ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ LAN BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014...
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ THỊ LAN
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ THỊ LAN
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ THỊ HOÀI THU
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hà Thị Lan
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬTError! Bookmark not defined
luật lao động Error! Bookmark not defined
1.2.1 Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tậtError! Bookmark not defined
1.2.2 Nguyên tắc bảo vệ quyền của người khuyết tậtError! Bookmark not defined
một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt NamError! Bookmark not defined
1.3.1 Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động MỹError! Bookmark not defined 1.3.2 Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động AustraliaError! Bookmark not defined 1.3.3 Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Trung QuốcError! Bookmark not defined
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAMError! Bookmark not defined
tật trong pháp luật lao động Việt Nam Error! Bookmark not defined
Trang 52.1.1 Giai đoạn trước khi có Bộ luật lao động Error! Bookmark not defined
luật lao động Việt Nam hiện hành Error! Bookmark not defined
khuyết tật Error! Bookmark not defined
2.3.1 Thành quả đạt được Error! Bookmark not defined 2.3.2 Hạn chế Error! Bookmark not defined 2.3.3 Nguyên nhân Error! Bookmark not defined
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Error! Bookmark not defined 3.1 Yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao hiệu quả pháp luật lao động
trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tậtError! Bookmark not defined
3.1.1 Về mặt khách quan Error! Bookmark not defined 3.1.2 Về mặt chủ quan Error! Bookmark not defined
trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tậtError! Bookmark not defined 3.3 Một số kiến nghị cụ thể Error! Bookmark not defined
3.3.1 Về các quy định của pháp luật lao động Error! Bookmark not defined 3.3.2 Về tổ chức thực hiện Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân [72, Điều 2, Khoản 1, 2] Điều đó có nghĩa rằng, việc đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và thực hiện các quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tất cả mọi tầng lớp dân cư trong xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần trong một thời gian dài khiến họ không thế thực hiện được các quyền của mình một cách đầy đủ như những người bình thường khác Đây được xem là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội Do vậy, họ luôn cần nhận được sự quan tâm trợ giúp của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội
Trước đây, vấn đề người khuyết tật chỉ được tiếp cận dưới góc độ phúc lợi xã hội, người khuyết tật chỉ được xem là những đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ hay
“ban ơn” từ phía cộng đồng Do vậy, tất cả các hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật đều được xem là hoạt động nhân đạo Tuy nhiên, sau một thời gian dài, bằng sự
nỗ lực của người khuyết tật cùng với các tổ chức của họ đã dần thay đổi quan niệm
và nhận thức của xã hội về người khuyết tật Theo đó, vấn đề người khuyết tật được xem xét dưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền được sống và được thụ hưởng những quyền cơ bản như nhau, người khuyết tật ngày càng được coi trọng vì họ hoàn toàn có khả năng học tập, lao động sản xuất
và cống hiến cho xã hội [91] Điều này đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên ngôn toàn thế giới của Liên hợp quốc về Quyền con người năm 1948, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật… tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm các quyền bình đẳng của người khuyết tật như mọi cá nhân khác trong xã hội
Trang 8Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu về nguồn nhân lực trong đó có vấn đề bảo vệ quyền của người lao động nói chung và người khuyết tật nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết Dạy nghề, tạo điều kiện việc làm và bảo đảm các quyền của người khuyết tật trong quá trình tham gia lao động là một trong những chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn chú ý Bộ luật lao động 2012 dành chương XI để quy định về một số loại lao động đặc biệt, trong
đó người lao động khuyết tật được quy định tại mục 4; Luật người khuyết tật 2010 dành Chương V để quy định về việc làm cho người khuyết tật; Chương VII Luật dạy nghề 2006 quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật… Các quy định này là sự kế thừa và phát huy các quy định về quyền của người khuyết tật trong các văn bản pháp luật trước đó, về cơ bản đã tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các quan hệ lao động một cách công bằng và bình đẳng Tuy nhiên các quyền của người khuyết tật vẫn chưa được quy định đầy đủ và chi tiết trong pháp luật lao động cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó các chính sách
và pháp luật chưa được thi hành có hiệu quả trên thực tế, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm và đảm bảo thu nhập Tình trạng sử dụng người khuyết tật vào làm việc bị vi phạm các quyền về nhân thân, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… còn xảy ra khá phổ biến Hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về vấn đề người khuyết tật còn buông lỏng và chưa triệt để Vì
những lý do đó, tôi lựa chọn để tài “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp
luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình với mong muốn góp phần hoàn thiện một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật ở nước ta
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của quyền của người khuyết tật như vấn đề dạy nghề, việc làm, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động… Tuy nhiên,
