Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Thứ nhất, các quy định của pháp luật lao động trong bảo vệ quyền của người

khuyết tật còn thiếu, chưa đầy đủ và bất hợp lý:

- Pháp luật lao động chưa có các quy định cụ thể các hành vi phân biệt đối

xử trong tuyển dụng và làm việc của lao động khuyết tật,các quy định về dạy nghề, việc làm cho người khuyết tật còn chưa đầy đủ và thiếu cơ chế ràng buộc đảm bảo việc thực thi. Bên cạnh đó, một số các quy định trong Bộ luật lao động về quyền của người khuyết tật lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành như quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về chăm sóc sức khỏe, tính mạng của người khuyết tật… gây khó khăn cho việc triển khai trên thực tế, do vậy quyền lợi của người khuyết tật vẫn chưa thể được đảm bảo đầy đủ. Thiếu các quy định về cơ chế giám sát và các phương thức để củng cố việc thực thi.

74

- Một số quy định còn mang tính khiên cưỡng, không những không có tác dụng tạo việc làm cho người lao động mà ngược lại còn tạo ra tâm lý e ngại và nản tránh việc tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh như: Quy định cấm sử dụng lao động là người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm... Thiếu các quy định về các chế tài xử lý hành vi vi phạm các quyền của người lao động khuyết tật; bên cạnh đó, không có một cơ quan chuyên trách để giải quyết các khiếu nại của người khuyết tật khi quyền lợi bị vi phạm cũng là điểm hạn chế của pháp luật.

Thứ hai, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động khuyết tật còn

thấp: 93,4% số người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn kỹ thuật; số có chứng chỉ nghề chỉ có khoảng 6,5%. Riêng người khuyết tật có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm khoảng 2,75% [102]. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn người khuyết tật vẫn còn tâm lý e ngại và mặc cảm, tự ti về khuyết tật của mình nên chưa phát huy được hết khả năng của mình trong công việc cũng như chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Thứ ba, công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách

đối với người khuyết tật trên thực tế còn nhiều bất cập:

 Về công tác dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật tuy

có cố gắng nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người khuyết tật vì thực tế còn rất nhiều khó khăn như:

- Chọn nghề thích hợp cho người khuyết tật;

- Cơ sở vật chất và kinh phí cho việc dạy nghề còn quá ít;

- Sản phẩm của người khuyết tật không đủ sức cạnh tranh với thị trường;

- Mô hình dạy nghề tập trung và tại cộng đồng chưa được xác định rõ nét,

nhất là chưa quan tâm đến mô hình dạy nghề trong cộng đồng;

- Thiếu sự chuyên môn hóa và cơ hội đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của người khuyết tật;

 Chưa có sự phối kết hợp liên ngành trong việc tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội, cơ sở để tham gia thị trường lao động;

75

 Chưa coi việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về người khuyết tật là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chính quyền địa phương. Một số tỉnh, thành phố chưa quan tâm bố trí đủ cán bộ (cả về số lượng và chất lượng) để kiểm tra, giám sát, theo dõi, đề xuất những trường hợp cụ thể cần trợ giúp của địa phương.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng

mức, thường mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin hội nghị hoặc một số hoạt động tặng quà nhân ngày lễ, tết; công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu. Do đó việc nhận thức về quyền của người lao động khuyết tật, về các chính sách đối với người khuyết tật, về vị trí, vai trò của người khuyết tật, về các biện pháp để tăng cường bảo vệ quyền của người khuyết tật… chưa thực sự đúng đắn, hoặc vì lợi ích kinh tế mà người sử dụng lao động cố tình không tuân thủ.

Thứ năm, các công trình công cộng chưa thuận lợi, các phương tiện truyền thông như báo mạng, ti vi… hay công nghệ thông tin chưa khai thác triệt để các ứng dụng dành cho người khuyết tật trong việc học văn hóa, học nghề tạo cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vật chất, kĩ thuật khiến vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng không được đảm bảo. Chính vì vậy, người khuyết tật vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình tham gia lao động.

76

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN

CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)