Giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện pháp luật về ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64)

Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật trong điều kiện hiện nay là một trong những yêu cầu khách quan, cấp bách, xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở bảo vệ quyền và cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật và đảm bảo yêu cầu phù hợp với phát triển trong xu thế hội nhập và phát triển. Yêu cầu khắc phục những hạn chế cho người khuyết tật nhằm tạo cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định xã hội, nâng cao uy tính của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế.

Nhằm khắc phục khó khăn, bình đẳng về cơ hội và điều kiện phát triển trên cơ sở nhận thức đúng đắn của xã hội cho người khuyết tật, nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước người viết có vài biện pháp sau đây nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về người khuyết tật:

Cần trợ giúp để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho cán bộ làm công tác hội của người khuyết tật ở cả Trung ương và địa phương.

Cần tăng thêm tỷ lệ người khuyết tật trong ban chấp hành và các hội bảo trợ, các tổ chức xã hội của người tàn tật và cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật, văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam cũng cần có sự tham gia của nhiều đại biểu là người khuyết tật đại diện cho các dạng khuyết tật.

Cần điều chỉnh và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên về mặt tổ chức và quản lý các hoạt động tuyên truyền cũng như hỗ trợ và bảo trợ để người khuyết tật được quan tâm một cách công bằng hơn tránh trùng lặp hoặc chỉ tập trung cho một số dạng tật và ở một số địa phương nhất định.

Nhà nước các cấp cần giúp đỡ tạo điều kiện thành lập các Hội người khuyết tật của một số dạng khuyết tật phổ biến cho người khuyết tật dù ở dạng tật nào, hoàn cảnh nào cũng có cơ hội, có tiếng nói chung hoà nhập được vào cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở, hội người khuyết tật phát huy hết khả năng của mình.

Tổ chức các hiệp hội sản xuất - kinh doanh cho người khuyết tật thiết thực đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật, phải có hệ thống chính sách hỗ trợ cụ thể, đồng bộ, nhất quán để nó có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường và

thu hút ngày càng nhiều lao động là người khuyết tật. Trước mắt cần xác định ưu tiên các ngành nghề mà ở đó cần phải đào tạo và thu hút nhiều lao động là người khuyết tật cùng với các cơ chế chính sách cần thiết kèm theo. Tạo điều kiện cho những doanh nghiêp cũng như chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có chỗ đi lại cho người khuyết tật.

Tạo điều kiện cho người khuyết tật đi lại thuận lợi. Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải sửa chửa, cải tạo cơ sở vật chất để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Nếu như cùng chung một nghành nghề, một môi trường làm việc, thì hãy quan tâm chia sẽ và ưu tiên hơn cho những người người khuyết tật. Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm việc của người khuyết tật, thay đổi định kiến cho rằng người khuyết tật không đảm bảo sức khỏe làm việc, nhận người khuyết tật thêm phiền phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng lao động người khuyết tật, cần phải nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không được làm việc thì người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia đình và cộng đồng.

Phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, phải có các chính sách chế độ, chế tài cũng như các quy định trong tổ chức thực hiện cần cụ thể chặt chẽ và nhất quán. Mặt khác cần phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh để chuẩn hoá các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đặc thù giành cho người khuyết tật. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế và đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy chính khoá ở các trường Đại học Kiến trúc và Đại học Xây dựng.

Luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật có thể tham gia học tập, đề cao và khuyến khích giáo dục hòa nhập cộng đồng, khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật tham gia học nghề, có quy định riêng đối với người khuyết tật trong lĩnh vực dạy nghề. Cũng như, không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm, hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm.

Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật đảm bảo nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi, thông thoáng, phá bỏ các rào cản cho người khuyết tật tiếp cận và hưởng thụ quyền, nâng cao vị thế của người khuyết tật, tạo cho người khuyết tật được hiến và thụ hưỡng những gì thuộc về họ.

KẾT LUẬN

Người khuyết tật có vai trò không kém phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước. Thái độ được xem như rào cản chính đối với việc hòa nhập xã hội của người khuyết tật, thái độ có thể khác nhau nhưng nổi trội vẫn là “chăm sóc và bảo vệ”. Tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật là vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, đồng thời còn mang ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội. Trong những thập kỷ gần đây cộng đồng quốc tế đã thông qua rất nhiều văn kiện pháp lý trong đó quan trọng nhất là Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007. Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 03/05/2008.

Qua đó, Công ước đã thiết lập quyền của toàn bộ người khuyết tật trên toàn thế giới, Công ước có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật - một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền. Theo Công ước quyền của người khuyết tật vào ngày 22 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước và là thành viên thứ 118, sớm thông qua công ước về quyền của người khuyết tật đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta dành cho người khuyết tật.

Đặc biệt, sau khi phê chuẩn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật năm 2010 và Luật người khuyết tật đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011.

Qua đây Luật người khuyết tật cũng đã khắc phục những hạn chế, tạo ra cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định xã hội, nâng cao uy tính của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế.

