Trung Quốc là nước có đông dân số nhất thế giới và cũng có lượng người khuyết tật đông nhất. Hiến pháp của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ghi nhận: Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền được nhà nước và xã hội trợ giúp vật chất khi về già, bị ốm đau hoặc khuyết tật. Nhà nước phát triển bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cho mọi công dân được hưởng quyền này. Nhà nước và xã hội bảo đảm sinh kế cho thương binh… thu xếp việc làm, sinh kế và giáo dục cho những người khiếm thị và những công dân khuyết tật khác.
Trung Quốc đã ban hành Luật bảo hộ người khuyết tật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 28/12/1990 có hiệu lực từ ngày 15/5/1991. Luật đưa ra khái niệm về người khuyết tật. Luật ghi nhận người khuyết tật có các quyền như mọi thành viên khác trong xã hội. Luật quy định trách nhiệm của Nhà nước, chính
39
quyền nhân dân các cấp, toàn xã hội, hiệp hội người khuyết tật Trung Quốc, gia đình và người thân trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật. Luật cũng quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật, phải chịu bồi thường; lợi dụng tật nguyền của người khác để xâm phạm quyền nhân thân hoặc quyền lợi hợp pháp khác của người khuyết tật thì bị truy tố theo luật hình sự. Tra tấn, làm nhục người khuyết tật bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bị xử phạt theo quy định tại Điều lệ xử phạt về quản lý trị an; ngược đãi người khuyết tật bị truy cứu hình sự hoặc hành chính tùy mức độ vi phạm và hậu quả gây ra [31]. Luật này dành hẳn Chương IV, từ điều 27 đến điều 35 quy định về việc bảo vệ quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền của đối tượng đặc biệt này trong quan hệ lao động. Trong đó, phải kể đến quy định về quyền ưu tiên tuyển dụng và quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền của người khuyết tật khi quyền lợi bị vi phạm:
Không có doanh nghiệp tổ chức nào được từ chối tiếp nhận người tàn tật tốt nghiệp được nhà nước giao từ các tổ chức học tập nâng cao, các trường bách khoa hoặc các trường kĩ thuật chỉ vì lý do khuyết tật của họ; trong trường hợp từ chối, người khuyết tật tốt nghiệp có thể khiếu nại lên cơ quan có liên quan để bổ trí và cơ quan có liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan tiếp nhận người tốt nghiệp [31, Điều 34]. Bên cạnh đó, luật này còn có quy định chính quyền địa phương và các ngành hữu quan phải có trách nhiệm xác định các loại sản phẩm thích hợp cho người khuyết tật sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thực hiện chính sách giảm, miễn thuế đối với doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật và người khuyết tật kinh doanh cá thể, hỗ trợ cho họ về vốn, kỹ thuật, vật tư, địa điểm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, Luật lao động của Trung Quốc có quy định:
Trong các quy định về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như các nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động, nhấn mạnh việc bảo vệ người lao động không bị phân biệt đối xử trên cơ sở dân tộc, sắc tộc, màu da, giới tính, niềm tin tôn giáo, giữa lao động thành thị và lao động nông thôn, giữa người khuyết tật và người bình thường [108].
40
Để đảm bảo vấn đề an toàn lao động cho người lao động, trong đó có người khuyết tật, Luật An toàn lao động năm 2002 của Trung Quốc quy định:
Người sử dụng lao động có các trách nhiệm về an toàn lao động trong doanh nghiệp của mình như sau:
+ Xây dựng các quy định về an toàn lao động;
+ Bảo đảm thực hiện hiệu quả các quy định về an toàn lao động; + Kiểm tra và thanh tra về an toàn lao động trong doanh nghiệp; + Báo cáo cơ quan quản lý về tình hình tai nạn lao động [32, Điều 17]. Điều này thể hiện quan điểm bảo vệ quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động được đề cao và phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Qua nghiên cứu pháp luật lao động của các nước, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật của các
nước được hình thành sớm ngay từ trước thập kỷ quốc tế về người khuyết tật thế giới 1992, được chú trọng sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện để bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người khuyết tật trong quan hệ lao động.
Thứ hai, pháp luật lao động về quyền của người khuyết tật các nước này
được thể hiện dưới hình thức văn bản có giá trị pháp lý cao đó là Bộ luật; quy định cụ thể, chặt chẽ và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Điển hình là các quy định về bảo vệ quyền bình đẳng về cơ hội việc làm, ưu tiên tuyển dụng, quyền được làm việc trong các thiết chế quyền lực công…(như Mỹ, Trung Quốc).
Thứ ba, bên cạnh việc quy định về chế độ trợ cấp, hỗ trợ người khuyết tật
theo kiểu bao cấp, đang có xu hướng chuyển dần sang chế độ hỗ trợ, khuyến khích người khuyết tật tự vươn lên để tránh gánh nặng về trợ cấp xã hội của Nhà nước.
Thứ tư, luật về người khuyết tật các nước đều chú trọng quy định cơ chế bảo
đảm quyền của người khuyết tật, đề cao trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân, gia đình và bản thân người khuyết tật trong quá trình thực thi các
41
quyền cơ bản của người khuyết tật. Đặc biệt, đa số luật các nước đều quy định cụ thể về chế tài thực hiện đảm bảo tính nghiêm minh và tính khả thi của pháp luật. Chẳng hạn: Quy định việc thành lập một Ủy ban về bảo vệ quyền của người khuyết tật (Mỹ, Australia), quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quyền lợi của người khuyết tật bị vi phạm (như Mỹ, Trung Quốc).
Từ những nhận xét trên cho thấy, pháp luật lao động Việt Nam trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu của pháp luật quốc tế cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đã xây dựng và ban hành Bộ luật lao động 2012 trong đó Mục 4 Chương XI dành để quy định về lao động là người khuyết tật và cụ thể hóa hơn trong Chương V, Luật người khuyết tật 2010 quy định về Dạy nghề và Việc làm cho người khuyết tật, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi và bảo vệ quyền của nhóm người yếu thế trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, thực tế lại phát sinh những vấn đề mà không phải pháp luật nào cũng dự liệu được hết, do vậy trong quá trình bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật cần phải tiếp thu những quan điểm đúng đắn trong pháp luật của các nước trên thế giới. Tiêu biểu nhất là hoàn thiện các quy định về tăng cường cơ chế bảo vệ quyền cho người lao động khuyết tật, phát huy vai trò của cộng đồng, xã hội, của người khuyết tật cũng như chế tài xử phạt các vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khuyết tật.
42
Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM