Quyền của người khuyết tật trong Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi,

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 48)

bổ sung năm 2009

Để có thể phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp con người cần phải được giáo dục. Phải kể đến đó là giáo dục, giáo dục không chỉ giúp con người có kiến thức, tri thức mà còn giúp con người hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bởi vậy, đến một độ tuổi nhất định con người cần phải được học tập, giáo dục. Quá trình học tập, giáo dục này gắn với suốt cuộc đời con người, giúp con người có được tri thức và hình thành nhân cách.

Do đó, đối với một quốc gia, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại mà xã hội loài người đang quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì: “Giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”.65

Bên cạnh đó, phải kể đến người khuyết tật, tuy có bị khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần song cũng cần phải có cơ hội học tập, giáo dục như những người không khuyết tật. Vì vậy, giáo dục đối với người khuyết tật cũng được hiểu là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người khuyết tật giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục không chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết, kiến thức về thế giới xung quanh mà còn giúp con người hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục cũng giúp cho con người có được những phẩm chất tốt đẹp. Đối với người khuyết tật, giáo dục càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Giáo dục sẽ giúp người khuyết tật có được kiến thức, tri thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội và từ những cơ sở đó nhà nước ta đã pháp điển hóa những quy định dành cho người khuyết tật trong luật: “Học tập là một trong các quyền và nghĩa vụ của công dân”. Do đó, công dân có quyền được học tập đồng thời cũng có trách nhiệm phải học tập. Người khuyết tật cũng là công dân nên họ cũng có quyền được học tập và cũng có nghĩa vụ phải học tập. Hơn nữa, Nhà nước ta lại chủ trương thực hiện

65

Jacques Delors- “ Learning: The Treasure Within” , UNESCO, Pari, 1996 ( Bản dịch tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2002,2003)

công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học nên đương nhiên người khuyết tật cũng sẽ được quyền tiếp cận với cơ hội học tập66. Học tập là quyền của công dân nhưng vì người khuyết tật lại là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên việc học tập gặp nhiều khó khăn.

Kế đó phải kể đến những quy định riêng mà nhà nước dành cho người khuyết tật: Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những người bình thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học tập của họ khó khăn hơn so với những người bình thường. Sự khiếm khuyết cũng như các dạng tật của người khuyết tật cũng hết sức đa dạng, có người khiếm khuyết về chân, tay, có người về mắt, tai…Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Chính vì vậy, những quy định riêng dành cho người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện quyền học tập của mình chứ không mang tính chất bất bình đẳng giữa những người khuyết tật và người không khuyết tật hay mang tính chất phân biệt đối xử.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, người khuyết tật còn được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.67

2.2.2.3. Quyền lao động của người khuyết tật quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012

Pháp luật lao động luôn thể hiện sự quan tâm của các cá nhân và Nhà nước cũng như trong việc tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc với một thời gian nhất định phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách khuyết khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm cho người lao động khuyết tật được thực hiện quyền lao động của mình, không chỉ dừng lại ở đó nhà nước còn quy

66Điều 10, Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, Luật Giáo dục năm 2005

định người sử dụng lao động ít nhất khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người khuyết tật người sử dụng phải tham khảo ý kiến của họ.68

Pháp luật lao động bảo vệ sức khỏe cho người lao động cụ thể: “Cấm sử dụng lao động là người khuyết tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.69 Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Bộ Y tế ban hành”.70

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm đối với lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi, cũng như thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động là người khuyết tật.71

Bộ luật cũng đã quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động là người khuyết tật, từ đó cho ta thấy các cấp nhà nước ngày càng quan tâm đến người khuyết tật hơn điển hình cho ta thấy đó là như một doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, một dây chuyền có thể phải dừng sản xuất trước một giờ vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đối với một thành viên là người khuyết tật trong dây chuyền.72

Để các quy định pháp luật được thực thi trên thực tế, Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cũng như những biện pháp chế tài đối với cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào học nghề, làm việc như: “Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm việc thấp hơn tỉ lệ quy định thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ việc làm cho người khuyết tật một khoản tiền bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định nhân với số lao động là người khuyết tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ quy định Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người khuyết tật, theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính”.

68Khoản 2, Điều 177, sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012

69

Khoản 1, Điều 178, các hành vi cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012

70

Khoàn 2, Điều 178, các hành vi cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, Bộ luật Lao động năm 2012

71Điều 176 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2012

72Đỗ Thị Phượng, “ Những việc cần làm để tiến tới phê chuẩn Công ước 159 về phục hồi chức năng lao động cho Người Khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 389, Tr.40

