Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 84)

việc bảo vệ quyền của người khuyết tật

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của người khuyết tật,

79

quyền của người khuyết tật cho đồng bộ và hợp lý, tránh chồng chéo. Xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tế, với điều kiện kinh tế, tâm tư nguyện vọng của người khuyết tật để các văn bản này nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy có hiệu quả hơn nữa trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào quan hệ lao động, hòa nhập cộng đồng. Nhanh chóng xây dựng và ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ luật Lao động 2012 về lao động là người khuyết tật, bổ sung, hoàn thiện các quy định trong Luật người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, cùng tham gia của người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật trong quá trình soạn thảo, ban hành. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đã ban hành ở địa phương, cơ sở, từng ngành và liên ngành;

Hai là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội đối với người khuyết

tật bằng cách: Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa để các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, hạn chế, ngăn chặn thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp người khuyết tật, Nhà nước tạo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, chính sách để Hội, Hiệp hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật hoạt động có hiệu quả. Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức của cộng đồng, xã hội đảm bảo dễ dàng tiếp cận và sử dụng cho người khuyết tật như: Xây dựng và xuất bản các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật nhằm động viên, hướng dẫn người khuyết tật tham gia lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị vi phạm; Nêu những tấm gương điển hình về người khuyết tật tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng; Tuyên truyền sâu, rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ở cấp xã, phường để mọi người dân chia sẻ, chăm lo cho người khuyết tật trong đó có NSDLĐ, phổ biến và triển khai các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật.

80

Ba là, tiếp tục hỗ trợ đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết

tật. Đầu tư xây dựng trường lớp, biên soạn chương trình giảng dạy phù hợp với sức khỏe, tâm lý của người khuyết tật. Nâng cao công tác đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy. Tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, trợ giúp về kiến thức, vốn, điều kiện sản xuất kinh doanh để người khuyết tật có thể tự lập, tự lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi

chức năng cho người khuyết tật trong các doanh nghiệp có sử dụng lao động và ngay trong cộng đồng người khuyết tật sinh sống. Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, hướng hoạt động phục hồi chức năng đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Có chính sách giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, đầu tư cơ sở vật chất để bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người lao động là người khuyết tật.

Năm là, phát triển hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật

trong lĩnh vực việc làm. Nhà nước ta cần tiếp tục duy trì, mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật; đẩy mạnh việc ký kết và nội luật hóa các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động khuyết tật trong pháp luật quốc gia; đẩy mạnh trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp kĩ thuật, đào tạo cán bộ làm việc cùng với người khuyết tật; tranh thủ các nguồn viện trợ để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất chăm sóc người lao động khuyết tật được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 84)