MỤC LỤCDANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT5PHẦN MỞ ĐẦU61. Tính cấp thiết của đề tài62. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan73. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu94. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu105. Phương pháp nghiên cứu116. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp12CHƯƠNG 113NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ131.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế131.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế131.1.2. Khái niệm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế151.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế161.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế161.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế171.2.2.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế181.2.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế231.3. Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế26Kết luận chương 128CHƯƠNG 229THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN 2 QUẢNG NINH292.1. Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế292.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế292.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam312.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế322.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế322.2.2. Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế372.3. Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh402.3.1. Khái quát hoạt động mua bán hàng hóa quôc tế của Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh402.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh422.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu44Kết luận chương 246CHƯƠNG 347MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ473.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế473.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh483.2.1. Về phía Nhà nước483.2.2. Về phía Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh503.2.3. Về phía pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế513.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu52Kết luận chương 353KẾT LUẬN CHUNG54TÀI LIỆU THAM KHẢO55
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có cái nhìn hoàn chỉnh và sâu sắc một mặt giúpcho các thương nhân có thể tích lũy thêm kiến thức cũng như phần nào đó tự rút ra kinhnghiệm cho doanh nghiệp của mình, bên cạnh đó không còn tỏ ra lúng túng khi tham giađàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Không chỉ thế, việc đi sâu tìmhiểu về các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cùng thựctiễn áp dụng tại một đơn vị cụ thể cũng để chỉ ra những điều khoản còn chưa phù hợp vớithực tế thương mại và thông lệ quốc tế Từ những bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp nàybài khóa luận đưa ra những đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định sao cho ngày một
hoàn thiện hơn Vì những lý do cấp thiết trên, đề tài: “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh” rất
cần được nghiên cứu và tìm hiểu
Trước hết, bài khóa luận này tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản như: Khái niệmliên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cơ sở ban hành, nội dung,nguyên tắc của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đồng thời, bài khóa luận cũng tìm hiểu về các hệ thống pháp luật của Việt Nam, phápluật quốc tế về loại hợp đồng này như các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế…Bên cạnh đó, khóa luận phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2Quảng Ninh và đưa ra quan điểm hoàn thiện, các giải pháp hoàn thiện các quy định của phápluật từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp
Mong rằng nội dung của bài khóa luận sẽ mang lại một cái nhìn khái quát hơn về phápluật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn mà các thương nhân Việt Nam đangtrải qua khi áp dụng pháp luật và sử dụng loại hợp đồng này, nhất là trong giai đoạn hiện naykhi hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của bất kỳ nền kinh tếnào Khi mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, Nhà nước ta đã và đang cố gắng hoànthiện pháp luật, tạo ra những hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng nhất để sẵn sàngđối mặt với những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế, góp phần vào sự phát triển củađất nước
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa kinh tế - luật trường Đại học thương mại và sự đồng ý của
cô giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Nguyệt em đã thực hiện đề tài “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh”
Hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đạihọc Thương mại, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổích Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Nguyễn Thị Nguyệt – người đã tậntình quan tâm và hướng dẫn em trong quá trình thực tập
Em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhânviên tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh, những người đã nhiệt tình chỉbảo em trong thời gian thực tập tại công ty
Trong quá trình làm bài khóa luận, do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cũng như thờigian thực tập có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo hướng dẫn cùng các quý thầy, cô để em hoàn thiện bàiviết và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 7
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 9
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp 12
CHƯƠNG 1 13
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 13
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 13
1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 13
1.1.2 Khái niệm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 15
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 17
1.2.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .18 1.2.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 23 1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 26
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG 2 29
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN 2 QUẢNG NINH 29
2.1 Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 29
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 29
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam 31
Trang 42.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế 32
2.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 32
2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 37
2.3 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh 40
2.3.1 Khái quát hoạt động mua bán hàng hóa quôc tế của Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh 40
2.3.2 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh 42
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 44
Kết luận chương 2 46
CHƯƠNG 3 47
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 47
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 47
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh 48
3.2.1 Về phía Nhà nước 48
3.2.2 Về phía Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh 50
3.2.3 Về phía pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 51
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 52
Kết luận chương 3 53
KẾT LUẬN CHUNG 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
quốc tế ban hành năm
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau các Đại hội Đảng: Đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII(1996) – khi Đảng ta ghi nhận cơ chế thị trường, khẳng định phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể Nền kinh
tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm Ngày25/7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN), góp phần triển khai phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệđối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra Đến ngày 11/07/2011, việc chính thức trởthành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thúc đẩy nền kinh tế ViệtNam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, tạo cơ hội tranh thủ các nguồn lực bênngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Gần đây nhất, Việt Nam đã thamgia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một bước ngoặt đối vớihội nhập kinh tế khu vực và đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Bên cạnh việc thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, ViệtNam đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đốingoại Cho đến nay, Việt Nam đã có được một chỗ đứng nhất định trên trường quốc tế.Trong bối cảnh đó, thị trường nước ta trở thành thị trường tiềm năng với nhiều quốc giakhác Ngược lại, nắm bắt thời cơ từ quá trình tăng trưởng của kinh tế toàn cầu; các doanhnghiệp Việt Nam đã mở rộng kinh doanh, tiến hành xuất khẩu hàng hóa đến nhiều quốc giatrên thế giới Có thể thấy, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường không chỉ tạo
ra cơ hội mà còn tiềm ẩn những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước.Bởi nếu như trước đây đối thủ cạnh tranh với sản phẩm trong nước chỉ là hàng hóa, dịch vụnội địa thì ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt với nguồn hàng hóa, dịch
vụ mạnh cả về số lượng và chất lượng từ các doanh nghiệp nước ngoài khác Để tồn tại vàphát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi doanh nghiệp trong nước phải mở rộng các mối quan
hệ xã hội Trong đó các bên thiết lập với nhau những quan hệ, chuyển giao cho nhau các lợiích vật chất, hàng hóa… nhằm đáp ứng nhu cầu các bên và đi đến lợi ích tối ưu nhất Việcthiết lập quan hệ đó được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa
Từ lâu, hợp đồng mua bán hàng hóa đã trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu cho cácthương nhân, thể hiện hầu hết các quan hệ mua bán của các bên trong nhiều lĩnh vực Vớinhu cầu phát triển hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa càng đóng vai trò quan trọng hơnnữa Khi mà hợp đồng mua bán hàng hóa không còn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia
Trang 7mà đã mở rộng thành những hợp đồng mua bán hàng hóa phạm vi quốc tế Với đà phát triểnhiện tại của nền kinh tế nước ta, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày một tăng mạnh.Tuy nhiên, hành lang pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và cụ thể là pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, không đáp ứng đượctốc độ hội nhập quốc tế Tính từ năm 1993 cho đến năm 2013, số lượng các vụ tranh chấp doTrung tâm quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết ngày càng gia tăng, đạt gần 1.000 vụ, trong
thị trường Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện thì việc hoàn thiện pháp luật chính là một trongnhững mối quan tâm hàng đầu, trong đó pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa đang trởthành một yêu cầu cấp thiết
Đối với Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh, hoạt động chủ yếu tronglĩnh vực xuất khẩu hàng thủy hải sản sang các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, EU, Malaysia,Đài Loan, Quatar, Jordany… thì việc áp dụng pháp luật trong mỗi hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế mà công ty thực hiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty Dù đã đivào hoạt động như một công ty cổ phần từ năm 2005 và xuất khẩu sản phẩm sang nhiềuquốc gia song việc áp dụng pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của công tyvẫn chưa thực sự hiệu quả
Tóm lại, để hạn chế các tranh chấp liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế và nâng caohiệu quả thực thi pháp luật trong mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có các giải pháp thiếtthực nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Đề tài
“Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh” là một vấn đề mang tính thời sự, bức xúc cả về lý luận
và thực tiễn áp dụng
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Thời gian qua có nhiều bài báo, bài tham luận, luận văn, luận án, chuyên đề đề cập đếnpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Đó là những tác phẩm nghiên cứu nội dung, bấtcập của các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành, thực trạng và đềxuất các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng Cùng với các tác phẩm này là các nghiên cứu về phápluật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trìnhnghiên cứu chất lượng liên quan đến đề tài này Trong đó có những nghiên cứu đã có nhữngthành công nhất định, góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận và nâng cao hiệu quả áp dụng
1[1] Nguồn: Hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, ngày 01/11/2013
Trang 8pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Một số tác phẩm đề cập đến đề tài cầnđược quan tâm như:
Nguyễn Thị Tuyết Giang (2008), Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn tập trung vào cácvấn đề lý luận chung liên quan đến xác định pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế, thực trạng pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và đưa ra một số giải pháp Bài luận văn chỉ đi sâu vào việc xác định pháp luật áp dụngtrong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đề cập đến các vấn đề như giao kết, thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những bất cập còn tồn tại của pháp luật điềuchỉnh nội dung này
Nguyễn Uy Pháp (2014), Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtheo Công ước Viên 1980 – CISG, Nghiên cứu khoa học sinh viên, Viện đại học mở Hà Nội:Bài nghiên cứu tìm hiểu các quy định chung của Công ước Viên 1980 – CISG; làm rõ tráchnhiệm, nghĩa vụ và biện pháp xử lý trong trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng Nhìnchung, bài nghiên cứu tập trung vào vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtheo Công ước Viên 1980 – CISG mà chưa phân tích các quy phạm pháp luật trong nước vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nguyễn Văn Quang (2014), So sánh chế định giao kế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980, Luận văn thạc sĩ luật học Đại họcQuốc gia Hà Nội: Luận văn khái quát chung về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtheo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980, so sánh các nội dung cụ thể của Côngước Viên 1980 với pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vàđưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế Bài luận văn đã đưa ra sự so sánh, đánh giá dựa trên quá trình phân tích cụthể từng nội dung trong các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 Song,luận văn của tác giả vẫn chưa đề cập đến vấn đề áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế trong thực tiễn
Ngoài các tác phẩm nêu trên, còn có nhiều bài luận văn, công trình nghiên cứu về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuynhiên, ở những công trình đó tác giả chỉ xem xét một hoặc một số khía cạnh riêng biệt củapháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa phân tích đầy đủ, toàn diện đểgiải quyết được căn bản những hạn chế, vướng mắc Nhìn chung, các nghiên cứu liên quanđến đề tài này đều có mục tiêu tập trung vào hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
Trang 9hóa quốc tế sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong nước cũng như quốc tế nhưngchỉ trên phương diện lý luận, thiếu tính áp dụng trên thực tế Bên cạnh đó một số công trìnhnghiên cứu còn chưa bắt kịp được sự sửa đổi, bổ sung mới đây của pháp luật hiện hành Chonên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được quan tâm, nghiên cứu sâuhơn nữa về cả lý luận và thực tiễn áp dụng Trên hết, tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đòihỏi một cơ sở pháp lý vững chắc hơn nữa cho các doanh nghiệp tự tin trong giao kết và thựchiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; qua đó tạo dựng môi trường kinh doanh lànhmạnh, hiệu quả, bắt kịp xu thế thời đại.
