1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam

63 851 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2010-2014 ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT NAM Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Cao Nhất Linh Bộ môn: Luật Thương mại Sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Tuyền MSSV: 5106207 Lớp: Luật Thương mại 2 Cần Thơ, tháng 11/2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG 1.1. Một số khái niệm liên quan và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong ......4 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động bán hàng rong ..............................4 1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa ...................................................................................... 4 1.1.1.2. Khái niệm mua bán hàng rong ..................................................................................... 6 1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong .............................................6 1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong ...................................................... 6 1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong ............................................................................................. 8 1.1.2.3. Địa bàn thực hiện hoạt động mua bán hàng rong ..................................................... 8 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong .........................9 1.3. Tác động của hoạt động mua bán hàng rong ........................................................12 1.3.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................................................................12 1.3.1.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế ........................................................................................................................................... 12 1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội .... 13 1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................................................................13 1.3.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế ...... 13 1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa - xã hội ............ 14 CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG 2.1. Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong .......................15 2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong ..........................................................15 2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong ......................................................16 2.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng rong ........................................................16 2.2. Phạm vi của hoạt động mua bán hàng rong ..........................................................17 2.2.1. Phạm vi về hàng hóa được bán rong ....................................................................17 2.2.2. Phạm vi về địa điểm được bán hàng rong ............................................................20 2.3. Nghĩa vụ của ngƣời bán hàng rong và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong ............................................................. 22 2.3.1. Nghĩa vụ của người bán hàng rong ......................................................................22 2.3.1.1. Bảo đảm an ninh trật tự vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong .......... 22 2.3.1.2. Đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm ................................................................ 23 2.3.1.3. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ......................................................................... 26 2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng rong ...........................................................................................................................27 2.3.2.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong ....................................................................................................... 27 2.3.2.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối hoạt động bán hàng rong ....................................................................................... 29 2.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong .............................................31 2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong ..................................................................................................................31 2.4.2 Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong .....36 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng của hoạt hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay .....40 3.1.1. Thực trạng những quy định của pháp luật và việc áp dụng những quy định pháp luật trong hoạt động mua bán hàng rong ............................................................... 40 3.1.2. Thực trạng hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay .....................43 3.2. Nguyên nhân của những bất cập tồn tại trong hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay .......................................................................................................45 3.2.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................................45 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................................45 3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong ........................................................................................................................ 45 3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía người bán hàng rong ............................................ 46 3.2.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía người tiêu dùng ...................................................... 47 3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay ...............................................................................47 3.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay 47 3.3.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong 48 3.3.1.2. Giải pháp từ phía người bán hàng rong ................................................................... 49 3.3.1.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng ............................................................................ 50 3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt Nam hiện nay .....................................................................................................51 3.3.2.1. Hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong ...................................................................................................................... 51 3.3.2.2. Đề xuất xây dựng các khu vực bán hàng rong tập trung ........................................ 53 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp với đặc trưng của nền kinh tế là kinh doanh nhỏ lẻ. Một trong những hoạt động kinh tế đã hình thành lâu đời, gắn bó với đời sống người dân và góp phần không nhỏ vào sự ổn định, phát triển kinh tế đất nước là hoạt động mua bán hàng rong. Thực tế, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hoạt động mua bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Hoạt động này không chỉ có những đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, nuôi sống một bộ phận không nhỏ người dân mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mặt khác, hoạt động mua bán hàng rong vẫn tồn tại một số hạn chế, tình trạng mua bán hàng rong diễn ra tràn lan, không tổ chức như hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động khác trong xã hội, gây ô nhiễm môi trường,... Thêm vào đó là sự “biến tướng” của hoạt động mua bán hàng rong khiến cho hoạt động này ngày càng trở nên phức tạp, làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động mua bán hàng rong vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía cơ quan quản lý Nhà nước; đa số người bán hàng rong lại thiếu ý thức, rất thờ ơ trước những quy định của pháp luật; người tiêu dùng lại rất chủ quan trong việc lựa chọn những mặt hàng an toàn để sử dụng. Sự thiếu ý thức của người bán hàng rong và người tiêu dùng đã khiến cho hoạt động mua bán hàng rong ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến sự ổn định trong đời sống xã hội. Do đó, việc khắc phục tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, đưa hàng rong vào hoạt động có tổ chức là hết sức cần thiết. Từ những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam”. Đây là việc làm hết sức cần thiết để góp phần hiểu rõ hơn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong. Đồng thời, tìm ra những giải pháp góp phần khắc phục những bất cập tồn tại và tiếp tục phát huy nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng rong nói riêng. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng rong, không nghiên cứu về hoạt động mua rong các loại vật dụng GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 1 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam như: sách báo cũ, phế liệu,... Người viết không nghiên cứu những hoạt động thương mại khác. Trong đề tài nghiên cứu, khái niệm “cá nhân hoạt động thương mại” được hiểu như trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một các độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo Nghị định thì “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”. 3. Mục tiêu nghiên cứu Người viết chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam” để nghiên cứu với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của bản thân về một hoạt động rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, đó là hoạt động mua bán hàng rong. Bên cạnh đó, có thể đóng góp cho nền khoa học nước nhà nói chung và phục vụ cho việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong của các cơ quan chức năng nói riêng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tìm kiếm tư liệu, đọc, chọn lọc để phục vụ cho việc nghiên cứu, làm sáng tỏ và giải quyết những vấn đề đạt ra trong luận văn. 5. Bố cục luận văn Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về hoạt động mua bán hàng rong. - Chương 2: Những quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong. - Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam. Với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tâm của thầy Cao Nhất Linh, sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè mà người viết đã hoàn thành tốt luận văn này. Đồng thời người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ tất cả các quý thầy cô của Khoa trong suốt quá trình học tập để hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Do sự GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 2 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam giới hạn về kiến thức, thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo nên trong quá trình hoàn thành luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý từ quý thầy cô, cũng như từ phía bạn đọc để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người viết Dương Ngọc Tuyền GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 3 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á hầu hết đều có hàng rong. Với Việt Nam hàng rong từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng gắn liền với cuộc sống người dân và hoạt động mua bán hàng rong đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động trang trải cuộc sống hàng ngày. Mua bán hàng rong là một hoạt động mua bán hàng hóa nhưng là hoạt động mua bán không có địa điểm cố định, hàng rong đã và đang giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế. Song hoạt động mua bán hàng rong hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, gây ra tác động tiêu cực. 1.1. Một số khái niệm liên quan và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong Với đặc điểm loại hình buôn bán hàng hóa không có địa điểm cố định, hoạt đông bán hàng rong đáp ứng phần lớn những nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Người bán hàng rong thường bày hàng hóa ở những khu vực đông người, dọc theo các tuyến đường, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học,… hay mang hàng đến tận nhà người tiêu dùng. Với đặc điểm này, hàng rong được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng phát triển. 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động bán hàng rong Mua bán hàng hóa từ lâu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, hoạt động mua bán đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội, giúp hàng hóa được lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa “Trong điều kiện kinh tế thị trường, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác”1. Mục đích chủ yếu của hoạt động mua bán là sinh lợi, việc mua bán giúp hàng hóa được lưu thông, đáp ứng nhu cầu, phục vụ cho sản xuất và đời sống của các chủ thể trong xã hội. Có thể thấy rằng hoạt động mua bán đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của bất kỳ quốc gia nào. 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Tập 2, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2006, tr.5. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 4 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Các giao dịch mua bán được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại năm 2005, mua bán hàng hóa được hiểu là “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”2. Những điều khoản mà các bên cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, việc trao đổi hàng hóa giữa các bên được xác lập bằng hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy theo quy định cụ thể của pháp luật mà hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể3. Đối với hình thức hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể: thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định với nhau. Hình thức này, thường được áp dụng trong những trường hợp khi các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau, đối với những giao dịch đơn giản, giá trị không cao hoặc những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Một số giao dịch thường được xác lập bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể như: mua bán rau ở chợ, bạn bè cho nhau mượn cây viết, cuốn tập,… Đối với hình thức hợp đồng bằng văn bản: Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản đã ký kết, các bên dễ dàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên kia. Đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Một số giao dịch thường được thể hiện thông qua hình thức bằng văn bản như: mua bán xe gắn máy, cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp,… Với tính chất là một giao dịch đơn giản, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hợp đồng mua bán hàng rong thường được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. 2 3 Điều 3, Luật Thương mại năm 2005. Điều 401, BLDS năm 2005 và Điều 24, Luật Thương mại năm 2005. