Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015
Đề tài:
PHÁP LUẬTVỀHỢP ĐỒNG
MUA BÁNHÀNGHÓAQUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. BÙI THỊ MỸ HƢƠNG
Bộ môn: Luật Thƣơng Mại
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN
MSSV: 5115736
Lớp: LK1165A1
Cần Thơ, 11/2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
---------…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
MỤC LỤC
-----Trang
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………...1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu… ...................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài ................................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀHỢPĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾ ........... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm vềhợpđồng .............................................................................................. 3
1.1.2. Khái niệm vềhợpđồngmuabánhànghóa ................................................................ 3
1.1.3. Khái niệm vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế ................................................... 5
1.1.3.1. Quan điểm của các nước vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế .................. 5
1.1.3.2. Hợpđồngmuabánhànghóaquốctế theo phápluật Việt Nam ...................... 6
1.2. Đặc điểm của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế...................................................... 8
1.2.1. Chủ thể của hợpđồng ................................................................................................. 8
1.2.2. Đối tượng của hợpđồng ............................................................................................. 9
1.2.3. Đồng tiền thanh toán .................................................................................................. 9
1.2.4. Luật điều chỉnh hợpđồng ......................................................................................... 10
1.3. Các nguyên tắc và hình thức giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế .......... 10
1.3.1. Các nguyên tắc giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế ................................ 10
1.3.2. Hình thức giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế ......................................... 12
1.3.2.1. Đàm phán trực tiếp giữa các bên ..................................................................... 12
1.3.2.2. Ký kết giữa các bên vắng mặt ......................................................................... 13
1.4. Nguồn luật điều chỉnh hợpđồngmuabánhànghóaquốctế ..................................... 13
1.4.1. Điều ước quốctế ...................................................................................................... 14
1.4.2. Phápluậtquốc gia .................................................................................................... 15
1.4.3. Tập quán thương mại quốctế ................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM VỀHỢP ĐỒNG
MUA BÁNHÀNGHÓAQUỐCTẾ ....................................................................................... 19
2.1. Hình thức và hiệu lực của hợpđồng ............................................................................. 19
2.1.1. Hình thức của hợpđồng ........................................................................................... 19
2.1.1.1. Hình thức của hợpđồng theo CISG ................................................................ 19
2.1.1.2. Hình thức của hợpđồng theo luật Việt Nam .................................................. 20
2.1.2. Hiệu lực của hợpđồng ............................................................................................. 21
2.1.2.1. Hiệu lực của hợpđồng theo CISG .................................................................. 22
2.1.2.2. Hiệu lực của hợpđồng theo luật Việt Nam ..................................................... 23
2.2. Giao kết hợpđồng ......................................................................................................... 27
2.2.1. Giao kết hợpđồng theo CISG .................................................................................... 27
2.2.1.1 Chào hàng .......................................................................................................... 27
2.2.1.2. Chấp nhận chào hàng ....................................................................................... 29
2.2.2. Giao kết hợpđồng theo luật Việt Nam ...................................................................... 30
2.2.2.1. Đề nghị giao kết hợpđồng .............................................................................. 30
2.2.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng ............................................................. 32
2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợpđồng .................................................................. 34
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ các bên theo CISG ....................................................................... 34
2.3.1.1. Nghĩa vụ của bên bán ....................................................................................... 34
2.3.1.2. Nghĩa vụ của bên mua ...................................................................................... 36
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ các bên theo luật Việt Nam .......................................................... 38
2.3.2.1. Nghĩa vụ của bên bán ....................................................................................... 38
2.3.2.2. Nghĩa vụ của bên mua ...................................................................................... 42
2.4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển rủi ro ...................................... 45
2.4.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu ................................................................................ 45
2.4.1.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo CISG ................................................... 46
2.4.1.2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo luật Việt Nam ..................................... 46
2.4.2. Thời điểm chuyển rủi ro ............................................................................................. 47
2.4.2.1. Thời điểm chuyển rủi ro theo CISG ................................................................ 48
2.4.2.2. Thời điểm chuyển rủi ro theo luật Việt Nam .................................................. 49
2.5. Trách nhiệm do vi phạm hợpđồng ................................................................................ 51
2.5.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm .................................................................. 52
2.5.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm ...................................................................... 54
2.5.2.1. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm theo CISG ......................................... 54
2.5.2.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm theo luật Việt Nam ............................ 56
2.5.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm ........................................................... 60
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁPLUẬT VIỆT NAM VỀHỢPĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓAQUỐC TẾ
CŨNG NHƢ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CISG CỦA VIỆT NAM ....................................................
3.1. Một số bất cập và phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của phápluật Việt Nam về
hợp đồngmuabánhànghóaquốctế ...........................................................................................
3.1.1. Về khái niệm và hình thức của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế ..........................
3.1.1.1. Khái niệm hợpđồngmuabánhànghóaquốctế ................................................
3.1.1.2. Hình thức hợpđồngmuabánhànghóaquốctế .................................................
3.1.2. Các vấn đề về giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế .....................................
3.1.2.1. Đề nghị giao kết hợpđồng ...............................................................................
3.1.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng ..............................................................
3.1.3. Các quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng và thời hạn khiếu nại
trong hợpđồngmuabánhànghóaquốctế .....................................................................................
3.1.3.1. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng..................................................
3.1.3.2. Thởi hạn khiếu nại trong hợpđồng ..................................................................
3.1.4. Vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợpđồng ..................................................................
3.2. Vấn đề gia nhập CISG của Việt Nam hiện nay ...............................................................
3.2.1. Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG ........................................................
3.2.1.1. Đối với hệ thống pháp luật
3.2.1.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
3.2.2. Những bất cập của CISG mà Việt Nam cần lưu ý ......................................................
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
-----1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, có thể nói hội nhập quốctế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới
hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốctế và đời sống của từng quốc gia. Bên cạnh
việc hội nhập kinh tếquốctế thì việc mở rộng tăng cường hợp tác quốctế là một nhu cầu
vô cùng thiết yếu. Trong đó việc giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế giữa các
bên cũng là một vấn đề đáng để quan tâm và xem xét bởi hợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế là loại hợpđồng có yếu tố nước ngoài nên việc giao kết loại hợpđồng này sẽ liên
quan tới việc hợp tác muabán giữa các nước khác nhau. Vì vậy, việc đảm bảo thực hiện
hợp đồng nhằm mục đích “đôi bên cùng có lợi” là một vấn đề không hề đơn giản nếu như
chúng ta không nắm rõ những quy định của phápluật trong nước cũng như luậtquốctế về
hợp đồngmuabánhànghóaquốc tế.
Mặt khác, người viết nhận thấy rằng để điều chỉnh quan hệ muabánhàng hóa
quốc tế, cần có một cơ chế ổn định để áp dụng và Công ước Viên 1980 quy định về hợp
đồng muabánhànghóaquốctế đang là chế định cơ bản của thương mại quốctế phổ biến
nhất hiện nay, được cộng đồngquốctế đánh giá cao về tính ổn định và được nhiều quốc
gia áp dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phải là thành viên của
Công ước. Phápluật hiện hành của Việt Nam vẫn có những quy định về hoạt động mua
bán hànghóa nhưng chỉ áp dụng chủ yếu trong nước trong khi giao dịch thương mại quốc
tế đang ngày càng trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bên
cạnh đó, những quy định của phápluật nước ta về vấn đề này còn nhiều thiếu sót, bất cập
và đôi khi chưa rõ ràng.
Vì vậy, việc tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với pháp luật
quốc tế, góp phần giảm bớt khó khăn cho các chủ thể Việt Nam khi tham gia vào quan hệ
thương mại quốctế cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợpđồngmuabán hàng
hóa quốctế là vô cùng cần thiết. Nhận thấy rằng đây là vấn đề rất cần có một sự nghiên
cứu toàn diện và hệ thống nên người viết quyết định chọn đề tài “Pháp luậtvềhợp đồng
mua bánhànghóaquốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu có hệ thống các quy định hiện
hành của phápluật Việt Nam và Công ước Viên 1980 vềhợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế để từ đó phát hiện được những thiếu sót, bất cập của phápluật Việt Nam. Qua đó
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
1
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trên phương diện
pháp lý và thực tiễn áp dụng của phápluật Việt Nam.
Với mục tiêu trên thì đề tài xác định được ba nhiệm vụ như sau: thứ nhất, nghiên
cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của phápluật Việt Nam và Công ước
Viên 1980 vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Thứ hai, so sánh giữa quy định của
pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước. Từ đó phát hiện được những điểm thiếu
sót và chưa rõ ràng của phápluật Việt Nam về vấn đề này. Thứ ba, đề xuất phương hướng
hoàn thiện, góp phần thu hẹp dần khoảng cách khác biệt giữa phápluậtquốc gia với luật
quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm tạo sự tập trung hơn trong việc thể hiện đề tài cũng như thuận lợi cho việc
nghiên cứu, người viết chỉ đề cập đến hợpđồngmuabánhànghóaquốctế dưới góc độ
quy định của Công ước Viên 1980 và phápluật Việt Nam. Đầu tiên là tìm hiểu về hợp
đồng muabánhànghóaquốctế thông qua một số khái niệm cơ bản cũng như đặc điểm,
nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng, nguồn luật điều chỉnh hợpđồngmuabán hàng
hóa quốc tế. Tiếp theo là tiến hành so sánh, phân tích các quy định của Công ước Viên
1980 và phápluật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, cụ thể là về một số
vấn đề cơ bản như hình thức và hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong
hợp đồng, thời điểm chuyển quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro và trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng. Từ đó phát hiện được một số vấn đề còn bất cập, chưa hợp lý và đề xuất
phương hướng hoàn thiện quy định của phápluật Việt Nam vềhợpđồngmuabán hàng
hóa quốctế cũng như vấn đề gia nhập Công ước Viên 1980 của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này ngưởi viết đã sử dụng các phương pháp sau: phân
tích, tổng hợp, liệt kê… nhưng chủ yếu là so sánh những điểm giống và khác nhau giữa
quy định của phápluật Việt Nam và Công ước Viên 1980 về hình thức, hiệu lực của hợp
đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên và trách nhiệm do vi phạm hợpđồngmuabán hàng
hóa quốc tế. Từ đó phát hiện những điểm chưa phù hợp trong điều chỉnh một hợp đồng
mua bánhànghóaquốctế của phápluật Việt Nam bởi lẽ phạm vi áp dụng của pháp luật
Việt Nam chỉ giới hạn ở quốc gia trong khi Công ước lại được soạn thảo phù hợp với luật
quốc tế. Ngoài ra, người viết còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế và nêu lên nhận định của bản
thân trong việc gia nhập Công ước Viên 1980 của Việt Nam.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
2
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Chương 2. Quy định của CISG và phápluật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế
Chương 3. Một số bất cập vả phương hướng hoàn thiện quy định của phápluật Việt
Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế cũng như vấn đề gia nhập CISG của Việt
Nam
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
3
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀHỢPĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓAQUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm vềhợp đồng
Có thể nói hợpđồng là một trong những phương tiện hữu hiệu để thực hiện các
giao lưu dân sự trong đời sống xã hội, ghi nhận sự thỏa thuận và có hiệu lực ràng buộc
các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Nói các khác, hợpđồng là “luật” do các bên tự
hình thành nên và được nhà nước thừa nhận.