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Có thể thấy, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình đầy biến động củanền kinh tế nước nhà, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làmột nhu cầu tất yếu Đây cũng là giải pháp góp phần bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệpthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; giảm thiểu các vi phạm hợp đồng xảy ra; dễdàng hơn trong xác định trách nhiệm pháp lý; tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi thuhút các doanh nghiệp nước ngoài
Ngoài ra, sau quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan trên cơ sở phântích, đánh giá cũng như nhận thức được rõ mức độ cấp thiết của đề tài, có thể thấy rằng đềtài nghiên cứu được đưa ra tuy không hoàn toàn mới mẻ nhưng rất cần được quan tâmnghiên cứu một cách đúng đắn và sâu sắc Vì các công trình nghiên cứu trước đây giải quyếtcác vấn đề riêng lẻ của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về mặt lý thuyếtsong lại thiếu đi tính thực tế và cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và thực tiễn áp dụng hiện nay là vô cùng cần thiết
Bằng việc tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu trình nghiên cứu đi trước khác
và quá trình tìm hiểu, thực tập tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh cùngvới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên ThS Nguyễn Thị Nguyệt, đề tài nghiên cứu nàytập trung vào các quy định pháp luật trong nước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,nghiên cứu thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đưa ra thực tiễn ápdụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủysản 2 Quảng Ninh, làm rõ những bất cập của pháp luật hiện hành và nêu lên một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Trang 10 Về đối tượng nghiên cứu:Về Về đối tượng nghiên cứu:đối Về đối tượng nghiên cứu:tượng Về đối tượng nghiên cứu:nghiên Về đối tượng nghiên cứu:cứu: Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên bài
khóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu các đối tượng gồm:
Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tronggiao kết và thực hiện hợp đồng, thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh
Về Về đối tượng nghiên cứu:mục Về đối tượng nghiên cứu:tiêu Về đối tượng nghiên cứu:nghiên Về đối tượng nghiên cứu:cứu: Bài khóa luận được thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Các kháiniệm, đặc điểm liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; cơ sở banhành và nội dung của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; các nguyên tắc vềpháp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong nước; từ
đó có sự nhìn nhận, đánh giá, so sánh khách quan giữa pháp luật về hợp đồng mua bán hànghóa ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tạiCông ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh trong giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế
- Đề xuất định hướng, quan điểm, kiến nghị khắc phục những bất cập trong thực trạngpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
Về Về đối tượng nghiên cứu:phạm Về đối tượng nghiên cứu:vi Về đối tượng nghiên cứu:nghiên Về đối tượng nghiên cứu:cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, bài viết
tập trung nghiên cứu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các vấn đề liênquan (bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế; thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty
cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh trong giao kết và thực hiện hợp đồng; một sốkiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế)
- Không gian nghiên cứu: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trong
pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và các điều ước quốc tế… Tuy nhiên để thuận lợihơn cho việc nghiên cứu, bài khóa luận chủ yếu nghiên cứu pháp luật Việt Nam, thực trạngthi hành tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng và Ninh các doanh nghiệp có liênquan đến nội dung ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà công ty thamgia…
Trang 11- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2015.
5 Phương pháp nghiên cứu
Các Về đối tượng nghiên cứu:phương Về đối tượng nghiên cứu:pháp Về đối tượng nghiên cứu:thu Về đối tượng nghiên cứu:thập Về đối tượng nghiên cứu:thông Về đối tượng nghiên cứu:tin: Về đối tượng nghiên cứu:Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, bài khóa luận
được thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các thông tin, số liệu thống kê đã được công
bố từ các bài báo, tạp chí, tài liệu pháp luật và các trang web có tin cậy liên quan đến vấn đềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Đây là nguồn thông tin dễ tìm, chi phí thấp, không cần tốn nhiều thời gian mà có thể áp dụngngay cho một số mục đích cụ thể Từ các dữ liệu thứ cấp thu thập được, đề tài nghiên cứu có
sự đánh giá tính cụ thể, tính thời sự và tính chính xác của thông tin để sử dụng một cách hợp
lý cho các mục tiêu nghiên cứu
Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn sử dụng một số dữ liệu sơ cấp thu thập được qua quansát, điều tra
Các Về đối tượng nghiên cứu:phương Về đối tượng nghiên cứu:pháp Về đối tượng nghiên cứu:xử Về đối tượng nghiên cứu:lý Về đối tượng nghiên cứu:thông Về đối tượng nghiên cứu:tin: Về đối tượng nghiên cứu:Sử dụng các dữ liệu đã thu thập được, bài khóa luận
đã vận dụng các phương pháp sau để nghiên cứu khái quát các nội dung đề ra về lý luận vàthực tiễn:
- Phương pháp biện chứng: Xem xét pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong mối liên hệ của nó với các hệ thống pháp luật khác có liên quan, nghiên cứu sự thayđổi không ngừng của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo những lần sửađổi, bổ sung
- Phương pháp duy vật lịch sử: Tìm hiểu sự ra đời của khái niệm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, cơ sở ban hành của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và cùng quátrình phát triển, từ đó rút ra bản chất và quy luật chung của pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế
- Phương pháp liệt kê so sánh, đối chiếu: Không chỉ nghiên cứu pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, bài khóa luận còn đối chiếu và so sánh các quy địnhpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các văn bản luật trong nước, so sánhvới chính nó thời gian trước lần sửa đổi bổ sung gần đây nhất và với các điều khoản, thỏathuận trong các điều ước quốc tế, công ước… của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế trên thế giới
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế hiện nay và thực tế áp dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2Quảng Ninh Đồng thời, qua những phân tích, đánh giá và những kết luận thu được từ việc
sử dụng các phương pháp trên cùng với những kiến thức đã học được đề ra những định
Trang 12hướng, kiến nghị đề góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
6 Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; kết cấu bài khóa luận gồm
có ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp
dụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1 Về đối tượng nghiên cứu:Khái Về đối tượng nghiên cứu:niệm Về đối tượng nghiên cứu:hợp Về đối tượng nghiên cứu:đồng Về đối tượng nghiên cứu:mua Về đối tượng nghiên cứu:bán Về đối tượng nghiên cứu:hàng Về đối tượng nghiên cứu:hóa Về đối tượng nghiên cứu:quốc Về đối tượng nghiên cứu:tế
Thuật ngữ “hợp đồng” (contractus) có nghĩa là ràng buộc, xuất hiện đầu tiên ở La Mãvào khoảng thế kỷ V – IV trước công nguyên Sau khi đế quốc La Mã tan rã, các nước châu
