Quyền của người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam năm

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 42)

2010

Luật người khuyết tật ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu của Pháp lệnh về người tàn tật đồng thời có những bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như phù hợp với tinh thần tôn trọng và cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật dành cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Đầu tiên có thể khẳng định rằng thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta, Luật người khuyết tật khi được ban hành cho đến nay đã thúc đẩy mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến người khuyết tật giúp cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng.

Thông qua việc tôn trọng và cam kết thực hiện Công ước về người khuyết tật, Luật người khuyết tật đã xây dựng trên cơ sở của Công ước về quyền của người khuyết tật, Luật người khuyết tật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, bao gồm 10 chương, 53 điều:47

Chương I: Những quy định chung (bao gồm từ Điều 1 đến Điều 14) Chương II: Xác nhận khuyết tật (bao gồm từ Điều 15 đến Điều 20) Chương III: Chăm sóc sức khỏe (bao gồm từ Điều 21 đến Điều 26) Chương IV: Giáo dục (bao gồm từ Điều 27 đến Điều 31)

Chương V: Dạy nghề và việc làm (bao gồm từ Điều 32 đến Điều 35)

Chương VI: Văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí và du lịch (bao gồm từ Điều 36 đến Điều 38)

Chương VII: Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông (bao gồm từ Điều 39 đến Điều 43)

Chương VIII: Bảo trợ xã hội (bao gồm từ Điều 44 đến Điều 48)

47

Chương IX: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về công tác người khuyết tật (bao gồm từ Điều 49 đến Điều 50)

Chương X: Điều khoản thi hành (bao gồm từ Điều 51 đến Điều 53)

Như vậy, Luật Người khuyết tật đã tạo được môt hành lang pháp lý bảo vệ cho người khuyết tật và là cơ sở để thực hiện các chính sách dành cho người khuyết tật.

Cụ thể Luật người khuyết tật đưa ra các điều khoản để bảo vệ cho người khuyết tật như sau:

Luật người khuyết tật đưa ra khái niệm về người khuyết tật cụ thể và hoàn chỉnh về người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật thể hiện cách tiếp cận mới, tức là sự nhìn nhận về người khuyết tật được thể hiện một cách toàn diện cả dưới tốc độ y tế và gốc độ xã hội. Điều này cũng phù hợp với quyền Công ước quốc tế về của người khuyết tật.48

Đây là vấn đề mang tính định hướng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với người khuyết tật, xóa bỏ những rào cản như sự kỳ thị, sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người khuyết tật.

Đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. khái niệm nảy cũng thể hiện sự tôn trọng người khuyết tật và thể hiện đầy đủ ý chí của nhà làm luật.

Luật người khuyết tật cũng dành riêng một điều quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật.49 Quy định về các dạng tật và mức độ khuyết tật cũng là tiền đề để xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phù hợp với tình trạng khuyết tật của người khuyết tật.

Luật người khuyết tật cũng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật.50 Quy định này khẳng định người khuyết tật là một cá nhân tồn tại trong xã hội do vậy họ cũng có các quyền và nghĩa vụ như các công dân khác. Bên cạnh đó, còn nhấn mạnh rằng người khuyết tật cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nhà nước, của xã hội và gia đình, đồng thời họ có những quyền mang tính đặc thù so với các công dân khác.

Luật người khuyết tật đã quy định cụ thể về 10 nhóm chính sách đối với người khuyết tật.51 Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người khuyết tật để bảo đảm về nguồn lực, các điều kiện thực thi vấn đề xã hội hóa, tuyên truyền, đào tạo cán bộ

48Điểm e, Lời nói đầu của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật tuyên bố các quốc gia thành viên gia nhập Công ước “thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới…”

49Điều 3 Luật người khuyết tật nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

50Điều 4 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật. Đây chính là sự cam kết của nhà nước trong việc đảm bảo cho các quyền của người khuyết tật được thực hiện tốt trên thực tế. Đồng thời, thể hiện mong muốn và quyết tâm của Nhà nước trong việc đem lại cho người khuyết tật cuộc sống tốt đẹp hơn…