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 5 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 1.1.1.2. Khái niệm mua bán hàng rong Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể trong nước có thể được thực hiện tại trụ sở của bên mua hoặc bên bán, hay tại một địa điểm cụ thể nào đó theo sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn diễn ra hàng ngày tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, tại các chợ; hay hoat động trao đổi hàng hóa ngay tại các khu dân cư, trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường… Các hoạt động mua bán có thể có hoặc không có địa điểm cố định. Theo nghĩa thông thường, mua bán hàng rong được hiểu là hoạt động buôn bán dạo. Để thực hiện hoạt động này thì người bán hàng rong thường mang hàng hóa đi dọc theo các tuyến đường, vào các con hẻm,… để bán hàng cho người có nhu cầu sử dụng. “Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong”4. Mua bán hàng rong thực chất là một hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và hoạt động mua bán rong không có địa điểm cố định. Người bán hàng rong không bán hàng tại một địa điểm cố định nào cả, họ không có trụ sở thương mại để tiến hành hoạt động mua bán, mà hoạt động buôn bán hàng rong diễn ra ở khắp các ngõ hẻm, những nơi tập trung đông dân cư, dọc theo các tuyến đường,… Hôm nay họ bán tại chỗ này nhưng ngày mai họ có thể di chuyển đến chỗ khác nếu cảm thấy thuận tiện cho việc bán hàng của mình. 1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong Hoạt động mua bán hàng rong diễn ra khá đơn giản, thường thấy ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, khu vực quanh các trường học, bệnh viện, khu du lịch, dọc theo các tuyến đường. Hàng hóa được bán rong thường là các loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt,… Người bán bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận, người mua tìm đến hàng rong chủ yếu là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong Cũng như những hoạt động mua bán hàng hóa khác, hoạt động mua bán hàng rong được thực hiện bởi hai bên là bên mua và bên bán. 4 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 6 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Theo quy định tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, mua bán hàng rong là một hoạt động thương mại được thực hiện bởi cá nhân hoạt động thương mại. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại được hiểu là “cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”5. Như vậy người bán hàng rong là cá nhân thực hiện hoạt động mua bán nhằm mục đích sinh lợi và hoạt động này được thực hiện một cách độc lập, thường xuyên. Đây là cá nhân hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh và người bán hang rong không được gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là người buôn bán, khái niệm “thương nhân” được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của thương nhân. Tuy nhiên trong trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật6. Khác với thương nhân, cá nhân hoạt động thương mại không có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, song mọi hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo những quy định của pháp luật về thương mại đối với thương nhân và pháp luật có liên quan. Người bán hàng rong chủ yếu là những lao động nghèo, trình độ học vấn không cao, cuộc sống khó khăn, không có việc làm ổn định và phần đông là phụ nữ. Do nhu cầu của xã hội và tính chất của nghề bán hàng rong, những gánh hàng rong thực chất là “hệ thống phân phối hàng hóa đến tận nhà”7 và việc bán hàng rong đòi hỏi không quá cao về cả trình độ lẫn vốn liếng mà số lượng người bán hàng rong ngày một tăng đáng kể. Đặc biệt là ở những khu vực dân cư đông đúc, xung quanh các bệnh viện, trường học, những khu du lịch… Chủ thể thứ hai trong hoạt động mua bán hàng rong là người mua hàng rong. Người mua hàng rong là tất cả những cá nhân có nhu cầu sử dụng, thành phần này rất đa 5 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 6 Điều 7, Luật Thương mại năm 2005. 7 Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế, http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=2344, [truy cập ngày 09/9/2013]. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 7 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam dạng. Bởi một trong những ưu điểm của hàng rong là hàng hóa sẽ được đưa đến tận nhà để người tiêu dùng lựa chọn và với mức giá thấp hơn những hàng hóa được bày bán tại các chợ, siêu thị,… Như vậy thay vì phải đến các cửa hàng, siêu thị để mua thì với những gánh hàng rong người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà với giá rẻ hơn và tiết kiệm được chi phí đi lại. 1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong Hiện nay, pháp luật không quy định người bán hàng rong phải thực hiện hoạt động bán hàng theo một cách thức nào cụ thể. Tuy nhiên, người bán hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại. Trên thực tế, cách thức bán hàng rong rất đơn giản. Chỉ cần với đôi gánh hay chiếc xe đạp để chở hàng người bán có thể tiến hành hoạt động bán hàng. Trước đây hàng rong được người bán vận chuyển chủ yếu bằng đôi gánh, sau này cùng với sự phát triển của xã hội mà các phương tiện dùng cho hoạt động bán hàng rong cũng đa dạng hơn, có thể là xe đạp, xe đẩy, xe máy,… Những phương tiện này có điểm chung là chi phí thấp và nhỏ gọn, dễ di chuyển ngay cả khi vào những đường phố chật hẹp, hay các ngõ hẻm nhỏ để chào hàng, để bán hàng. Một bộ phận người bán hàng rong khác thì không di chuyển từ nơi này đến nơi khác để bán hàng hóa, mà họ chọn cho mình một vị trí cố định ở một góc đường, hay ngay trước hiên nhà để bày hàng và bán. Nói chung hoạt động bán hàng rong diễn ra rất đơn giản và tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng. Vì lẽ đó mà hàng rong ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và trung bình. 1.1.2.3. Địa bàn thực hiện hoạt động mua bán hàng rong Như đã nói ở phần trên, mua bán hàng rong là hoạt động mua bán không có địa điểm cố định và là “hệ thống phân phối hàng hóa đến tận nhà”. Vì thế phạm vi về địa điểm bán hàng rong là khá rộng. Người bán hàng rong có thể bán ở nhiều nơi, trừ những khu vực pháp luật có quy định cấm như: khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, khu vực có cơ quan nhà nước, ngoại giao, bệnh viện, trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, khu vực có biển cấm hoạt động thương mại,... Tùy theo từng địa phương, nếu có quy định cụ thể về địa điểm được bán hàng rong thì người bán hàng rong phải chấp hành. Một số khu vực cấm bán hàng rong được cắm biển cấm bán hàng rong. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động bán hàng rong diễn ra GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 8 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hàng ngày, ở hầu hết các tuyến đường, những nơi đông dân cư, nơi công cộng,… kể cả ở những nơi cấm hay không cấm, miễn là thuận tiện cho việc mua bán đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những gánh hàng rong. Hoặc chỉ sau một thời gian, hàng rong đã hoạt động trở lại ở những khu vực có biển cấm đặc biệt là ở những khu du lịch, trên các vỉa hè. Với những khu vực thuận lợi cho việc buôn bán của những người bán hàng rong dù quy định vẫn được ban hành, biển cấm vẫn treo, cơ quan chức năng vẫn kiểm tra, giám sát nhưng hiện tượng vi phạm vẫn diễn ra. Trong những trường hợp này những quy định của pháp luật đã không thực sự đi vào thực tiễn bởi nhiều lý do. Có thể do người bán hàng rong không biết được nơi nào họ được bán, nơi nào không; cũng có thể họ biết nhưng do có lợi cho việc buôn bán nên họ không chấp hành, mặt khác có thể do những quy định được ban hành nhưng chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Như vậy địa bàn hoạt động mua bán hàng rong là rất rộng, người bán hàng rong có thể bán hàng ở những khu vực pháp luật không cấm. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất nên sản xuất trong xã hội chỉ mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển xã hội những nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, quá trình trao đổi hàng hóa ra đời để đáp ứng những nhu cầu ấy. Từ hình thức trao đổi hàng hóa ban đầu là hàng đổi hàng, dần dần con người đã biết dùng tiền làm vật trung gian trao đổi. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện hoạt động thương mại. Ban đầu, khái niệm thương mại được hiểu như hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời. Về sau, cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, khái niệm thương mại đã dần được mở rộng hơn ở nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ, mà không chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa. Từ lâu hoạt động mua bán hàng rong đã trở nên thân thuộc đến mức nó không đơn thuần được nhìn nhận từ góc độ kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hoá đặc sắc phản ánh cuộc sống thường nhật của các dân tộc trên thế giới. Ở châu Á, hoạt động mua bán hang rong được Chính phủ các nước đưa vào quy hoạch từ những năm cuối thế kỷ XX. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 9 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Ở Singapore, chính quyền đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để bảo vệ người bán hàng rong và giữ gìn trật tự đô thị, ngay từ năm 1971, Chính phủ đã có kế hoạch đối phó với tình trạng người bán hàng rong chiếm lĩnh khắp các đường phố. Vào năm này, Singapore bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ,... để đưa người bán hàng rong vào buôn bán ở những nơi cố định. Sau gần 30 năm, đến năm 1996, tất cả người bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép, được dự các khoá học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng8. Cuối năm 2011, Chính phủ Singapore đã thành lập một nhóm các nhà chuyên gia cùng với Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực (WDA) nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thành lập trung tâm đào tạo cho những người bán hàng rong9. Trong dự án của WDA những người tham gia sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo và được tư vấn, giúp đỡ tìm việc làm trong ngành công nghiệp thực phẩm sau khi hoàn thành khóa học. Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã khiến Chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn định và được cấp giấy phép10. Ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, khi hàng tiêu dùng thiết yếu được phân phối bằng chế độ tem phiếu, việc quản lý hoạt động mua bán được thực hiện hết sức ngặt nghèo, các gánh hàng rong vẫn tồn tại và được thừa nhận không chính thức như một lực lượng hỗ trợ hữu hiệu cho hệ thống thương mại nhà nước và các hợp tác xã mua bán. Trước khi có những văn bản cụ thể để điều chỉnh hoạt động bán hàng rong của cá nhân hoạt động thương mại, hoạt động bán hàng rong cũng đã được Chính phủ quan tâm. Tại Điều lệ số 127-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/4/1959 về tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt, thì những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt chuyên nghiệp cùng ngành, nghề, hoặc những ngành nghề gần giống nhau có thể tổ chức lại thành các tổ hợp tác hay 8 Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Singapore-Bangkok-Kuala-Lumpur-Cho-ban-hang-rong-theo-quyhoach/40115357/303/, [truy cập ngày 09/9/2013]. 9 Nguồn : Vietnam+, Singapore đào tạo kỹ năng cho người bán hàng rong, http://nhasing.com/vn/tin-tuc/singaporedao-tao-ky-nang-cho-nguoi-ban-hang-rong-551.aspx, [truy cập ngày 25/9/2013]. 10 Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Singapore-Bangkok-Kuala-Lumpur-Cho-ban-hang-rong-theo-quyhoach/40115357/303/, [truy cập ngày 09/9/2013]. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 10 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam cửa hàng hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt muốn thành lập tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác đều phải xin phép và đăng ký tại cơ quan quản lý thương nghiệp tỉnh, thành phố hoặc tại Ủy ban Hành chính huyện. Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác mua chung, bán chung phải xin đăng ký tập thể. Luật Thương mại năm 1997 cũng có đề cập đến người bán hàng rong, tuy nhiên hoạt động của chủ thể này không được điều chỉnh cụ thể trong Luật này mà “đối với những người buôn bán rong Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này”11. Đến Luật Thương mại năm 2005 hoạt động của những người bán hàng rong vẫn chưa được điều chỉnh cụ thể trong Luật mà căn cứ vào những quy định của Luật Thương mại, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật Thương mại đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nói chung và cá nhân bán hàng rong nói riêng. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ ra đời, quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, bán hàng rong đã được xem xét như một loại hình kinh doanh mà những người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu quản lý ở các cấp xã, phường. Người bán hàng rong được gọi là cá nhân hoạt động thương mại và hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan12. Cho đến nay Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là văn bản quy định chi tiết nhất về phạm vi kinh doanh của người bán hàng rong cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đối tượng này. Tuy là một bộ phận kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nhưng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Từ xưa các bộ 11 Điều 2, Luật Thương mại năm 1997. Điều 4,Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 12 GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 11 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam lạc đã trao đổi sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động trong các buổi lễ, các lễ vật trao đổi phải tương xứng với nhau. Thật khó để xác định hàng rong ra đời từ thời điểm nào, có thể nói rằng hàng rong xuất hiện khi người dân nông thôn biết kinh doanh những vật phẩm do mình làm ra. Có thể gọi hàng rong là “con đẻ” của nền văn minh nông nghiệp. 1.3. Tác động của hoạt động mua bán hàng rong Ngày nay bán hàng rong không còn là một việc làm thời vụ mà đã trở thành một nghề của đa số người dân lao động nghèo, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng rong hiện nay vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, gây tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. 1.3.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3.1.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế Hàng rong không chỉ giúp người bán có công ăn việc làm mà còn có vai trò rất quan trọng đối với những người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Tuy là hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nhưng giá trị kinh tế mà những gánh hàng rong mang lại không hề nhỏ. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến năm 2008 ước tính “cả nước có gần 1 triệu lao động bán hàng rong. Mỗi gánh hàng rong bán khoảng 200 nghìn tiền hàng/ngày. Lấy con số 200 nghìn nhân khoảng 1 triệu lao động thì sẽ được gần 200 tỷ/ngày, và vài chục nghìn tỷ/năm”13. Qua những số liệu trên có thể thấy, sự đóng góp của hoạt động mua bán hàng rong vào kinh tế cả nước không hề nhỏ. Những gánh hàng rong còn là mạng lưới phân phối hàng hóa rất lớn, hoạt động bán hàng rong là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, người bán hàng linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời cũng góp phần làm cho hàng hóa lưu chuyển nhanh hơn. Nghiên cứu về “sử dụng không gian vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh” của Giáo sư Anntte Kim thuộc khoa Nghiên cứu và quy hoạch đô thị đại học MIT chỉ ra rằng hàng rong vỉa hè cung cấp 30% thức ăn, hàng hóa, dịch vụ cho người dân thành phố và 30% công ăn việc làm14. Một khi hàng rong không còn nữa, đồng nghĩa với việc một lượng lớn hàng hóa không được lưu thông và một bộ phận người tiêu dùng không được đáp ứng 13 Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế, http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=2344. [truy cập ngày 09/9/2013]. 14 Quỳnh Như, Biến hàng rong thành điểm nhấn du lịch, http://phapluattp.vn/20120408010639305p0c1085/bienhang-rong-thanh-diem-nhan-du-lich.htm, [truy cập ngày 19/9/2013]. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 12 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam nhu cầu sử dụng hàng hóa từ những gánh hàng rong và sẽ gây những tổn thất lớn cho nền kinh tế. 1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước Châu Á đều có hàng rong. Đến bất cứ vùng đất, quốc gia nào chỉ cần nhìn vào hàng rong là sẽ biết văn hóa ẩm thực của quốc gia đó. Ở Việt Nam, bán hàng rong không chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi, mua bán nhằm mục đích sinh lợi, mà từ lâu hàng rong đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Hàng rong có vẻ vô trật tự, không được sạch sẽ nhưng đó lại là sự lộn xộn rất tự nhiên, rất đẹp và từ lâu tiếng rao từ những gánh hàng rong đã trở nên thân thuộc, hàng rong đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đường phố của Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, một bộ phận rất lớn người dân tham gia vào bán hàng rong. Tuy vất vả nhưng với nhiều người, bán hàng rong là nghề duy nhất để kiếm sống. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng việc kiếm được công việc ổn định là rất khó khăn, đặc biệt là đối với những người dân nghèo, trình độ chuyên môn không cao. Có thể thấy rằng, những gánh hàng rong có vai trò rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Khi người dân được đảm bảo những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc thì sẽ tránh được phần nào các tệ nạn như ăn xin, trộm cướp, cờ bạc,…giảm bớt gánh nặng cho xã hội. 1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế Bán hàng rong là một hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh. Vì không đăng ký kinh doanh nên việc quản lý hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn và những hệ lụy từ những gánh hàng rong để lại cho xã hội là không nhỏ. Để khắc phục những hậu quả này, cơ quan chức năng phải chi ra một khoản cho việc quản lý hàng rong, đặc biệt là việc phải tăng cường đội ngũ cán bộ cho việc kiểm tra, giám sát, dọn dẹp hàng rong. Tuy nhiên có thể thấy rằng việc làm này không mấy hiệu quả, bằng chứng là không bao lâu sau khi dọn dẹp, thì hàng rong lại “mọc” lên như cũ. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 13 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Bên cạnh việc làm tăng khoản chi Ngân sách nhà nước, đôi khi hoạt động bán hàng rong còn gây thiệt hại đối với kinh tế cho chính người tiêu dùng. Việc mua phải những hàng hóa bán rong kém chất lượng, không thể sử dụng và rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” cũng khá phổ biến. 1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội Nét văn hóa hàng rong xưa đang dần bị mất đi, hiện nay những gánh hàng rong đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội. Tình trạng người bán hàng rong thản nhiên vứt rác vào những gốc cây hoặc để lại những đống rác còn lại sau khi việc buôn bán kết thúc đã làm cho đường phố mất đi vẻ đẹp vốn có. Bên cạnh đó là những hành động chèo kéo khách hàng của người bán hàng gây khó chịu cho mọi người, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tệ hơn nữa là việc lừa gạt, lợi dụng sự tín ngưỡng của khách hàng để bán những món hàng kém chất lượng nhưng lại rất đắt đỏ, cung cấp những thông tin sai lệch về tôn giáo, văn hóa của Việt Nam. Chính những việc làm này đã làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đã không còn muốn quay trở lại. Việc một số cá nhân lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán hàng lậu, hàng giả, đồ đạc do trộm cắp cũng rất phổ biến. Tình trạng này gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, phòng chống tội phạm. Một vấn đề nữa là việc người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh gây ùn tắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông. Đây là một trong những điểm hạn chế trong hoạt động mua bán hàng rong hiện nay cần sớm được khắc phục để không gây ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động mua bán hàng rong trong quá trình phát triển kinh tế, song tình trạng hàng rong hoạt động một cách không tổ chức như hiện nay cũng gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hàng rong Việt Nam hiện nay chỉ mới chiều theo cái thuận tiện trước mắt, thỏa mãn nhu cầu của người mua, người bán mà không để ý tới văn minh đô thị, lợi ích chung của cộng đồng. Để hàng rong hoạt động thực sự hiệu quả thì vấn đề quản lý hoạt động này cần được quan tâm đúng mức và kịp thời. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 14 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Dù không phải đăng ký kinh doanh nhưng người bán hàng rong vẫn chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong. Cá nhân bán hàng rong có quyền tự do lựa chọn hàng hóa, địa điểm để kinh doanh, song sự tự do ấy vẫn phải trong khuôn khổ của pháp luật. Bên cạnh những quyền lợi, cá nhân bán hàng rong có nghĩa vụ tuân thủ những quy định của pháp luật đối với hoạt động thương mại của mình. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn, mua những hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu hàng ngày của mình. Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán hàng rong, nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2.1. Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong Quan hệ mua bán được xác lập trên cơ sở thuận mua vừa bán, tức là sự thống nhất ý chí của các bên. Sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ mua bán được thể hiện thông qua hình thức là hợp đồng mua bán, tùy vào giao dịch cụ thể mà xác định đó là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. 2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong Cũng như các hoạt động mua bán thông thường khác chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng rong gồm có hai bên đó là bên mua và bên bán. Hợp đồng mua bán hàng rong được được thiết lập giữa người bán hàng rong – cá nhân hoạt động thương mại và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Khác với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là phải có ít nhất một trong các bên là thương nhân. Chủ thể trong hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự chỉ cần thỏa mãn các điều kiện về chủ thể trong giao dịch dân sự thì không bắt buộc phải là thương nhân. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 15 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong Dù là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì hợp đồng cũng được xác lập theo cách thức mà hai bên có thể thể hiện được ý chí của mình và sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó15. Giao dịch mua bán giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng rong cũng được thể hiện bằng hợp đồng mua bán nhưng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường hay hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005), không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 và chủ yếu được thể hiện bằng lời nói, hành vi cụ thể. Hình thức hợp đồng thể hiện bằng lời nói là trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng cùng gặp gỡ, trao đổi trực tiếp. Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng. Trong hoạt động mua bán hàng rong, việc mua bán giữa các bên diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Bên mua chỉ việc xem hàng, hỏi giá, nếu thống nhất được thì xem như hợp đồng mua bán giữa các bên đã được giao kết. Tiếp theo là bên bán nhận tiền và giao hàng; bên mua nhận hàng và trả tiền cho bên bán và như thế là hợp đồng đã được thực hiện. 2.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng rong Là một hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng rong là sự thỏa thuận của họ về việc xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Pháp luật không quy định bắt buộc trong hợp đồng mua bán phải có những điều khoản nào mà chỉ khuyến khích trong hợp đồng mua bán tài sản các bên có thể thỏa thuận những nội dung như16: - Đối tượng của hợp đồng; - Số lượng, chất lượng; 15 16 Điều 401, BLDS năm 2005 và Điều 24, Luật Thương mại năm 2005. Điều 402, BLDS năm 2005. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 16 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng;… Với tính chất đơn giản, nhanh chóng tạo thuận lợi cho việc mua bán, hợp đồng mua bán hàng rong chủ yếu được giao kết bằng lời nói. Vì thế mà nội dung của nó cũng khá đơn giản và được các bên thỏa thuận và thực hiện nhanh chóng. Trong hợp đồng mua bán hàng rong các bên thường chỉ quan tâm và thỏa thuận những nội dung cơ bản như: đối tượng của hợp đồng, giá cả, số lượng, chất lượng,…mà những điều khoản khác có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với chất lượng hàng hóa mình bán cũng như trách nhiệm đối với bên mua như các điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại,..Các điều khoản này hầu như không được các bên quan tâm và đề cập trong hợp đồng. Điều này gây ra những bất lợi cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa từ những gánh hàng rong, họ không nhận được bất kỳ sự bảo đảm nào về chất lượng hàng hóa mình mua cũng như sự an toàn của bản thân sau khi sử dụng những hàng hóa ấy. 2.2. Phạm vi của hoạt động mua bán hàng rong 2.2.1. Phạm vi về hàng hóa được bán rong Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh: cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau: - Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật17; Là cá nhân hoạt động thương mại, người bán hàng rong được phép buôn bán các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh. (Phụ lục I Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện). 17 Diều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 17 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Trước đây hàng hóa được đem bán rong chủ yếu là các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, các loại thực phẩm như: các loại rau quả, các món ăn vặt,… Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hàng hóa bán rong cũng ngày một đa dạng hơn. Bên cạnh việc bán các loại thực phẩm, các món quà vặt, ngày nay hầu hết các loại hàng hóa đều có thể được tìm thấy ở các gánh hàng rong hay những địa điểm bán hàng rong cố định. Tùy vào địa điểm cụ thể, đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng mà người bán hàng rong lựa chọn mặt hàng để kinh doanh sao cho phù hợp. Từ các loại rau quả, các món ăn vặt, cho đến những vật dụng như nón bảo hiểm, giày dép, quần áo; các loại linh kiện kiện tử, đồ chơi trẻ em, sách báo, tạp chí, đĩa CD, quà lưu niệm…hay ngay cả các loại thuốc dùng để chữa bệnh cũng được đem được bán rong. Để kiểm soát hàng rong là một việc không dễ dàng. Bởi lẽ, hàng hóa được bán rong ngày nhiều và rất đa dạng, người bán hàng rong là những cá nhân hoạt động thương mại, những cá nhân này được phép thực hiện hoạt động buôn bán mà không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Vì thế mà việc kiểm soát hoạt động bán hàng rong là rất khó khăn và việc các loại hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh như các loại hàng giả, sách báo, phim ảnh đồi trụy,…vẫn được bán rong và tiêu thụ hàng ngày là không thể tránh khỏi. - Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh là các loại hàng hóa mà người bán hàng rong không được phéo kinh doanh 18. Cũng như các cơ sở, cá nhân kinh doanh khác, người bán hàng rong không được bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,...gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hàng hóa bán rong ngày càng đa dạng tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các đối tượng kinh doanh bất chính hoạt động. Việc quản lý những hàng hóa được hay không được phép bán rong đã khó thì việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng rong lại càng khó khăn hơn. Các mặt hàng bán rong rất khó kiểm soát vì không có cơ quan nào đứng ra xác nhận chất lượng của những mặt hàng này. Bên cạnh đó, hàng bán rong tiêu thụ trong thời 18 Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 18 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam gian ngắn, gây khó khăn cho quản lý và khó có thể xác định nguồn gốc. Một phần trong số các mặt hàng được bán rong là tự người bán sản xuất, chế biến nên cũng không thể xác định về phẩm chất, là hàng giả hay thật, có đúng nguồn gốc xuất xứ không. Bên cạnh những người bán hàng đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm thì cũng có những người bán hàng ôi thiu, quá hạn… những người tiêu dùng không để ý thì cũng khó phát hiện. Hàng hóa đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng thì cũng là một lựa chọn tiêu dùng tốt nhưng bên cạnh đó người tiêu dùng luôn có khả năng gặp phải những mặt hàng chất lượng kém. Những mặt hàng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính,… “Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này”19. Theo quy định này nếu người bán hàng rong muốn kinh doanh các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì họ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến các loại hàng hóa này. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì một trong những điều kiện để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa , dịch vụ hạn chế kinh doanh là “thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”20. Và để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì trước tiên “chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại”21. Điều kiện cần để một chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thượng mại. Người bán hàng rong muốn kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì trước hết họ phải trở thành thương nhân, là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh chứ 19 Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 20 Điều 6, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 21 Điều 7, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 19 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là cá nhân hoạt động thương mại như hiện tại, tức là khi này họ cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. 