Âu đã chấp nhận dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ La Mã Xuất phát từ thuật ngữ
“contractus”, trong tiếng Anh thuật ngữ này được gọi là “contract”, trong tiếng Pháp là
“contrat”, tiếng Nga là “kontrakt”… Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến thuật ngữ này cóthể gọi là “khế ước” và đến ngày nay từ “hợp đồng” đã trở nên gần gũi hơn sau quá trình
Về khái niệm hợp đồng, cũng có nhiều quan điểm khác nhau theo thời gian Theo Bộluật dân sự đầu tiên trên thế giới (Bộ luật dân sự Pháp năm 1804) thì: “Hợp đồng là sự thỏathuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao một vật, làm hay không làm một côngviệc” hoặc theo Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1994: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữahai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”… VớiViệt Nam, nếu như trước đây khái niệm “khế ước” còn chưa để lại nhiều dấu ấn thì sau khi
cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, khái niệm “hợp đồng” đã thực sự thể hiện được vị trí của nó trong đời sống xãhội Cụ thể, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏathuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Theo
đó, có thể định nghĩa hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể
Giữa hợp đồng và hoạt động mua bán hàng hóa có quan hệ mật thiết với nhau, mua bánhàng hóa là hoạt động thương mại, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sởhữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chấtchung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
2[] Theo Nguyễn Ngọc Khánh (2006), Hợp đồng: Thuật ngữ và khái niệm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, tr.38
3[] Theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005
Trang 14nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa Luật thương mại nước ta không đưa ra định nghĩa
về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồngmua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa.Theo Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua cónghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán Hàng hóa được hiểu là động sản cho nên hànghóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trongthương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, có thể xem xét các đặc điểmcủa hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản Theo đóhợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng ưng thuận, có tính đền bù và là hợp đồng song vụ
Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật quốc tế và pháp luật cácnước có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này song đều thống nhất chungmột quan điểm rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa cótính quốc tế Một số công ước quốc tế đã định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa có tínhquốc tế như sau:
Điều 1 Công ước La Hay năm 1964 (Công ước về Luật thống nhất về thiết lập hợp đồngmua bán quốc tế các động sản hữu hình) quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làhợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khácnhau và hàng hóa trong hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới, hoặc việc ký kết hợpđồng được diễn ra ở các nước khác nhau”
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếcũng gián tiếp định nghĩa về loại hợp đồng này khi quy định “Công ước này áp dụng đối vớinhững hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các
kết hợp đồng, việc dịch chuyển qua biên giới đối với đối tượng của hợp đồng không đượcCông ước Viên năm 1980 đề cập tới Công ước Viên năm 1980 cho thấy tính chất quốc tếtrong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được xác định bởi yếu tố duy nhất là các bêngiao kết hợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất
về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có tính quốc tế mà thông qua đó, thiếtlập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau
4[] Căn cứ Điều 1 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Trang 15Tuy nhiên ngoài các công ước quốc tế, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng tồn tạinhững quan điểm khác nhau về tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theopháp luật Pháp, việc xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa được căn cứvào tiêu chí kinh tế hoặc pháp lý Về tiêu chí kinh tế, một hợp đồng được coi là hợp đồngquốc tế khi nó tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hainước Về tiêu chí pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởicác tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực
niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn chưa được quan tâm thích đáng; căn
cứ theo Luật thương mại năm 2005 thì mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các
Nghĩa là, theo quy định của Luật thương mại năm 2005, hoạt động mua bán hàng hoá đượccoi là mua bán hàng hoá quốc tế không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch củacác bên là Việt Nam hay nước ngoài Luật thương mại năm 2005 lấy tiêu chí vận chuyểnhàng hoá qua biên giới để xác định quan hệ mua bán hàng hoá là mua bán hàng hoá quốc tế.Tóm lại, hiện nay trên thế giới và trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một địnhnghĩa thống nhất xác định cụ thể, trực tiếp phạm vi nội hàm của khái niệm hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế Việc sử dụng khái niệm này vẫn phải dựa trên căn cứ pháp lý là cácnguồn luật khác nhau điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế
1.1.2 Về đối tượng nghiên cứu:Khái Về đối tượng nghiên cứu:niệm Về đối tượng nghiên cứu:pháp Về đối tượng nghiên cứu:luật Về đối tượng nghiên cứu:về Về đối tượng nghiên cứu:hợp Về đối tượng nghiên cứu:đồng Về đối tượng nghiên cứu:mua Về đối tượng nghiên cứu:bán Về đối tượng nghiên cứu:hàng Về đối tượng nghiên cứu:hóa Về đối tượng nghiên cứu:quốc Về đối tượng nghiên cứu:tế
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước banhành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tốđiều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Theo đó,trong mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế tương đối phức tạp với sự ảnh hưởng từ nhiều
hệ thống pháp luật khác nhau, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò
là hệ thống các quy tắc xử sự, điều chỉnh mối quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nướcngoài giữa các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế có thể thúc đẩy quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế phát triển khi những quy định của
nó phù hợp, phản ảnh đúng trình độ phát triển của quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế; vàngược lại có thể kìm hãm sự phát triển của mối quan hệ mua bán này khi những quy địnhcủa nó không tương thích với thực tiễn Đối với công tác tổ chức và quản lý hoạt độngthương mại quốc tế của ở mỗi quốc gia, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa có tầm
5[] Theo Nguyễn Thị Tuyết Giang, Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tr.16
6[] Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật thương mại năm 2005
Trang 16quan trọng nhất định Bởi quá trình quản lý kinh tế không thể thực hiện được nếu không dựavào pháp luật Chỉ trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, kịp thời; Nhà nước mới có thể pháthuy được hiệu quả chức năng của mình trong tổ chức và quản lý thương mại quốc tế Vìnhững lý do đó, pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở các nước trên thế giới cũngnhư Việt Nam luôn cần đến sự quan tâm đúng mức trong công tác sửa đổi, bổ sung, làm mớicác quy định để có sự tương thích với tình hình kinh tế.