2.2.2.4. Quyền của người khuyết tật trong Luật Dạy nghề năm 2006

Để đảm bảo quyền lợi cho những người không may mắn mà điển hình là người khuyết tật thì ngoài những quy định về việc làm quy định rõ trong Bộ luật Lao động thì việc trang bị kiến thức kể cả lý thuyết và thực hành cho người khuyết tật thì một nghề nghiệp ổn định với những khả năng làm việc ứng với các yêu cầu của công việc cũng như các tiêu chuẩn khá khắc khe của nhà tuyển dụng lao động thì không thể không nói đến đó là vấn đề học nghề mà cụ thể hóa được quy định trong Luật Dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu trên thì Luật Dạy nghề đáp ứng cho người khuyết tật với mục tiêu “Dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng.”73. Cạnh đó Nhà nước cũng đã quy định cụ thể vấn đề những công trình, cơ sở thiết bị cho người khuyết tật và trình độ của đội ngũ giảng viên cho người khuyết tật.74

Để khuyến khích các cơ quan nhà nước cũng như cơ sở doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định các ưu đãi, các hình thức giảm thuế, thời hạn cho thuê sử dụng đất… Nhận thức về người khuyết tật hiện nay đang dần thay đổi75. Họ cũng có quyền công ăn việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội và có khi sau nhiều chuyện không may mắn đối với họ thì họ đã rút ra được nhiều bài học và họ đã thành công.

Nhà nước ta cũng đồng thời thực hiện chính sách quan tâm đối với người khuyết tật khi học nghề và đội ngũ giảng viên khi dạy nghề cho người khuyết tật. Chính sách đối với người khuyết tật khi học nghề là được tư vấn học nghề, được giảm, miễn học phí, được hoc bổng hay trợ cấp xã hội…76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhằm khuyến khích người khuyết tật học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật thì: được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật và được hưởng chế độ khác khi dạy người khuyết tật.77

Như vậy quyền có việc làm không những là việc trên sách vở hay nhằm khẳng định sự bình đẳng của người khuyết tật với người bình thường hay nhằm chứng minh cái gọi là “tàn” mà không “phế”, hay nhằm khẳng định sỉ diện của một người có ý thức và lòng tự trọng mà còn là vấn đề thiết thân gắn liền với cuộc sống vật chất rất đời thường của người khuyết tật.

73Điều 68 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

74Điều 69 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

75Điều 70 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

76Điều 71 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

Nhà nước ta đã tạo điều kiện từ pháp lý cho đến những đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền của người khuyết tật trong việc tìm kiếm vị trí của mình trong công cuộc mưu sinh. Trong thực tế không ít Người khuyết tật không ngừng vươn lên nhưng giữa chính sách và thực hiện thực tế là một khoảng cách quá xa. Một thực trạng đáng nói về việc làm của người khuyết tật hiện nay là: người khuyết tật có việc làm còn quá ít, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2.2.2.5. Quyền của người khuyết tật được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 năm 2005

Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã thể hiện “Tất cả các quyền dân sự của pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”78. Bộ luật không những quy định mọi cá nhân điều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì không bị hạn chế79, mà còn cụ thể hóa các quyền nhân thân được thể hiện qua 30 điều như: quyền đối với họ tên, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe thân thể, quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tính, quyền bí mật đời tư, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền đối với quốc tịch, quyền tự do đi lại, quyền lao động…

2.2.2.6. Quyền của người khuyết tật trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 cũng đã cụ thể hóa về các quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội như được cấp sổ bảo hiểm, nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc, các trường hợp bảo hiểm y tế.80 Các loại hình bảo hiểm bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất được quy định từ Điều 21 đến Điều 68 cũng như các loại hình bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. Các quy định đã nói lên các quyền lợi khi người khuyết tật tham gia bao hiễm xã hội.

78

Điều 9 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

79Điều 14 và Điều 16 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

2.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật theo Công ƣớc quyền của ngƣời khuyết tật năm 2007 của ngƣời khuyết tật năm 2007

2.3.1. Cơ chế toàn cầu

Cơ chế toàn cầu nói đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về người khuyết tật trước hết nằm trong cơ chế quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về quyền con người bao gồm nhiều chế độ, thủ tục với sự tham gia của nhiều cơ quan nhân quyền khác nhau trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề thực hiện các quyền con người nói chung, quyền của người khuyết tật nói riêng được tập trung theo 3 hướng: thúc đẩy, bảo vệ và phòng ngừa.

Trong cơ chế toàn cầu thì có hai hệ thống cơ quan giám sát thực thi nhân quyền:

Thứ nhất, cơ quan được thành lập dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Thứ hai, cơ quan giám sát thành lập dựa trên Công ước quyền của người khuyết tật Về hệ thống cơ quan giám sát bao gồm: hệ thống cơ quan giám sát chung và hệ thống cơ quan giám sát chuyên biệt.

Hệ thống cơ quan giám sát chung:

Chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật quốc tế về nhân quyền của các cơ quan, tổ chức của Liên Hiệp Quốc nói chung bao gồm: Hội đồng quyền con người, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Các điều ước quốc tế, trong đó có các Công ước về quyền của người khuyết tật, là những văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý. Việc đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế sẽ được giám sát thực hiện bằng những hình thức nhất định. Cơ chế giám sát của Liên Hiệp

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 48)