Vấn đề thực hiện quyền của ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 57)

Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật thì Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật. Trong đó Việt Nam sớm đã là thành viên của công ước bởi vậy vấn đề thực thi quyền của người khuyết tật được nhà nước Việt Nam sớm quan tâm.

Thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật nhà nước ta đã quy định đồng thời vấn đề quyền người khuyết tật trong luật chuyên nghành Luật người khuyết tật năm 2010 và cạnh đó quyền của người khuyết tật còn được quy định trong văn bản luật cao nhất của nhà nước Việt Nam là Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản luật như Luật Dạy nghề năm 2006, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006…để đảm bảo quyền của người khuyết tật thì quy định trong luật chuyên nghành là chưa đủ nên một phần các quy định trong luật chuyên nghành không quy định mà quy định trong các văn bản luật có liên quan.

Đầu tiên có thể khẳng định rằng thực thi pháp luật về quyền của người khuyết tật thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng và Nhà nước ta, Luật người khuyết tật khi được ban hành cho đến nay đã thúc đẩy mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến người khuyết tật giúp cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng.

Luật người khuyết tật ban hành với những quy định xác định trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan nhà nước về công tác người khuyết tật. Ngoài ra, Luật người khuyết tật còn xác định trách nhiệm trong việc bảo đảm việc tiếp cận của người khuyết tật trong nhà ở, công trình công cộng, công nghệ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác.

Luật đã quy định những hành vi cụ thể bị nghiêm cấm trong việc đối xử và ứng xử đối với người khuyết tật. Đây được xem là lần đầu tiên pháp điển hóa công ước về quyền của người khuyết tật tạo ra một bước phát triển mới trong xây dựng luật người khuyết tật. Luật người khuyết tật đã quy định hành vi cụ thể bị cấm khi đối xử đối với người khuyết tật.

Với những quy định như vậy luật người khuyết tật là cơ sở đảm bảo quyền của người khuyết tật được tốt hơn.

Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến thời điểm hiện nay Việt Nam có gần khoãng 6,7 triệu người khuyết tât, chiếm 8% dân số.86 Trong đó 69% số người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và chỉ khoảng 30% tổng số người khuyết tật trên cả nước có việc làm tương đối ổn định.87 Vấn đề hỗ trợ, đào tạo và tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn đang còn là một bài toán khó.

Khoảng 75% hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn và trong đó có 32,5% thuộc diện nghèo, gần 24% những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố.

Hộ gia đình càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống ngày càng thấp; nhóm hộ có 01 người khuyết tật thì 31% là thuộc diện hộ nghèo; nhóm hộ có 03 người khuyết tật thì trên 60% là thuộc diện nghèo. Do điều kiện khó khăn, hầu hết các hộ gia đình có người khuyết tật (82,2%) chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản về ăn, ở, mặc cho người khuyết tật, còn lại các nhu cầu khác của người khuyết tật thì khả năng đáp ứng của hộ gia đình rất hạn chế.

Trên 80% hộ gia đình có người khuyết tật đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Hơn một nửa hộ gia đình (51,2%) gặp khó khăn trong công việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trong sinh hoạt hằng ngày và gần 55% hộ gia đình gặp khó khăn về việc làm và vốn sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người khuyết tật.

Kết quả của cuộc điều tra nói trên cũng cho thấy đa số người khuyết tật có trình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề. Về trình độ văn hoá, có đến 35,83% người khuyết tật không biết chữ, 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ trung học cơ sở, 24,13% có trình độ trung học phổ thông. Hầu hết người khuyết tật chưa qua dạy nghề (97,64%). Có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc, 30% chưa có việc làm. Lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của người khuyết tật là sản xuất nông nghiệp,- một trong những lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Đa phần người khuyết tật có thu

86

Vân Anh/VOV-Trung tâm Tin,, bàn về quyền của người khuyết tật, nhằm hiện thực hóa quyền của người khuyết tật, http://vov.vn/Xa-hoi/Ban-ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat/278250.vov, [truy cập ngày 17/10/2013].

87 Tuyết Tùng, Báo Nhân dân điện tử, Ưu tiên bảo vệ việc làm cho người khuyết tật,

nhập không ổn định,thu nhập thấp, không đủ trang trải nên cuộc sống của gia đình người khuyết tật và bản thân người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn.88

Những số liệu thống kê trên đã cho thấy người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống như tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông…Chính vì vậy, cuộc sống của người khuyết tật và gia đình họ thường bấp bênh, không ổn định, nghèo khổ hoặc luôn có nguy cơ rơi vào nghèo khổ.