Xét về phương diện hình thức, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế baogồm các văn bản quy phạm pháp luật như các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia (Ví dụ: ỞViệt Nam là các văn bản luật; nghị quyết của Quốc hội; nghị định và nghị quyết của Chínhphủ; quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư và chỉ thị của cácBộ)… liên quan đến lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế
Xét trên phương diện nội dung, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồmcác quy phạm pháp luật về các vấn đề chủ yếu như giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng(trong đó có nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên; các biện pháp khắc phục khi cácbên vi phạm quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng), giải quyết tranh chấp…
Do đó, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là tổng hợp các quyphạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ có tính quốc tế phát sinh giữa các chủ thể là bên
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, trong đó một bên là bên bán (bên xuấtkhẩu) và bên còn lại là bên mua (bên nhập khẩu) liên quan đến việc chuyển quyền sở hữuhàng hóa theo quy định của pháp luật
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.1 Về đối tượng nghiên cứu:Cơ Về đối tượng nghiên cứu:sở Về đối tượng nghiên cứu:ban Về đối tượng nghiên cứu:hành Về đối tượng nghiên cứu:pháp Về đối tượng nghiên cứu:luật Về đối tượng nghiên cứu:về Về đối tượng nghiên cứu:hợp Về đối tượng nghiên cứu:đồng Về đối tượng nghiên cứu:mua Về đối tượng nghiên cứu:bán Về đối tượng nghiên cứu:hàng Về đối tượng nghiên cứu:hóa Về đối tượng nghiên cứu:quốc Về đối tượng nghiên cứu:tế
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng, mua bán hànghóa là một giao dịch chủ yếu Ở quy mô trong nước, mua bán hàng hóa thực hiện chức năngtrao đổi hàng hóa trong xã hội; ở quy mô quốc tế, nó làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa giữacác nước thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Việc mua bán hàng hóa giữa các thương nhân thuộc các nước khác nhau xuất phát từ lợithế so sánh giữa các nước Mỗi nước có những lợi thế tương đối so với các nước khác vềmột số lĩnh vực hàng hóa Vì vậy, một nước sẽ xuất khẩu những mặt hàng này và nhập khẩu
Trang 17những mặt hàng khác mà mình ít có lợi thế hơn.[7] Tuy những loại hình giao dịch kinh doanhquốc tế mới xuất hiện ngày càng nhiều như cung ứng dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế… songmua bán hàng hóa quốc tế vẫn có giá trị quan trọng hơn cả trong các giao dịch kinh doanhquốc tế Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra ngoàiphạm vi một quốc gia, diễn ra tại các địa điểm trên nhiều nước khác nhau, với những yếu tốkhác biệt về địa lý, lịch sử, khí hậu, cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, phápluật, tôn giáo… Chính vì mang tính phức tạp hơn hoạt động mua bán hàng hóa trong nước
và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn nên hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đòi hỏi cần có một hệthống pháp luật điều chỉnh phù hợp cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Ngoài ra, tính quốc tế trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng sẽ làm phátsinh những vấn đề pháp lý đặc thù so với mua bán hàng hóa trong nước Đó có thể là vấn đềrủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, rủi rotrong thanh toán, chuyển tiền quốc tế, hay hiện tượng xung đột pháp luật,… dẫn đến tranhchấp Giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi một cơ sở pháp lý vững chắc, có tính thống nhất cao.Mặt khác, trước thực tiễn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giaolưu mối quan hệ thương mại với các nước thì đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là việc làm cầnthiết Vì thế, việc Nhà nước ta ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng nóichung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng có thể đưa hoạt động mua bán hànghóa đi đúng hướng; phần nào giúp các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được
tự do thỏa thuận hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật; thúc đẩy thương mại quốc tế; đồngthời tạo điều kiện để Nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động mua bán hàng hóa của các chủ thểtrong nền kinh tế
Với những yêu cầu riêng biệt kể trên, việc ra đời của pháp luật điều chỉnh hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế là vô cùng cần thiết, không những làm cơ sở pháp lý cho hoạt độngthương mại quốc tế diễn ra suôn sẻ hơn mà còn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế, tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế đaphương tại nước ta
1.2.2 Về đối tượng nghiên cứu:Nội Về đối tượng nghiên cứu:dung Về đối tượng nghiên cứu:pháp Về đối tượng nghiên cứu:luật Về đối tượng nghiên cứu:điều Về đối tượng nghiên cứu:chỉnh Về đối tượng nghiên cứu:hợp Về đối tượng nghiên cứu:đồng Về đối tượng nghiên cứu:mua Về đối tượng nghiên cứu:bán Về đối tượng nghiên cứu:hàng Về đối tượng nghiên cứu:hóa Về đối tượng nghiên cứu:quốc Về đối tượng nghiên cứu:tế
Cũng giống như pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm có các nội dung cơ bản như giao kết hợp đồng và thựchiện hợp đồng Tuy vậy, ở mỗi nội dung cụ thể pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế lại có những sự khác biệt nhất định được tạo nên bởi tính quốc tế của nó
7[] Theo Chương 5 về “Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế”, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, tr.865
Trang 181.2.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Thứ nhất, về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theoquy định của pháp luật, tham gia vào quan hệ pháp luật đó Những điều kiện mà cá nhânhoặc tổ chức đáp ứng được theo quy định của pháp luật và nhờ đó có khả năng trở thành chủthể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể Năng lực chủ thể bao gồm năng lựcpháp luật và năng lực hành vi; đây không phải là thuộc tính tự nhiên của con người mà làthuộc tính pháp lý, phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhânhoặc một trong các bên phải là thương nhân Điều này có nghĩa là ngoài chủ thể là thươngnhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợpđồng mua bán hàng hóa Theo đó, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các cánhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế; trong đó mộttrong các bên chủ thể phải là thương nhân; cụ thể:
- Chủ thể là thương nhân: Đây là chủ thể chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, gồm các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tưcách pháp lý Trong đó, tư cách pháp lý của các thương nhân được xác định căn cứ theopháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở Theo quy định của Luật thương mại ViệtNam năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
Việc xác định năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự của tổ chức phụ
pháp nhân như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… việc giao kết hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế của tổ chức được thực hiện thông qua người đại diện mà căn cứ xácđịnh là điều lệ của tổ chức hoặc quyết định thành lập tổ chức theo quy định pháp luật Nhưthế, người đại diện theo pháp luật của mỗi doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanhnghiệp đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hành vi giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế của doanh nghiệp; đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bịđơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, với các tổ chức không có tư cách phápnhân như doanh nghiệp tư nhân hay các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên, có đăng ký kinh doanh thì chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
8[] Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005
9[] Xem thêm căn cứ công nhận pháp nhân tại Điều 84, Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 19tế thường là chủ doanh nghiệp tư nhân, người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh hoặcngười đại diện được ủy quyền theo quy định pháp luật.