Xét về thực chất, hợpđồng là bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa hai hay nhiều bên
được tòa án công nhận là một thỏa thuận nhằm tạo lập những trách nhiệm và nghĩa vụ bị
ràng buộc pháp lý giữa các bên.
Hiện nay, theo quy định của phápluật Việt Nam, hợpđồng gồm có ba loại cơ bản
là hợpđồng dân sự, hợpđồng kinh tế và hợpđồng lao động. Tuy nhiên, hầu hết các hợp
đồng đều mang bản chất dân sự, theo đó khái niệm hợpđồng theo nghĩa chung nhất là
“sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”.1 Định nghĩa này cho thấy, để tồn tại một hợpđồng thì phải có sự thỏa thuận giữa các
bên. Sự thỏa thuận đó được hình thành từ hai phía, theo đó một bên đưa ra đề nghị giao
kết hợpđồng và một bên đưa ra chấp nhận đề nghị giao kết đó. Đề nghị giao kết và chấp
nhận đề nghị giao kết được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành nên một hợp đồng.
Ví dụ: Anh A và cửa hàng điện máy B có giao kết một hợpđồngmuabán chiếc
tivi hiệu Sony loại 32 inch. Trong hợpđồng có ghi rõ cửa hàng B có nghĩa vụ giao hàng
tại nơi A cư trú và nếu có thay đổi nơi cư trú, A phải thông báo cho B biết. Như vậy, A có
quyền nhận chiếc tivi theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng như thỏa thuận trong hợpđồng và
có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền cho B. B có nghĩa vụ giao hàng cho A đúng chất
lượng, thời gian và địa điểm, đồng thời B có quyền nhận đầy đủ số tiền như đã thỏa thuận
với A trong hợp đồng.
1.1.2. Khái niệm vềhợpđồngmuabánhàng hóa
Mua bán được xem là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và quyền sở
hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, vì thế các giao dịch vềmuabán tài sản là
giao dịch chủ yếu trong các giao dịch dân sự diễn ra trong đời sống kinh tếhằng ngày.
Các giao dịch vềmuabán tài sản thường được thực hiện thông qua hợpđồngmuabán tài
sản. Hợpđồngmuabán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa
1
Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
4
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả
tiền cho bên bán.2 Như vậy, muabán tài sản là những giao dịch mà theo đó, bên bán sẽ có
nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền; còn bên
mua sẽ có nghĩa vụ nhận tài sản và quyền sở hữu tài sản, đồng thời thanh toán tiền cho
bên bán.
Dựa vào chủ thể, mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi muabán và đối tượng
của giao dịch muabán có thể chia giao dịch muabán tài sản thành hai loại là giao dịch
mua bán tài sản có tính chất dân sự và giao dịch muabán tài sản có tính chất thương mại.
Trong muabán tài sản có tính chất dân sự, các chủ thể thường không hướng đến mục đích
sinh lợi. Còn trong muabán tài sản có tính chất thương mại, các bên chủ thể đều là
thương nhân và thường hướng đến mục đích sinh lợi. Tương ứng với hai loại giao dịch
mua bán tài sản trên, chúng ta có hợpđồng dân sự và hợpđồng kinh tế. Thông thường,
một hợpđồng được coi là hợpđồng kinh tế hay dân sự tùy theo chủ thể và mục đích theo
đuổi: hợpđồngmuabán là hợpđồng kinh tế nếu được ký kết giữa các công ty với nhau,
giữa công ty và tư nhân có đăng ký kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh; hợpđồng là
dân sự nếu được ký kết giữa các cá nhân với nhau.3
Tuy nhiên trên thực tế, giữa hợpđồng dân sự và hợpđồng kinh tế thường không có
ranh giới phân biệt rõ ràng. Ví dụ: Công ty kinh doanh xe A ký kết hợpđồngmua bán
một chiếc xe ô tô với công ty sản xuất xe ô tô B, đây là hợpđồng thương mại đối với cả
hai bên. Nếu công ty A này bán chiếc xe đó cho một tư nhân C mua để sử dụng thì hợp
đồng có tính chất thương mại đối với người bán là A và dân sự đối với người mua là C.
Sau đó, nếu C bán lại cho người khác là D để sử dụng thì khi đó hợpđồng có tính chất
dân sự đối với cả hai bên. Cũng có những trường hợphợpđồng luôn luôn là dân sự, đó là
các hợpđồng vô thường (không đền bù) bởi vì mọi hoạt động thương mại đều theo đuổi
mục đích lợi nhuận.4
Mua bánhànghóa là nội dung trọng tâm của hoạt động thương mại bởi theo Luật
Thương mại 2005 thì muabánhànghóa là “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hànghóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hànghóa theo thỏa
thuận”.5
Trong một nền kinh tế thị trường, quan hệ muabánhànghóa được xác lập và thực
hiện thông qua hình thức pháp lý là hợpđồngmuabánhàng hóa. Vì vậy, hợpđồng mua
2
Điều 428 Bộ luật Dân sự 2005.
Nguyễn Mạnh Bách, Các hợpđồng thương mại thông dụng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2007, tr.5.
4
Nguyễn Mạnh Bách, Các hợpđồng thương mại thông dụng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2007, tr.6.
5
Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005.
3
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
5
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
bán hànghóa có một vai trò hết sức quan trọng đó là công cụ pháp lý thông dụng nhất
trong việc kinh doanh mua bán. Xét về mặt bản chất, hợpđồngmuabánhànghóa có bản
chất chung của hợpđồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại 2005 không đưa
ra định nghĩa vềhợpđồngmuabánhànghóa song có thể xác định bản chất pháp lý của
hợp đồngmuabánhànghóa trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự
2005 vềhợpđồngmuabán tài sản. Bởi vì hợpđồngmuabánhànghóa trong thương mại
cũng là một dạng cụ thể của hợpđồngmuabán tài sản. Một hợpđồngmuabánhàng hóa
là sự thỏa thuận về việc muabánhànghóa có thể có ở hiện tại hoặc sẽ có ở một thời điểm
nào đó trong tương lai. Khi đó, bất kỳ vào lúc nào, một trong các bên của hợpđồng đều
có thể muabánhàng hóa, thanh toán bằng tiền hoặc bằng các phương thức khác và nhận
quyền sở hữu hànghóa thì lúc đó sẽ hình thành quan hệ hợpđồngmuabánhàng hóa.
Như đã nói ở trên, Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa vềhợp đồng
mua bánhànghóa nên dựa vào điều 428 Bộ luật Dân sự 2005, người viết xin đưa ra khái
niệm vềhợpđồngmuabánhànghóa như sau: “Hợp đồngmuabánhànghóa là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hànghóa cho bên mua và nhận
tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hànghóa và trả tiền cho bên bán”. Hợpđồng mua
bán hànghóa được chia làm hai loại là hợpđồngmuabánhànghóa trong nước và hợp
đồng muabánhànghóaquốc tế.
1.1.3. Khái niệm vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hợp đồngmuabánhànghóaquốctế (còn được gọi là hợpđồngmuabán ngoại
thương hay hợpđồng xuất nhập khẩu) là loại hợpđồngmuabánhànghóa có tính chất
quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài).6 Tính chất quốctế của hợp đồng
mua bánhànghóaquốctế được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm của pháp luật
từng nước.
1.1.3.1. Quan điểm của các nước vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Theo trường phái Xô Viết và phápluật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoavề hoạt
động kinh tế đối ngoại thì “hợp đồng ngoại thương là tất cả những hợpđồng mà trong đó
một bên là công dân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài và nội dung của chúng là
những hoạt động kinh doanh gắn liền với việc xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa”. Tư tưởng
này cũng được thể hiện trong điều kiện chung giao hàng của khối SEV (tên viết tắt của
6
Tại Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo phápluật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
6
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hội đồng tương trợ kinh tế, nay đã giải thể). Còn theo quan điểm của các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển thì dấu hiệu của yếu tố quốctế là trụ sở của bên mua và bên
bán là ở các nước khác nhau, quốc tịch của các bên không phải là yếu tố phân biệt, cho dù
người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng việc muabán được thực hiện trên
lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợpđồngmuabánhànghóa đó cũng không phải là
hợp đồngmuabánhànghóaquốc tế.7
Theo Công ước La Haye 1964 vềmuabánquốctếđộng sản hữu hình thì tính chất
quốc tế được thể hiện thông qua các tiêu chí như: chủ thể của hợpđồng là các bên có trụ
sở thương mại ở các nước khác nhau, đối tượng của hợpđồng là hànghóa phải được
chuyển qua biên giới và việc trao đổi ý chí giao kết hợpđồng giữa các bên được lập ở các
nước khác nhau (Điều 1 của Công ước). Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại
thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Như vậy, giống như quan điểm của các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển, Công ước La Haye 1964 cũng cho rằng yếu tố
quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp
đồng muabánhànghóaquốc tế.
Giống như Công ước La Haye 1964, Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp
Quốc vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế (United Nations Convention on Contracts
for International Sales of Goods, gọi tắt là CISG) cũng không chú ý đến vấn đề quốc tịch
của các bên khi xác định tính chất quốctế của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Theo
điều 1 của Công ước này, tính chất quốctế được xác định chỉ theo một tiêu chuẩn duy
nhất, đó là các bên giao kết hợpđồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Tuy
nhiên, khác với Công ước La Haye 1964, Công ước Viên 1980 không đưa ra tiêu chí hàng
hóa phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính chất quốctế của hợp
đồng muabánhànghóaquốc tế.
