1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

120 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT H TH LAN BảO Vệ QUYềN CủA NGƯờI KHUYếT TậT TRONG PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM - THựC TRạNG Và GIảI PHáP LUN VN THC S LUT HC H NI - 2014 I HC QUC GIA H NI KHOA LUT H TH LAN BảO Vệ QUYềN CủA NGƯờI KHUYếT TậT TRONG PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM - THựC TRạNG Và GIảI PHáP Chuyờn ngnh: Lut Kinh t Mó s: 60 38 01 07 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. Lấ TH HOI THU H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hà Thị Lan MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 6 1.1. Nhận thức chung về quyền của người khuyết tật 6 1.1.1. Quan niệm về quyền của người khuyết tật 6 1.1.2. Vị trí, vai trò quyền của người khuyết tật 12 1.1.3. Các quyền cơ bản của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế 14 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động 19 1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật 19 1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền của người khuyết tật 21 1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật 27 1.2.4. Ý nghĩa bảo vệ quyền của người khuyết tật 30 1.3. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 34 1.3.1. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Mỹ 35 1.3.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Australia 37 1.3.3. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Trung Quốc 38 Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 42 2.1. Quá trình phát triển của chế định bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam 42 2.1.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật lao động 43 2.1.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật lao động đến nay 46 2.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành 51 2.2.1. Bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật 51 2.2.2. Bảo vệ đời sống của người khuyết tật 57 2.2.3. Bảo vệ quyền nhân thân của người khuyết tật 60 2.2.4. Quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật 65 2.3. Thực tiễn bảo vệ quyền của người khuyết tật 66 2.3.1. Thành quả đạt được 66 2.3.2. Hạn chế 69 2.3.3. Nguyên nhân 73 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 76 3.1. Yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao hiệu quả pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật 76 3.1.1. Về mặt khách quan 76 3.1.2. Về mặt chủ quan 77 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật 78 3.3. Một số kiến nghị cụ thể 80 3.3.1. Về các quy định của pháp luật lao động 80 3.3.2. Về tổ chức thực hiện 97 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ: Bộ luật lao động ILO: Tổ chức lao động quốc tế NKT: Người khuyết tật NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UN: Liên hợp quốc 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân [72, Điều 2, Khoản 1, 2]. Điều đó có nghĩa rằng, việc đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và thực hiện các quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tất cả mọi tầng lớp dân cư trong xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần trong một thời gian dài khiến họ không thế thực hiện được các quyền của mình một cách đầy đủ như những người bình thường khác. Đây được xem là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Do vậy, họ luôn cần nhận được sự quan tâm trợ giúp của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội. Trước đây, vấn đề người khuyết tật chỉ được tiếp cận dưới góc độ phúc lợi xã hội, người khuyết tật chỉ được xem là những đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ hay “ban ơn” từ phía cộng đồng. Do vậy, tất cả các hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật đều được xem là hoạt động nhân đạo. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, bằng sự nỗ lực của người khuyết tật cùng với các tổ chức của họ đã dần thay đổi quan niệm và nhận thức của xã hội về người khuyết tật. Theo đó, vấn đề người khuyết tật được xem xét dưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền được sống và được thụ hưởng những quyền cơ bản như nhau, người khuyết tật ngày càng được coi trọng vì họ hoàn toàn có khả năng học tập, lao động sản xuất và cống hiến cho xã hội [91]. Điều này đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên ngôn toàn thế giới của Liên hợp quốc về Quyền con người năm 1948, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật… tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm các quyền bình đẳng của người khuyết tật như mọi cá nhân khác trong xã hội. 2 Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu về nguồn nhân lực trong đó có vấn đề bảo vệ quyền của người lao động nói chung và người khuyết tật nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Dạy nghề, tạo điều kiện việc làm và bảo đảm các quyền của người khuyết tật trong quá trình tham gia lao động là một trong những chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn chú ý. Bộ luật lao động 2012 dành chương XI để quy định về một số loại lao động đặc biệt, trong đó người lao động khuyết tật được quy định tại mục 4; Luật người khuyết tật 2010 dành Chương V để quy định về việc làm cho người khuyết tật; Chương VII Luật dạy nghề 2006 quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật… Các quy định này là sự kế thừa và phát huy các quy định về quyền của người khuyết tật trong các văn bản pháp luật trước đó, về cơ bản đã tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các quan hệ lao động một cách công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên các quyền của người khuyết tật vẫn chưa được quy định đầy đủ và chi tiết trong pháp luật lao động cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó các chính sách và pháp luật chưa được thi hành có hiệu quả trên thực tế, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm và đảm bảo thu nhập. Tình trạng sử dụng người khuyết tật vào làm việc bị vi phạm các quyền về nhân thân, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… còn xảy ra khá phổ biến. Hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về vấn đề người khuyết tật còn buông lỏng và chưa triệt để. Vì những lý do đó, tôi lựa chọn để tài “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của quyền của người khuyết tật như vấn đề dạy nghề, việc làm, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động… Tuy nhiên, 3 việc phân tích các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam một cách hệ thống và chuyên sâu, qua đó góp phần bảo vệ quyền của một bộ phận không nhỏ người lao động đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động nói chung trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như vũ bão là điểm mới mà luận văn muốn hướng tới. Một số đề tài nghiên cứu về quyền của người khuyết tật Việt Nam như: - Luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008; - Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về Lao động tàn