Về mặt chủ quan

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 83)

Ở Việt Nam, lần đầu tiên quyền của người lao động khuyết tật và vấn đề bảo vệ quyền của họ được thể chế hóa bằng pháp luật đánh dấu một bước phát triển mới về chất của pháp luật lao động trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp luật chưa bao quát được hết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới và hội nhập quốc tế. Pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật chưa cụ thể hóa được một số quy định của Bộ luật lao động như: Quy định về dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về chăm lo cho đời sống, sức khỏe của người khuyết tật, về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khuyết tật, chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử… chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn. Nhiều quy định ban hành ra không được

78

thực hiện nghiêm túc vì thiếu cơ chế về nguồn lực, tổ chức thực hiện và chế tài xử lý răn đe. Các quy định pháp luật về người khuyết tật chưa được rà sát, hệ thống hóa nên có hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn; Chưa có cơ chế liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các quy định pháp luật và người thực thi pháp luật, cũng như cộng đồng xã hội nhằm bảo vệ quyền của người khuyết tật. Thường thì Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cứ ban hành các quy định, còn các tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động khuyết tật cứ sử dụng nhưng theo hướng mục tiêu lợi nhuận của cơ chế thị trường thay vì đảm bảo tối đa quyền lợi về mọi mặt của người khuyết tật. Bên cạnh đó còn thiếu các quy định chặt chẽ về cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý những hành vi vi phạm trong bảo vệ quyền của người khuyết tật. Hiện nay, chưa có một văn bản cụ thể quy định chi tiết về thanh tra đối với loại lao động đặc thù này. Việc xử lý các vi phạm lại càng yếu, chế tài xử phạt lại chưa đủ sức răn đe. Đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý của một số chủ sử dụng lao động thường sử dụng một số ít người khuyết tật vào làm việc hoặc là trốn tránh không nhận vào làm việc, nhất là ở khu vực ngoài nhà nước. Cuối cùng, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là các quy định về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong cộng đồng dân cư, nhất là người lao động và người sử dụng lao động còn chưa được quan tâm đúng mức.

Chính vì lẽ đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật lao động Việt Nam, không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật trên thực tế. Có như vậy, quyền và lợi ích của một bộ phận không nhỏ người lao động mới được đảm bảo và điều đó sẽ tạo động lực thúc đẩy người khuyết tật nỗ lực phấn đấu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 83)