2.2.2. Phạm vi về địa điểm được bán hàng rong Một trong những đặc điểm của hoạt động bán hàng rong đó là không có địa điểm cố định do đó mà trên thực tế hoạt động bán hàng rong diễn ra ở phạm vi rất rộng. Tuy nhiên theo quy định thì người bán hàng rong không được buôn bán tại các địa điểm22: - Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; - Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; - Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; - Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; - Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; - Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; - Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại; - Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh), thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; - Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại. 22 Điều 6, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 20 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Danh sách các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh ở từng địa phương được liệt kê cụ thể tại trang thông tin của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch của từng địa phương. Theo quy định nêu trên thì người bán hàng rong không được bán hàng tại khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh; Các khu du lịch mà UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm. Song trên thực tế hoạt động mua bán hàng rong vẫn diễn ra khá sôi nổi tại các khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa kể cả đã và chưa được xếp hạng. Tại các khu du lịch có quy định và có biển cấm thì hoạt động bán hàng rong vẫn diễn ra hàng ngày bởi đây là địa điểm khá thuận lơi cho hoạt động bán hàng rong và khách hàng chủ yếu mà người bán hàng rong hướng đến là khách du lịch. Sản phẩm được bán rong chủ yếu là các loại đặc sản địa phương, quà lưu niệm,… Theo quy định của pháp luật khu vực thuộc sân ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển là những nơi mà cá nhân hoạt động thương mại không được phép hoạt động. Nhưng trên thực tế thì ở hầu hết các bến tàu, bến xe trên cả nước đều có hàng rong. Việc bán hàng rong tại khu vực này gây mất an ninh trật tự, nghiêm trọng hơn là việc người bán hàng rong lên các phương tiện vận chuyển để buôn bán các loại đồ dùng, thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc và đe dọa, ép buộc hành khách trên tàu, xe phải mua những sản phẩm của họ. Việc làm này gây ra tâm lý hoang mang cùng những mối nguy hiểm luôn trực chờ đối với hành khách trên các chuyến tàu, xe có những đối tượng như vậy. Khu vực quanh các trường học dù là khu vực cấm người bán hàng rong hoạt động nhưng lại tập trung rất nhiều những gánh hàng rong. Khách hàng ở khu vực quanh trường học chủ yếu là học sinh, sinh viên đây là những đối tượng có thu nhập không cao hoặc còn sống dựa vào khoản chu cấp từ gia đình nên họ đặc biệt thích mua hàng từ những gánh hàng rong bởi giá thành rẻ và các loại mặt hàng cũng rất đa dạng. Đặc biệt là các món ăn vặt, có những món mà trong các quán ăn, nhà hàng sang trọng không hề có và chỉ có thể mua được từ những gánh hàng rong. Dọc theo các tuyến đường, lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị,..đặc biệt là trên những tuyến đường có đông người qua lại thì hàng rong hoạt động càng mạnh mẽ hơn mặc dù đây là khu vực cấm. Tùy vào thời đểm trong ngày và đặc điểm dân cư của khu vực đó mà các mặt hàng được bày bán khác nhau để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 21 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Ngoài những khu vực cấm cá nhân hoạt động thương mại buôn bán nêu cụ thể ở trên thì những tuyến đường, khu vực mà cơ quan có thẩm quyền của từng địa phương có quy định cấm và có biển cấm thì người bán hàng rong cũng không được buôn bán tại những khu vực này. 2.3. Nghĩa vụ của ngƣời bán hàng rong và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong 2.3.1. Nghĩa vụ của người bán hàng rong Cũng như tất cả các chủ thể kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại khác trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng rong. Đồng thời người bán hàng rong phải tuân theo quy định của pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan. Phải đảm bảo an ninh, trật tự, buôn bán nhưng không làm ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội. Phải giữ gìn vẻ mỹ quan đô thị và đặc biệt là không được xâm hại đến quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng. 2.3.1.1. Bảo đảm an ninh, trật tự vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong Trong hoạt động của mình người bán hàng rong “phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải”23. Để hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại nói chung và người bán hàng rong nói riêng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong xã hội, pháp luật quy định người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Pháp luật nghiêm cấm hoạt động buôn bán với cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng; cá nhân bán hàng rong không được rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau24. Khi muốn sử dụng các phương tiện tăng âm để phục vụ hoạt động buôn bán như: loa, còi, kèn,…thì cá nhân bán hàng rong phải xin phép và cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. 23 Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 24 Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 22 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Trong khi thực hiện hoạt động thương mại, cá nhân bán hàng rong phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, đồng thời phải đảm bảo vẻ mỹ quan chung cho cộng đồng. Người bán hàng rong không được đổ chất thải bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng. Khi bố trí, trưng bày hàng hóa để buôn bán phải bày trí gọn gàng không làm mất đi vẻ mỹ quan chung. 2.3.1.2. Đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm Kinh doanh thức ăn đường phố chính là một loại hình của hoạt động bán hàng rong, có thể nói thức ăn đường phố là mặt hàng chủ yếu mà người bán hàng rong lựa chọn để kinh doanh và thu hút được rất nhiều khách hàng. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người cũng tăng theo một trong số những nhu cầu đó là ăn uống, bên cạnh đó do nhu cầu phải tạo thêm thu nhập của những người có hoàn cảnh khó khăn từ đó mà thức ăn đường phố xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh. “Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự”25. Bán rong thức ăn trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng từ lâu đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc ở nước ta, việc buôn bán này tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng, tạo sự thích thú đối với khách du lịch và dường như đã trở thành nét văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố còn bộc lộ không ít nguy cơ gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, việc bày bán vẫn chủ yếu là trên các tuyến phố, lòng, lề đường, hàng rong đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự và mỹ quan đô thị. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm trong giai đoạn 2006 - 2012, việc kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra khá phổ biến, tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do thức ăn đường phố chiếm từ 3,2% đến 5,7% tổng số vụ ngộ độc được ghi nhận mỗi năm. Kết quả giám sát 12.295 mẫu về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2012, do các chi cục ATTP thực hiện cho thấy: Mẫu bánh 25 Điều 2, Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 23 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam cuốn, bánh tẻ, bánh phở, giò chả, nem, kem, nước đá uống bị ô nhiễm bào tử nấm mốc men vượt quy định từ 40% đến 41,7% số mẫu; ô nhiễm Coliforms là 11,7% đến 62,7%; ô nhiễm E.Coli là 6% đến 34,2%; phẩm mầu công nghiệp 0,4 % đến 0,7%; độ ôi khét là 30,3% và có hàn the là 10,1% đến 15,4% số mẫu kiểm nghiệm. Tác nhân gây ô nhiễm thức ăn đường phố thường là vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại được phát hiện từ nguyên liệu, phụ gia chế biến thức ăn; nước đá uống, nước nấu ăn; dụng cụ sơ chế, chế biến, dụng cụ ăn uống; nơi kinh doanh bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, ruồi, côn trùng; do bảo quản và vận chuyển thức ăn không bảo đảm vệ sinh và do bàn tay của người chế biến gây ô nhiễm thức ăn26. Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, ý thức của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ sực khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm đường phố Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. Thông tư quy định những điều kiện mà người kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo, cụ thể như sau: - Điều kiện về địa điểm bày bán, trang thiết bị, dụng cụ trong kinh doanh thức ăn đường phố27: + Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. + Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại. + Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT. + Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm 26 Cục An toàn thực phẩm, Giảm nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, http://vfa.gov.vn/tin-tuc/giam-nguy-congo-doc-thuc-pham-tu-thuc-an-duong-pho-499.vfa, [truy cập ngày 30/9/2013]. 27 Điều 7, Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 24 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm. + Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. + Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần. + Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến s n bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. + Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh. - Điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố28: + Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. + Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. + Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố. Những quy định này của Bộ Y tế là rất cần thiết, để những điểm bán hàng ăn uống đường phố đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ thức ăn bán rong không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ trở thành mối nguy hại lớn đối với người tiêu dùng. Song với tình trạng thức ăn bán rong tràn lan và không ổn định như hiện nay thì việc thực hiện những quy định này sẽ rất khó khăn. 28 Điều 8, Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 25 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.3.1.3. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông Khi thực hiện các hoạt động thương mại cá nhân bán hàng rong phải tuân thủ những quy định của pháp luật để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, không làm ảnh hưởng đến sự an toàn các cá nhân khác khi tham gia giao thông. Không được thực hiện hoạt động thương mại ở các khu vực tuyến đường có quy định cấm như: - Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; - Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; - Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; - Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại; - Các tuyến đường do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; Theo quy định tại Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng thì “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép. Khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông”29. 29 Mục 4, Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý đường đô thị. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 26 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng rong 2.3.2.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng rong UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động bán hàng rong của cá nhân hoạt động thương mại, gồm những việc như30: - Lập sổ theo dõi cá nhân bán hàng rong trên địa bàn quản lý bao gồm bao gồm cả cá nhân cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý bán hàng rong và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của họ. - Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật đến những người bán hàng rong trên địa bàn. - Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện hoạt động buôn bán hàng rong. - Có giải pháp và hình thức quản lý phù hợp để bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép bán hàng rong. - Không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền. - Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn nói chung và người bán hàng rong nói riêng và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì UBND cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Từ việc thống kê số người hoạt động bán hàng rong, đến việc quản lý hoạt động của họ, cũng như xử lý khi người bán hàng rong vi phạm pháp luật để báo cáo với cơ quan cấp trên, đồng thời đưa ra các kiến nghị để ý thức chấp hành pháp luật và việc quản lý hoạt động của người bán hàng rong tốt hơn. 30 Điều 8, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 27 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Dù không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng theo những quy định trên thì hoạt động của người bán hàng rong vẫn nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương. Nhưng bằng cách nào để UBND cấp xã có thể thống kê, quản lý hết những cá nhân bán hàng rong trên địa bàn. Nếu người bán hàng rong là người cư trú tại địa phương thì việc lập sổ theo dõi những cá nhân này có thể thực hiện được thông qua việc thống kê ngành nghề của họ. Còn đối với cá nhân bán hàng rong không là người địa phương nhưng thường xuyên đến địa bàn hoạt động buôn bán thì việc quản lý họ không phải dễ. Một quy định của pháp luật muốn đi được vào thực tiễn thì trước hết người có nghĩa vụ thực hiện phải biết được những quy định này. Và để quản lý một cách hiệu quả hoạt động bán hàng rong thì trước hết người bán hàng rong phải biết được pháp luật quy định những gì đối với mình. Người bán hàng rong phải biết được trong khi buôn bán mình được và không được thực hiện những hoạt động nào; được phép kinh doanh những hàng hóa nào; nơi nào mình được bán và nơi nào không,… Để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người bán hàng rong UBND cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật đến những người bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Song vì nhiều lý do khác nhau mà công việc này cũng rất khó để thực hiện. Tính chất của hàng rong là không ổn định và người bán hàng rong cũng vậy, đa phần họ luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác để bán hàng. Vì thế việc “mang” những quy định của pháp luật đến với họ là rất khó nhưng không phải không có cách để thực hiện. Có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải quy định của pháp luật đến với người bán hàng rong. Về phía người bán hàng rong, vì đa phần là những lao động nghèo, không có nghề nghiệp ổn định nên mối quan tâm đầu tiên của họ là làm sao để bán được nhiều hàng, là khu vực nào bán được nhiều, là đồng lời kiếm được từ những gánh hàng rong. Họ thường rất ít quan tâm đến pháp luật kể cả những quy định dành cho mình. Đôi khi họ không hề biết khu vực mình đang buôn bán là khu vực cấm và cũng có khi biết nhưng họ vẫn hoạt động bình thường, khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì dọn đi nơi khác và sau đó lại tiếp tục. Để quản lý tốt hoạt động của cá nhân bán hàng rong, để biết rằng những đối tượng này tuân thủ pháp luật hay không thì chính quyền địa phương phải thường xuyên tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 28 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.3.2.