- Chủ thể không là thương nhân: Khác với thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải làthương nhân cũng được coi là chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi họ
có đầy đủ năng lực chủ theer để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chấtquốc tế với thương nhân Đối với các cá nhân, để được thừa nhận là chủ thể của hợp đồngmua bán hàng hóa, cá nhân trước hết phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự vànăng lực hành vi dân sự Năng lực pháp luật dân sự là khả năng được hưởng quyền lợi và
với tổ chức, có thể có tư cách pháp nhân hoặc không nhưng phải có đầy đủ năng lực chủ thể.Năng lực pháp lý và năng lực hành vi của tổ chức phát sinh khi tổ chức đó được thành lập vàchấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể, bị phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động
Thứ hai, về nội dung giao kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm các điều khoản do các bênthỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế Tuỳ vào từng hợp đồng hàng hóa cụ thể, các bên có thể thoả thuậnhay không thỏa thuận những nội dung khác nhau theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, cómột số nội dung mang đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần chú ý như:
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Căn cứ vào quy định của Luật thương mại 2005, hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể
cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất Đối tượng của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường, được phépxuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật nước bên mua và bên bán, có thể thỏa mãn nhucầu nào đó của con người Thông thường hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế sẽ được dịch chuyển qua lại qua biên giới của một hoặc nhiều quốc gia khácnhau Song có những trường hợp hàng hóa không cần hoặc không thể dịch chuyển qua biêngiới vẫn là đối tượng của hợp đồng này Ví dụ: Hợp đồng mua bán được giao kết giữa mộtbên là công dân Việt Nam và một bên là công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài, hànghóa mà các bên hướng đến đang tồn tại ở Việt Nam Khi đó, dù hàng hóa có được chuyển rangoài lãnh thổ Việt Nam hay không thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng mua bán
10[] Theo Điều 14, Điều 17 Bộ luật dân sự 2005
Trang 20hàng hóa quốc tế do đã thỏa mãn điều kiện chủ thể hợp đồng cư trú tại các quốc gia khácnhau
- Số lượng và chất lượng hàng hóa: Các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cóthể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về số lượng hàng hóa cụ thể hoặc số lượng hàng hóađược xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế như chiếc, métvuông, kilôgam hay bằng đơn vị nào khác tùy theo tính chất của hàng hóa Chất lượng hànghóa giúp xác định chính xác hơn đối tượng của hợp đồng theo nhu cầu của người mua vớinhững tính năng, kích thước, quy cách nhất định Thỏa thuận cụ thể về số lượng và chấtlượng hàng hóa là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất Trách nhiệm của các bên cũng
sẽ khác nhau với mỗi phương pháp xác định chất lượng hàng hóa, có các phương pháp xácđịnh chất lượng như dựa vào các phẩm cấp hoặc các tiêu chuẩn (ISO 9001, TCVN…), dựavào mẫu hàng hóa, dựa vào nhãn hiệu hàng hóa hay điều kiện kỹ thuật… Song song với đó,một số thị trường lại có các quy định riêng về chất lượng hàng hóa mà các bên khi giao kếthợp đồng cần quan tâm như: quy định về phụ gia thực phẩm với thị trường EU, quy địnhmức giới hạn tối đa về hóa chất trong thủy sản với thị trường Canada, quy định vệ sinh đốivới hàng thủy sản theo Bộ luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản ở thị trường Nhật Bản…
- Giá và phương thức thanh toán: Trong hợp đồng, các bên có thể xác định cụ thể giácủa hàng hóa hoặc xác định giá và cách tính giá Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế phải được biểu thị rõ về đơn giá, tổng giá trình, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán.Tiền tệ dùng để thanh toán có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với các bên Ví dụ: Hợp đồngđược giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua ở Đức, hai bên thoả thuận sử dụngđồng euro làm đồng tiền thanh toán Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bánViệt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Đức Cũng có trường hợp đồng tiền thanhtoán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong EU
sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung Song, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế hiện nay sử dụng đồng đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán do các đặc tính nổi bật của
nó
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ
cơ bản của hai bên mua và bán Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên phải đàm phán
về phương thức thanh toán, nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình Cácphương thức thanh toán mua bán hàng hóa quốc tế gồm có: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu,
Trang 21nhờ thu trơn, thu kèm chứng từ, ủy thác mua hàng, tín dụng chứng từ, bảo lãnh và tín dụng
- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng:
Địa điểm giao hàng cần được quy định rõ trong hợp đồng, đây là nơi mà các bên tiếnhành giao nhận hàng Việc xác định địa điểm giao hàng thường tùy vào điều kiện cơ sở giaohàng mà các bên lựa chọn Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo điều kiệnCIF, trách nhiệm giao hàng của bên bán được hoàn thành khi hàng hóa được giao lên tàu ởcảng đi Còn theo điều kiện DDU, bên bán phải chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa tớicảng đến Dựa vào đó, địa điểm giao hàng theo điều kiện CIF là ở cảng đi, theo điều kiệnDUU là cảng đến
Thời hạn giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thời hạn mà bên bánphải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua Các bên có thể quy định thời hạn giaohàng là một khoảng thời gian nhất định hoặc quy định thời hạn cuối cùng mà hàng phải giaoxong; giao hàng trong một lần hoặc nhiêu lần Thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụgiao hàng phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng mà các bên thỏa thuận Người bán cũng
có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng từng phần khi có thỏa thuận trong hợp đồng hoặckhi nhận được sự chấp thuận của người mua
Ngoài những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tương tựnhư trong hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, các bên có thể đưa thêm vào hợp đồngnhững điều khoản mà họ cho là cần thiết Mà trong đó việc thêm điều khoản về luật áp dụngcho hợp đồng và điều khoản giải quyết tranh chấp là rất quan trọng đối với hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế Bởi pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khôngchỉ là luật quốc gia mà còn nhiều nguồn luật khác, điều này có thể gây ra tranh chấp cho cácbên khi chọn luật áp dụng
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải đáp ứng được cả yêu cầu về nội dung vàhình thức Pháp luật của hầu hết các nước đều có quy định về điều kiện hình thức hợp đồng.Căn cứ vào đó, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý và được pháp luật thừa nhận sự tồn tại khi cóhình thức phù hợp với yêu cầu của pháp luật Tuy nhiên, pháp luật các nước lại quy định vềhình thức của hợp đồng khác nhau Điều này dẫn đến tình trạng cùng một hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế nhưng ở nước này được công nhận nhưng lại không được công nhận ởnước khác do không đáp ứng được điều kiện về hình thức hợp đồng do pháp luật quốc gia đó
11[] GS Đinh Xuân Trình – Chủ biên (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế, trường Đại học Ngoại thương
Trang 22quy định Vấn đề được đặt ra là cần lựa chọn hệ thống pháp luật nào có mối liện hệ mật thiếtnhất và có liên quan nhất để từ đó đối chiếu và lựa chọn hình thức phù hợp cho hợp đồng.kết Đối với một số nước trong đó có Việt Nam, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế nhất thiết phải là văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.Tuy nhiên, để tránh những hiểu lầm khi thực hiện hợp đồng, thông thường mọi thỏa thuậnđều được ghi lại thành văn bản, nhất là trong trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế, khi cácbên thường không có cùng tiếng nói, không cùng một hệ thống pháp luật và có trụ sở thươngmại ở các quốc gia khác nhau Ngoài văn bản viết, thực tiễn thương mại quốc tế thừa nhậnhợp đồng dưới dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản: Bản fax; điện tín, điện toán;tài liệu mềm (tồn tại ở dạng tài liệu điện tử như email).