Theo quan điểm của Pháp, khi xác định yếu tố quốctế của một hợpđồngmua bán
hảng hóaquốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn là tiêu chuẩn kinh tế và tiêu chuẩn
pháp lý. Theo tiêu chuẩn kinh tế, hợpđồngquốctế là hợpđồng tạo nên sự di chuyển qua
lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợpđồng đó thể
hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Còn theo tiêu chuẩn pháp lý thì hợpđồng được
coi là hợpđồngquốctế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia
như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh
toán,…
7
Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Luật Tư phápquốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002, tr.91.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
7
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
1.1.3.2. Hợpđồngmuabánhànghóaquốctế theo phápluật Việt Nam
Từ khi Nhà nước Việt Nam được thành lập (năm 1945) đến nay thì hoạt động đối
ngoại, nhất là ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên vào giai đoạn mới thành lập Nhà nước, do còn nhiều khó khăn nên hoạt động
ngoại thương chưa được quan tâm. Đến khi đất nước dần ổn định, nền kinh tế bắt đầu
chuyển từ quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì
Nhà nước mới tập trung cho đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. Từ đó, hoạt
động muabánhànghóaquốctế mới được chú trọng hơn, hợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế cũng được biết đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau như hợp đồng
mua bán ngoại thương, hợpđồngmuabánhànghóa với thương nhân nước ngoài, hợp
đồng xuất, nhập khẩu hàng hóa,...
Nhà nước ta ban hành quy chế pháp lý cho hợpđồngmuabánhànghóaquốctế với
sự quản lý của Nhà nước lần đầu tiên vào năm 1986 và đã sửa đổi, bổ sung qua nhiều thời
kỳ để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của xã hội. Trước thời điểm ban hành Luật
Thương mại 1997, khái niệm “hợp đồngmuabán ngoại thương” được ghi nhận trong
Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợpđồngmuabán ngoại
thương do Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành ngày 31/7/1991 như
sau: “hợp đồngmuabán ngoại thương là hợpđồngmuabán có tính chất quốc tế” với ba
tiêu chí: thứ nhất, chủ thể của hợpđồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; thứ
hai, hànghóa là đối tượng của hợpđồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác;
thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợpđồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên
ký kết hợp đồng.
Đến ngày 10/5/1997, quy chế chính thức được Quốc hội thông qua, đây là lần đầu
tiên khái niệm hợpđồngmuabánhànghóaquốctế được ghi nhận trong văn bảnluật –
Luật Thương mại với tên gọi “hợp đồngmuabánhànghóa với thương nhân nước
ngoài”. Theo quy định tại điều 80 Luật Thương mại 1997 thì “hợp đồngmuabán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài là hợpđồngmuabánhànghóa được ký kết giữa một
bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Khái niệm này
cho thấy rằng tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài cho hợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế là yếu tố quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng. Như vậy, quy định này của Luật
Thương mại 1997 đã làm thu hẹp phạm vi áp dụng khái niệm hợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế bởi lẽ điều này sẽ khiến cho một loạt các loại hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
khác như hợpđồngmuabánhànghóa giữa thương nhân Việt Nam với nhau ở nước ngoài
hay giữa thương nhân nước ngoài với nhau tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
8
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
của Luật Thương mại 1997. Điều này không chỉ gây ra những bất cập về mặt lý luận mà
còn gây khó khăn về mặt thực tiễn áp dụng.
Hiện nay, mặc dù hợpđồngmuabánhànghóaquốctế đã được sử dụng phổ biến
trong thực tiễn nhưng vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng, chính xác trong khoa học pháp
lý Việt Nam. Luật Thương mại 2005 không định nghĩa vềhợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế song có thể dựa vào quy định tại điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 về quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài để nhận biết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Theo điều 758,
một quan hệ dân sự (bao gồm quan hệ thương mại) được xem là có yếu tố nước ngoài nếu
có một trong ba dấu hiệu sau:
Thứ nhất, có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở
nước ngoài tham gia. Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài (không đồng
thời mang quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch;
Thứ hai, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ: Tài sản là đối tượng của
quan hệ đó nằm ở nước ngoài;
Thứ ba, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
nước ngoài.8
Từ quy định trên có thể thấy rằng, một hợpđồng được coi là hợpđồngmua bán
hàng hóaquốctế khi có một trong ba yếu tố sau:
Một là, hànghóa là đối tượng của hợpđồng đang tồn tại ở nước ngoài (kể cả
trường hợp các bên có cùng quốc tịch và hợpđồng được thực hiện ngay tại nước mình);
Hai là, hợpđồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên không mang quốc
tịch hoặc không cùng nơi cư trú hay không có trụ sở) và có thể được thực hiện ở nước
mình hay nước thứ ba;
Ba là, hợpđồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc
không cùng nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc không cùng nơi có trụ sở (đối với pháp
nhân).
Luật Thương mại 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốctế của hợp
đồng muabánhànghóaquốctế mà liệt kê các hình thức muabánhànghóaquốctế như
sau: “Mua bánhànghóaquốctế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.9 Sau khi liệt kê như vậy thì
Luật Thương mại 2005 cũng đã quy định rõ thế nào là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu tại các điều 28, 29 và 30. Với năm hình thức đã
nêu, có thể thấy Luật Thương mại 2005 đã sử dụng tiêu chí hànghóa phải là động sản, có
8
9
Giáo trình Tư phápquốc tế, Trường Đại học Luật HàNội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.9.
Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
9
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
thể di chuyển được qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng
lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng… để xem xét tính
quốc tế của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Nếu đối tượng của hợpđồngmuabán là
bất động sản thì hợpđồng đó không phải là hợpđồngmuabánhànghóaquốctế cho dù
bất động sản đó được bán cho người nước ngoài. Muabán bất động sản với người nước
ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng.
1.2. Đặc điểm của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
1.2.1. Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế bao gồm cá nhân, pháp nhân và
quốc gia – chủ thể đặc biệt của quan hệ thương mại quốc tế.
- Cá nhân
Với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế, cá nhân được xem là
thương nhân khi hội đủ các điều kiện mà phápluật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau nên phápluật các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điều
kiện đối với cá nhân khi tham gia vào quan hệ thương mại quốctế với tư cách là chủ thể.
Mặc dù có những quy định khác nhau nhưng nhìn chung, khi đề cập đến việc xác định tư
cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại nói chung và quan hệ thương mại
quốc tế nói riêng, luậtpháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên
quan trực tiếp tới cá nhân, đó là các điều kiện về nhân thân và các điều kiện về nghề
nghiệp của cá nhân.
Các điều kiện về nhân thân của cá nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con
người cụ thể. Theo quy định của phápluật hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét
điều kiện về nhân thân của một người để trở thành thương nhân không chỉ căn cứ vào
năng lực phápluật và năng lực hành vi của người đó mà còn căn cứ vào những yêu cầu
khác. Ví dụ: ngoài việc có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật, người
muốn trở thành chủ thể trong thương mại quốctế còn phải tuân thủ các quy định khác của
pháp luật như không bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền tham gia kinh doanh hoặc
không phải là người đang chấp hành án phạt tù,…
Về các điều kiện nghề nghiệp, theo quy định của phápluật nhiều nước, đặc biệt là
các nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không được
tham gia hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Ví dụ: theo
Luật Thương mại của Cộng hòaPháp thì những người làm các nghề như công chức, luật
sư, bác sĩ, công chứng viên, chấp hành viên,… không được tham gia vào các hoạt động
thương mại nói chung và thương mại quốctế nói riêng với tư cách chủ thể. Theo quy định
của phápluật Việt Nam, thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
10
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh và phải hoạt động thương mại trong
các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật
không cấm (điều 6 Luật Thương mại).10
Nhìn chung, các quy định của nhà nước về các điều kiện để xác định tư cách chủ
thể của cá nhân trong quan hệ thương mại quốctế chỉ được áp dụng cho công dân mang
quốc tịch nước đó. Tùy thuộc vào phápluật của từng nước và tùy theo từng trường hợp cụ
thể mà công dân nước ngoài có thể hoặc không thể trở thành thương nhân để hoạt động
thương mại quốctế trên phạm vi lãnh thổ của nước sở tại. Trong quan hệ quốc tế, để giải
quyết vấn đề này, các nước thường ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, trong đó
thỏa thuận các nguyên tắc pháp lý trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân nước
ngoài.
- Pháp nhân
Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các điều
kiện pháp lý theo quy định của pháp luật. Thông thường, pháp nhân được tồn tại dưới
nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh,…Tương tự như cá nhân, theo quy định
của phápluật nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ
thương mại quốc tế, cũng được xem là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lý để xác định
tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại các nước. Theo
quy định của phápluật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức
và theo các phương thức mà phápluật không cấm (khoản 1, 2 điều 6 Luật Thương mại
2005).
Dựa trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, phápluật của hầu
hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đầy đủ điều kiện tham gia
hoạt động thương mại trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế
mà phápluật của một số nước còn đưa ra các điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ
thể đối với loại thương nhân này.
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập hoặc đăng ký theo pháp luật
nước ngoài hoạt động tại nước sở tại. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, ngoài việc phải
tuân thủ phápluật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập thì pháp nhân này còn phải
tuân theo các quy định của phápluậtquốc gia nơi nó đang hoạt động.11
- Quốc gia
10
11
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.18.
Điều 765 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
11
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Trong một số trường hợp nhất định, quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt của
quan hệ thương mại quốc tế. Thông thường, quốc gia tham gia vào quan hệ này với tư
cách chủ thể trong hai trường hợp: thứ nhất, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốctế về
thương mại; thứ hai, tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân hay
pháp nhân.