Luật người khuyết tật luôn hướng tới mục đích là thúc đẩy, bảo hộ và đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ một cách đầy đủ và bình đẳng quyền con người và các quyền tự do cơ bản và nâng cao sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của người khuyết tật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục các điều ƣớc quốc tế

1. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

3. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 4. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1946

2. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980

4. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

5. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 6. Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 7. Luật Doanh nghiệp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

8. Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

9. Luật Bảo hiểm xã hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006 10. Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

11. Luật Người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010  Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao, “Luật quốc tế về quyền của nghĩa người dễ bị tổn thương”, Đại học Quốc gia Hà nội, Nxb Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2010. 2. Đỗ Thị Phượng, “Những việc cần làm để tiến tới phê chuẩn Công ước 159 về phục hồi chức năng lao động cho Người Khuyết tật”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 389.

3. Erving Goffman,“Nghiên cứu của về quyền của người khuyết tật”, năm 1963.

4. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh, “Một số vần đề về quyền kinh tế - xã hội”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996.

5. Jacques Delors, “Learning: The Treasure Within”, UNESCO, Pari, năm 1996 (Bản dịch tiếng Việt, NXBGD,2002,2003).

6. Khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH về người khuyết tật năm 2005.

7. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009.

8. Nguyễn Linh Giang, “Các Công ước quốc tế về quyền con người”, trích sách “Quyền con người – Tiếp cận đa nghành và chuyên nghành luật học”, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2010.

9. O’ Reilly, A (2003), “Quyền có việc làm xứng đáng của người khuyết tật”, Tài liệu về kỹ năng, số.14, ILO Geneva.

10. Trần Ngọc Giao – Lê Văn Tạc,“Quản lý giáo dục hòa nhập”, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Nxb Phụ nữ, năm 2010.

11. Viện nghiên cứu quyền con người,“Luật quốc tế về quyền con người”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,năm 2005.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, http://molisa.gov.vn/, [truy cập ngày 15/06/1013] 2. Báo phụ nữ online, http://who.int/disabilities/en, [truy cập ngày 15/06/2013].

3. Bác sỹ Nguyễn Công Nghĩa,

http://benhvienphusanhanoi.vn/Chitiet/tabid/103/mid/1051/ArticleID/393/PreTabId/456/d nnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo+Skin&C ontainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default%2FNo+Container, [truy cập ngày 06/10/2013].

4. Diễn văn bế mạc của Tổng thư ký Liên hợp quốc, OHCHR,

http://www.unhcr.org/cgi-bin/texis/vtx/home, [truy cập ngày 09/09/2013]. 5. Hỏi đáp về vấn đề người khuyết tật,http://tuyengiao.dost -

dongnai.gov.vn/Lists/Dost_TaiLieu_HoiDap/Attachments/20/15TL%20hoi%20dap%20v e%20Nguoi%20khuyet%20tat.doc, [truy cập ngày 17/10/2013].

6. Hội người mù Mê Linh – tìm hiểu Luât người khuyết tật,

7. Khuyết tật quốc tế, báo thanh tra, http://www.thanhtra.com.vn, [truy cập ngày 27/06/2013].

8. Nghị lực sống, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội,

http://www.nghilucsong.net/ho-tro-nkt/chi-tiet/111/hoi-nguoi-khuyet-tat-thanh-pho-ha- noi-.html. [truy cập ngày 27/06/2013].

9. Nguyễn Trung, Hội NKT quận Đống Đa, Hà Nội Hội thảo “Tiện ích - An toàn giao thông

cho người khuyết tật,

http://dphanoi.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1896&Itemid =801, [truy cập ngày 15/06/2013].

10. Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật cần được đối xử tốt hơn

http://www.nghilucsong.net/tin-tuc/chi-tiet/2009/nguoi-khuyet-tat-can-duoc-doi-xu-tot- hon.html, [truy cập ngày 21/06/2013].

11. Trinh – Tuấn, “Khuyết tật không phải là hột giống lép”,

http://www.drdvietnam.org/vi/component/content/article/10532-khuyet-tat-khong-phai- la-qhot-giong-lepq.html, [truy cập ngày 16/06/2013].

12. Tuyết Tùng, Báo Nhân dân điện tử, hỗ trợ việc làm cho người khuyết

tật,http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_nhanai/item/621902.html, [truy cập ngày 17/10/2013].

13. Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD Việt Nam, http://www.drdvietnam.org/, [truy cập ngày 17/10/2013].

14. Nguyễn Ngọc Toản, Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết

tật,http://www.tinmoi.vn/day-nghe-va-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-thuc- trang-va-nhung-van-de-dat-ra-011150217.html, [truy cập ngày 17/10/2013].

15. Vân Anh/VOV-Trung tâm Tin,, http://vov.vn/Xa-hoi/Ban-ve-quyen-cua-nguoi- khuyet-tat/278250.vov, [truy cập ngày 17/10/2013].

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)