Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Mỹ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Theo báo cáo về dân số của Cục thống kê Hoa Kỳ, nước Mỹ có khoảng 56,7 triệu người khuyết tật, chiếm 19% dân số tính đến năm 2010 với hơn một nửa trong số họ bị khuyết tật nặng. Con số này đã tăng lên 2,2 triệu người so với những năm trước [109]. Điều này cho thấy, vấn đề người khuyết tật đang là vấn đề được quan tâm tại Mỹ. Việc bảo vệ quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động cũng được Chính phủ Mỹ đặc biệt chú trọng.

Luật người khuyết tật Hoa Kỳ năm 1990 sửa đổi năm 2008 có quy định về vấn đề Việc làm cho người khuyết tật tại Mục 1, Tiểu chương 1, Chương 126. Theo đó, luật quy định các cơ chế đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội việc làm, tuyển dụng và nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Cụ thể:

Cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử với các cá nhân khuyết tật mà có khả năng thực hiện các chức năng thiết yếu của một công việc; Người sử dụng lao động phải đảm bảo có những tiện nghi hợp lý cho người khuyết tật mà những tiện nghi này là cần thiết để tìm việc làm, thực hiện công việc hoặc tiếp cận các trang thiết bị trong công việc và các lợi ích khác; Ví dụ, người sử dụng lao động có thể giảm độ cao của máy tính để bàn cho phù hợp với người khuyết tật ngồi xe lăn; Mọi tổ chức khi tuyển dụng không được kiểm tra y tế và không được điều tra xem liệu nhân viên có phải người khuyết tật không và về bản chất hoặc độ nghiêm trọng của khuyết tật đó, trừ phi việc kiểm tra hay điều tra đó là liên quan đến công việc và phù hợp với yêu cầu của nghề [74, Phần 12112. Khoản 4-A]; Không tổ chức công nào được

36

không cho các cá nhân khuyết tật dủ năng lực tham gia, hoặc từ chối cung cấp các dịch vụ, chương trình hoặc hoạt động cho các cá nhân đó, hoặc phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật với các cá nhân dưới các hình thức khác [74, Phần 12132]…

Đạo luật này còn quy định các trường hợp bị coi là phân biệt đối xử cụ thể như sau:

Nguyên tắc chung: Không đối tượng áp dụng nào được phép phân biệt đối xử với một cá nhân đủ năng lực chuyên môn vì lý do khuyết tật trong các thủ tục xin việc, tuyển dụng, thăng tiến, sa thải, bồi thường, huấn luyện hoặc các điều khoản, điều kiện và quyền tuyển dụng khác. “Phân biệt đối xử với một cá nhân đủ năng lực chuyên môn” bao gồm:

1) Giới hạn, cách ly hoặc phân loại người xin việc hoặc nhân viên

theo cách mà ảnh hưởng xấu đến cơ hội hoặc vị trí của người đó vì lý do khuyết tật;

2) Tham gia vào một hợp đồng hoặc hình thức thỏa thuận khác khiến cho người xin việc đủ điều kiện hoặc nhân viên khuyết tật phải chịu phân biệt đối xử bị cấm;

3) Sử dụng tiêu chuẩn, tiêu chí hoặc các cách quản lý mà: phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, duy trì sự phân biệt đối xử với những người phải chịu các hình thức kiểm soát hành chính thông thường;

4) Loại trừ hoặc bằng hình thức khác từ chối công việc hoặc trợ

cấp ngang bằng cho một cá nhân đủ năng lực chuyên môn vì lý do cá nhân đó có quan hệ hay quen biết với một người khuyết tật;

5) Không có các điều chỉnh thích hợp cho các hạn chế về thể chất

hoặc tâm thần của một nhân viên hoặc người xin việc bị khuyết tật, trừ phi tổ chức đó chứng minh được rằng việc điều chỉnh đó sẽ gây ra khó khăn quá mức đến hoạt động của mình hoặc từ chối cơ hội việc làm với một người xin việc hoặc nhân viên khuyết tật đủ điều kiện, nếu việc từ chối đó là dựa trên việc tổ chức đó phải thực hiện các điều chỉnh thích

37

hợp cho các khiếm khuyết về thể chất hoặc tâm thần của nhân viên hoặc người xin việc đó;

6) Sử dụng tiêu chuẩn tuyển dụng, bài kiểm tra việc làm hoặc các

tiêu chuẩn chọn lựa khác nhằm lọc ra hoặc có xu hướng lọc ra một người khuyết tật hoặc một nhóm người khuyết tật trừ khi các tiêu chuẩn hoặc bài kiểm tra đó là liên quan đến công việc và thống nhất với đòi hỏi của ngành nghề [74].

Những quy định trên cho thấy pháp luật của Hoa Kỳ đã liệt kê rất chi tiết, cụ thể các hành vi được coi là hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật. Sự cụ thể này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, nhanh chóng xử lý những hành vi vi phạm. Pháp luật Việt Nam nên tiếp thu cách thức quy định cụ thể đem lại hiệu quả ngăn chặn những hành vi phân biệt, kì thị đối với người khuyết tật.

Ngoài ra pháp luật Hoa Kỳ có quy định việc thành lập “Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng” – Cơ quan thuộc chính quyền liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm áp dụng các luật lệ căn bản nhằm cấm kì thị và tình trạng sách nhiễu liên quan đến mọi khía cạnh của việc làm, trong đó có vấn đề việc làm cho người khuyết tật như: tuyển dụng, sa thải, thuyên chuyển, trả lương, nghỉ hưu… Ủy ban này là cơ quan theo dõi, giám sát, giải quyết các khiếu nại liên quan đến kì thị, phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm. Theo đó đảm bảo cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật, ngăn cấm các hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)