Về mặt khách quan

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 82)

Bất kì các quy định pháp luật nào cũng đều được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thực tiễn. Ngược lại, khi được áp dụng vào thực tiễn, các quy định này sẽ bộc lộ những điểm phù hợp và chưa phù hợp. Khi quan hệ xã hội thay đổi thì hệ thống các quy định của pháp luật cùng cần phải hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn. Chính vì lẽ đó, điều chỉnh một số quy định của pháp luật lao động về người khuyết tật cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo vệ quyền của người khuyết tật là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Người khuyết tật là nhóm người dễ bị tổn thương và có nhiều nguy cơ bị vi phạm quyền con người, do đó, họ là nhóm người cần nhất chỗ dựa là pháp luật để thực hiện quyền của mình.

Trong pháp luật lao động, quyền của người khuyết tật được ghi nhận, bảo vệ và có những biện pháp bảo đảm thực hiện, điều đó đã tạo điều kiện cho người khuyết tật thực hiện các quyền bình đẳng với những người lao động bình thường khác trong lĩnh vực lao động, từ đó giúp họ tư tin vươn lên làm chủ cuộc sống, phát triển và hòa nhập xã hội. Trong xu thế hiện nay, khi nhân loại đã thay đổi nhận thức về người khuyết tật từ chỗ coi họ là đối tượng cần được cưu mang, giúp đỡ trở thành đói tượng cần được tạo cơ hội phát triển để hoạt động và cống hiến, đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở pháp lý khẳng định và nâng cao vị thế của người khuyết tật, tạo điều kiện để họ được thực hiện các quyền cơ bản của mình trong điều kiện đổi mới hiện nay.

77

nhiều Công ước và Khuyến nghị về người khuyết tật. Tính đến tháng 5 năm 2014, ILO đã thông qua 189 Công ước và 200 khuyến nghị. Việt Nam là thành viên của ILO và chúng ta đã tham gia phê chuẩn một số Công ước của tổ chức này như: Công ước 111 về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; Công ước số 29 về chống lao động cưỡng bức; Công ước số 138 về quy định tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động... Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta chưa phát triển nên một số Công ước mà ta phê chuẩn vẫn chưa được nội luật hóa. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người khuyết tật nói chung và pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật nói riêng; đồng thời nghiên cứu và phê chuẩn những Công ước khác phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước để từng bước hội nhập với pháp luật và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm. Bởi lẽ người khuyết tật là một lực lượng lao động cần thiết cho xã hội nên vấn đề bảo vệ quyền của họ không chỉ là một vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề đạo lý, không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 82)