Quyền của người khuyết tật trong Luật Dạy nghề năm 2006

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 51)

Để đảm bảo quyền lợi cho những người không may mắn mà điển hình là người khuyết tật thì ngoài những quy định về việc làm quy định rõ trong Bộ luật Lao động thì việc trang bị kiến thức kể cả lý thuyết và thực hành cho người khuyết tật thì một nghề nghiệp ổn định với những khả năng làm việc ứng với các yêu cầu của công việc cũng như các tiêu chuẩn khá khắc khe của nhà tuyển dụng lao động thì không thể không nói đến đó là vấn đề học nghề mà cụ thể hóa được quy định trong Luật Dạy nghề, để đáp ứng nhu cầu trên thì Luật Dạy nghề đáp ứng cho người khuyết tật với mục tiêu “Dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng.”73. Cạnh đó Nhà nước cũng đã quy định cụ thể vấn đề những công trình, cơ sở thiết bị cho người khuyết tật và trình độ của đội ngũ giảng viên cho người khuyết tật.74

Để khuyến khích các cơ quan nhà nước cũng như cơ sở doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định các ưu đãi, các hình thức giảm thuế, thời hạn cho thuê sử dụng đất… Nhận thức về người khuyết tật hiện nay đang dần thay đổi75. Họ cũng có quyền công ăn việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội và có khi sau nhiều chuyện không may mắn đối với họ thì họ đã rút ra được nhiều bài học và họ đã thành công.

Nhà nước ta cũng đồng thời thực hiện chính sách quan tâm đối với người khuyết tật khi học nghề và đội ngũ giảng viên khi dạy nghề cho người khuyết tật. Chính sách đối với người khuyết tật khi học nghề là được tư vấn học nghề, được giảm, miễn học phí, được hoc bổng hay trợ cấp xã hội…76

nhằm khuyến khích người khuyết tật học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật thì: được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật và được hưởng chế độ khác khi dạy người khuyết tật.77

Như vậy quyền có việc làm không những là việc trên sách vở hay nhằm khẳng định sự bình đẳng của người khuyết tật với người bình thường hay nhằm chứng minh cái gọi là “tàn” mà không “phế”, hay nhằm khẳng định sỉ diện của một người có ý thức và lòng tự trọng mà còn là vấn đề thiết thân gắn liền với cuộc sống vật chất rất đời thường của người khuyết tật.

73Điều 68 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

74Điều 69 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

75Điều 70 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

76Điều 71 Luật Dạy nghề nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2006

Nhà nước ta đã tạo điều kiện từ pháp lý cho đến những đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền của người khuyết tật trong việc tìm kiếm vị trí của mình trong công cuộc mưu sinh. Trong thực tế không ít Người khuyết tật không ngừng vươn lên nhưng giữa chính sách và thực hiện thực tế là một khoảng cách quá xa. Một thực trạng đáng nói về việc làm của người khuyết tật hiện nay là: người khuyết tật có việc làm còn quá ít, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 51)