Luật người khuyết tật đã quy định rất đầy đủ, cụ thể về 07 nhóm hành vi vi phạm pháp luật có liên quan tới nhóm đối tượng này.52 Từ thực tế là sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến sự mặc cảm, tự ti của người khuyết tật, cản trở sự hòa nhập cộng đồng của họ. Luật người khuyết tật đã xác định rõ:“Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”53“Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”54. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và là hành vi đáng bị lên án một cách mạnh mẽ và cần phải được xử lý một cách nghiêm minh. Nguồn gốc phân biệt đối xử này chính là thái độ của xã hội đối với người khuyết tật và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước.

Chương II Luật người khuyết tật, từ Điều 15 đến Điều 20 quy định các vấn đề về xác nhận khuyết tật, phương pháp và thủ tục xác nhận khuyết tật và xác định lại mức độ khuyết tật. Những quy định này sẽ giúp cho quá trình xác nhận tình trạng khuyết tật của người khuyết tật được thuận lợi, chính xác. Và kết quả xác định chính xác tình trạng khuyết tật của một người khuyết tật nào đó cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng đắng chính sách, chế độ đối với họ.

Chương III Luật người khuyết tật, từ Điều 21 đến Điều 26 quy định các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và những nghiên cứu khoa học liên quan đến người khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được tiếp xúc với nơi khám chữ bệnh một cách phù hợp.

Luật người khuyết tật cũng quy định các quyền của người khuyết tật như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền học văn hóa, học nghề, quyền về văn hóa thể dục thể thao…Luật người khuyết tật đã tạo được niềm tin của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật trong việc học, hành, vui chơi giải trí…

52Điều 14 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 2 Điều 2 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

54

Đặc biệt, Luật người khuyết tật có 2 Chương quy định các vấn đề về người khuyết tật mới hơn và đạt mức độ phát triển hơn:

Chương VII: về nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông và Chương VIII: vấn đề bảo trợ xã hội

Điều 39 của chương VII quy định về nhà chung cư và công trình công cộng. Xuất phát từ thực tế là các công trình hiện hữu chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật nên Luật đã quy định cụ thể về lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng, giúp cho người khuyết tật có thể tự mình tiếp cận với những nơi mà họ mong muốn.55

Bên cạnh đó, Luật người khuyết tật cũng đã quy định các Điều luật cụ thể cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, tiếp cận các vấn đề công nghệ thông tin cũng như quy định các phương tiện tham gia giao thông phải đãm bảo những quy định của pháp luật khi có người khuyết tật tham gia.

Luật người khuyết tật cũng đã quy định rõ ràng về vấn đề bảo trợ xã hội từ nuôi dưỡng, chăm sóc đến chế độ mai tang…56, những điều luật này thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với sức khỏe cũa người khuyết tật cũng như hỗ trợ các hoạt động dành cho người khuyết tật, cũng như quy định mức trợ cấp đối với người khuyết tật và thực hiện việc cải tạo, nâng cấp vật chất để đảm bảo điều kiện cho việc tiếp cận của người khuyết tật.

Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật. Luật có quy định khá chi tiết thể hiện một việc dành riêng một điều để quy định về trách nhiệm của các Bộ, đặc biệt là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.57 Điều này thể hiện sự phân công, phân cấp rõ ràng hợp lý giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác người khuyết tật và cũng phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của các cơ quan đó.

Kết luận: Luật người khuyết tật năm 2010 đã thể hiện gần như đầy đủ tinh thần của Đảng và nhà nước ta dành cho người khuyết tật, cũng như thể hiện tinh thần tôn trọng đối với việc tham gia Công ước quốc tế, theo đó Luật người khuyết tật cũng đã làm giảm bớt sự tự ti của người khuyết tật, giúp cho họ có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã

55Điều 40 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

56

Từ Điều 44 đến Điều 48 Luật người khuyết tật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010

hội tạo điều kiện cho họ phát triển bên cạnh đó cũng góp phần vào sự phát triền kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 42)