Tất cả họ đều mong muốn có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình. Theo thống kê của Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, chỉ khoảng 15% số người khuyết tật trong tuổi lao động có việc làm ổn định. Số còn lại sống chủ yếu dựa vào gia đình nên phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật có mức sống thấp, 32% có mức sống thấp và 58% có mức sống trung bình. Hộ càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm. Con số 65% - 70% số người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội chứng tỏ vấn đề sinh kế cho người khuyết tật đang là dấu hỏi lớn hiện nay.89

Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 500 cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ của người khuyết tật với khoảng 25.000 người đang làm việc. Như vậy con số này còn quá ít so với nhu cầu làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy không riêng gì nước ta mà đó là thực trạng chung của các nước đang phát triển với tỷ lệ 80% - 90% người khuyết tật trong độ tuổi không có việc làm, ở các nước phát triển tỷ lệ này là 50% - 70%.90

Về tạo việc làm cho người khuyết tật, theo báo cáo từ cục Việc làm trong năm 2008 cả nước giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động (đạt 95% kế hoạch đặt ra) từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 4,65%. Theo khảo sát năm 2008, có trên 50% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó làm việc trong khu vực nông nghiệp trên 70%.91 Thực hiện các chính sách giải pháp tạo việc làm người khuyết tật, cả nước có hơn 400 cơ sở sản

88Hỏi đáp về vấn đề người khuyết tật, http://tuyengiao.dost

dongnai.gov.vn/Lists/Dost_TaiLieu_HoiDap/Attachments/20/15TL%20hoi%20dap%20ve%20Nguoi%20khuyet%2 0tat.doc, [truy cập ngày 17/10/2013]

89

Vnmedia pháp luật về người khuyết tật, http://www.vnmedia.vn, [truy cập ngày 15/06/2013]. 90

Nguyễn Trung, Hội NKT quận Đống Đa, Hà NộiHội thảo “Tiện ích - An toàn giao thông cho người khuyết tật”http://dphanoi.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1896&Itemid =801, [truy cập ngày 15/06/2013].

91

xuất kinh doanh của thương binh và người khuyết tật, tạo việc làm ổn định cho 15.000 lao động là người khuyết tật, khoảng 65% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển như: miễn thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất…

Mặc dù vậy, theo kết quả của bước đầu nghiên cứu “Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật ở Việt Nam” mà viện nghiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên giáo trung ương và Mặt trân Tổ Quốc Việt Nam thực hiện chỉ có 25,45% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên có việc làm; 33,7% đã từng có việc làm nhưng hiện đang thất nghiệp; 40,9% chưa từng bao giờ đi làm.92 Đối với những người khuyết tật có việc làm thì phần lớn là những việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Về giáo dục và đào tạo nghề cho người khuyết tật, hiện nay cả nước có 260 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố, trong đó có 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật.93 Trong những năm qua, nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật ( 2005 =11,5 tỷ, 2006 = 20 tỷ, 2007 = 156 tỷ, 2008 = 165 tỷ, 2009 = 183 tỷ trong đó bao gồm hai đối tượng là nông dân và người khuyết tật).94

Về vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp và môi trường hạ tầng kỹ thuật – xã hội hỗ trợ cho các hoạt động của người khuyết tật trong quá trình làm việc cho thấy hiện nay nước ta vẫn chưa có một hệ thống đồng bộ về giao thông, công trình vệ sinh… để người khuyết tật hòa nhập dễ dàng. Mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn xây dựng công trình cho người khuyết tật dễ tiếp cận nhưng vì không có chế tài rõ rang nên hầu hết các công trình đều không thực hiện.

Tổ chức người khuyết tật quốc tế Pháp từng thực hiện điều tra tại 137 nhà công ở Hà Nội bao gồm 19 tòa nhà hành chính, 7 cơ sở giáo dục, 9 bệnh viện, trạm xá, 16 khách sạn, 7 văn phòng của các công ty quốc tế, 29 trung tâm giải trí và 51 cửa hiệu. Kết quả

92Kết quả này được rút ra từ cuộc điều tra được thực hiện trên 8.068 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ 49 phường, xã của bốn tỉnh: Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai. Trong số các hộ gia đình này, có 4.826 hộ có Người Khuyết tật.

93

Th.s Nguyễn Ngọc Toản, http://www.tinmoi.vn/day-nghe-va-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-thuc- trang-va-nhung-van-de-dat-ra-011150217.html, [truy cập ngày 17/10/2013].

94 Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật cần được đối xử tốt hơn http://www.nghilucsong.net/tin-tuc/chi- tiet/2009/nguoi-khuyet-tat-can-duoc-doi-xu-tot-hon.html, [truy cập ngày 21/06/2013].

thu được chỉ 11% số tòa nhà này đủ tiêu chuẩn để người khuyết tật có thể tiếp cận độc lập.95

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)