Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lao động
của người khuyết tật. Pháp luật lao động cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động là người khuyết tật trong việc phát triển thị trưởng lao động nói chung và bảo vệ quyền của người khuyết tật nói riêng. Theo
81
đó, Nhà nước phải chú trọng đến công tác dạy nghề, chất lượng việc làm bên cạnh việc phát triển cơ hội việc làm cho người khuyết tật.
Về dạy nghề: Quyền học nghề là một trong những quyền lợi quan trọng mà
người khuyết tật được hưởng nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghề phù hợp với từng công việc nhất định, từ đó cơ hội kiếm được một việc làm ổn định với mức thu nhập khá sẽ mở rộng hơn đối với họ. Do vậy, Bộ luật lao động nên bổ sung quy định về quyền học nghề vào khoản 1, điều 176 BLLĐ 2012. Theo đó khoản này được bổ sung như sau: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, quyền học nghề, tự tạo
việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của Luật người khuyết tật”.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, Chính phủ cần cụ thể hóa quyền học nghề của người khuyết tật thông qua các quy định về dạy nghề bằng cách nhanh chóng ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về lao động là người khuyết tật. Trong đó, nghị định cần quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người khuyết tật được học nghề như: Giảm 50% học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%; tăng mức hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước đối với người khuyết tật học nghề, bổ túc nghề bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên không hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc học bổng cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay thay vì 100.000đồng/người/tháng như trước kia. Ngoài ra người khuyết tật học nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) còn được hỗ trợ một phần tiền ăn, ở, đi lại trong thời gian học nghề từ nguồn kinh phí hằng năm dành cho dạy nghề của Chính phủ. Mức hỗ trợ sẽ phải tính toán trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước hiện nay nhưng vẫn đảm bảo giảm bớt phần nào khó khăn cho người khuyết tật khi tham gia học nghề. Bởi lẽ theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội số 32/TT-LB ngày 27/11/1985 về tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới) và hướng dẫn cách chuyển đổi các hạng thương tật cũ, cách khám giám định thương tật theo các hạng thương tật mới thì người bị mất từ 41% - 60% sức lao động do thương tật có tổn thương rõ rệt, mức độ
82
trung bình về giải phẫu - chức năng, có thể kèm tổn thương quan trọng về mặt tâm lý và xã hội, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, khả năng lao động và sinh hoạt xã hội. Nói chung, người khuyết tật dạng này còn khả năng tham gia lao động hoặc công tác, nhưng cần có điều kiện lao động hoặc công tác phù hợp, hoặc giảm bớt thời gian, định mức lao động trong ngày, trong tuần hoặc cần có các trang bị, phương tiện hỗ trợ để duy trì sức khoẻ và hoạt động lâu dài. Do vậy việc pháp luật quy định tăng mức ưu đãi hỗ trợ cho đối tượng người khuyết tật này là hoàn toàn phù hợp với những khó khăn mà họ phải gánh chịu.
Bên cạnh đó, Bộ luật lao động cần bổ sung thêm quy định về chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật và cụ thể hóa quy định này trong nghị định hướng dẫn thi hành như: Các cơ sở dạy nghề được nhà nước giúp đỡ về cơ sở vật chất ban đầu về trường, lớp, trang thiết bị; cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật khi có dự án dạy nghề, dự án phát triển sản xuất, được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người khuyết tật của Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nguồn vốn của Nhà nước; Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh; Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật được miễn các loại thuế. Thủ tục miễn thuế theo quy định của Bộ tài chính… Có như vậy mới khuyến khích các cơ sở tích cực tham gia vào hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật và mở rộng cơ hội được đào tạo nghề cho đối tượng lao động đặc biệt này.
Với giáo viên dạy người khuyết tật, pháp luật lao động cần bổ sung quy định về chính sách ưu đãi cho họ đảm bảo tính thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật người khuyết tật 2010, Luật dạy nghề 2005. Chẳng hạn: Quy định mức hưởng trợ cấp ngoài tiền lương hàng tháng cho giáo viên tương ứng với thời gian dạy nghề cho người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật; Đối với giáo viên dạy nghề ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ…
83
Tóm lại, để đảm bảo tốt nhất quyền học nghề của người khuyết tật, Nhà nước
cần bổ sung các quy định của Bộ luật lao động cho phù hợp và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Trong văn bản này sẽ bao gồm các nội dung: các nguyên tắc và biện pháp hướng nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của các trường dạy nghề cho người khuyết tật; chính sách ưu đãi đối với người làm công tác dạy nghề cho người khuyết tật; Quyền lợi và nghĩa vụ của người học nghề khuyết tật trong các trường dạy nghề.