Thứ tư, về ngôn ngữ trong hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quôc tế là sự thể hiện
ý chí của các bên khi tham gia xác lập các quan hệ giao dịch Nó được xâu chuỗi bởi cácđiều khoản liên kết bởi các câu từ Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra cho hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế là từng câu chữ, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng phải đảm bảo sựchính xác cụ thể, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa Một trong những yếu tố đầu tiên để hợp đồng thểhiện các ý chí của các bên được rõ ràng, chính xác là ngôn ngữ trong giao dịch Hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế được ký kết bằng ngôn ngữ mà các bên đều chấp thuận, ngôn ngữhợp đồng thường là tiếng nước ngoài với một hoặc cả hai bên, trong đó phần lớn được ký kếtbằng tiếng Anh
Thứ năm, về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Trình tự giao kết
hợp đồng là quá trình mà trong đó bên bán và bên mua bày tỏ ý chí với nhau bằng cách traođổi ý kiến để đi đến thỏa thuận cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ mỗi bên Giống vớihợp đồng mua bán nói chung, trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng baogồm quá trình đề nghị giao kết (chào hàng) và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (chấpnhận chào hàng) Trong đó, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện rõ ý địnhgiao kết hợp đồng với bên đã được xác định cụ thể Đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa cóthể do bên bán hoặc bên mua thực hiện Đề nghị giao kết hợp đồng hay lời chào hàng phảiđảm bảo được những tiêu chuẩn pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật như điều kiện
có hiệu lực, thời gian có hiệu lực, điều kiện hủy bỏ… với nội dung rõ ràng về tên hàng, sốlượng, phẩm chất, giá cả hàng hóa Chấp nhận đề nghị giao kết là sự trả lời của bên được đềnghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị; hoặc bên được đề nghị có thể im lặngnhưng vẫn được xem là chấp nhận đề nghị giao kết nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lờichấp nhận giao kết
Trang 231.2.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Không chỉ quy định các nội dung về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đểđảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng, mang lạilợi ích cho các bên tham gia giao kết, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà phápluật cần bảo vệ; pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã đưa ra những quy định
mà các chủ thể phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng là quátrình các bên thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình, do đó pháp luật điều chỉnh việc thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu gồm các quy định đối với nghĩa vụ củabên bán và bên mua trong hợp đồng
Thứ nhất, về nghĩa vụ cơ bản của bên bán:
- Nghĩa vụ giao hàng: Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồngmua bán hàng hoá Trước khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng, với hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế, có những thủ tục là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực nên các bên phải hoàn thànhnhư: Xin giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (với trường hợp giấy phép phải có hạnngạch), mở thư tín dụng (L/C) nếu hợp đồng có thỏa thuận phương thức thanh toán này…Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoànthành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua
Cụ thể, bên bán phải giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Đối tượng và chất lượnghàng hoá là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá Bên bán phải thực hiệngiao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật Trongviệc giao nhận hàng hoá, vấn đề xác định hàng hoá có phù hợp với hợp đồng về đối tượng vàchất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụthể của hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu không thì phải căn cứ vào các quy định củapháp luật Khi hàng hoá giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền tự chối nhậnhàng Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hoá còn bao gồm việc giao các chứng từ cóliên quan đến hàng hoá như chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, vậnđơn Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận về việc giao chứng từ thìbên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tạiđịa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận
Ngoài ra, bên bán phải giao hàng đúng thời hạn và đúng địa điểm đã thỏa thuận: Nhữngnội dung liên quan đến điều khoản giao hàng như thời gian, địa điểm, phương thức giaohàng thường được các bên thỏa thuận phù hợp với đặc điểm của hàng hoá trong hợp đồng
Trang 24Trường hợp các bên không thỏa thuận những vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quyđịnh của pháp luật hoặc tập quán
- Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng: Việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng làyêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, ngăn ngừa những sai sót trongviệc giao hàng, tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán Bên bán cần tạo điều kiện đểbên mua kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng nếu các bên không có thoả thuận khác
- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá mua bán: Theo quy định của pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa thì quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thờiđiểm hàng hóa được chuyển giao Bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá đãgiao cho bên mua Nghĩa là, bên bán phải đảm bảo tính hợp pháp về quyền sở hữu và việcchuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên mua; đảm bảo quyền sở hữu củabên mua đối với hàng hoá đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba Trong trường hợphàng hoá bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyềnlợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bánthì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại
- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua: Theo quy định của pháp luậtthương mại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuậnkhác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hoá đượcchuyển giao Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hoá có thểđược chuyển giao ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc tính chất của việc chuyển giaohàng hoá và phương thức mua bán
- Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá: Bảo hành là việc bên bán, trong một thời gian nhất địnhphải chịu trách nhiệm về hàng hoá sau khi đã giao hàng hoá cho bên mua Việc bảo hànhđược thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật Bên bán phải thực hiệnnghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép Đồng thời bênbán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Thứ hai, nghĩa vụ cơ bản của bên mua: Nghĩa vụ cơ bản của bên mua bao gồm nhận
hàng và thanh toán
- Nghĩa vụ nhận hàng: Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua tương ứng với nghĩa
vụ giao hàng của bên bán Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận hàng hoá từ bênbán Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng Khi nhận hàng, bênmua phải thực hiện các công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, những công việc này cóthể khác nhau trong những trường hợp cụ thể
Trang 25- Nghĩa vụ thanh toán: Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hoá Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏathuận trong hợp đồng Điều khoản thanh toán được các bên thỏa thuận thông thường baogồm những nội dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn, địađiểm thanh toán, trình tự, thủ tục thanh toán Bên mua phải thực hiện đúng những nội dungnày theo thỏa thuận Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liênquan đến việc thanh toán thì áp dụng quy định của pháp luật