Nhằm đảm bảo nguyên tắc dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các bên
khi tham gia giao kết hợpđồng thì về mặt pháp lý, các bên có quyền tự do thỏa thuận các
vấn đề liên quan đến hợpđồng mà quan trọng là quyền và nghĩa vụ các bên. Khi tham gia
vào quan hệ muabánhànghóaquốctế thì quốc gia, chủ thể đặc biệt của quan hệ này,
cũng sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ tương tự như các chủ thể khác của hoạt động
kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, do là chủ thể đặc biệt nên quốc gia cũng được hưởng quy
chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà
còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối. Nhưng để tạo môi trường pháp lý bình
đẳng và thúc đẩy phát triển kinh tế, một số quốc gia đã từ bỏ quyền này, thực hiện quyền
và nghĩa vụ như các chủ thể khác nhằm thu hút sự hợp tác từ nước ngoài.
Nhìn chung, tính quốctế của các chủ thể của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại trong từng
trường hợp cụ thể. Việc các bên có quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có nơi đặt trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau được xem là căn cứ để xác định yếu tố nước ngoài của hợp
đồng. Trong trường hợp một trong các bên hoặc các bên có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư
trú hoặc có nhiều nơi đặt trụ sở thương mại thì sẽ ưu tiên căn cứ vào sự lựa chọn của các
bên trước hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu các bên không chọn thì quốc tịch, nơi
cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại của các bên được xác định khi có căn cứ hợp lý để
cho rằng quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại mà phía đối tác đã biết hoặc
có thể biết và đồng ý xác lập trước hoặc tại thời điểm ký kết hợpđồng hoặc đó là quốc
tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở thương mại có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng
và thực hiện hợp đồng.12
1.2.2. Đối tượng của hợp đồng
Hàng hóa là sản phẩm lao động được trao đổi, muabán nhằm mục đích phục vụ
nhu cầu của con người, gồm có hai dạng: hànghóa hữu hình (nguyên vật liệu, hàng tiêu
dùng,…) và hànghóa vô hình (dịch vụ, sở hữu trí tuệ hay cả sức lao động của con người,
quyền tài sản,…). Theo quy định của pháp luật, hànghóa là đối tượng của hợpđồng mua
bán hànghóaquốctế và hànghóa này có thể được chuyển qua biên giới của một nước.
12
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.210.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
12
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hàng hóa là đối tượng của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế phải thỏa mãn các
quy định về Quy chế hànghóa được phép mua bán, trao đổi theo phápluật của nước bên
mua và bên bán. Nhìn chung phần lớn các loại hànghóa đều được phép tự do đem ra trao
đổi, muabán ngoại trừ một số loại hànghóa nhất định mà thông thường theo cách quy
định trong phápluật các nước, đó là nhóm hàng bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, các nhóm
hàng bị hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu (được quản lý theo hạn ngạch (quota) hoặc phải đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…).13
1.2.3. Đồng tiền thanh toán
Loại tiền tệ thường được dùng để thanh toán hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên giao kết hợp đồng. Thông thường, mỗi quốc
gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của nước mình (trừ Liên minh Châu Âu (EU) sử
dụng chung đồng Euro) nên trong hợpđồng thương mại quốctế được ký kết giữa các chủ
thể của những quốc gia khác nhau, các bên thường thỏa thuận sử dụng đồng tiền có thể là
đồng tiền của một trong các bên hoặc không là đồng tiền của bên nào cả để thanh toán
hợp đồng. Có một điều lưu ý là trước khi thỏa thuận, các bên cần nghiên cứu kỹ sự biến
động về giá trị của đồng tiền thanh toán và thanh toán trong hợpđồng để tránh những
thiệt thòi có thể xảy ra.
Trên thực tế cho thấy, các bên thường sử dụng đồng USD và chọn tỷ giá cố định
(tỷ giá chết) để thanh toán hợp đồng. Tỷ giá cố định là tỷ giá quy đổi tại thời điểm giao
kết hợp đồng. Khác với tỷ giá quy đổi dạng mở, là tỷ giá quy đổi tại thời điểm thanh toán
hợp đồng, việc sử dụng tỷ giá cố định sẽ thuận lợi cho các bên vì tại thời điểm ký kết các
bên đã xác định được lợi nhuận mà mình đạt được. Còn tỷ giá mở có thể gây nguy cơ
thiệt hại cho một trong các bên khi tỷ giá thay đổi như tăng hoặc giảm. Tỷ giá tăng thì
người bán được lợi và người mua thiệt hại, còn khi tỷ giá giảm thì người bán thiệt hại và
người mua được lợi.
Ngoài việc sử dụng ngoại tệ để thanh toán hợpđồng thì hiện nay, việc thanh toán
không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) đang dần phát triển và ngày càng hoàn thiện với sự
ra đời của đồng tiền ghi sổ (hay còn gọi là bút tệ). Đồng tiền ghi sổ được thể hiện dưới
hình thức “tiền điện tử”, là đồng tiền được ghi nhận và thực hiện bằng kỹ thuật vi tính, từ
tính, điện tính, điện tử. Theo đó, phápluật cho phép thực hiện các giao dịch trao đổi vốn
mà không cần sự hỗ trợ của giấy tờ vật chất hiện hữu.
13
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.209.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
13
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
1.2.4. Luật điều chỉnh hợp đồng
Do có yếu tố nước ngoài nên luật áp dụng cho hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
rất đa dạng và phức tạp hơn so với các hợpđồngmuabánhànghóa trong nước. Điều này
được thể hiện thông qua việc một hợpđồngmuabánhànghóaquốctế không chỉ chịu sự
điều chỉnh của phápluật trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của phápluật nước ngoài
(luật của nước người bán, luật của nước người mua hoặc luật của bất kỳ nước thứ ba nào).
Ngoài phápluậtquốc gia, hợpđồngmuabánhànghóaquốctế còn chịu sự điều
chỉnh của các Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốctế và đôi khi cả tiền lệ pháp
(án lệ) cũng được sử dụng để điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng phápluật của
quốc gia nào hay áp dụng Điều ước quốctế hoặc tập quán thương mại quốctế nào đều
phụ thuộc vào sự thỏa thuận lựa chọn của các bên. Trường hợp các bên áp dụng Điều ước
quốc tế thì cần lưu ý quốc gia của các bên có tham gia vào điều ước đó hay không.
1.3. Các nguyên tắc và hình thức giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
1.3.1. Các nguyên tắc giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Với mong muốn thống nhất những quy định chung điều chỉnh trong lĩnh vực hợp
đồng thương mại quốctế và hạn chế hiện tượng xung đột pháp luật, Viện thống nhất tư
pháp quốctế (L’Unification des Droits Privé, gọi tắt là UNIDROIT) đã lần lượt cho ra
đời các bộ “Nguyên tắc hợpđồng thương mại quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC
(Principles of International Commercial Contracts). Trước những biến đổi không ngừng
của thương mại quốc tế, PICC cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và mới nhất
hiện nay là bản PICC 2004 được các quốc gia trên thế giới quan tâm và áp dụng trong
lĩnh vực hợpđồng thương mại quốctế nói chung và hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
nói riêng. Theo Chương I của PICC 2004, việc giao kết hợpđồng phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc tự do hợp đồng
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng
thương mại quốc tế, là nền tảng cho tất cả các quy định pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng
dựa trên cơ sở tôn trọng ý chí các bên, đó là được tự do thỏa thuận những điều mà họ
mong muốn. Theo điều 1.1 của PICC thì “các bên trong hợpđồng được tự do giao kết
hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”. Điều đó có nghĩa là các bên trong hợp
đồng có quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết, tự do thỏa thuận và thống nhất nội
-
dung hợp đồng. Mọi sự tác động làm ảnh hưởng đến sự tự do ý chí của các bên như gian
lận, lừa dối, đe dọa, làm sai lệch thông tin,… đều có thể gây ảnh hưởng tới hiệu lực của
hợp đồng và thậm chí khiến cho hợpđồng bị vô hiệu. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn bị
giới hạn ở chỗ các bên có quyền tự do trong hợpđồng nhưng sự tự do đó không được
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
14
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật, mọi điều khoản mà các bên giao kết không được
trái với quy định của luật điều chỉnh cho hơp đồng.
- Nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng
Tương tự như CISG, PICC 2004 cũng không đưa ra các yêu cầu về hình thức của
hợp đồng. Tại điều 1.2 của PICC nêu rõ: “không một chi tiết nào của PICC 2004 yêu cầu
một hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh
bằng một hình thức đặc biệt. Sự tồn tại của chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ
hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng”. Ngoài ra, PICC 2004 còn cho phép các bên có
thể thỏa thuận hình thức cụ thể cho việc giao kết, sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp
đồng, cho bất kỳ tuyên bố hay hành vi đơn phương nào mà các bên đưa ra trong quá trình
giao kết và thực hiện hợpđồng hoặc trong bất kỳ trường hợp nào khác theo quy định tại
điều 2.1.13, 2.1.17 và 2.1.18. Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể bị hạn chế bởi các quy
định riêng của phápluậtquốc gia hoặc các văn bảnphápluậtquốctế có yêu cầu cụ thể về
hình thức của hợp đồng.
- Nguyên tắc về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng
Nguyên tắc về hiệu lực ràng buộc của hợpđồng được quy định tại điều 1.3 của
PICC đề cập đến một nguyên tắc cơ bản khác trong tư phápquốctế là nguyên tắc pacta
sunt servanda. Theo quy định tại điều 1.3 của PICC 2004, hợpđồng được ký kết có giá trị
ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng. Các bên phải tuân thủ và thực hiện nghiêm
chỉnh các điều khoản đã được thỏa thuận. Hợpđồng chỉ có thể được thay đổi hoặc chấm
dứt trên cơ sở các điều khoản của hợpđồng hoặc bằng sự thỏa thuận hoặc bằng những
phương thức khác được đề cập trong PICC 2004.14
- Nguyên tắc thiện chí và trung thực
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng, các bên
không bị những cản trở trái với ý chí của mình. Theo điều 1.7 của PICC thì “các bên
trong hợpđồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các
giao dịch thương mại quốc tế”. Đây là nguyên tắc điều chỉnh xuyên suốt quan hệ hợp
đồng thương mại quốctế và là tư tưởng chủ đạo của PICC 2004. Việc quy định và áp
dụng các điều khoản của PICC đều phải dựa vào nguyên tắc thiện chí và trung thực, tức là
tiến hành xem xét và đánh giá liệu các bên có tham gia quan hệ hợpđồng thương mại
quốc tế với tinh thần thiện chí và trung thực hay không.