Văn bản hướng dẫn này cũng sẽ có những điều khoản quy định việc xây dựng giáo trình đào tạo nghề cho người khuyết tật; trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xác định nội dung, chương trình, nghề đào tạo, hình thức đào tạo đối với người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo cho người khuyết tật thông qua đầu tư thỏa đáng cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng bao gồm cả nhà xưởng, trang thiết bị và giáo trình giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật. Quy định về thời gian học nghề đối với người khuyết tật cần phải linh hoạt, tăng thêm thời gian so với người không khuyết tật, cần tìm ra những nghề phù hợp nhất với từng dạng tật để sao cho việc học nghề không trở thành hình thức đối với người khuyết tật. Có cơ chế để doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, đồng thời tạo cầu nối giữa đầu ra của các trường dạy nghề và đầu vào của doanh nghiệp. Quy định về cải tạo các trung tâm dạy nghề để người khuyết tật có thể tiếp cận dịch vụ dạy nghề tốt hơn.
Về việc làm:
Việc làm là một trong các yếu tố đảm bảo quyền lao động của người khuyết tật, có tạo ra được việc làm thì người khuyết tật mới có thể thực hiện được quyền lao động của mình. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Việc xóa bỏ các rào cản để người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong việc tìm kiếm và có được một việc làm phù hợp là một trong những mục tiêu không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Thực tế cho thấy, vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn nhất hiện
84
nay. Do vậy, pháp luật lao động Việt Nam cần bổ sung và hoàn thiện các quy định để bảo vệ quyền có việc làm của người khuyết tật. Bộ luật luật lao động cần bổ sung các quy định cụ thể về quyền tự do lao động, lựa chọn việc làm của người khuyết tật.
Theo đó, khoản 1 điều 176 BLLĐ 2012 được bổ sung như sau: “Nhà nước bảo trợ
quyền lao động, tự do học nghề và lựa chọn việc làm, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật…”. Bên cạnh đó, cần thiết phải bổ sung thêm những quy định để
phòng ngừa và hạn chế mất việc làm của người khuyết tật do các nguyên nhân như: thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, hợp nhất… Đây là những nguyên nhân có thể phá vỡ sự ổn định của thị trường lao động, gây tác động rất lớn đến đời sống của người khuyết tật, do đó cần phải kiểm soát một cách hợp lý.
Bộ luật lao động nên bổ sung các quy định trách nhiệm của các tổ chức giới thiệu việc làm trong việc tư vấn việc làm miễn phí cho người khuyết tật bởi so với người bình thường, việc tiếp cận và đánh giá các thông tin về việc làm của người khuyết tật bị hạn chế rất nhiều và cơ hội để tìm được việc làm phù hợp vì thế mà giảm đi đáng kể nên cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức cung cấp các thông tin cần thiết về nghề nghiệp cho họ. Do đó cần quy định: “Tổ chức giới thiệu việc làm có trách
nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật”. Nghị
định hướng dẫn thi hành cần quy định về thành lập, hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức giới thiệu việc làm; các điều kiện tiêu chuẩn đối với các cán bộ giới thiệu việc làm cho người khuyết tật để đảm bảo chất lượng của công tác tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
Để ràng buộc về trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh việc quy định tỷ lệ lao động là người khuyết tật bắt buộc mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc nhằm tăng cường cơ hội cho người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động là cần thiết. Thông lệ quốc tế và pháp luật của một số nước trên thế giới cũng áp dụng quy định bắt buộc này, mặc dù khác nhau về tỷ lệ. Tài liệu hướng dẫn “Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật” của ILO khuyến nghị các quốc gia về việc áp dụng chính sách định mức tạo việc làm cho người khuyết tật hay như Bộ luật Xã hội, Quyền 9, năm 2002 của Đức có
85
quy định các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sử dụng ít nhất 20 lao động phải đảm bảo ít nhất 5% trong số họ là người khuyết tật; Doanh nghiệp không đáp ứng được định mức này buộc phải nộp một khoản tiền phạt theo quy định cho từng suất công việc; Tiền phạt thu được từ nguồn này chỉ hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng và việc làm cho người khuyết tật và có thể được cấp cho doanh nghiệp thực hiện vượt định mức quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật và giúp họ trang trải những chi phí phát sinh từ việc tuyển dụng lao động khuyết tật như điều chỉnh cơ sở vật chất nơi làm việc hoặc đào tạo nâng cao cho người khuyết tật. Một số nước Châu Âu cũng áp dụng quy định này như ở Pháp, pháp luật cho phép các doanh nghiệp lựa chọn nhận tỷ lệ bắt buộc người khuyết tật vào làm việc hoặc thực hiện gián tiếp thông qua mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của các cơ sở có sử dụng lao động khuyết tật, hoặc tham gia một kế hoạch thỏa thuận được ký kết giữa tổ chức của doanh nghiệp với tổ chức của người lao động nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật, thông qua tuyển dụng, đào tạo, bảo đảm việc làm lâu dài hoặc điều chỉnh với công nghệ mới [81]. Quy định như vậy nhằm tạo sự ràng buộc nhất định buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo việc làm cho người khuyết tật. Ngoài ra, những doanh nghiệp nhận quá tỷ lệ quy định thì còn được hưởng các chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước.
Do vậy, theo chúng tôi nên bổ sung điều khoản quy định về tỷ lệ bắt buộc này vào Bộ luật lao động như sau: “Chính phủ quy định tỷ lệ lao động đối với một
số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; Nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Doanh nghiệp nào nhận người khuyết tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì được Nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho người khuyết tật”. Trên cơ sở quy
định này, nghị định hướng dẫn thi hành cần xem xét nâng lên tỷ lệ 4% - 5% đối với một số ngành nghề thu hút nhiều lao động và phù hợp với khả năng của người khuyết tật như: dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống, lắp ráp linh kiện điện tử... thay vì chỉ là 2% - 3% như trước kia. Đồng thời tỷ lệ mà doanh nghiệp phải tiếp
86
nhận không được tính cả những người khuyết tật sau khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp mà vẫn tiếp tục làm việc, hoặc đã được hưởng trợ cấp xã hội, phụ cấp cao hơn hoặc bằng mức hưởng tối thiểu.
Trong việc xác định căn cứ để coi là người khuyết tật mà các doanh nghiệp phải nhận, các nhà làm luật cần xem xét tỷ lệ thương tật hợp lý để xác định tỷ lệ người khuyết tật mà các doanh nghiệp phải nhận vào làm việc. Theo quy định tại Thông tư số 32/TT-LB thì những người bị suy giảm 21% khả năng lao động chỉ chịu tổn thương nhẹ về giải phẫu - chức năng, có thể kèm tổn thương về mặt tâm lý và xã hội. Nói chung, khả năng lao động của họ có bị giảm sút, hạn chế một phần nhưng mọi hoạt động của cơ thể ở trạng thái gần như bình thường hoặc được bù trừ vĩnh viễn, lâu dài. Một số thương binh trong hạng này có thể phải thay đổi nghề nghiệp, thay đổi điều kiện, môi trường lao động, hoặc giảm nhẹ khối lượng lao động. Do vậy, đa số họ đều vẫn còn khả năng làm việc như những người bình thường khác nếu được bố trí vào những công việc phù hợp với dạng tật.Trên thực tế các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng những người khuyết tật với mức độ thương tật nhẹ để giảm bớt gánh nặng mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ bắt buộc mà pháp luật yêu cầu. Vì vậy, pháp luật nên bổ sung quy định bên cạnh tỷ lệ bắt buộc những người có tỷ lệ thương tật 21% doanh nghiệp phải tuyển nên quy định một tỷ lệ nhất định người lao động khuyết tật nặng hơn (có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên) mà các doanh nghiệp phải nhận vào làm việc để những người khuyết tật nặng vẫn có cơ hội được có việc làm. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật nặng cũng phải cao hơn so với các doanh nghiệp khác thì mới khuyến khích được các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho họ.
Về chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, pháp luật cần bổ sung quy định: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật nên mở rộng phạm vi các loại thuế mà cơ sở sản xuất kinh doanh đó được miễn, chẳng hạn: thuế nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở massage cho người mù…; với người khuyết tật tự tạo việc làm, pháp