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối hoạt động bán hàng rong UBND cấp tỉnh; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là UBND cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Cụ thể bao gồm các công việc sau đây31: - Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra UBND cấp dưới trong việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn; - Xây dựng quy hoạch và kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn; - Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; - Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại vượt thẩm quyền của UBND cấp dưới; - Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này. Nếu UBND cấp xã là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của người bán hàng rong thì UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện là cơ quan quản lý gián tiếp đối với hoạt động này. Những báo cáo của UBND cấp xã giúp UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh nắm bắt được tình hình hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại nói chung, của người bán hàng rong nói riêng và đây sẽ là cơ sở quan trọng để UBND cấp tỉnh có những giải pháp kịp thời, hình thức quản lý phù hợp đối với hoạt động mua bán hàng rong. Chẳng hạn như việc quy định hợp lý về thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm người bán hàng rong tiến hành hoạt động buôn bán tại các khu vực, tuyến đường mà theo quy định là cấm cá nhân thực hiện hoạt động thương mại. Bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong buôn bán. 31 Điều 9, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 29 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Đối với những khu vực, tuyến đường có thể tạm thời cho người bán hàng rong thực hiện hoạt động thương mại thì UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép cá nhân sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn để thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Để những “gánh hàng rong” hoạt động hiệu quả nhất cần có sự phối hợp từ nhiều phía đó là từ cơ quan quản lý, từ cá nhân bán hàng rong và từ phía người tiêu dùng. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người bán hàng rong. Thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời cơ quan quản lý cần có những giải pháp kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho những cá nhân bán hàng rong và ngăn chặn tình trạng hàng rong buôn bán một cách tràn lan không kiểm soát, gây mất an ninh, trật tự, xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng. Người bán hàng rong cũng cần nhận thức được bên cạnh quyển tự do kinh doanh là nghĩa vụ phải thực hiện, tự do thực hiện hoạt động thương mại nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức khác cũng như lợi ích chung của cộng đồng. Để quyền lợi của người tiêu dùng không bị xâm hại thì trước hết người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ cho chính mình. Người tiêu dùng phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn những loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày, chọn những mặt hàng có giá cả hợp lý nhưng cũng không nên xem nhẹ chất lượng hàng hóa để tránh những đối tượng buôn bán bất chính lợi dụng tâm lý “thích đồ rẻ nhưng chất lượng tốt” của người tiêu dùng để bán những mặt hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 30 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong Cá nhân bán hàng rong trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong Xử lý vi phạm hành chính là một biện pháp chế tài theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, theo đó cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ áp dụng biện pháp xử lý theo từng trường hợp vi phạm và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cơ quan Nhà nước áp dụng để xử lý hành vi vi phạm đó. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm và theo quy về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bị xử phạt vi phạm hành chính32. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và biện pháp xử lý đối với các hành vi ấy được quy định chi tiết tại Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP. Một số trường hợp cụ thể như: - Trường hợp kinh doanh hàng giả thì tùy theo giá trị của hàng hóa mà chủ thể kinh doanh có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nếu hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thì chủ thể kinh doanh sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt theo quy định đối với hàng giả là hàng thông thường33. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. 32 Điều 1, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. 33 Khoản 15, Điều 1, Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 31 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam - Hành vi đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xoá, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của hàng hóa đã hết hạn sử dụng hoặc sắp hết hạn sử dụng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa thì tùy vào giá trị của hàng hóa chủ thể kinh doanh có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các ình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại nếu người bán hàng rong có những hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn; điều kiện về an toàn thực phẩm;…thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan34. - Thứ nhất là xử lý vi phạm hành chính về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động mua bán hàng rong. Bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong là một trong những nghĩa vụ mà khi thực hiện hoạt động thương mại cá nhân hoạt động thương mại nói chung, người bán hàng rong nói riêng phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính35. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,… Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với cá nhân bán hàng rong trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại vi phạm những quy định về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh, an toàn thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Một số trường hợp cụ thể như sau: 34 Ở phần này dựa trên nội dung ở mục 2.3.1 Nghĩa vụ của người bán hàng rong trong hoạt động buôn bán người viết sẽ phân tích những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm của cá nhân bán hàng rong khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. 35 Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 32 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam + Với hành vi rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau 36. Cá nhân bán hàng rong vi phạm quy định này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng37. + Sử dụng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác để phục vụ hoạt động buôn bán mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng 38. Ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm. + Cá nhân bán hàng rong có hành vi vi phạm việc thực hiện nếp sống văn minh như có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng39. + Hành vi đổ rác vào hệ thống thoát nước công cộng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng40. Ngoài ra với những hành vi này người bán hàng rong còn bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi của mình gây ra. - Thứ hai là xử lý vi phạm hành chính về đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm. Đây là nghĩa vụ mà cá nhân bán rong các loại thực phẩm, thức ăn đường phố phải tuyệt đối thực hiện nghiêm túc và cơ quan chức năng cũng cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này. Vì nếu người bán hàng rong không thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về an toàn 36 Điều 7, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 37 Điều 8, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 38 Điều 8, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 39 Điều 10, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 40 Điều 9, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 33 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của phải bị xử phạt vi phạm hành chính41. Cũng như vi phạm hành chính về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn trong hoạt động bán hàng rong. Khi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,…Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Những hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố của người bán hàng rong sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Một số trường hợp cụ thể được quy định tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: + Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong những hành vi sau: a) Bày bán thực phẩm không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại; c) Nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định. + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm một trong các hành vi sau: a) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc rõ ràng; b) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; c) Sử dụng bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; 41 Điều 1, Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 34 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam d) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm. + Ngoài ra cơ sở kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi trên; buộc tiêu hủy tang vật khi sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không có nguồn gốc rõ ràng. Các quy định trên để xử lý những hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, tuy nhiên những quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Pháp luật không nêu cụ thể khái niệm “cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố” nhưng từ hai khái niệm “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” và “Kinh doanh thức ăn đường phố” quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố, có thể hiểu cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định được bày bán ngay trên đường phố, tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự. Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Vậy trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố khi vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Có áp dụng những quy định để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cho đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố? - Thứ ba là xử lý vi phạm hành chính về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động bán hàng rong. Theo quy định tại Nghị 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 15 xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Nghị định 34/2010/NĐCP đã được sử đổi bổ sung. Trong đó hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa đã được phân chia rõ ràng hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 35 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bị xử lý cụ thể như sau42: + Trường hợp người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. + Trường hợp chiếm dụng đường phố để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân bán hàng rong có hành vi vi phạm quy định này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng rong là biện pháp thường được áp dụng. Tuy nhiên nếu người bán hàng rong thực hiện hành vi vi phạm, mà hành vi ấy cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2.4.2 Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong Một hành vi vi phạm pháp luật về hình sự sẽ bị xử lý bằng các chế tài hình sự (hay gọi là hình phạt) và việc áp dụng hình phạt “không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”43. Trong việc quản lý hoạt động bán hàng rong, đối với những hành vi vi phạm thì chế tài hành chính thường được áp dụng hơn hình phạt. Song với những hành vi vi phạm như lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán các loại hàng giả, hàng lậu, lừa dối khách hàng…nếu đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, người viết chỉ đề cập đến một vài tội phạm trong hoạt động bán hàng rong đó là tội sản xuất buôn bán hàng giả và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh. 42 Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 43 Điều 27, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 36 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Thứ nhất là tội sản xuất, buôn bán hàng giả44 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tai Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự). - Dấu hiệu pháp lý + Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của người sản xuất kinh doanh. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng giả. Hàng giả ở đây được hiểu là các loại hàng hóa được làm giả về nội dung, chất lượng và công dụng không đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần phải có so với hàng thật; giả về hình thức như nhãn mác giả, bao gói của sản phẩm giả… + Khách quan: Điều 156 Bộ luật hình sự quy định hai hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả. Hành vi sản xuất hàng giả là từ nguyên liệu qua khâu sản xuất, người phạm tội tạo ra thành phẩm chứ không phải là sự pha trộn các thành phẩm có s n. Hành vi buôn bán hàng giả có thể là hành vi, mua bán hoặc trao đổi các loại hàng giả. Những trường hợp mua, xin, chiếm đoạt, tang trữ, vận chuyển hàng giả nhằm mục đích bán lại cũng coi là hành vi buôn bán hàng giả. Hành vi sản xuất hoặc mua bán hàng giả cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: Hàng giả nếu tính tương đương với hàng thật thì phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 30.000.000 đồng thì phải:  Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc  Đã bị xử phạt hành chính về các hành vi có liên quan mà còn vi phạm; hoặc  Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 153 (tội buôn lậu), 154 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 155 (tội sản xuất, tang trữ, vận chuyển, buôn bán hành cấm), 157 (tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 158 (tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 159 (tội kinh doanh trái phép), 161 (tội trốn thuế) Bộ luật hình sự. - Hình phạt chia làm ba khung 44 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr. 278. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 37 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam + Khung 1: Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở khung cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tù thừ 6 tháng đến 5 năm. + Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:  Có tổ chức;  Có tính chất chuyên nghiệp;  Tái phạm nguy hiểm;  Lơi dụng chức vụ quyền hạn;  Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;  Hàng giả thương đương với số lượng cử hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;  Thu lợi bất chính lớn;  Gây hậu quả rất nghiêm trọng. + Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:  Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;  Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Thứ hai là tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật hình sự)45. - Dấu hiệu pháp lý của tôi phạm này giống dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đã trình bày ở phần trên nhưng đối tượng để sản xuất, buôn bán là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tuy nhiên với tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bất kỳ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nào là sản 45 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr. 283. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 38 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cũng đều cấu thành tội phạm. Vì đối tượng của tội phạm này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người hơn là hàng giả nói chung. - Hình phạt chia làm bốn khung: + Khung 1: Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ở khung cơ bản người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. + Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:  Có tổ chức;  Có tính chất chuyên nghiệp;  Tái phạm nguy hiểm;  Lơi dụng chức vụ quyền hạn  Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;  Gây hậu quả rất nghiêm trọng. + Khung 3: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. + Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Có thể thấy rằng bán hàng rong là hoạt động thương mại có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế, văn hóa xã hội. Góp phần giải quyết việc làm cho những người lao động nghèo. Tuy nhiên hoạt động bán hàng rong ngày càng phát triển tràn lan, không tổ chức ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 39 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT NAM Hoạt động mua bán hàng rong đang ngày càng phát triển, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình trạng mua bán hàng rong như hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, một trong số đó là do nền kinh tế nước ta còn nghèo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ của người dân chưa cao nên họ phải làm việc, lao động chân tay. Mặt khác, do những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng rong còn hạn chế, cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động này chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động thương mại của cá nhân bán hàng rong, cũng như chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình. Một nguyên nhân nữa là do ý thức pháp luật của đại bộ phận cá nhân bán hàng rong còn thấp, họ không quan tâm đến những quy định của pháp luật đối với hoạt động thương mại của mình. Trước thực trạng hoạt động mua bán hàng rong như hiện nay cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để điều chỉnh hoạt động này. 3.1. Thực trạng của hoạt hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay 3.1.1. Thực trạng những quy định của pháp luật và việc áp dụng những quy định pháp luật trong hoạt động mua bán hàng rong Hiện nay hoạt động mua bán hàng rong chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Nghị định này quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của chủ thể này, trong đó có hoạt động mua bán hàng rong. Bên cạnh đó hoạt động mua bán hàng rong còn được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật có liên quan như: Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 40 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý đường đô thị;…Ngoài ra tùy vào tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương mà cơ quan có thẩm quyền ở mỗi địa phương có những quy định cụ thể điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong. Hà Nội là một trong những nơi mà hoạt động mua bán hàng rong phát triển mạnh mẽ nhất trong cả nước. Để quản lý hoạt động này UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy định này người bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ không được phép bán ở 63 tuyến phố quy định cấm. Quy định này gây ra khá nhiều tranh cãi. Một mặt, các ý kiến đồng thuận cho rằng cấm bán hàng rong sẽ tạo được bộ mặt đô thị văn minh, chấm dứt tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Một mặt, những ý kiến phản đối cho rằng cấm hàng rong là điều không thể và không nên thực hiện mà trước mắt, chỉ nên đưa hàng rong vào tổ chức. Bởi đây không chỉ là vấn đề bộ mặt thành phố mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa liên quan tới hàng triệu người. Một trong những vấn đề đáng báo động trong hoạt động mua bán hàng rong là tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, gây cản trở giao thông và làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ đã ban hành quy định về xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 15, Nghị định 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Song quy định này chưa rõ ràng và rất khó để áp dụng vào thực tiễn. Vì quy định xử lý vi phạm đối với hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh, việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có mức phạt chung như nhau, sẽ đều bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nhận thấy sự bất hợp lý đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Thay vì quy định xử lý vi phạm đối với hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh, việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có mức phạt chung như nhau, sẽ đều bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Thì với quy định mới tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa đã được phân chia rõ ràng hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn. Trường hợp người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Quy định này tiến bộ và có tính khả thi hơn, vì hoạt động bán hàng rong là hoạt động kinh doanh GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 41 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam mang tính nhỏ lẻ, nếu quy định mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng là bất hợp lý và quy định này không thể nào thực hiện được. Một quy định khác điều chỉnh về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động mua bán hàng rong là thực phẩm cũng có rất nhiều điểm tiến bộ, tính khoa học cao nhưng có một số nội dung chưa thể áp dụng vào thực tiễn, đó là Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. Một số quy định tại Thông tư như quy định đối với phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn; nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay quy định nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến s n bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. Những quy định này là rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc kinh doanh thức ăn đường phố và bảo vệ sự an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại và tình trạng buôn bán hàng rong tràn lan như hiện nay, thì những quy định này không khả thi. Vì cá nhân bán hàng rong đa số là lao động nghèo, họ là những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại mà không phải đăng ký kinh doanh; công việc bán rong đòi hỏi phương tiện vận chuyển phải gọn, nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển đến mọi địa điểm như vào những con hẻm nhỏ hay khi có cơ quan chức năng đến kiểm tra thì có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác để không bị xử lý vi phạm hành chính; thì việc quy định phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn,…là chưa khả thi trong thời điểm hiện tại. Về quy định đối với nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra nước mà người bán dùng để chế biến thức ăn có hợp với quy chuẩn quốc gia hay không? Thức ăn được bán rong chủ yếu là do người bán tự làm ra, nguyên liệu có thể là tại nhà hoặc mua ở các chợ thì yêu cầu có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ là không thể. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ có quy định hình thức xử lý và mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 21. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mà cơ sở kinh doanh thức ăn đường GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 42 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Vậy trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố khi vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Có áp dụng những quy định để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cho đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố? Có thể thấy những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong còn rất hạn chế, quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật. Có nhiều quy định tiến bộ, kịp thời điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong. Song một số quy định tuy khoa học nhưng chưa đáp ứng được tính khả thi, vì thế cho đến nay vẫn chỉ là những quy định mà không thể nào áp dụng vào thực tiễn. Hầu hết những quy định pháp luật đối với hoạt động mua bán hàng rong hiện nay chưa đi vào thực tiễn. Do quy định cá nhân bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh nên việc quản lý đối với hoạt động kinh doanh của chủ thể này gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là việc áp dụng pháp luật một cách qua loa đã dẫn đến thực trạng là hàng rong vẫn buôn bán tràn lan, không có tổ chức gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; làm mất vẻ mỹ quan đô thị. 3.1.2. Thực trạng hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng những gánh hàng rong. Có thể nói, khắp đất nước Việt Nam đâu đâu cũng có hàng rong. Hàng rong có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở những khu vực dân cư tập trung đông đúc, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà N ng, Thành phố Hồ Chí Minh,… Những gánh hàng rong này không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và trung bình; không chỉ là nguồn sống của nhiều người dân lao động nghèo khó, mà còn góp phần tạo nên những giá trị về văn hóa, tạo nên một đất nước Việt Nam với nét đặc trưng riêng là văn hóa ẩm thực đường phố. Nếu biết khai thác đúng mức, hiệu quả thì những gánh hàng rong này còn đem lại những giá trị lớn về kinh tế, du lịch cho đất nước. Cần có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu điều chỉnh hoạt động mua bán hàng rong để giữ gìn an ninh, trật tự, vẻ mỹ quan đô thị và không làm mất đi nét đẹp vốn có của những gánh hàng rong. Vì thực tế hoạt động mua bán hàng rong hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Thứ nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động mua bán hàng rong, đối với những loại hàng rong là thực phẩm. Thực tế hiện nay việc kinh doanh dịch GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 43 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam vụ ăn uống và thức ăn đường phố còn bộc lộ không ít nguy cơ gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm. Trong giai đoạn 2006 - 2012, việc kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra khá phổ biến, tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do thức ăn đường phố chiếm từ 3,2% đến 5,7% tổng số vụ ngộ độc được ghi nhận mỗi năm46. Đây là một con số đáng quan tâm, cần có những biện pháp kịp thời để đẩy lùi thực trạng này và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Thứ hai là tình trạng hàng rong bày bán tràn lan, không tổ chức. Dọc theo các tuyến đường, khu vực quanh trường học, bệnh viện, các bến tàu, xe,… đây là những nơi người bán hàng rong thường tiến hành hoạt động buôn bán. Ở những khu vực này hoạt động mua bán hàng rong diễn ra khá phức tạp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong xã hội. Khi có cơ quan chức năng đế kiểm tra thì người bán hàng rong nhanh chóng thu dọn hàng, hoặc di chuyển đến nơi khác; đôi khi cả người mua cũng phụ người bán dọn dẹp. Khi đoàn kiểm tra đi khỏi thì hoạt động mua bán hàng rong vẫn diễn ra như cũ. Tình trạng những gánh hàng rong, những xe đẩy bán các loại đồ ăn, thức uống bày bán ra cả lòng đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt là vào những giờ cao điểm, người mua hàng tập trung đông đúc quanh những gánh hàng rong làm cho hoạt động mua bán càng trở nên lộn xộn hơn, gây mất vẻ mỹ quan đô thị. Thứ ba là sự biến tướng của hoạt động mua bán hàng rong, những đối tượng buôn bán bất chính lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán hàng trộm cắp, hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong trường hợp này nếu người tiêu dùng không cẩn thận sẽ trở thành người tiếp tay cho những hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người tiêu dùng thường không quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa được bán rong, hay biết đó là những đồ vật có được do trộm cắp nhưng vẫn mua vì giá rẻ. Thứ tư là tình trạng người bán hàng rong vứt rác, đổ nước thải bừa bãi gây mất vệ sinh công cộng, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong quá trình thực hiện hoạt động buôn bán, nhiều người bán hàng rong vô tư vứt rác ra đường phố, hay để ngay nơi mình đang bán hàng nhưng sau khi bán xong lại không dọn dẹp. Hay việc người bán hàng rong đổ nước thải xuống đường gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Một điều bất cập nữa là việc người bán hàng rong thực hiện những hành động đe dọa, ép buộc, chèo kéo khách hàng để bán hàng với giá cả đắt đỏ,… Tình trạng này thường thấy tại các địa điểm du lịch, di tích văn hóa, nơi tập trung nhiều khách du lịch 46 Cục An toàn thực phẩm, Giảm nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, http://vfa.gov.vn/tin-tuc/giam-nguy-congo-doc-thuc-pham-tu-thuc-an-duong-pho-499.vfa, [ngày truy cập 30/9/2013]. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 44 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Những hành động ấy không chỉ vi phạm những quy định của pháp luật mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt du khách, khiến hàng rong không còn là nét đẹp văn hóa hấp dẫn khách du lịch, mà ngược lại trở thành mối lo ngại của nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến với Việt Nam. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng xấu đến nền du lịch nước nhà. 3.2. Nguyên nhân của những bất cập tồn tại trong hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay 3.2.1. Nguyên nhân khách quan Việt Nam là nước đi lên từ nền nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động nước ta có trình độ chưa cao và họ sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ lao động chân tay. Đa phần người bán hàng rong là những lao động nghèo, từ nhiều địa phương khác nhau, họ đến các thành phố lớn, khu vực đông đúc dân cư với hy vọng có một công việc với nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, với trình độ và điều kiện tài chính hạn chế thì việc tìm một công việc có thu nhập ổn định là rất khó khăn. Bán hàng rong là một công việc không đòi hỏi cao về trình độ, không gò bó về thời gian, số vốn ban đầu người bán bỏ ra là không nhiều, lại giúp người lao động thu được khoản lợi nhuận tương đối để trang trải cuộc sống hằng ngày. Vì thế mà số lượng người bán hàng rong tăng lên đáng kể. Ngay từ khi mới hình thành, hoạt động mua bán hàng rong đã diễn ra một cách khá tự do và hầu như không chịu sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, đa phần người bán hàng rong là lao động có trình độ thấp nên việc nhận thức, cũng như ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Do đó việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật chưa hợp lý, còn xa rời thực tiễn, gây khó khăn cho việc áp dụng. Từ đó dẫn đến một thực tế là cho đến nay có một số quy định vẫn chỉ là quy định mà không thể nào áp dụng vào thực tiễn. 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong Hiện nay, hoạt động mua bán hàng rong vẫn thường diễn ra tại các khu vực cấm, thậm chí ngay sát các biển báo cấm bán hàng rong. Chỉ khi có cơ quan chức năng đi kiểm tra, những người bán hàng rong mới thu dọn hàng hóa cất đi, nhưng sau đó hoạt động mua bán lại diễn ra như bình thường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 45 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam này là sự buông lỏng trong quản lý của cơ quan chức năng đối với hoạt động mua bán hàng rong. UBND cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động mua bán hang rong, có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng rong vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức; cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong chưa nhận thức, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong chưa được thực hiện thật nghiêm túc, còn mang tính hình thức và đem lại hiệu quả không cao. Từ đó đã dẫn đến tình trạng những quy định pháp luật đối với hoạt động mua bán hàng rong chỉ được các chủ thể có liên quan thực hiện khi có mặt cơ quan có thẩm quyền và việc thực hiện còn mang tính đối phó. 3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía người bán hàng rong Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong hoạt động mua bán hàng rong là ý thức chấp hành pháp luật của người bán hang rong. Tuy đa số người bán hàng rong là lao động nghèo, có trình độ thấp, nhưng không thể vì thế mà họ có thể tự cho mình quyền không chấp hành những quy định của pháp luật. Bán hàng rong là hoạt động thương mại, cá nhân thực hiện hoạt động này không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhưng vẫn phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay nhiều người bán hàng rong vẫn đổ lỗi vì trình độ học vấn không cao, hoàn cảnh còn khó khăn nên suốt ngày họ phải tất bật với những gánh hàng rong, không có thời gian để tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với hoạt động buôn bán của mình và vì thế mà không biết được những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người bán hàng rong quá thờ ơ trước những quy định của pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật còn rất thấp. Họ chỉ quan tâm đến nơi nào thuận lợi cho việc buôn bán, mặt hàng nào bán được, làm cách nào để thu được lợi nhuận nhiều nhất,… mà hầu như không quan tâm khu vực nào được bán hàng, khu vực nào không; những mặt hàng mình đang bán có được pháp luật cho phép không. Vì lợi nhuận mà người bán hàng rong bất chấp những quy định của pháp luật, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, sử dụng hóa chất độc hại để chế biến thực phẩm, thực hiện hành động chèo kéo, bám đuổi khách hàng,… Những việc làm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng, gây khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 46 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 3.2.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía người tiêu dùng Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những người bán hàng rong hay các cơ quan quản lý về những bất cập tồn tại trong hoạt động mua bán hàng rong. Hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan, lộn xộn như hiện nay một phần cũng do người tiêu dùng. Tình trạng người tiêu dùng mua hàng từ những gánh hàng rong đậu xe lấn chiếm lòng đường, đặc biệt khi vào những giờ cao điểm, gây ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội. Người tiêu dùng tìm đến hàng rong nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng nhanh chóng tiện lợi và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà một số người tiêu dùng vẫn ăn uống tại những nơi không đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp nhận mua hàng kém chất lượng, hay ngay cả những mặt hàng dù biết là hàng giả. Việc người tiêu dùng không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng của những loại hàng hóa được bán rong, cũng như những nguy cơ ảnh hưởng đến tài chính, sức khỏe của chính bản thân mình đã tạo điều kiện cho những đối tượng buôn bán bất chính có điều kiện hoạt động; làm cho hoạt động mua bán hàng rong thêm phức tạp với nhiều “biến tướng”, khó quản lý. Thái độ thờ ơ đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người tiêu dùng, mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. 3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay Tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, gây khó khăn trong việc quản lý, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong xã hội. Cần có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu để ổn định trật tự xã hội, giữ gìn nét văn minh đô thị và nét đẹp văn hóa của những gánh hàng rong. Đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người bán hàng rong và người tiêu dùng. 3.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay Để hoạt động mua bán hàng rong đi vào tổ chức, bên cạnh những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cần có sự phối hợp cùng thực hiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong, người bán hàng rong và từ phía người tiêu dùng. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 47 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 3.3.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong Để quản lý bất kỳ một hoạt động nào cũng cần dựa trên những quy chuẩn nhất định để đảm bảo tính công bằng và đồng nhất. Để việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong mang lại hiệu quả cao, trước hết cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật về hoạt động này. Trước tiên cần thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh chung của cá nhân bán hàng rong. Đồng thời phổ biến pháp luật đến người tiêu dùng để họ có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho chính mình và lợi ích cho toàn xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học. Khi người dân hiểu hết được sự quan trọng của việc học tập trong thời buổi hiện tại họ sẽ cố gắng lo cho con cái có điều kiện để học hành, không phải làm việc vất vả hay phải đi bán hàng rong như mình hiện tại. Xây dựng thêm những trung tâm đào tạo việc làm tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong số người bán hàng rong nhỏ lẻ là người bán hàng rong thường là lao động nghèo, có trình độ thấp nên họ rất khó kiếm được một công việc ổn định. Bán hàng rong là công việc dễ dàng nhất mà những lao động này có thể làm. Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng rong. Khắc phục tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung, gây khó khăn trong việc áp dụng. Dựa vào tình hình thực tế mà cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng rong. Các văn bản này phải được ban hành kịp thời, đảm bảo tính khoa học và tính khả thi để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chấp hành những quy định pháp luật; tránh trường hợp một số quy định được ban hành nhưng vẫn chưa thể áp dụng vào thực tiễn như hiện nay. Những quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong cần được quy định chi tiết và đủ mạnh để người bán hàng rong không thờ ơ trước những quy định pháp luật. Ở mỗi địa phương, UBND cấp xã cần thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động mua bán hàng rong bằng cách lắp đặt biển cấm tại các khu vực cấm mua bán hàng rong, hoặc thông qua các phương tện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện. Việc quy định khu vực cấm thực hiện hoạt động mua bán hàng rong cần được xem xét thật kỹ để không làm hạn chế quyền tự do mua bán của người dân. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 48 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong. Cơ quan quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong cần có sự quan tâm hơn nữa đối với hoạt động này. Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là các đợt kiểm tra đột xuất để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong. Các đợt kiểm tra cần được tổ chức và thực hiện nghiêm túc để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và người dân để ngăn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong, đặc biệt là tình trạng người bán hàng rong lên các phương tiện giao thông công cộng tiến hành bán các loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh,… thực hiện hành vi côn đồ bắt hành khách phải mua. Tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, cần sớm được khắc phục để quyền lợi của người dân không bị xâm hại và ổn định trật tự, an ninh xã hội. 3.3.1.2. Giải pháp từ phía người bán hàng rong Để khắc phục những tồn tại của hàng rong thì thái độ của bản thân người bán hàng rong mang tính quyết định. Dù pháp luật quy định cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong không cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, người bán hàng rong được tự do thực hiện hoạt động buôn bán nhưng sự tự do ấy phải trong khuôn khổ pháp luật. Cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong phải ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động buôn bán. Cần quan tâm nhiều hơn đến những quy định của pháp luật đối với hoạt động của mình để không vi phạm, đồng thời cá nhân bán hàng rong cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung, gìn giữ nét văn hóa đẹp vốn có của những gánh hàng rong. Trong hoạt động thương mại, lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân bán hàng rong không nên vì lợi nhuận mà bất chấp những quy định của pháp luật, thực hiện những hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, sức khỏe người tiêu dùng. Nếu mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội thì những tồn tại ấy sẽ được khắc phục đáng kể. Ngày nay hoạt động mua bán hàng rong rất phát triển, hình thức bán hàng rong đã được xây dựng và khá thành công tại một số nước đó là hình thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc cho sản phẩm đem bán rong. Việc đổi mới hình thức bán hàng, cách thức trưng bày sản phẩm cũng có thể đem lại những giá trị vô hình mới cho hàng hóa bán rong. Đặc biệt người bán hàng rong cần chú trọng thái độ phục vụ khách hàng, không GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 49 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam thực hiện hành động lôi kéo, hăm dọa, ép buộc khách hàng phải mua hàng hóa với giá cả đắt đỏ. 3.3.1.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng Để hàng rong đi vào hoạt động một cách có tổ chức, không gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, không gây nguy hại đến môi trường, cần có sự tham gia hành động từ phía người tiêu dùng. Bởi lẽ, chính người tiêu dùng là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của hoạt động mua bán hàng rong. Trước hết người tiêu dùng cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội, không tụ tập mua hàng rong tại các khu vực cấm mua bán hàng rong. Trên thực tế, hàng rong không gây ô nhiễm môi trường mà chính chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng rong thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Hàng rong cũng không tự bản thân nó gây mất trật tự xã hội mà do một số cá nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng rong thiếu ý thức. Người bán hàng rong bày hàng hóa tràn xuống lòng đường để bán, người mua hàng rong lại tụ tập xung quanh những gánh hàng rong để mua hàng, lại tiếp tục cùng người bán hàng lấn chiếm lòng đường. Hành động này của người tiêu dùng đã góp phần làm cho hoạt động mua bán hàng rong càng trở nên lộn xộn, gây mấy an ninh trật tự, ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội. Cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự xã hội thì hơn ai hết người tiêu dùng hàng rong cần có ý thức tự bảo vệ chính bản thân mình, là những người tiêu dùng thông minh để quyền lợi bản thân không bị xâm hại. Việc lựa chọn hàng hóa an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, thì người tiêu dùng có nghĩa vụ “kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác”47. Người tiêu dùng hàng rong cần có phản ứng tích cực khi gặp đối tượng lợi dụng hoạt động bán hàng rong để buôn bán bất chính, không mua những hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ là hàng hóa có được từ hành vi vi phạm pháp luật. Cần hiểu rõ tác hại từ việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng đối với sức khỏe của mình, mạnh dạn tẩy chay những hàng hóa bán rong kém chất lượng. Bởi vì nếu người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân mà cứ mãi thờ ơ trước những hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong, thì chính người tiêu dùng đang tạo điều kiện cho những đối 47 Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 50 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam tượng bán hàng rong bất chính hoạt động và cũng góp phần làm cho chất lượng hàng hóa bán rong ngày một giảm sút. 3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt Nam hiện nay 3.3.2.2. Hướng hoàn một số quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong Thứ nhất, cần sửa đổi quy định người bán hàng rong không phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định về đăng ký kinh doanh48. Với quy định hiện tại người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại, theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”. Theo ý kiến người viết, để thuận lợi trong việc quản lý, cũng như bảo vệ quyền lợi của người mua và người bán trong giao dịch mua bán hàng rong nên quy định cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Vì nếu quy định người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh thì cơ quan quản lý ở địa phương rất khó nắm được số liệu, thông tin chính xác về hoạt động mua bán hàng rong. Hay một khi có tranh chấp xảy ra giữa người bán và người mua hàng rong, cơ quan chức năng rất khó truy cứu trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong, cũng như xác định luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết. Khi đã đăng ký kinh doanh, người bán hàng rong được hiểu là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; khi này người bán hàng rong trở thành thương nhân thực thụ. Vì xét về bản chất người bán hàng rong thực hiện hoạt động bán hàng với mục đích chủ yếu là lợi nhuận; họ hoàn toàn độc lập trong hoạt động buôn bán, tức là người bán hàng rong có quyền tự do quyết định, lựa chọn hàng hóa để bán, tự do quyết định về thời gian bán hàng, tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình; hoạt động bán hàng rong được người bán hàng rong tiến hành một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Như vậy về bản chất thì người bán hàng rong không khác gì so với một thương nhân khi chưa đăng ký kinh doanh. 