Hiến pháp về bảo vệ quyền của người khuyết tật qua các thờ

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46)

Cùng với việc tham gia vào các công ước quốc tế liên quan đến người khuyết tật, sự quan tâm của Nhà nước ta đối với người khuyết tật còn được thể hiện cụ thể trong pháp luật, trước hết là trong các quy phạm của Hiến pháp - đạo Luật cơ bản của Nhà nước.

Ngay từ Hiến pháp năm 1946, mặc dù được ban hành trong một tình thế rất khẩn trương, số lượng điều khoản không nhiều58

, nhưng Hiến pháp 1946 đã dành Điều 14 quy định trực tiếp về người khuyết tật “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”.

Trong Hiến pháp năm 1959, vấn đề người khuyết tật được nêu tại Điều 32:

“Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó”.

Hiến pháp năm 1980 có bổ sung thêm chế độ đối với người khuyết tật, đặc biệt là thương, bệnh binh: “Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống ổn định”59.

Những quy định trong Hiến pháp năm 1980 có ý nghĩa bảo vệ quyền của người khuyết tật tiếp tục được ghi nhận và phát triển trong nội dung của các bản Hiến pháp năm 1992. “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”... “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”60 ... “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.61

58

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1946 bao gồm 70 Điều

59Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980

60Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 10 quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”62

; “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”63. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Trên cơ sở sự thay đổi này của Hiến pháp, năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Người khuyết tật thay thế Pháp lệnh Về người tàn tật năm 1998.

Những thay đổi này không đơn thuần là sự thay đổi về mặt câu chữ, mà đã thể hiện sự thay đổi phần nào trong nhận thức của Nhà nước và xã hội về vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội. Điều này cũng có ý nghĩa định hướng quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ toàn diện của Nhà nước đối với người khuyết tật, nhằm bảo đảm sự hòa nhập tối đa của người khuyết tật vào cộng đồng, để họ phát huy khả năng, thể hiện giá trị của bản thân trong đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, Về mặt pháp lý quyền có việc làm của người khuyết tật đã được quy định ở các văn bản pháp lý khác nhau nhằm thể hiện: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”64. Đồng thời, Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, cũng như quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

Nội dung các quyền lao động nói chung và quyền lao động của người khuyết tật nói riêng được quy định trong Hiến pháp đã thể hiện tính chất và tầm quan trọng đối với vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm cho những người khuyết tật. Chúng ta đã biết, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Vì thế, người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

62Điều 67 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 63Điều 59 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001

64

Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46)