những số liệu thống kê trên đã cho thấy người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống như tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông…Chính vì vậy, cuộc sống của người khuyết tật và gia đình họ thường bấp bênh, không ổn định, nghèo khổ hoặc luôn có nguy cơ rơi vào nghèo khổ. Tất cả họ đều mong muốn có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình. Theo thống kê của Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, chỉ khoảng 15% số người khuyết tật trong tuổi lao động có việc làm ổn định. Số còn lại sống chủ yếu dựa vào gia đình nên phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật có mức sống thấp, 32% có mức sống thấp và 58% có mức sống trung bình. Hộ càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm. Con số 65% - 70% số người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội chứng tỏ vấn đề sinh kế cho người khuyết tật đang là dấu hỏi lớn hiện nay.89 Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 500 cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ của người khuyết tật với khoảng 25.000 người đang làm việc. Như vậy con số này còn quá ít so với nhu cầu làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy không riêng gì nước ta mà đó là thực trạng chung của các nước đang phát triển với tỷ lệ 80% - 90% người khuyết tật trong độ tuổi không có việc làm, ở các nước phát triển tỷ lệ này là 50% - 70%.90 Về tạo việc làm cho người khuyết tật, theo báo cáo từ cục Việc làm trong năm 2008 cả nước giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động (đạt 95% kế hoạch đặt ra) từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 4,65%. Theo khảo sát năm 2008, có trên 50% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó làm việc trong khu vực nông nghiệp trên 70%.91 Thực hiện các chính sách giải pháp tạo việc làm người khuyết tật, cả nước có hơn 400 cơ sở sản 88 Hỏi đáp về vấn đề người khuyết tật, http://tuyengiao.dost dongnai.gov.vn/Lists/Dost_TaiLieu_HoiDap/Attachments/20/15TL%20hoi%20dap%20ve%20Nguoi%20khuyet%2 0tat.doc, [truy cập ngày 17/10/2013] 89 Vnmedia pháp luật về người khuyết tật, http://www.vnmedia.vn, [truy cập ngày 15/06/2013]. 90 Nguyễn Trung, Hội NKT quận Đống Đa, Hà Nội Hội thảo “Tiện ích - An toàn giao thông cho người khuyết tật”http://dphanoi.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1896&Itemid =801, [truy cập ngày 15/06/2013]. 91 Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2009. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 52 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam xuất kinh doanh của thương binh và người khuyết tật, tạo việc làm ổn định cho 15.000 lao động là người khuyết tật, khoảng 65% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển như: miễn thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất… Mặc dù vậy, theo kết quả của bước đầu nghiên cứu “Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật ở Việt Nam” mà viện nghiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên giáo trung ương và Mặt trân Tổ Quốc Việt Nam thực hiện chỉ có 25,45% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên có việc làm; 33,7% đã từng có việc làm nhưng hiện đang thất nghiệp; 40,9% chưa từng bao giờ đi làm.92 Đối với những người khuyết tật có việc làm thì phần lớn là những việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Về giáo dục và đào tạo nghề cho người khuyết tật, hiện nay cả nước có 260 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố, trong đó có 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật.93 Trong những năm qua, nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật ( 2005 =11,5 tỷ, 2006 = 20 tỷ, 2007 = 156 tỷ, 2008 = 165 tỷ, 2009 = 183 tỷ trong đó bao gồm hai đối tượng là nông dân và người khuyết tật).94 Về vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp và môi trường hạ tầng kỹ thuật – xã hội hỗ trợ cho các hoạt động của người khuyết tật trong quá trình làm việc cho thấy hiện nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống đồng bộ về giao thông, công trình vệ sinh… để người khuyết tật hòa nhập dễ dàng. Mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn xây dựng công trình cho người khuyết tật dễ tiếp cận nhưng vì không có chế tài rõ rang nên hầu hết các công trình đều không thực hiện. Tổ chức người khuyết tật quốc tế Pháp từng thực hiện điều tra tại 137 nhà công ở Hà Nội bao gồm 19 tòa nhà hành chính, 7 cơ sở giáo dục, 9 bệnh viện, trạm xá, 16 khách sạn, 7 văn phòng của các công ty quốc tế, 29 trung tâm giải trí và 51 cửa hiệu. Kết quả 92 Kết quả này được rút ra từ cuộc điều tra được thực hiện trên 8.068 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ 49 phường, xã của bốn tỉnh: Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai. Trong số các hộ gia đình này, có 4.826 hộ có Người Khuyết tật. 93 Th.s Nguyễn Ngọc Toản, http://www.tinmoi.vn/day-nghe-va-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-thuctrang-va-nhung-van-de-dat-ra-011150217.html, [truy cập ngày 17/10/2013]. 