48 Điều 3, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 51 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam Để việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong mang lại hiệu quả, thì trước hết cơ quan quản lý hoạt động mua bán hàng rong ở từng địa phương phải biết được chính xác số lượng người bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Khi quy định người bán hàng rong có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh sẽ giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động của người bán hàng rong. Tuy nhiên, quy định này chỉ thật sự hợp lý và hiệu quả khi kết hợp với việc đưa hàng rong vào hoạt động một cách có tổ chức, được quy hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ. Thứ hai, cần bổ sung quy định về xử lý hành vi vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người bán hàng rong là thực phẩm. Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ có quy định hình thức xử lý và mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 21. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mà cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Hiện nay, chưa có quy định của thể để áp dụng xử lý trong trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Vì vậy việc bổ sung quy định để xử lý hành vi vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cá nhân bán rong các loại thực phẩm là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ hiện nay, thực phẩm là mặt hàng được bán rong nhiều nhất và được người tiêu dùng ưa chộng nhất. Thứ ba, một số quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với hàng rong được quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Với tình hình hoạt động mua bán hàng rong diễn ra phức tạp, không tổ chức như hiên nay thì những quy định như nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay quy định nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến s n bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm là chưa hợp lý và không thể nào thực hiện được trong thời điểm hiện tại. Những quy định này chỉ thật sự hợp lý và có thể đi vào thực tiễn khi hoạt động mua bán hàng rong được đưa vào tổ chức, cùng với quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý. Với tình hình hoạt động mua bán hàng rong hiện nay, giải pháp về quy định người bán hàng rong phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh không thể nhanh chóng thực GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 52 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện được. Tuy nhiên, về lâu dài đây sẽ là giải pháp vô cùng hữu hiệu để quản lý hoạt động mua bán hàng rong. 3.3.2.2. Đề xuất xây dựng các khu vực bán hàng rong tập trung Hoạt động mua bán hàng rong với rất nhiều ưu điểm dễ dàng nhận thấy đó là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nghèo từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và gánh nặng cho xã hội; tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng;… Song hoạt động mua bán hàng rong vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, một trong số đó là tình trạng mua bán hàng rong diễn ra tràn lan, không tổ chức, rất khó quản lý làm ảnh hưởng đến toàn xã hội. Để hàng rong được đi vào hoạt động có tổ chức, thuận tiện trong việc quản lý, người viết xin đề xuất giải pháp xây dựng các khu bán hàng rong tập trung. Đây là giải pháp mang tính lâu dài, tuy nhiên nếu xây dựng các khu bán hàng rong tập trung thì những bất cập trong hoạt động mua bán hàng rong hiện nay sẽ được cải thiện đáng kể. Tùy vào tình hình hoạt động mua bán hàng rong và điều kiện của từng địa phương mà UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có chỉ đạo cụ thể trong việc xây dựng các khu bán hàng rong tập trung về quy mô, địa điểm xây dựng khu bán hàng rong tập trung sao cho phù hợp. Với thói quen mua bán hàng rong như hiện tại, thì giải pháp này có thể khó được người bán hàng rong và người tiêu dùng hàng rong nhanh chóng chấp nhận. Vì người tiêu dùng hàng rong đã quen với việc hàng hóa được đem đến tận nhà, người bán hàng rong cũng quen với việc tự do buôn bán mà không chịu sự quản lý gắt gao từ phía cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong, hạn chế tình trạng người bán hàng rong bán những sản phẩm kém chất lượng, hay thực hiện những hành vi như lôi kéo, dọa nạt,… xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Khi khu phố bán hàng rong tập trung được xây dựng, người bán hàng rong sẽ có nơi kinh doanh buôn bán tốt hơn. Đồng thời khi hoạt động bán hàng rong đi vào tổ chức và chịu sự quản lý chặt chẽ hơn, thì người bán hàng rong cũng quan tâm hơn với những sản phẩm của mình, thực phẩm được bán rong sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Một khi có tranh chấp, hay ngộ độc thực phẩm từ những gánh hàng rong xảy ra như tình trạng hiện nay thì cơ quan chức năng có thể nhanh chóng xác định được nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm của cá nhân vi phạm dễ dàng hơn. Kết hợp với việc xây dựng khu vực bán hàng rong tập trung là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong hoạt động mua bán hàng rong, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cơ quan quản lý có GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 53 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu trách nhiệm với với việc quản lý của mình. Khi hàng rong được đưa vào khu buôn bán tập trung và có sự quản lý chặt chẽ của đội ngũ cán bộ có trình độ và tinh thần trách nhiệm cao thì quy định về điều kiện về điều kiện an toàn thực phẩm Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế đối với cá nhân bán rong các loại thực phẩm mới có thể được áp dụng hiệu quả. Do tính phức tạp của hoạt động bán hàng rong, không thể tách rời các biện pháp mà phải có sự phối kết hợp đồng bộ các biện pháp với nhau để việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong mang lại kết quả tốt nhất. Cùng với đó là sự phối hợp cùng hành động từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, người bán hàng rong và người tiêu dùng. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 54 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam” có thể thấy được hoạt động mua bán hàng rong giữ vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Cùng với đó là việc quản lý để hoạt động mua bán hàng rong đi vào tổ chức, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong xã hội là rất cần thiết. Hoạt động mua bán hàng rong từ lâu đã trở thành nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam và bán hàng rong đã trở thành một nghề của đa số người lao động nghèo. Tuy nhiên, hoạy động này vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập cần được xem xét, giải quyết kịp thời để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội, bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là giữ gìn giá trị văn hóa của những gánh hàng rong. Trong quá trình nghiên cứu nội dung đề tài này, người viết nhận thấy rằng việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ bán hàng rong là một hoạt động thương mại đã và đang ngày càng phát triển ở khắp nơi trong cả nước, hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của một bộ phận người dân trong xã hội. Hiện nay việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong gặp phải rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân từ chính những người bán hàng rong, người tiêu dùng và từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động này. Một số quy định pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong chưa thật sự hợp lý, khó áp dụng vào thực tiễn, cần được sửa đổi để hoàn thiện hơn. Trong đề tài, người viết tập trung nghiên cứu bản chất của hoạt động mua bán hàng rong, những quy định của pháp luật về việc giao kết hợp đồng mua bán hàng rong; phạm vi về địa điểm, hàng hóa được bán rong; nghĩa vụ của người bán hàng rong trong hoạt động buôn bán, cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Bên cạnh đó người viết cũng đề cập đến các hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong. Đồng thời người viết cũng đề ra những giải pháp để khắc phục những bất cập tồn tại trong hoạt động mua bán hàng rong, bảo vệ quyền lợi của người bán hàng rong và người tiêu dùng và những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam. Người viết chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam” để nghiên cứu với với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của bản thân về một hoạt động rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, đó là hoạt động mua bán hàng rong. Bên cạnh GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 55 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam đó, có thể đóng góp cho nền khoa học nước nhà nói chung và phục vụ cho việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong của các cơ quan chức năng nói riêng. GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 56 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Luật Thương mại năm 1997 (hết hiệu lực). 5. Luật Thương mại năm 2005. 6. Luật An toàn thực phẩm năm 2010. 7. Luật Bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng năm 2010. 8. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 9. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về hoạt động thương mại một các độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. 10. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. 11. Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 12. Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 13. Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. 14. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. 15. Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 16. Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 17. Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý đường đô thị. 18. Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. 19. Quyết định số: 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND TP. Hà Nội quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Tập II, Nxb Công an nhân dân, 2006.  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế, http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=2344, 09/9/2013]. [truy cập ngày: 2. Cục An toàn thực phẩm, Giảm nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, http://vfa.gov.vn/tin-tuc/giam-nguy-co-ngo-doc-thuc-pham-tu-thuc-an-duong-pho499.vfa, [truy cập ngày 30/9/2013]. 3. Nhà sing, Singapore đào tạo kỹ năng cho người bán hàng rong, http://nhasing.com/vn/tin-tuc/singapore-dao-tao-ky-nang-cho-nguoi-ban-hangrong-551.aspx, [truy cập ngày 25/9/2013]. 4. Quỳnh Như, Biến hàng rong thành điểm nhấn du lịch, http://phapluattp.vn/20120408010639305p0c1085/bien-hang-rong-thanh-diemnhan-du-lich.htm, [truy cập ngày 19/9/2013]. 5. Việt báo, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Singapore-Bangkok-KualaLumpur-Cho-ban-hang-rong-theo-quy-hoach/40115357/303/, 09/9/2013]. [truy cập ngày [...]... gia hoạt động mua bán hàng rong Cũng như những hoạt động mua bán hàng hóa khác, hoạt động mua bán hàng rong được thực hiện bởi hai bên là bên mua và bên bán 4 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh GVHD: TS CAO NHẤT LINH 6 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam. .. tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 1.1.1.2 Khái niệm mua bán hàng rong Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể trong nước có thể được thực hiện tại trụ sở của bên mua hoặc bên bán, hay tại một địa điểm cụ thể nào đó theo sự thỏa thuận giữa các bên Cụ thể hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn diễn ra hàng ngày tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, tại các chợ;... biển cấm hoạt động thương mại, Tùy theo từng địa phương, nếu có quy định cụ thể về địa điểm được bán hàng rong thì người bán hàng rong phải chấp hành Một số khu vực cấm bán hàng rong được cắm biển cấm bán hàng rong Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động bán hàng rong diễn ra GVHD: TS CAO NHẤT LINH 8 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hàng ngày,... quản lý hoạt động này cần được quan tâm đúng mức và kịp thời GVHD: TS CAO NHẤT LINH 14 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký... (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong) , bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong 4 Mua bán hàng rong thực chất là một hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và hoạt động mua bán rong. .. hệ mua bán được thể hiện thông qua hình thức là hợp đồng mua bán, tùy vào giao dịch cụ thể mà xác định đó là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 2.1.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong Cũng như các hoạt động mua bán thông thường khác chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng rong gồm có hai bên đó là bên mua và bên bán Hợp đồng mua bán hàng rong. .. trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự GVHD: TS CAO NHẤT LINH 15 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN Luận văn tốt nghiệp Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam 2.1.2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong Dù là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì hợp đồng cũng được xác... được buôn bán tại những khu vực này 2.3 Nghĩa vụ của ngƣời bán hàng rong và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong 2.3.1 Nghĩa vụ của người bán hàng rong Cũng như tất cả các chủ thể kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại khác trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng rong Đồng... thức bán hàng rong Hiện nay, pháp luật không quy định người bán hàng rong phải thực hiện hoạt động bán hàng theo một cách thức nào cụ thể Tuy nhiên, người bán hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại Trên thực tế, cách thức bán hàng rong rất đơn giản Chỉ cần với đôi gánh hay chiếc xe đạp để chở hàng người bán. .. chọn, mua những hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu hàng ngày của mình Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán hàng rong, nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật 2.1 Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong Quan hệ mua bán được xác lập trên cơ sở thuận mua vừa bán, tức là sự thống nhất ý chí của các bên Sự thỏa thuận của các bên trong

Ngày đăng: 05/10/2015, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w