14
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 217.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
15
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
1.3.2. Hình thức giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hình thức giao kết hợpđồng là yếu tố luôn được các bên chủ thể tham gia vào
quan hệ muabánhànghóaquốctế quan tâm vì khi hình thức giao kết được xác định cụ
thể sẽ hỗ trợ về mặt căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh trở nên hiệu quả hơn.
Thực tiễn hoạt độngmuabánhànghóaquốctế cho thấy hiện nay, hợpđồngmua bán
hàng hóaquốctế được ký kết chủ yếu bằng hai hình thức đó là ký kết hợpđồng giữa các
bên có mặt và ký kết hợpđồng giữa các bên vắng mặt.
1.3.2.1. Đàm phán trực tiếp giữa các bên
Cũng như mọi hợpđồng nói chung, hợpđồngmuabánhànghóaquốctế có thể
được ký kết thông qua hình thức đàm phán trực tiếp giữa các bên. Trong nhiều trường
hợp, các bên gặp nhau để tiến hành đàm phán, sự đàm phán này được khởi xướng bằng
việc chào hàng của một trong các bên. Trong quá trình đàm phán, các bên sẽ thỏa thuận,
thống nhất từng điều khoản của hợpđồng và khi điều khoản cuối cùng được thống nhất
thì các bên có thể ký trực tiếp vào hợp đồng. Trong trường hợp này rất khó để xác định
đâu là chào hàng và đâu là chấp nhận chào hàng.
Giao kết hợpđồng thông qua hình thức đàm phán trực tiếp giữa các bên sẽ giúp
cho các bên tham gia ký kết có điều kiện để bàn bạc, thống nhất kỹ lưỡng từng điều khoản
của nội dung hợp đồng, đồng thời tránh được những sai sót có thể xảy ra. Đàm phán trực
tiếp được tiến hành trên cơ sở các bên đưa ra những đề nghị cho nhau. Mỗi bên sẽ đưa ra
những yêu cầu nhất định, đồng thời có sự nhượng bộ phù hợp với các điều kiện của hợp
đồng tương lai mà mình đưa ra. Trong quá trình đàm phán trực tiếp, trước hết, các bên
thường thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng. Sau khi thống nhất về đối tượng, các bên
mới bắt đầu thỏa thuận về các điều khoản còn lại như giá cả, phương thức thanh toán, địa
điểm và thời gian thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ, vấn đề giải quyết tranh chấp và luật áp dụng cho hợp
đồng.
Việc tham gia giao kết hợpđồng bằng hình thức đàm phán trực tiếp không bắt
buộc các bên phải ký hợpđồng với các điều kiện là đối tượng của cuộc đàm phán, có
nghĩa là một trong các bên có quyền kết thúc cuộc đàm phán trong trường hợp họ thấy
rằng không thể đạt được mục đích của mình nếu như tiếp tục cuộc đàm phán.
1.3.2.2. Ký kết giữa các bên vắng mặt
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt độngmua bán
hàng hóa trên toàn thế giới. Nhờ có các phương tiện thông tin liên lạc như fax, internet,
telex,… mà trong rất nhiều trường hợp, các bên không cần gặp nhau nhưng vẫn có thể ký
kết được hợpđồng một cách nhanh chóng. Đó được gọi là ký kết hợpđồng giữa các bên
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
16
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vắng mặt. Ở hình thức giao kết này, các bên không nhất thiết phải gặp mặt nhau ở một
thời điểm và địa điểm nhất định mà có thể bày tỏ quan điểm của mình thông qua các
phương tiện thông tin liên lạc nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ các bên. Trình tự ký kết
hợp đồng giữa các bên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp nhận chào
hàng. Đây là hai giai đoạn không bao giờ đan xen nhau.
Chào hàng là đề nghị rõ ràng về việc ký hợpđồng của một người gửi cho một hay
nhiều người xác định. Trong đó, người đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị
của mình nếu có sự chấp nhận đề nghị đó.15 Một chào hàng chỉ có thể được coi là hợp
pháp làm phát sinh quan hệ hợpđồng khi nội dung của nó đảm bảo được tính rõ ràng, tức
là đã xác định rõ hàng hóa, số lượng và giá cả của hàng hóa, đồng thời đề nghị này phải
được gửi cho một hoặc nhiều người được xác định. 16 Như vậy, nếu một đề nghị được gửi
cho một hoặc nhiều người không xác định thì chỉ được coi là một lời mời làm chào
hàng.17
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng với
những đề nghị của người chào hàng. Về mặt pháp lý, một sự chấp nhận chỉ có giá trị làm
phát sinh quan hệ hợpđồng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người
được chào hàng. Theo quy định của Công ước Viên 1980 thì sự chấp nhận chào hàng của
người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc
bằng hành vi, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Như vậy, theo
quy định của Công ước thì sự im lặng hoặc không hành động của người được chào hàng
sẽ không mặc nhiên được hiểu là chấp nhận.18
1.4. Nguồn luật điều chỉnh hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Theo nguyên tắc chung về tư phápquốctế trong hoạt độngmuabánhànghóa quốc
tế thì các bên trong hợpđồng có quyền được tự do thỏa thuận về việc chọn luật áp dụng
để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh này có thể là điều ước quốc tế,
pháp luậtquốc gia hay tập quán thương mại quốc tế.
1.4.1. Điều ước quốc tế
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, các
quốc gia trên thế giới đã hướng đến xây dựng một hệ thống phápluật chung về lĩnh vực
thương mại quốc tế. Nhiều quốc gia đã cùng nhau tiến hành thỏa thuận và ký kết nhiều
điều ước quốctế quy định những nội dung điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh
15
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 244.
Khoản 1 điều 14 Công ước Viên 1980.
17
Khoản 2 điều 14 Công ước Viên 1980.
18
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr. 249.
16
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
17
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vực thương mại quốctế nói chung và quan hệ muabánhànghóaquốctế nói riêng. Vì
vậy, các điều ước quốctế được xem là nguồn của luật thương mại quốc tế.
Có nhiều cách để phân loại điều ước quốctế nhưng chủ yếu là căn cứ vào tính chất
điều chỉnh của điều ước quốctế hay căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia trong điều ước
quốc tế.
- Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của điều ước quốc tế, chúng ta có thể chia làm hai
loại như sau:
+ Loại điều ước quy định những nguyên tắc chung, là loại điều ước chỉ đưa ra
những nguyên tắc mà các bên phải tuân thủ trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thỏa thuận
đến khi kết thúc hợp đồng. Các điều ước quốctế loại này thường là các hiệp định thương
mại và các hiệp định này chỉ đưa ra những nguyên tắc chung như nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc thương mại công bằng,…
+ Loại điều ước chứa đựng những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ các bên, là
loại điều ước chứa đựng các quy phạm điều chỉnh một cách rõ ràng, cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng như nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người
mua, vấn đề chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa,…
Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia trong điều ước quốc tế, có thể chia thành hai
loại sau:
+ Điều ước quốctế song phương (hay còn gọi là điều ước quốctế tay đôi), là loại
điều ước quốctế do hai bên chủ thể trong quan hệ quốctế ký kết với nhau nhằm mục đích
xác lập mối quan hệ pháp lý giữa các bên. Vì vậy, các quy định trong điều ước quốc tế
-
song phương chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên ký kết. Thông thường, nội
dung của loại điều ước quốctế này đề cập đến từng lĩnh vực nhất định trong thương mại
quốc tế;
+ Điều ước quốctế đa phương (hay còn gọi là điều ước quốctế nhiều bên), là loại
điều ước quốctế có ít nhất ba chủ thể tham gia trong việc xác lập mối quan hệ pháp lý.
Tương tự như điều ước quốctế song phương, điều ước quốctế đa phương cũng đề cập
đến từng lĩnh vực nhất định trong thương mại quốc tế. Các quy định của loại điều ước
quốc tế này sẽ có giá trị bắt buộc đối với tất cả các thành viên tham gia điều ước.
Khi nói đến điều ước quốc tế, một trong những vấn đề vô cùng quan trọng được
đặt ra đó là trong trường hợp nào thì điều ước quốctế sẽ được áp dụng. Theo nguyên tắc
chung, điều ước quốctế được áp dụng trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, các chủ thể trong hợpđồng có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở
các quốc gia là các nước thành viên của điều ước quốctế thì sẽ ưu tiên áp dụng quy định
của điều ước quốctế đó, kể cả trong trường hợpphápluậtquốc gia của chủ thể trong hợp
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
18
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đồng có những quy định khác với quy định của điều ước quốctế mà quốc gia đó là thành
viên;
- Trường hợp thứ hai, các chủ thể trong hợpđồng không mang quốc tịch hoặc không
có nơi cư trú ở các nước là thành viên của điều ước quốctế thì các quy định trong điều
ước này vẫn có thể điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ các bên, nếu các bên có thỏa thuận áp
dụng các điều khoản của điều ước quốctế đó.
Ngoài ra, theo Công ước Viên 1980, điều ước quốctế cũng có thể được áp dụng
trong trường hợp nếu chỉ có quốc gia của một trong các bên của hợpđồng là thành viên
của điều ước quốctế và các bên có thỏa thuận áp dụng luật của quốc gia này.19
Trên thế giới hiện nay, trong các điều ước quốctếvềmuabánhànghóa thì Công
ước Viên 1980 được xem là điều ước quốctế quan trọng nhất quy định vềhợpđồng mua
bán hànghóaquốc tế. Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, đến nay, CISG đã trở thành một
trong các công ước quốctếvề thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất với
74 quốc gia thành viên, ước tính điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương
mại hànghóa thế giới. Tại các quốc gia chưa phải là thành viên, trong đó có Việt Nam,
Công ước vẫn được áp dụng do các bên trong hợpđồng lựa chọn như là luật áp dụng cho
hợp đồng hay do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết các tranh chấp phát
sinh. Nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia này đã tự nguyện áp dụng CISG cho các giao
dịch thương mại quốctế của mình bởi họ thấy được những ưu việt mà CISG mang lại so
với luậtquốc gia.