94 Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật cần được đối xử tốt hơn http://www.nghilucsong.net/tin-tuc/chitiet/2009/nguoi-khuyet-tat-can-duoc-doi-xu-tot-hon.html, [truy cập ngày 21/06/2013]. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 53 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thu được chỉ 11% số tòa nhà này đủ tiêu chuẩn để người khuyết tật có thể tiếp cận độc lập.95 3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật 3.2.1. Những thuận lợi khi thực hiện pháp luật về người khuyết tật Khi Luật người khuyết tật ra đời đã tạo được một số thuận lợi như sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước luôn dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ giúp người tàn tật trong việc khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, tạo việc làm, tự ổn định đời sống. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện trợ giúp người khuyết tật với các hình thức phù hợp. Luật người khuyết tật cũng đã hỗ trợ người khuyết tật tập trung ở vấn đề an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp, giáo dục hoà nhập, trợ cấp xã hội, vv… cũng như, nhiều cơ quan và tổ chức trong cũng như ngoài nước dành nhiều quan tâm hơn cho lĩnh vực người khuyết tật và có đầu tư mở các cơ sở giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật như dạy tin học (công nghệ thông tin), dạy nghề (may, thêu, thủ công,…). Nhiều trung tâm phục hồi chức năng và nuôi dưỡng người khuyết tật ra đời, nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước có các dự án đầu tư, tài trợ cho các trung tâm này. Luật ra đời, tiếp đó các trung tâm tư vấn cho người khuyết tật cũng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của không chỉ người khuyết tật mà còn của gia đình người khuyết tật và những người có quan tâm. Mạng lưới người khuyết tật trên cả nước ngày càng được mở rộng thông qua những kênh thông tin chính thống như báo đài, ti vi, tổ chức về người khuyết tật, kế đó 95 Khuyết tật quốc tế, báo thanh tra, http://www.thanhtra.com.vn, [truy cập ngày 27/06/2013]. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 54 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam người khuyết tật được tiếp cận giao thông của người khuyết tật cũng đã được quan tâm, với các chương trình như giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, xe bus miễn phí tại Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh, việc đăng kiểm xe ba bánh cũng được tiến hành… Nói chung, Luật người khuyết tật ra đời đã tạo một hành lang pháp lý bảo vệ người khuyết tật, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật, cũng như góp phần cho người khuyết tật hòa nhập vào xã hội cùng nhau phát triển kinh tế. 3.2.2. Những khó khăn còn mắc phải khi thực hiện pháp Luật người khuyết tật Thứ nhất, đối với vấn đề tài chính khi báo cáo thì cần phải nghiêm túc về thực trạng người khuyết tật hiện nay, những khó khăn và sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật để có hoạch định kinh phí sẵn. Thực hiện chưa đúng mục đích các chính sách dành cho người khuyết tật cũng như bị lạm dụng chiếm đoạt trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các nguồn vốn từ ngân sách. Ngân sách nhà nước dành hỗ trợ cho người khuyết tật còn hạn chế và không có cơ chế tài chính phân bổ ngân quỹ cho các chương trình, hoạt động của người khuyết tật. Thứ hai, về mặc trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan, cá nhân thì còn nhiều vướng mắc. Như nhà nước ban hành Luật người khuyết tật nhưng chưa nhiều bộ phận người khuyết tật ở nông thôn chưa tiếp cận được pháp luật. Các cơ quan thì còn ngại tiếp cận vời người khuyết tật, trách nhiệm chưa thật sự đạt tới mức độ tốt. Nguyên nhân xuất phát ở đây là do nhận thức của xã hội về người khuyết tật thật sự còn hạn chế, vẫn còn phân biệt đối xử với người khuyết tật. Thứ ba, Nhà nước chưa thật sự xử lý nghiêm minh các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về người khuyết tật, nhìn chung Luật người khuyết tật chưa có chế tài thật sự cho mọi người chấp hành thật tốt về người khuyết tật. Thứ tư, có thể thấy rõ một số chính sách về người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập và nhiều văn bản chưa được thực hiện nghiêm túc. Ở nước ta cũng chưa có cơ sở hạ tầng như lối đi trong công viên công cộng, hệ thống giao thông hữu ích