Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Australia

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Australia

Tính đến năm 2003, Australia có khoảng 3,958 triệu người khuyết tật, chiếm 20% dân số [97, tr.6]. Người khuyết tật ở Australia, bao gồm khuyết tật tâm thần, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị do nhiều nguyên nhân. Đa số họ (87%) phải chịu thiệt thòi vì bị hạn chế trong các sinh hoạt như: di chuyển, liên lạc, hòa nhập cộng đồng [105, tr.6].

38

công cộng của người khuyết tật. Năm 1977, Australia đã ban hành Bộ tiêu chuẩn về thiết kế lối đi cho người khuyết tật AS 148 – 1977, gồm: AS 148.1: Yêu cầu chung về lối đi trong công trình; AS 148.2: Các yêu cầu nâng cao và bổ sung – Công trình và tiện nghi; AS 148.3: Các yêu cầu về thiết kế lối đi cho thanh thiếu niên khuyết tật vận động; AS 148.4: Tấm định hướng cho người khiếm thị. Năm 1986 Chính phủ Australia đã thông qua Đạo luật Các dịch vụ khuyết tật (DSA). Đạo luật này quy định các Chính phủ Liên bang, Tiểu bang và lãnh thổ chia sẻ trách nhiệm trong việc tài trợ ngân sách nhằm cung cấp các dịch vụ cho người khuyết tật [97, tr.13-15]. Năm 1992, thông qua Đạo luật quốc gia về chống phân biệt người khuyết tật (DDA). Mục đích của đạo luật DDA là nghiêm cấm sự kì thị người khuyết tật, khuyến khích cộng đồng chấp nhận những nguyên tắc đảm bảo cho người khuyết tật phải được hưởng đồng đều những quyền lợi cơ bản như mọi thành viên khác trong xã hội. Luật quy định thành lập Ủy ban về chống phân biệt đối xử để thúc đẩy việc thực thi luật trong cuộc sống. Luật quy định, tất cả các Tiểu bang và lãnh thổ đều có những đạo luật tương tự, ngăn cấm việc phân biệt đối xử với người khuyết tật trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)