1.4.2. Phápluậtquốc gia
Luật quốc gia trong thương mại quốctế được xem là nguồn của luật thương mại
quốc tế bởi đây là tổng hợp các quy định điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong
hoạt động thương mại quốc tế. Tùy thuộc vào từng hệ thống phápluật nhất định mà pháp
luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc không được thể hiện dưới
hình thức văn bản. Đối với các giao dịch vềmuabánhànghóaquốc tế, phápluậtquốc gia
có thể được áp dụng theo những điều kiện nhất định. Thông thường, phápluậtquốc gia
được áp dụng trong hai trường hợp sau:
- Các bên trong hợpđồng có thỏa thuận chọn áp dụng;
- Có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.
Trong quá trình giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, các bên hoàn toàn có
quyền tự do thỏa thuận mọi điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ, trong đó bao
gồm cả tự do thỏa thuận lựa chọn phápluật áp dụng. Theo đó, các bên có thể chọn luật
19
Điểm b khoản 1 điều 1 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
19
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
trong nước của mỗi bên. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không hề đơn giản. Mỗi quốc gia
đều có hệ thống phápluật riêng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của đất nước
mình và hơn ai hết, mỗi bên đều hiểu rõ phápluật của nước mình. Vì vậy, nếu chọn áp
dụng luật của nước người bán thì sẽ khó bảo vệ được quyền lợi của người mua và ngược
lại. Trên thực tế, do xuất phát từ tâm lý chung là muốn tự bảo vệ quyền lợi của chính
mình nên việc thỏa thuận chọn luật trong nước của mỗi bên thường gặp nhiều khó khăn
và để đi đến thống nhất, trong quá trình đàm phán, các bên phải nhân nhượng và thuyết
phục lẫn nhau. Tuy nhiên, việc đàm phán để thống nhất chọn luật áp dụng là luật trong
nước của một trong các bên thường không thành công. Để đảm bảo bình đẳng, có thể các
bên sẽ chọn áp dụng phápluật của nước thứ ba, tức là phápluật của nước có liên quan
đến việc giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốctế của các bên như luật nơi ký kết hợp
đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi có tài sản liên quan đến hợp đồng,… Nhưng
giải pháp này có nhược điểm là nếu không tìm hiểu kỹ nội dung phápluật của nước thứ
ba thì hậu quả có thể không phù hợp với mong muốn của một trong các bên hoặc cả hai
bên.
Nói chung, các bên trong hợpđồngmuabánhànghóaquốctế đều có quyền tự do
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng là luật của một trong các bên hoặc luật của nước thứ ba.
Tuy nhiên, các bên cần lưu ý đến phạm vi không gian của việc thể hiện tự do ý chí của
các bên. Mặc dù luật của đa số các nước và điều ước quốctế không hạn chế nhưng vẫn có
một số nước quy định các bên chỉ có thể lựa chọn luật của các quốc gia mà hợpđồng có
mối liên hệ thực tế.20 Mặt khác, các bên cũng cần lưu ý đến việc phápluật của nước thứ
ba mà các bên đã lựa chọn có bảo lưu trật tự công cộng và việc áp dụng phápluật đó có
trái với quy định phápluậtquốc gia của các bên hay không.
Bên cạnh trường hợp được các bên trong hợpđồng thỏa thuận lựa chọn, pháp luật
quốc gia còn được áp dụng khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Xung đột pháp luật
nảy sinh và đặt ra yêu cầu phải được giải quyết trong trường hợp có hai hay nhiều hệ
thống phápluật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng
mua bánhànghóaquốc tế. Ví dụ: Doanh nghiệp A (quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp
đồng muabán linh kiện điện tử với doanh nghiệp B (quốc tịch Hoa Kỳ). Các bên thỏa
thuận thực hiện hợpđồng tại Việt Nam. Một thời gian sau, hợpđồng phát sinh tranh chấp.
Giả sử vụ việc này được gửi đến Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam sẽ giải quyết căn
cứ vào khoản 1 điều 769 Bộ luật Dân sự. Theo đó, quyền và nghĩa vụ các bên theo hợp
đồng được xác định theo phápluật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Như vậy, pháp luật
20
Điều 1-105 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ quy định rằng các bên có thể áp dụng luật của quốc gia mà
hợp đồng có mối liên hệ mật thiết, hợp lý để điều chỉnh hợp đồng.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
20
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Từ đó cho thấy, thực chất của việc
giải quyết xung đột phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế là lựa chọn một hệ
thống phápluật để áp dụng cho quan hệ hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Khi được
chọn áp dụng, luậtquốc gia được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật. Cụ thể, nếu pháp
luật Việt Nam được chọn áp dụng để điều chỉnh quan hệ muabánhànghóaquốctế thì
toàn bộ các quy định có liên quan đến hoạt độngmuabánhànghóaquốctế sẽ được áp
dụng.
1.4.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán quốctế là thói quen được hình thành từ lâu đời, được sử dụng phổ biến ở
khu vực nhất định. Như các loại tập quán quốctế khác, tập quán thương mại quốctế được
sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Trong quan hệ thương mại quốctế nói chung và
các giao dịch vềmuabánhànghóaquốctế nói riêng, tập quán thương mại quốctế thường
được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại khi các quan hệ này không được điều
chỉnh bởi hợpđồng giữa các bên hay điều ước quốctế và phápluậtquốc gia. Vì vậy, tập
quán thương mại quốctế được xem là nguồn luật thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không
phải tập quán thương mại quốctế nào cũng được coi là nguồn của luật thương mại quốc
tế. Tập quán thương mại quốctế chỉ được coi là nguồn của luật thương mại quốctế khi nó
đáp ứng được các điều kiện nhất định như:
- Là thói quen thương mại được hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục.
Điều đó có nghĩa là nếu như một tập quán thương mại quốctế được hình thành từ lâu đời
nhưng chỉ được áp dụng cách quãng trong từng khoảng thời gian nhất định thì sẽ không
được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế;
- Tập quán thương mại phải có nội dung rõ ràng. Do không được ghi nhận cụ thể
như điều ước quốctế hay phápluậtquốc gia nên tập quán thương mại quốctế cần phải có
nội dung rõ ràng và cụ thể. Bởi vì nó không những là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (nếu có thỏa thuận) mà còn là cơ sở pháp lý để cơ
quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết khi có tranh chấp phát sinh;
- Tập quán thương mại phải được đại đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế
hiểu biết và chấp nhận. Điều này thể hiện tính pháp lý và tính phổ biến của tập quán
thương mại quốc tế. Khi các chủ thể đều hiểu biết về tập quán thương mại thì sẽ rất thuận
lợi cho cơ quan xét xử trong trường hợphợpđồng có phát sinh tranh chấp nhưng trước đó
vấn đề này không được ghi nhận trong hợp đồng, đồng thời điều ước quốctế và pháp luật
quốc gia cũng không có quy phạm điều chỉnh.
Xét về nguyên tắc, bản thân của tập quán thương mại quốctế không có hiệu lực
pháp lý như một quy phạm phápluật được ghi nhận trong phápluậtquốc gia hay điều ước
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
21
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
quốc tế. Nó chỉ có giá trị pháp lý trong bốn trường hợp đó là: thứ nhất, các bên trong hợp
đồng có thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốctế để điều chỉnh về quyền và nghĩa
vụ các bên; như vậy, nó sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên trong hợp đồng. Thứ hai,
điều ước quốctếvề thương mại có quy định áp dụng tập quán thương mại; theo đó, các
chủ thể của hợpđồng (có quốc tịch hoặc có trụ sở thương mại ở các nước là thành viên
của điều ước đó) vẫn phải áp dụng tập quán thương mại cho quan hệ thương mại của
mình kể cả trong trường hợp các bên không hề có thỏa thuận dẫn chiếu đến. Thứ ba, tập
quán thương mại quốctế được luật trong nước của các bên trong hợpđồng quy định áp
dụng. Thứ tư, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán
thương mại quốctế trong giao dịch thương mại của họ.
Bên cạnh tập quán thương mại, thói quen thương mại cũng được coi là nguồn quy
phạm điều chỉnh quan hệ muabánhàng hóa. Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam,
thói quen thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại
nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác
định quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại.
Hiện nay, trong hoạt độngmuabánhànghóaquốc tế, một trong những tập quán
thương mại quốctế được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất đó là các điều kiện thương
mại quốc tế, thường được gọi là INCOTERMS (International Commercial Terms) được
Phòng thương mại quốctế (International Chamber of Commerce, gọi tắt là ICC) soạn
thảo và ban hành với ấn bản mới nhất là INCOTERMS 2010, có hiệu lực từ ngày
01/01/2011. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốctế được công nhận và sử dụng rộng
rãi trên toàn thế giới. Nội dung INCOTERMS quy định về những quy tắc có liên quan
đến giá cả và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hoạt động thương mại quốc tế
như ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ chịu các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, ai
chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hànghóa trong quá trình vận chuyển,…
Ngoài điều ước quốc tế, phápluậtquốc gia và tập quán thương mại quốc tế, án lệ
cũng có thể được xem là một trong các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, án lệ ít được sử dụng trong việc ký kết và thực hiện hợpđồng thương mại
quốc tế. Thông thường, án lệ được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh
từ các hợpđồng thương mại quốctế mà chủ thể của hợpđồng là các bên thuộc hệ thống
pháp luật Anh – Mĩ.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
22
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓAQUỐC TẾ
2.1. Hình thức và hiệu lực của hợp đồng
2.1.1. Hình thức của hợp đồng
2.1.1.1. Hình thức của hợpđồng theo CISG
Hợp đồngmuabánhànghóaquốctế là hợpđồng được ký kết giữa các bên có trụ
sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Đối tượng của hợpđồng là
hàng hóa phải được phép muabán theo phápluật của quốc gia bên mua và bên bán. Tuy
nhiên, theo quy định của CISG, có một số loại hànghóa không được coi là đối tượng của
hợp đồngmuabánhànghóaquốctế như: hànghóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội
trợ; hànghóa được muabán thông qua bán đấu giá; hànghóa để thi hành luật hoặc văn
kiện ủy thác khác theo luật; các loại cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ
lưu thông hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay và các loại chạy trên đệm không khí; điện năng.
Theo CISG, hợpđồngmuabánhànghóaquốctế không nhất thiết phải được lập
dưới hình thức văn bản. Hợpđồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những
lời khai của nhân chứng.21 Bên cạnh đó, một hợpđồng còn có thể được sửa đổi, bổ sung
hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.
Ví dụ: A và B giao kết một hợpđồngmuabán thiết bị văn phòng bằng lời nói.