hỗ trợ người khuyết tật có thể đi lại mà không cần nhiều đến sự trợ giúp của người nhà. Hiện có nhiều công trình đang xây dựng thiếu phương tiện và trang thiết bị để người khuyết tật có thể sử dụng. Thứ năm, nhiều người khuyết tật có cuộc sống khó khăn, chưa được đào tạo nghề và có việc làm ổn định. Hơn nữa, việc tiếp cận với các vấn đề trợ giúp như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo, giao thông... còn nhiều bất cập. Cơ quan thông tin truyền thông cũng chưa thật sự đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách GVHD: ThS. Kim Oanh Na 55 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam của Ðảng và Nhà nước để người khuyết tật biết và thụ hưởng các chế độ, chính sách ban hành. Thứ sáu, khó khăn mà người khuyết tật gặp phải là sự cảm thông của xã hội về tình trạng khuyết tật của họ. Nhiều trẻ em khuyết tật không thể đi học cũng do gia đình, cha mẹ các em và chính bản thân các em sợ sẽ bị bạn bè trêu chọc. Nhiều người khuyết tật không dám đến các nơi công cộng vì sợ bị nhiều ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự ti. Thứ bảy, ngay tại các doanh nghiệp, người khuyết tật tưởng như được nhiều ưu đãi nhưng thực chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như cơ sở vật chất, thời gian làm, công việc làm…, Nhiều người khuyết tật sau khi ra trường không thể tìm cho mình một công việc phù hợp do nhiều nhà tuyển dụng ái ngại về khả năng lao động của người khuyết tật. Cũng như chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm cho người lao động khuyết tật khi người khuyết tật đã đến độ tuổi lao động, cạnh đó cũng chưa đảm bảo cho mọi người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo đúng quy định. Thứ tám, khó khăn về việc tiếp cận dành cho người khuyết tật, bao gồm tiếp cận thông tin về các chính sách, tiếp cận giao thông và tiếp cận cơ sở vật chất. Người khuyết tật muốn tham gia vào các hoạt động của xã hội nhưng họ lại không thể tiếp cận giao thông. Người khiếm thị không thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình (phần mềm đọc chữ, chữ nổi, ..) và chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp. Thứ chín, các tỉnh thành không phân công đủ nhân sự có kiến thức tốt về mô hình xã hội để giám sát việc thực thi các chính sách và đề xuất kiến nghị cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật tại địa phương mình, cũng như không có sự hợp tác giữa các cơ quan và tổ chức trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe và tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội. Thứ mười, thông tin và tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về người khuyết tật chưa được thực hiện rộng rãi; vì vậy nhận thức của các tổ chức và cá nhân về trách nhiệm đối với người khuyết tật còn hạn chế, không có cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật, và hướng dẫn các tỉnh thành thực thi các luật và chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Ngoài ra, khó khăn nằm trong chính nội lực của người khuyết tật khi nhiều người khuyết tật còn chưa thực sự cố gắng để vượt qua khiếm khuyết, hoà nhập cộng đồng và khẳng định bản thân. Như vậy khi Luật người khuyết tật ra đời bên cạnh những thuận lợi nhất định thì còn gặp những khó khăn trên để giải quyết triệt để quyền lợi của người khuyết tật thì cần GVHD: ThS. Kim Oanh Na 56 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam khắc phục các nhược điểm để đảm bảo một cuộc sống công bằng cho người khuyết tật, cũng như đảm bảo cho họ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật trong điều kiện hiện nay là một trong những yêu cầu khách quan, cấp bách, xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở bảo vệ quyền và cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật và đảm bảo yêu cầu phù hợp với phát triển trong xu thế hội nhập và phát triển. Yêu cầu khắc phục những hạn chế cho người khuyết tật nhằm tạo cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định xã hội, nâng cao uy tính của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế. Nhằm khắc phục khó khăn, bình đẳng về cơ hội và điều kiện phát triển trên cơ sở nhận thức đúng đắn của xã hội cho người khuyết tật, nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước người viết có vài biện pháp sau đây nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về người khuyết tật: Cần trợ giúp để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho cán bộ làm công tác hội của người khuyết tật ở cả Trung ương và địa phương. Cần tăng thêm tỷ lệ người khuyết tật trong ban chấp hành và các hội bảo trợ, các tổ chức xã hội của người tàn tật và cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật, văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam cũng cần có sự tham gia của nhiều đại biểu là người khuyết tật đại diện cho các dạng khuyết tật. Cần điều chỉnh và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên về mặt tổ chức và quản lý các hoạt động tuyên truyền cũng như hỗ trợ và bảo trợ để người khuyết tật được quan tâm một cách công bằng hơn tránh trùng lặp hoặc chỉ tập trung cho một số dạng tật và ở một số địa phương nhất định. Nhà nước các cấp cần giúp đỡ tạo điều kiện thành lập các Hội người khuyết tật của một số dạng khuyết tật phổ biến cho người khuyết tật dù ở dạng tật nào, hoàn cảnh nào cũng có cơ hội, có tiếng nói chung hoà nhập được vào cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở, hội người khuyết tật phát huy hết khả năng của mình. Tổ chức các hiệp hội sản xuất - kinh doanh cho người khuyết tật thiết thực đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật, phải có hệ thống chính sách hỗ trợ cụ thể, đồng bộ, nhất quán để nó có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường và GVHD: ThS. Kim Oanh Na 57 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thu hút ngày càng nhiều lao động là người khuyết tật. Trước mắt cần xác định ưu tiên các ngành nghề mà ở đó cần phải đào tạo và thu hút nhiều lao động là người khuyết tật cùng với các cơ chế chính sách cần thiết kèm theo. Tạo điều kiện cho những doanh nghiêp cũng như chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có chỗ đi lại cho người khuyết tật. Tạo điều kiện cho người khuyết tật đi lại thuận lợi. Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải sửa chửa, cải tạo cơ sở vật chất để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Nếu như cùng chung một nghành nghề, một môi trường làm việc, thì hãy quan tâm chia sẽ và ưu tiên hơn cho những người người khuyết tật. Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm việc của người khuyết tật, thay đổi định kiến cho rằng người khuyết tật không đảm bảo sức khỏe làm việc, nhận người khuyết tật thêm phiền phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng lao động người khuyết tật, cần phải nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không được làm việc thì người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia đình và cộng đồng. Phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, phải có các chính sách chế độ, chế tài cũng như các quy định trong tổ chức thực hiện cần cụ thể chặt chẽ và nhất quán. Mặt khác cần phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh để chuẩn hoá các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đặc thù giành cho người khuyết tật. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế và đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy chính khoá ở các trường Đại học Kiến trúc và Đại học Xây dựng. Luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật có thể tham gia học tập, đề cao và khuyến khích giáo dục hòa nhập cộng đồng, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật tham gia học nghề, có quy định riêng đối với người khuyết tật trong lĩnh vực dạy nghề. Cũng như, không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm, hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật đảm bảo nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi, thông thoáng, phá bỏ các rào cản cho người khuyết tật tiếp cận và hưởng thụ quyền, nâng cao vị thế của người khuyết tật, tạo cho người khuyết tật được hiến và thụ hưỡng những gì thuộc về họ. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 58 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Người khuyết tật có vai trò không kém phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Thái độ được xem như rào cản chính đối với việc hòa nhập xã hội của người khuyết tật, thái độ có thể khác nhau nhưng nổi trội vẫn là “chăm sóc và bảo vệ”. Tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật là vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, đồng thời còn mang ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội. Trong những thập kỷ gần đây cộng đồng quốc tế đã thông qua rất nhiều văn kiện pháp lý trong đó quan trọng nhất là Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007. Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 03/05/2008. Qua đó, Công ước đã thiết lập quyền của toàn bộ người khuyết tật trên toàn thế giới, Công ước có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền. Theo Công ước quyền của người khuyết tật vào ngày 22 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước và là thành viên thứ 118, sớm thông qua công ước về quyền của người khuyết tật đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta dành cho người khuyết tật. Đặc biệt, sau khi phê chuẩn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật năm 2010 và Luật người khuyết tật đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011. Qua đây Luật người khuyết tật cũng đã khắc phục những hạn chế, tạo ra cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định xã hội, nâng cao uy tính của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế. Luật người khuyết tật luôn hướng tới mục đích là thúc đẩy, bảo hộ và đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ một cách đầy đủ và bình đẳng quyền con người và các quyền tự do cơ bản và nâng cao sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của người khuyết tật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 59 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục các điều ƣớc quốc tế 1. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 3. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 4. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1946 2. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 4. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 5. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 6. Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 7. Luật Doanh nghiệp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 8. Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 9. Luật Bảo hiểm xã hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 10. Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 11. Luật Người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao, “Luật quốc tế về quyền của nghĩa người dễ bị tổn thương”, Đại học Quốc gia Hà nội, Nxb Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2010. 2. Đỗ Thị Phượng, “Những việc cần làm để tiến tới phê chuẩn Công ước 159 về phục hồi chức năng lao động cho Người Khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 389. 3. Erving Goffman,“Nghiên cứu của về quyền của người khuyết tật”, năm 1963. 4. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh, “Một số vần đề về quyền kinh tế - xã hội”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 60 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 5. Jacques Delors, “Learning: The Treasure Within”, UNESCO, Pari, năm 1996 (Bản dịch tiếng Việt, NXBGD,2002,2003). 6. Khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH về người khuyết tật năm 2005. 7. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009. 8. Nguyễn Linh Giang, “Các Công ước quốc tế về quyền con người”, trích sách “Quyền con người – Tiếp cận đa nghành và chuyên nghành luật học”, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2010. 9. O’ Reilly, A (2003), “Quyền có việc làm xứng đáng của người khuyết tật”, Tài liệu về kỹ năng, số.14, ILO Geneva. 10. Trần Ngọc Giao – Lê Văn Tạc,“Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010. 11. Viện nghiên cứu quyền con người,“Luật quốc tế về quyền con người”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,năm 2005.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, http://molisa.gov.vn/, [truy cập ngày 15/06/1013] 2. Báo phụ nữ online, http://who.int/disabilities/en, [truy cập ngày 15/06/2013]. 3. Bác sỹ Nguyễn Công Nghĩa, http://benhvienphusanhanoi.vn/Chitiet/tabid/103/mid/1051/ArticleID/393/PreTabId/456/d nnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo+Skin&C ontainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default%2FNo+Container, [truy cập ngày 06/10/2013]. 4. Diễn văn bế mạc của Tổng thư ký Liên hợp quốc, OHCHR, http://www.unhcr.org/cgi-bin/texis/vtx/home, [truy cập ngày 09/09/2013]. 5. Hỏi đáp về vấn đề người khuyết tật,http://tuyengiao.dost dongnai.gov.vn/Lists/Dost_TaiLieu_HoiDap/Attachments/20/15TL%20hoi%20dap%20v e%20Nguoi%20khuyet%20tat.doc, [truy cập ngày 17/10/2013]. 6. Hội người mù Mê Linh – tìm hiểu Luât người khuyết tật, http://hnmmelinh.wordpress.com/nguoi-mu-do-day/ , [truy cập ngày 20/08/2013]. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 61 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 7. Khuyết tật quốc tế, báo thanh tra, http://www.thanhtra.com.vn, [truy cập ngày 27/06/2013]. 8. Nghị lực sống, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, http://www.nghilucsong.net/ho-tro-nkt/chi-tiet/111/hoi-nguoi-khuyet-tat-thanh-pho-hanoi-.html. [truy cập ngày 27/06/2013]. 9. Nguyễn Trung, Hội NKT quận Đống Đa, Hà Nội Hội thảo “Tiện ích - An toàn giao thông cho người khuyết tật, http://dphanoi.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1896&Itemid =801, [truy cập ngày 15/06/2013]. 10. Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật cần được đối xử tốt hơn http://www.nghilucsong.net/tin-tuc/chi-tiet/2009/nguoi-khuyet-tat-can-duoc-doi-xu-tothon.html, [truy cập ngày 21/06/2013]. 