Nâng cao các yếu tố tiềm năng cho cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 58 - 62)

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mục tiêu: xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ lao động đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động đặc thù của ngành hàng khơng; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cĩ trình độ nghiệp vụ giỏi, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tiết kiệm được chi phí

thuê lao động nước ngồi. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp:

- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn trình độ nhân viên trình độ cơ bản cho từng bộ phận bao gồm trình độ chuyên mơn (chuyên ngành), các kiến thức bổ trợ tối thiểu đối với lao động đặc thù hàng khơng như: ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, giao tiếp.

- Đào tạo và đào tạo lại nhân viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động của hàng khơng hiện đại và hội nhập quốc tế. Đối với đội ngũ hoạch định chiến lược cần trang bị đầy đủ các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế như luật quốc tế về thương mại, chính sách xuất nhập khẩu (mua thiết bị), thị trường. Đào tạo bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học nâng cao khả năng ứng dụng cơng nghệ hiện đại và các giao dịch quốc tế.

- Thiết lập qui trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; đặc biệt lao động đặc thù hàng khơng phải theo tiêu chuẩn IATA, tránh tình trạng hình thức lựa chọn người khơng cĩ năng lực.

- Xây dựng phong cách, văn hĩa làm việc của nhân viên hàng khơng Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ với hành khách: ngồi việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, trang bị kiến thức về văn hĩa dân tộc, tâm lý khách hàng, cần cụ thể hĩa cách ứng xử với khách hàng như nữ tiếp viên với khẩu hiệu “duyên dáng, dịu dàng”; giới hạn những việc nhân viên khơng được làm, những việc cần làm để giữ uy tín cho hãng.

- Xây dựng một học viện hàng khơng như các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực hàng khơng, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO.

- Tăng cường ngân sách cho hoạt động đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn IATA , chú trọng cơng tác chuyển giao cơng nghệ

thơng qua nguồn viện trợ và hợp tác quốc tế.

3.3.1.2 Nâng cao tiềm lực tài chính

Vốn cĩ vai trị quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính của VNA; Vốn là cơ sở để VNA gia tăng qui mơ hoạt động, mở rộng phát triển đường bay, phát triển đội tàu bay sở hữu, tăng khả năng hợp tác với các hãng hàng khơng trong khu vực, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Với nhu cầu phát triển đội tàu bay đến năm 2010, VNA cần 19.000 tỉ đồng trong vịng 6 năm. Đây là một mức quá lớn so với khả năng tự bổ sung của VNA hay năng lực tài chính của ngân sách Nhà nước. Vì vậy VNA cần thực hiện giải pháp:

- Quản lý và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn vốn hiện cĩ, tăng khả năng tích lũy bằng các biện pháp :

+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là đội máy bay, hoạt động của bộ máy tổ chức, giảm bộ phận cồng kềnh, xây dựng định mức chi phí ở các khâu của quá trình quản lý, thiết lập mạng lưới chi nhánh cĩ hiệu quả;

+ Lập qui trình quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư nhằm tiết kiệm vốn đầu tư.

- Thực hiện cổ phần hĩa với hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước, phát hành thêm cổ phần, trong đĩ vốn Nhà nước chiếm tỉ lệ cổ phần 70% trong năm đầu, hai đến ba năm sau là 51%. Đối với các đơn vị bên ngồi, cần chọn đối tác là các tổ chức tài chính, hãng hàng khơng nước ngồi cĩ tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên, cần phải xây dựng lộ trình tăng dần các đối tác nước ngồi.

- Lập danh mục các dự án đầu tư của VNA cần mời gọi đầu tư nước ngồi.

dụng dài hạn, viện trợ, vốn ODA.

- Thực hiện hình thức liên doanh, liên kết đề đầu tư một số hạng mục cĩ khả năng thu hút vốn.

- Hình thành bộ phận chức năng quản lý và phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của VNA vì qui mơ hoạt động ngày càng lớn, dư nợ vay tăng nhanh, yếu tố đầu vào khơng ổn định, phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngồi.

- Đề ra các giải pháp tăng thu: cải thiện cơ cấu hành khách, tăng hệ số sử dụng ghế; thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu.

3.3.1.3 Đầu tư phát triển đội tàu bay, thiết bị hiện đại

Mục tiêu: đến năm 2010 sở hữu 100% đội tàu bay tầm ngắn, 70% tầm trung và xa tương đương 73% năng lực vận chuyển nhằm tăng tính an tồn và ổn định (đặc biệt giảm tình trạng chậm, hủy chuyến) trong kinh doanh, đảm bảo uy tín của hãng; đáp ứng nhu cầu phát triển mạng đường bay; phát triển sản phẩm đối với từng khu vực và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên máy bay. Các giải pháp cần thực hiện:

- Lập kế hoạch phát triển đội tàu bay cho từng giai đoạn phát triển của VNA đặc biệt là hệ thống đội tàu bay phục vụ cho vận tải hàng hĩa (5-10 máy bay);

- Lập dự án đầu tư để khai thác máy bay nội địa với giá cước thấp; Hiện nay, thị trường hàng khơng giá rẻ trong nước đang cịn bỏ ngỏ. Nếu VNA khơng lên kế hoạch khai thác thị trường này, thì đến năm 2008 thực hiện “mở cửa bầu trời” trong ASEAN, VNA sẽ lại chậm hơn so với các hãng hàng khơng giá rẻ khác trong khu vực như Tiger Airways, Lion Air.

- Lựa chọn máy bay phù hợp để đội máy bay đạt yêu cầu đơn giản về cấu trúc, số lượng chủng loại, cơng nghệ mới theo phương châm “đi tắt, đĩn

đầu”;

- Xây dựng các dự án chuyển tiếp và khai thác thiết bị, cơng nghệ hiện đại phục vụ cơng việc vận hành thiết bị sau khi thuê hoặc mua;

- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các hoạt động VNA như thiết lập hệ thống phần mềm thanh tốn trực tuyến với khách hàng cĩ tài khoản để khách hàng cĩ thể thanh tốn qua ATM, Internet, điện thoại di động; phần mềm kết nối để hợp tác, trao đổi thơng tin từ hãng hàng khơng khác, để chia sẻ thơng tin với các hãng hàng khơng, giúp cho việc đánh giá khách hàng và tình hình thị trường một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)