Trước khi thực hiện hợp đồng, do còn một số điều chưa rõ nên B gửi văn bản sửa đổi hợp
đồng đã giao kết bằng lời nói với A và A đồng ý việc sửa đổi đó. Như vậy, hành vi của A
và B phù hợp với quy định của CISG.
Tuy nhiên, trong trường hợp một hợpđồng bằng văn bản có chứa đựng một điều
khoản bất kỳ quy định rằng mọi sự sửa đổi hay chấm dứt hợpđồng giữa các bên phải
được lập thành văn bản thì theo quy định của CISG, hợpđồng này không thể bị sửa đổi
hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Bên cạnh đó, CISG
cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ như sau: “hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ
được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này”.22
Điều này có nghĩa là trong trường hợp các bên đã giao kết hợpđồng dưới hình thức văn
bản trước đó nhưng sau đó, một trong các bên có hành vi nhằm sửa đổi, bổ sung hay
chấm dứt hợpđồng và vấn đề này được hai bên thỏa thuận, ghi nhận không phải bằng văn
21
22
Điều 11 Công ước Viên 1980.
Đoạn 2 khoản 2 điều 29 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
23
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
bản mà dưới một hình thức khác thì vẫn được xem là hợppháp do bên còn lại đã căn cứ
vào hành vi này.
Ví dụ:
C và D có giao kết một hợpđồngmuabán linh kiện máy tính bằng văn bản. Trong
hợp đồng có ghi rõ điều khoản quy định rằng mọi việc sửa đổi, bổ sung phải được lập
thành văn bản. Theo hợp đồng, C là bên bán và D là bên mua, hai bên thỏa thuận C sẽ
giao hàng cho D vào ngày 15/3/2013. Sau đó, vì một số lý do, D gọi điện thoại cho C đề
nghị giao hàng vào ngày 15/4/2013 (chậm hơn 1 tháng so với thỏa thuận trong hợp đồng)
và C đồng ý.
Tuy nhiên, vào ngày 30/3/2013, D kiện C đòi hủy hợpđồng và yêu cầu C phải bồi
thường thiệt hại cho mình với lý do là C đã không giao hàng đúng thời gian quy định
trong hợp đồng. Đồng thời, D thừa nhận có gọi điện cho C để thay đổi thời gian giao hàng
nhưng việc đó là không có giá trị pháp lý do không được lập thành văn bản.
Căn cứ vào ngoại lệ tại khoản 2 điều 29 của CISG thì mặc dù trước đó, C và D có
giao kết hợpđồng bằng văn bản và có thỏa thuận rằng mọi việc sửa đổi, bổ sung hợp
đồng cũng phải được lập thành văn bản nhưng hành vi gọi điện thoại cho C của D để thay
đổi thời gian giao hàng vẫn được xem là có giá trị pháp lý do C đã đồng ý với D. Trong
trường hợp này, hai bên đã thỏa thuận theo một hình thức khác và điều này cũng hoàn
toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 29 của CISG: “Một hợpđồng có thể được sửa
đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên”. Như vậy, hành vi của D là
có giá trị pháp lý, D không thể viện dẫn lý do hợpđồng được lập thành văn bản thì việc
sửa đổi, bổ sung cũng phải được lập thành văn bản và D không thể yêu cầu hủy hợp đồng
hay buộc C phải bồi thường thiệt hại cho mình.
2.1.1.2. Hình thức của hợpđồng theo luật Việt Nam
Một hợpđồng được xem là có hiệu lực khi nội dung của nó được xác lập theo
những hình thức được phápluật thừa nhận. Theo điều 401 Bộ luật Dân sự 2005, một hợp
đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi
mà phápluật không có quy định rằng loại hợpđồng đó phải được giao kết bằng một hình
thức nhất định. Trong trường hợpphápluật có quy định hợpđồng phải được thể hiện dưới
hình thức bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
phải tuân theo các quy định đó. Ngoài ra, luật cũng quy định hợpđồng sẽ không bị vô
hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợpphápluật có quy định
khác.
Tương tự như điều 401 Bộ luật Dân sự 2005, điều 24 Luật Thương mại 2005 quy
định rằng hợpđồngmuabánhànghóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
24
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; đối với các loại hợpđồng mà phápluật có quy
định phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.
Riêng đối với hợpđồngmuabánhànghóaquốctế thì phải được thể hiện bằng hình thức
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.23 Các hình thức khác
có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật.24
Người viết nhận thấy về hình thức của hợp đồng, phápluật Việt Nam và CISG có
sự tương đồng với nhau. Cụ thể, CISG quy định rằng hình thức của hợpđồng không nhất
thiết phải được lập dưới hình thức văn bản, hợpđồng có thể được chứng minh bằng mọi
cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Điều này tương tự như quy định của Bộ luật
Dân sự 2005, hợpđồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành
vi cụ thể, trừ một số loại hợpđồng có yêu cầu riêng. Tuy nhiên, đối với hợpđồng mua
bán hànghóaquốc tế, Luật Thương mại 2005 quy định rằng loại hợpđồng này phải được
lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật) có giá trị pháp lý tương đương. Như
vậy, có thể thấy rằng quy định của CISG rộng hơn so với luật Việt Nam. Ngoài hình thức
văn bản, CISG cho phép các bên trong hợpđồng chứng minh sự tồn tại của hợp đồng
bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Trong khi đó, luật Việt Nam không
hề đề cập đến vấn đề này mà chỉ chú trọng đến hình thức văn bản, “các hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương” thực chất vẫn là hình thức văn bản, nếu các bên không tuân
thủ theo thì đây sẽ là lý do dẫn đến hợpđồng bị vô hiệu.
Theo quan điểm của người viết thì sự khác biệt giữa CISG và luật Việt Nam về
hình thức của hợpđồng không phải là lý do buộc luật Việt Nam phải thay đổi cho phù
hợp hoàn toàn với CISG hay là rào cản Việt Nam gia nhập CISG. Bởi vì với cương vị là
một Điều ước quốctế điều chỉnh vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế được nhiều quốc
gia áp dụng, CISG phải có những quy định không chỉ phù hợp với phápluật của từng
quốc gia riêng lẻ mà còn phải phù hợp với cộng đồngquốc tế. Trong khi đó, Việt Nam là
một quốc gia có chủ quyền, có phápluật riêng nên các quy định của phápluật Việt Nam
vẫn được tôn trọng. Về cơ bản, luật Việt Nam không vi phạm nguyên tắc tự do về hình
thức của hợp đồng. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 điều 770 Bộ luật Dân sự 2005,
trong trường hợp một hợpđồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình
thức của hợpđồng theo phápluật của nước đó thì hợpđồng đó vẫn được công nhận tại
Việt Nam nếu như không trái với quy định của phápluật Việt Nam về hình thức của hợp
23
24
Khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005.
Khoản 15 điều 3 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
25
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đồng. Điều này đã thể hiện xu hướng hội nhập quốctế của Việt Nam hiện nay. Mặt khác,
sự khác biệt cơ bản giữa CISG và phápluật Việt Nam về hình thức của hợpđồng không
cản trở Việt Nam gia nhập CISG vì Việt Nam có quyền bảo lưu sự khác biệt này theo quy
định tại điều 96 của CISG.
2.1.2. Hiệu lực của hợp đồng
Có thể nói hiệu lực là một yếu tố rất quan trọng trong hợpđồng bởi vì khi một hợp
đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì không thể thực hiện được cũng như không
thể xác lập quyền và nghĩa vụ các bên và phápluật cũng chưa thể tác động đến cách xử sự
của các bên theo quy định trong hợpđồng đó. Vì vậy, trước và trong khi thực hiện hợp
đồng, các bên tham gia hợpđồng cần phải tìm hiểu và nắm rõ những quy định của CISG
và phápluật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng.
2.1.2.1. Hiệu lực của hợpđồng theo CISG
Về cơ bản, CISG không có quy định về hiệu lực của hợpđồng mà chỉ điều chỉnh
việc ký kết hợpđồngmuabán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát
sinh từ hợpđồng đó.25 Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, nếu
không thì Công ước này sẽ không liên quan tới các vấn đề sau:
Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ
tập quán nào;
- Hậu quả mà hợpđồng có thể đối với quyền sở hữu các hànghóa đã bán.
Người viết nhận thấy tuy CISG không có một quy định nào cụ thể để điều chỉnh về
hiệu lực của hợpđồng nhưng trong CISG vẫn có quy định về tính hiệu lực của hợp đồng
-
khi phát sinh giao dịch. Điều đó được thể hiện thông qua chào hàng và chấp nhận chào
hàng.
Một chào hàng muốn có hiệu lực thì trước hết phải thỏa mãn các điều kiện như đề
nghị đó phải được gửi tới một hay nhiều người xác định, phải rõ ràng, chính xác, tức là
phải nêu rõ tên hàng và ấn định rõ ràng số lượng, giá cả của hàng hóa. Quan trọng hơn, đề
nghị đó phải nêu rõ ý chí của người đề nghị muốn tự ràng buộc trách nhiệm trong trường
hợp có chấp nhận của bên được đề nghị.
Như vậy, nếu một đề nghị được gửi cho một hoặc nhiều người không xác định thì
đề nghị đó chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng. Nhưng nếu như trong đề nghị đó,
người đề nghị có nêu rõ đó là một chào hàng thì đề nghị đó vẫn được xem là một chào
hàng.26 Theo quy định tại khoản 1 điều 15 và điều 17 của CISG, chào hàng sẽ phát sinh
25
26
Điều 4 Công ước Viên 1980.
Khoản 2 điều 14 Công ước Viên.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
26
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng và sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng
nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.
Đối với chấp nhận chào hàng thì theo quy định của CISG, một chấp nhận chỉ có
giá trị làm phát sinh quan hệ hợpđồng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận
của người được chào hàng thông qua lời tuyên bố hoặc bằng hành vi biểu thị sự đồng ý
của người được chào hàng. Tương tự như chào hàng, chấp nhận chào hàng sẽ phát sinh
hiệu lực khi nó được gửi tới tay người chào hàng và có giá trị pháp lý khi đáp ứng được
các yêu cầu như chấp nhận phải vô điều kiện và chấp nhận phải được gửi cho người chào
hàng trong thời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý.
Ngoài ra, một số vấn đề khác của chào hàng và chấp nhận chào hàng sẽ được
người viết phân tích cụ thể ở phần sau.
