Cơ chế toàn cầu

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 53)

Cơ chế toàn cầu nói đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về người khuyết tật trước hết nằm trong cơ chế quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung. Cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật quốc tế về quyền con người bao gồm nhiều chế độ, thủ tục với sự tham gia của nhiều cơ quan nhân quyền khác nhau trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề thực hiện các quyền con người nói chung, quyền của người khuyết tật nói riêng được tập trung theo 3 hướng: thúc đẩy, bảo vệ và phòng ngừa.

Trong cơ chế toàn cầu thì có hai hệ thống cơ quan giám sát thực thi nhân quyền:

Thứ nhất, cơ quan được thành lập dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Thứ hai, cơ quan giám sát thành lập dựa trên Công ước quyền của người khuyết tật Về hệ thống cơ quan giám sát bao gồm: hệ thống cơ quan giám sát chung và hệ thống cơ quan giám sát chuyên biệt.

Hệ thống cơ quan giám sát chung:

Chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật quốc tế về nhân quyền của các cơ quan, tổ chức của Liên Hiệp Quốc nói chung bao gồm: Hội đồng quyền con người, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Các điều ước quốc tế, trong đó có các Công ước về quyền của người khuyết tật, là những văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý. Việc đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế sẽ được giám sát thực hiện bằng những hình thức nhất định. Cơ chế giám sát của Liên Hiệp Quốc là một hệ thống phức tạp bao gồm:

 giám sát theo chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước;

 giám sát theo các thủ tục trao đổi, tiếp nhận thông tin về các vi phạm quyền con người;

 giám sát theo các thủ tục điều tra bất thường các vi phạm quyền con người nghiêm trọng;

 giám sát theo thủ tục “hành động khẩn cấp” và “trung gian hoà giải”.

Trong số các cơ chế, thủ tục giám sát kể trên thì giám sát theo chế độ báo cáo việc thực hiện điều ước được áp dụng phổ biến cho nhiều điều ước quốc tế về quyền con người. Hiện nay Liên Hiệp Quốc có 8 Uỷ ban được lập ra nhằm giám sát các nước thành

viên thực hiện những công ước liên quan đến từng lĩnh vực quyền con người và các nhóm xã hội.81

Cơ quan trực tiếp thực hiện giám sát thực hiện điều ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đó là Uỷ ban về Quyền của người khuyết tật (CRPD).

Bên cạnh đó, Liên Hiệp Quốc thường xuyên theo dõi tình hình thực thi quyền con người ở các nước dưới nhiều hình thức, thủ tục và cơ chế khác nhau.

Hệ thống cơ quan giám sát chuyên biệt:

Uỷ ban về Quyền của người khuyết tật là cơ quan giám sát chuyên biệt đối với vấn đề quyền của người khuyết tật sẽ. Uỷ ban này được thành lập theo Công ước về Quyền của người khuyết tật.

Về cơ cấu tổ chức,Uỷ ban về quyền của người khuyết tật sẽ có 18 thành viên là các chuyên gia phục vụ theo nhiệm kỳ 4 năm. Các quốc gia sẽ gửi báo cáo tới Uỷ ban 2 năm một lần, bản báo cáo sẽ mô tả đầy đủ quá trình thực hiện Công ước.

Các thành viên của Uỷ ban sẽ phục vụ theo năng lực của bản thân, là những người có phẩm chất đạo đức cao, có năng lực được công nhận và kinh nghiệm về lĩnh vực người khuyết tật. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu theo hình thức bỏ phiếu kín từ danh sách những người do các quốc gia tham gia Công ước đề cử, là công dân của họ, tại Hội nghị các quốc gia thành viên và lần bầu cử đầu tiên được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực.

Tổng Thư kí của Liên Hiệp Quốc sẽ cung cấp những nhân viên và trang thiết bị cần thiết để thực hiện có hiệu quả những chức năng của Uỷ ban theo Công ước này và sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban.

Về hoạt động của Uỷ ban,Uỷ ban sẽ giám sát theo chế độ báo cáo thực hiện Công

ước. Mỗi quốc gia tham gia sẽ trình lên Uỷ ban một báo cáo toàn diện, sau đó các quốc gia thành viên sẽ trình báo cáo theo định kỳ hoặc theo thời điểm mà Uỷ ban yêu cầu.

81Tám Uỷ ban của Liên hiệp quốc bao gồm: 1) Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt chủng tộc (CERD). 2) Uỷ ban về quyền con nguời (HRC).

3) Uỷ ban về các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế (CESCR). 4) Uỷ ban về chống tra tấn (CAT).

5) Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 6) Uỷ ban về quyền trẻ em (CRC).

7) Uỷ ban về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di cư và thành viên gia đình của họ (MWC). 8) Uỷ ban về quyền của người khuyết tật (CRPD).

Các cơ quan chuyên trách và những cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc sẽ được giao quyền đại diện trong việc xem xét quá trình thực hiện những điều khoản trong Công ước trong phạm vi nhiệm vụ của mình.

Định kì hai năm một lần, Uỷ ban sẽ báo cáo về những hoạt động của Uỷ ban với Đại Hội Đồng và Uỷ ban Kinh tế và Xã hội, và đưa ra những đề xuất, khuyến nghị chung dựa trên việc kiểm tra những báo cáo và thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)