11. Trinh – Tuấn, “Khuyết tật không phải là hột giống lép”, http://www.drdvietnam.org/vi/component/content/article/10532-khuyet-tat-khong-phaila-qhot-giong-lepq.html, [truy cập ngày 16/06/2013]. 12. Tuyết Tùng, Báo Nhân dân điện tử, hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật,http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_nhanai/item/621902.html, [truy cập ngày 17/10/2013]. 13. Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD Việt Nam, http://www.drdvietnam.org/, [truy cập ngày 17/10/2013]. 14. Nguyễn Ngọc Toản, Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật,http://www.tinmoi.vn/day-nghe-va-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-thuctrang-va-nhung-van-de-dat-ra-011150217.html, [truy cập ngày 17/10/2013]. 15. Vân Anh/VOV-Trung tâm Tin,, http://vov.vn/Xa-hoi/Ban-ve-quyen-cua-nguoikhuyet-tat/278250.vov, [truy cập ngày 17/10/2013]. GVHD: ThS. Kim Oanh Na 62 SVTH: Trần Bảo Sơn [...]... mạc của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, OHCHR (http://www.unhchr) GVHD: ThS Kim Oanh Na 18 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 2.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật 2.1.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật theo Công ước quyền của. . .Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chƣơng 3: Vấn đề thực thi quyền của ngƣời khuyết tật: Thực trạng và giải pháp Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT 1.1 Khái niệm về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời khuyết tật và ngƣời khuyết tật 1.1.1 Khái niệm về quyền con người Quyền con người trước hết là quyền của mỗi... Oanh Na 15 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 1.4 Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu Luật ngƣời khuyết tật 1.4.1 Mục đích ra đời của Luật người khuyết tật Việt Nam Thể chế hóa đầy đủ và toàn diện chủ trương, chính sách của Đảng ta, sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật Tạo giải pháp hỗ trợ, tạo điều... và pháp luật về quyền con người , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009, tr 22 GVHD: ThS Kim Oanh Na 11 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam người thực hiện quyền của mình, đồng thời chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản vốn có của con người 1.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của ngƣời khuyết tật và sự nhìn nhận của. .. SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam  Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật: Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự “Khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng” Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết tật dựa... đó, Luật người khuyết tật còn góp phần vào sự tăng trưởng của Việt Nam, bởi những chính sách hòa nhập tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các cơ hội cho người khuyết tật Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động và góp phần khẵng định tính độc lập của mình, sau đó là nền kinh tế đất nước GVHD: ThS Kim Oanh Na 16 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt. .. Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam luật pháp, các quốc gia thành viên đẩy mạnh tập huấn thích hợp cho ngưỡng người làm việc trong lĩnh vực hành chính luật pháp, bao gồm cảnh sát và các nhân viên của trại giam.27 2.1.1.2 Nhóm quyền được đảm bảo tự do cơ bản  Quyền tự do và an toàn cá nhân Người khuyết tật cần được hưởng đầy đủ quyền tự do và an toàn... hành hay lạm dụng người khuyết tật. 36 35 36 Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 16 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS Kim Oanh Na 25 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 2.1.1.4 Nhóm quyền được tham gia Nhóm quyền được tham gia bao gồm:  Quyền được tham gia đời sống chính trị và cộng đồng Để... Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 GVHD: ThS Kim Oanh Na 23 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam những người khác, bằng tất cả các hình thức giao tiếp mà họ lựa chọn, bảo đảm cung cấp thông tin đại chúng cho người khuyết tật bằng các hình thức có thể tiếp cận được và các công... về quyền của người khuyết tật năm 2007 28 GVHD: ThS Kim Oanh Na 21 SVTH: Trần Bảo Sơn Bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Điều 19 Công ước quy định, người khuyết tật có quyền được sống độc lập trong cộng đồng, có những sự lựa chọn bình đẳng với những người khác và tiến hành những biện pháp hữu hiệu và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật được hưởng

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan