Quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền của ngườ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

dụng lao động cũng cần tham khảo ý kiến của người đại diện hợp pháp và các tổ chức đại diện cho người khuyết tật như tổ chức công đoàn. Bởi lẽ người khuyết tật có những hạn chế về mặt thể chất hoặc tâm thần nên có những vấn đề họ không hiểu biết được hết, vì vậy cần có sự tham gia của người đại diện và các tổ chức có đầy đủ tư cách để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Có những vậy, những quyết định của NSDLĐ đưa ra mới đảm bảo tính khách quan và bảo vệ được quyền lợi của đối tượng yếu thế trong quan hệ lao động.

2.2.4. Quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật khuyết tật

Việc áp dụng các chế tài để xử lý hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật là một trong những biện pháp mang tính răn đe cao, hiệu quả trong việc ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm quyền của nhóm yếu thế trong các quan hệ lao

động. Trách nhiệm hành chính có thể áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm

pháp luật về quyền của người khuyết tật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt hành chính trong lĩnh vực công tác người khuyết tật nói riêng. Các hình thức xử phạt chính có thể bị áp dụng là cảnh cáo hoặc phạt tiền, kèm theo các hình thức xử phạt chính có thể có các biện pháp bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể [91, tr.139].

Pháp luật lao động quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 như sau: “Phạt tiền từ 5.000.000

đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động” [28, Điều 25, Khoản 2]. Ngoài ra,

nghị định này cũng quy định mức xử phạt vi phạm hành chính với tất cả những hành vi xâm phạm quyền của người lao động nói chung. Tuy nhiên, như đã phân tích, người khuyết tật có những đặc thù riêng về mặt tâm, sinh lý nên có quyền được hưởng các biện pháp bảo vệ đặc biệt của pháp luật để đảm bảo quyền bình đẳng của

66

người khuyết tật với các cá nhân khác khi tham gia quan hệ lao động. Việc pháp luật lao động không có quy định cụ thể các trường hợp vi phạm quyền của người lao động khuyết tật, chẳng hạn hành vi nào bị coi là phân biệt đối xử là thiếu sót rất lớn vì các cơ quan thực thi pháp luật không có cơ sở để xác định hành vi nào vi phạm pháp luật để có thể xử phạt thích đáng, quyền của người khuyết tật do vậy bị vi phạm là điều khó tránh khỏi.

Như vậy, có thể thấy quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm các quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động còn chưa đầy đủ. Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các nghị định hướng dẫn chi tiết về vấn đề lao động là người khuyết tật và bổ sung các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật. Có như mới đủ sức răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, các quyền được pháp luật thừa nhận mới có điều kiện được thực thi và phát huy tác dụng trên thực tế, người khuyết tật chăm lo làm tốt công việc của mình và đời sống xã hội được nâng cao.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)