Thứ ba, về vi phạm hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có những vi
phạm xảy ra Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định củapháp luật Căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng gồm: Có hành vi vi phạm hợpđồng; có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hạithực tế; có lỗi của bên vi phạm Với vi phạm các thỏa thuận giữa các bên thì trách nhiệmpháp lý căn cứ theo quy định pháp luật Việt Nam là các hình thức trách nhiệm gồm:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định trọng hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm cóquyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng các biện pháp khác đểhợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí phát sinh Chế tài này được áp dụngtrong các trường hợp: Giao hàng thiếu; giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ khôngđúng hợp đồng Trong trường hợp giao hàng thiếu, chế tài này quy định rằng bên vi phạmphải giao đủ hàng theo đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, tức là phải giao đúng về sốlượng, chất lượng, chủng loại, Đối với việc giao hàng kém chất lượng, cung cấp dịch vụkhông đúng hợp đồng, bên vi phạm phải tìm cách loại trừ các khuyết tật của hàng hóa, thiếusót của dịch vụ Trong trường hợp này, bên vi phạm có thể giao hàng khác để thay thế hàngkém chất lượng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, tuy nhiên không được dùng tiềnhoặc hàng khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên
có quyền lợi bị vi phạm
- Phạt vi phạm: Đây là một chế tài rất hay được sử dụng trong việc giải quyết các tranhchấp phát sinh trong hợp đồng kinh tế Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêucầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng
có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Từ định nghĩa trên có thể thấy, phạt vi phạm chỉđược áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định sẽ áp dụng loại chế
Trang 26tài này cho những vi phạm nhất định và không phụ thuộc vào bên bị vi phạm có thiệt hại haykhông.
Để có thể đòi được tiền phạt, các bên phải dựa trên căn cứ sau: Một bên đã không thựchiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Không thực hiện hợp đồng có thể làkhông giao hàng, không nhận hàng, không thanh toán tiền hàng Còn thực hiện không đúnghợp đồng có thể là chậm giao hàng, giao hàng thiếu, giao hàng sai quy cách chủng loại, giaohàng kém phẩm chất
- Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng:
Trước hết, tạm ngừng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức chế tài
mà một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Khi hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiệnnghĩa vụ Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng đồngthời chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên khôngphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bênkia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
Với hình thức trách nhiệm hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một bên chấmdứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giaokết Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng Hủy bỏmột phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lạitrong hợp đồng vẫn còn hiệu lực Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bải bỏ hoàn toàn việcthực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng Khi một hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thờiđiểm giao kết Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợpđồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyếttranh chấp Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mìnhtheo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên cónghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thứ nhất, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội: Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể
đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếnào, nếu muốn Các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn
Trang 27hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền vànghĩa vụ trong quá trình giao kết Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luậtvào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng Tuy nhiên, mặc dù phápluật Việt Nam thừa nhận sự tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc nhưng trên tinh thần:
“Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luậtbảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
hóa quốc tế có sự tự do, nhưng sự tự do đó phải trong một khuôn khổ nhất định Hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giaokết hợp đồng phù hợp với ý chí của Nhà nước Hay nói cách khác, sự tự do ý chí giao kếthợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định dựa trên lợi ích của
cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng
Thứ hai, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng:
Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong quá trình giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế không ai bị cưỡng ép hoặc bị buộc giao kết trái với ý chí của mình Ý chí
tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳngvới nhau trên mọi phương diện Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc đượcghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế, sự bình đẳng luôn luôn được pháp luật của các quốc gia thừa nhận Pháp luật cácnước nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng không thừa nhận những hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bênchủ thể Mà việc giao kết hợp đồng được coi là tự nguyện chỉ khi hợp đồng phản ánh mộtcách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên tham gia hợp đồng
Thứ ba, nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác: Chấp hành thực hiện đúng hợp
đồng nghĩa là các bên không được tự ý thay đổi hay không thực hiện nội dung của hợp đồng
đã giao kết Các bên phải thực hiện đúng tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồngbao gồm các quy định về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thứcthanh toán… Việc tuân thủ nguyên tắc này không chỉ giảm thiểu khả năng xảy ra các viphạm, tranh chấp mà còn giúp hợp đồng đạt được hiệu quả cao hơn, đem lại lợi ích kinh tếcho các bên giao kết hợp đồng
12[] Điều 4 Bộ luật dân sự 2005
Trang 28Thứ tư, nguyên tắc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau: Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt
chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện nghiêm chỉnh mọi điềukhoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợpđồng Để làm được như vậy, giữa bên bán và bên mua phải có sự tin tưởng lẫn nhau nhằmđạt được mục tiêu có lợi nhất cho cả hai bên
Thứ năm, nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế các bên tham gia phải đảm bảo không xâm phạm tới lợi ích của Nhànước hay quyền và lợi ích của người khác Có như thế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếđược ký kết mới đảm bảo được vai trò của nó trong việc góp phần phát triển kinh tế và xãhội của đất nước
Kết luận chương 1
Qua những vấn đề lý luận chung về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đượcthể hiện trên đây như: Các khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, cơ sở ban hành, nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế… có thể thấy việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh loại hợp đồng này
là tương đối phức tạp Bởi quan hệ giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế không được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chung, thống nhất mà chịu sự điềuchỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau; cho nên về cả lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục Chương 2 củabài khóa luận “Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn ápdụng tại Công ty cổ phần Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh” sẽ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này