Trang 9việc phân tích các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam một cách hệ thống và chuyên sâu, qua đó góp phần bảo vệ quyền của một bộ phận không nhỏ người lao động đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động nói chung trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như vũ bão là điểm mới mà luận văn muốn hướng tới
Một số đề tài nghiên cứu về quyền của người khuyết tật Việt Nam như:
- Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết
tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008;
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về Lao động tàn tật ở Việt Nam” của
Phạm Thị Thanh Việt năm 2009;
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh Nghĩa năm 2012;
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”
của Hồ Thị Trâm năm 2013;
- Giáo trình Luật người khuyết tật năm 2011 của Trường đại học Luật Hà Nội do Nguyễn Hữu Chí chủ biên;
- Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2009 có đề cập đến khía cạnh lý luận và pháp luật về quyền của người khuyết tật;
- Báo cáo đánh giá thực hiện các điều khoản của Luật lao động về lao động
là người khuyết tật và Pháp lệnh về người khuyết tật của Nguyễn Thị Diệu Hồng, tháng 7 năm 2002;
- Báo cáo đánh giá đào tạo nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật của
Tổ chức Thế giới Quan tâm vì Phát triển tại Hà Nội, Việt Nam tháng 1 năm 2005;
- Báo cáo khảo sát về Đào tạo Nghề và Việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 8 năm 2008;
- Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề, việc làm năm 2008 của Cục Việc làm – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết tật năm
2008 của TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
Trang 10- Báo cáo người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA);
- Bài viết “Nhìn lại 5 năm thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật” của Đàm
Hữu Đắc trên tạp chí Lao động và Xã hội số 213 năm 2003;
- Bài viết “Để nâng cao khả năng thực hiện pháp luật về việc làm và dạy
nghề đối với người tàn tật” của Nguyễn Đức Hoán trên Tạp chí Lao động và Xã hội
số 308 năm 2007;
- Bài viết “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện dịch vụ xã hội đối với người
khuyết tật và một số khuyến nghị” của Lý Hoàng Mai trên tạp chí Lao động và Xã
hội số 370 năm 2009…
Tất cả những công trình trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và phân tích một
số khía cạnh quyền của người khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau mà chưa khái quát toàn bộ nội dung quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động một cách đầy đủ, thêm nữa mới chỉ dừng lại ở quyền mà chưa nghiên cứu các nội dung của bảo vệ quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam Với
việc lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, tác giả rất mong sẽ có những đóng góp tích
cực vào tình hình nghiên cứu chế định bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập của pháp luật lao động Việt Nam và những vướng mắc trên thực tế để có thể đưa ra những phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật trên thực tế
Việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người khuyết tật mà trong đó tập trung vào các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật;
- Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật và thực tiễn thực hiện;
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
chăm sóc người khuyết tật,
http://www.vietnamplus.vn/hoi-thao-quoc-te-cong-uoc-ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat/234329.vnp
thực hiện pháp luật về người tàn tật 1998-2006, http://www.nccdvn.org
suy rộng mẫu tổng điều tra dân số vào nhà ở, Hà Nội
Việt Nam hiện nay, tr.52, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội
hội, Hà Nội
ngày 11/04/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động và Nghị định số 195/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Hà Nội
(1998), Thông tư liên tịch số 01/1998/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày
31/01/1998 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ về lao động tàn tật, Hà Nội
năm triển khai thi hành Pháp lệnh về người tàn tật, Hà Nội
(2005), Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng
dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật, Hà Nội
Trang 1210 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009), Thông tư số
39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2009 hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, Hà Nội
11 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Liên hiệp hội người khuyết tật Việt
Nam đại diện cho hàng triệu người khuyết tật Việt Nam, http://nccd.molisa.gov
vn/index.php/infomation/nghien-cuu-trao-doi/444-lien-hip-hi-ngi-khuyt-tt-vit-nam-i-din-cho-hang-triu-ngi-khuyt-tt-vit-nam
12 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Thông báo số
303/TB-BLĐTBXH ngày 10/02/2012 về tình hình tai nạn lao động năm 2011, Hà Nội
13 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Thông báo số
464/TB-BLĐTBXH ngày 18/02/2011 về tình hình tai nạn lao động năm 2010, Hà Nội
14 Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội
15 Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội
16 Bộ Y tế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (1985), Thông tư liên Bộ số
32/TT-LB ngày 27/11/1985 về tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới) và hướng dẫn cách chuyển đổi các hạng thương tật cũ, cách khám giám định thương tật theo các hạng thương tật mới, Hà Nội
17 Chính phủ (1994), Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Hà Nội
18 Chính phủ (1995), Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật, Hà Nội
19 Chính phủ (1995), Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội
20 Chính phủ (1999), Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 quy định chi
tiết thi hành một số điều của pháp lệnh về người tàn tật, Hà Nội