tật ở Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Việt năm 2009; - Luận văn thạc sỹ Luật học “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh Nghĩa năm 2012; - Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật” của Hồ Thị Trâm năm 2013; - Giáo trình Luật người khuyết tật năm 2011 của Trường đại học Luật Hà Nội do Nguyễn Hữu Chí chủ biên; - Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2009 có đề cập đến khía cạnh lý luận và pháp luật về quyền của người khuyết tật; - Báo cáo đánh giá thực hiện các điều khoản của Luật lao động về lao động là người khuyết tật và Pháp lệnh về người khuyết tật của Nguyễn Thị Diệu Hồng, tháng 7 năm 2002; - Báo cáo đánh giá đào tạo nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật của Tổ chức Thế giới Quan tâm vì Phát triển tại Hà Nội, Việt Nam tháng 1 năm 2005; - Báo cáo khảo sát về Đào tạo Nghề và Việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 8 năm 2008; - Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề, việc làm năm 2008 của Cục Việc làm – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; - Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết tật năm 2008 của TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; 4 - Báo cáo người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA); - Bài viết “Nhìn lại 5 năm thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật” của Đàm Hữu Đắc trên tạp chí Lao động và Xã hội số 213 năm 2003; - Bài viết “Để nâng cao khả năng thực hiện pháp luật về việc làm và dạy nghề đối với người tàn tật” của Nguyễn Đức Hoán trên Tạp chí Lao động và Xã hội số 308 năm 2007; - Bài viết “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện dịch vụ xã hội đối với người khuyết tật và một số khuyến nghị” của Lý Hoàng Mai trên tạp chí Lao động và Xã hội số 370 năm 2009… Tất cả những công trình trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và phân tích một số khía cạnh quyền của người khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau mà chưa khái quát toàn bộ nội dung quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động một cách đầy đủ, thêm nữa mới chỉ dừng lại ở quyền mà chưa nghiên cứu các nội dung của bảo vệ quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Với việc lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, tác giả rất mong sẽ có những đóng góp tích cực vào tình hình nghiên cứu chế định bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập của pháp luật lao động Việt Nam và những vướng mắc trên thực tế để có thể đưa ra những phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật trên thực tế. Việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người khuyết tật mà trong đó tập trung vào các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật; - Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật và thực tiễn thực hiện; [...]... một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật ở Việt Nam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quyền của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; - Phạm vi nghiên cứu: Bảo vệ quyền của người khuyết tật được sự quan tâm của cả hệ thống pháp luật như: Luật người khuyết tật, Luật bảo. .. hội, Luật dạy nghề, Luật việc làm, Luật lao động và các văn bản dưới luật Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam 5 Nội dung nghiên cứu Luận văn đi sâu phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ quyền của người khuyết tật và đưa ra các giải pháp và kiến... và bảo vệ quyền con người, quyền công dân [4, tr.52] Pháp luật ghi nhận các quyền của người khuyết tật được xã hội thừa nhận Thông qua pháp luật, quyền của người khuyết tật được bảo vệ Để bảo đảm quyền của người khuyết tật, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật Quyền con người nói chung và của người. .. cục của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về quyền của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật lao động trong việc bảo. .. hữu hiệu nhất để bảo vệ mình” [40, tr.54-55] Pháp luật quy định cụ thể nội dung 29 các quyền của người khuyết tật và các cơ chế để bảo vệ quyền của người khuyết tật khi tham gia vào các quan hệ xã hội Do đó, pháp luật là cơ sở vững chắc để người khuyết tật đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nhận thức rõ được tầm quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật, Liên Hợp quốc... pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật 5 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1 Nhận thức chung về quyền của người khuyết tật 1.1.1 Quan niệm về quyền của người khuyết tật Người khuyết tật là nhóm người dễ bị tổn thương, là một bộ phận dân cư và tồn tại khách quan trong lịch sử loài người Ngân hàng thế giới ước tính có... bình đẳng về cơ may giữa những người lao động khuyết tật và những người lao động nói chung Quyền bình đẳng về cơ may và đối xử giữa người lao động nam giới khuyết tật với người lao động nữ giới khuyết tật phải được tôn trọng Những biện pháp tích cực chuyên nhằm bảo đảm quyền bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử giữa những người lao động khuyết tật với những người lao động khác sẽ không được coi là... cần thiết phải bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động 1.2.1 Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật Bảo có nghĩa là giữ, vệ có nghĩa là chống lại Bảo vệ có nghĩa là “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” [101, tr.34] Theo đó có thể hiểu bảo vệ quyền của người khuyết tật tức là chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền của người khuyết tật để giữ cho... phân biệt giữa người khuyết tật với người không khuyết tật, giữa người khuyết tật làm việc bán thời gian và người khuyết tật làm việc toàn thời gian, giữa người khuyết tật là thành viên công đoàn và người khuyết tật không phải là thành viên công đoàn, giữa người khuyết tật nam và người khuyết tật nữ… như quy định của Công ước của ILO về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật 1983: Chính... trong phạm vi quốc gia và còn trên toàn thế giới 26 1.2.3 Các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật Bảo vệ người khuyết tật phải được thực hiện thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm: Biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý 1.2.3.1 Biện pháp xã hội Người khuyết tật là một bộ phận của cộng đồng dân cư, của xã hội, do vậy bảo vệ quyền của người khuyết tật thể hiện truyền thống . dung của bảo vệ quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Với việc lựa chọn đề tài Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Australia 37 1.3.3. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Trung Quốc 38 Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI. bảo vệ quyền của người khuyết tật mà trong đó tập trung vào các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật; - Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người

Ngày đăng: 09/07/2015, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w