2.1.2.2. Hiệu lực của hợpđồng theo luật Việt Nam
Luật Thương mại 2005 không có những quy định cụ thể về hiệu lực cũng như các
điều kiện để hợpđồngmuabánhànghóa có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hai vấn đề này,
cần dựa vào các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Theo Bộ luật Dân sự 2005, “hợp
đồng được giao kết hợppháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết”.27 Theo đó, thời điểm
giao kết hợpđồng là những thời điểm được xác định theo quy định tại điều 403 của Bộ
luật này.
Như vậy, theo điều 403, thời điểm giao kết hợpđồng là thời điểm bên đề nghị nhận
được trả lời chấp nhận giao kết từ bên được đề nghị. Trường hợp hết thời hạn trả lời mà
bên được đề nghị vẫn im lặng thì hợpđồng cũng xem như được giao kết, nếu như các bên
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Đối với các hợpđồng được giao kết
bằng lời nói, thời điểm giao kết hợpđồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung
của hợp đồng. Đối với các loại hợpđồng được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, thời điểm giao kết hợpđồng là thời
điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Nhưng trước khi xác định thời điểm giao kết của hợp đồng, các bên cần lưu ý đến
các điều kiện bắt buộc để hợpđồng có hiệu lực như chủ thể và các điều kiện của chủ thể,
mục đích, đối tượng, hình thức của hợpđồng và các bên giao kết hợpđồng trên cơ sở
hoàn toàn tự nguyện.
- Về chủ thể và các điều kiện của chủ thể
Chủ thể của hợpđồng ở đây là cá nhân hoặc pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện
hợp đồng, có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợpđồng và chịu trách nhiệm với những gì
27
Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
27
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đã thỏa thuận. Nhưng trước hết, các chủ thể này cần phải thỏa mãn điều kiện là phải có
“năng lực hành vi dân sự” để tham gia vào hoạt động thương mại quốctế cũng như để
hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
Đối với cá nhân, theo điều 18 và điều 19 của Bộ luật Dân sự 2005 thì người từ đủ
mười tám tuổi trở lên là người thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy
định của Bộ luật này, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập
hợp đồng dân sự. Điều đó đồng nghĩa với việc cá nhân này được quyền tham gia vào các
hoạt động thương mại thông qua việc giao kết hợpđồngmuabánhàng hóa. Ngoài ra, cá
nhân này còn phải đáp ứng được các điều kiện về tình trạng tư pháp, tức là không rơi vào
các trường hợpphápluậtquốc gia không cho phép tham gia hoạt động thương mại. Đó là:
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người
đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; người có
tiền án về các tội do lỗi cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người
nghiện ma túy và các trường hợp khác theo quy định của phápluậtvề phá sản. Đồng thời,
cá nhân này cũng không có hoạt động trong một số ngành nghề mà phápluật không cho
phép tham gia vào hoạt động thương mại. Đối với cá nhân là người nước ngoài tham gia
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của cá
nhân đó không chỉ được xác định theo phápluật của nước người đó là công dân mà còn
được xác định theo phápluật Việt Nam.28
Đối với pháp nhân, để tham gia vào hoạt động thương mại thì pháp nhân này phải
có tư cách pháp nhân và có năng lực pháp luật. Theo Bộ luật Dân sự 2005, tổ chức có tư
cách pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó; nhân
danh mình tham gia các quan hệ phápluật một cách độc lập. Tương tự như cá nhân là
người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam thì năng lực phápluật dân sự của pháp nhân đó không chỉ được xác
định theo phápluật của nước nơi pháp nhân đó thành lập mà còn được xác định theo pháp
luật Việt Nam.29
Theo quy định của luật Việt Nam, để tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế,
cá nhân và pháp nhân phải là thương nhân. Nhưng trước hết, cá nhân và pháp nhân đó
phải có đầy đủ điều kiện để là thương nhân trong nước. Thương nhân trong nước bao gồm
tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
28
29
Điều 762 Bộ luật Dân sự 2005.
Điều 765 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
28
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại
các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà phápluật không cấm. Quyền
hoạt động thương mại hợppháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.30
Ngoài thương nhân (cá nhân, pháp nhân), quốc gia cũng là chủ thể trong thương
mại quốc tế. Nhưng quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt do được hưởng các quyền
miễn trừ, bao gồm quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng
chế nhằm đảm bảo đơn kiện, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi
hành phán quyết của tòa án nước ngoài. Để thu hút sự hợp tác từ nước ngoài, thúc đẩy
phát triển kinh tế thì hiện nay, Việt Nam và một số quốc gia khác đã từ bỏ quyền này,
thực hiện quyền và nghĩa vụ như các chủ thể khác.
- Mục đích và nội dung hợpđồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội
Mục đích hướng tới của các bên khi tham gia hợpđồng là để đạt được lợi ích hợp
pháp mà các bên mong muốn. Còn nội dung của hợpđồng là tổng hợp các điều khoản quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng.
Điều cấm của phápluật là những quy định của phápluật không cho phép các chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định. Có thể nói điều cấm của phápluật có mối quan hệ
mật thiết với đạo đức xã hội, được xây dựng trên nền tảng đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội
là một phạm trù khá trừu tượng, không phải bất biến và phụ thuộc vào nhận thức của mỗi
người. Mỗi xã hội có quan điểm về đạo đức khác nhau nhưng chung quy đạo đức xã hội
vẫn là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Trong quan hệ muabánhàng hóa, thông thường khi
các bên thiết lập hợpđồng sẽ dễ dàng nhận biết các điều cấm của phápluật do đã được
quy định sẵn trong các văn bản luật. Tuy nhiên, vấn đề xác định thế nào là một hợp đồng
trái đạo đức xã hội vẫn còn gây nhiều tranh cãi trên thực tế.
Về cơ bản, Bộ luật Dân sự 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận giữa các bên trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc này bị giới hạn
trong một khuôn khổ do phápluật quy định nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích của các chủ thể khác. Theo đó, mục đích và nội dung của hợp đồng
“không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.31 Như vậy,
một hợpđồng nếu vi phạm điều cấm của phápluật và trái đạo đức xã hội thì sẽ bị vô
hiệu.32 Tương tự như hợpđồngmuabánhànghóa trong nước, hợpđồngmuabán hàng
30
Điều 6 Luật Thương mại 2005.
Điểm b khoản 1 điều 122 Bộ luật Dân sự 2005.
32
Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005.
31
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
29
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
hóa quốctế muốn phát sinh hiệu lực và không bị vô hiệu thì không được vi phạm điều
cấm của phápluật và trái đạo đức xã hội về mục đích và nội dung của hợp đồng.
- Đối tượng, hình thức của hợp đồng
Như người viết đã đề cập ở phần trước, hợpđồngmuabánhànghóa cũng là một
dạng của hợpđồngmuabán tài sản. Theo quy định tại điều 429 Bộ luật Dân sự 2005, đối
tượng của hợpđồng là tài sản được phép giao dịch. Như vậy, hànghóa có thể giao dịch
trong muabánhànghóaquốctế phải là các loại hànghóa được phép giao dịch (được xuất
khẩu, nhập khẩu). Theo khoản 3 điều 28 Luật Thương mại 2005, căn cứ vào điều kiện
kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên, Chính
phủ có những quy định cụ thể danh mục hànghóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu cũng
như danh mục hànghóa được xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và các thủ tục cấp giấy phép. Theo đó, hànghóa được xem là đối tượng
của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế phải là các loại hàng không nằm trong danh mục
hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Căn cứ vào khoản 2 điều 122 Bộ luật Dân sự 2005, hình thức của giao dịch dân sự
sẽ là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợpphápluật có quy định. Theo đó,
hình thức của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế sẽ trở thành điều kiện để hợp đồng
phát sinh hiệu lực. Luật Thương mại 2005 quy định hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Vậy hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương là điều
kiện có hiệu lực của hợpđồng đã được phápluật quy định. Trong trường hợp các chủ thể
của hợpđồng ký kết hợpđồng dưới một hình thức khác, không phải là văn bản, nhưng
chọn luật Việt Nam điều chỉnh thì hợpđồng này sẽ bị vô hiệu do không đảm bảo về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyện
Tự nguyện là nguyên tắc pháp lý cơ bản của phápluật dân sự và phápluật thương
mại. Tự nguyện tham gia xác lập hợpđồng là việc chủ thể tự mình quyết định có hoặc
không tham gia vào hợpđồng theo ý chí của cá nhân mình mà không chịu sự tác động,
can thiệp chủ quan của bất kỳ người nào khác. Trường hợp một hợpđồng do chủ thể xác
lập, thực hiện nhưng không tự nguyện (do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe dọa) thì sẽ
dẫn đến hợpđồng bị vô hiệu hoặc đương nhiên bị vô hiệu.
-
Theo người viết nhận thấy, bản chất của hợpđồng là sự thỏa thuận giữa các bên và
có tính ràng buộc các chủ thể về mặt pháp lý. Qua quy định của CISG, có thể thấy được
sự khác biệt với luật Việt Nam về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. CISG chỉ điều
chỉnh việc ký kết hợpđồngmuabán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
30
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
mua phát sinh từ hợp đồng. Tại điều 4, CISG đã loại bỏ tính hiệu lực của hợp đồng. Tuy
nhiên, CISG vẫn có quy định về tính hiệu lực của hợpđồng khi phát sinh giao dịch thông
qua hiệu lực của chào hàng và chấp nhận chào hàng. Thời điểm hợpđồng được ký kết là
thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực, tức là thời điểm người chào hàng nhận được
sự chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng. 33 Trong khi đó, phápluật Việt Nam
lại có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, hợpđồng được giao
kết hợppháp sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Bên cạnh đó, về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, CISG cũng không có quy
định nhưng phápluật của một số quốc gia khác lại có quy định về vấn đề này. Theo quy
định trong Bộ luật Dân sự Pháp, hợpđồng được thừa nhận là có hiệu lực khi thỏa mãn
bốn điều kiện chủ yếu sau: các bên giao kết hợpđồng phải hoàn toàn tự nguyện, các bên
phải có năng lực giao kết, đối tượng và nội dung chủ yếu của hợpđồng phải xác định,
mục đích căn cứ của hợpđồng phải hợp pháp.34 Tương tự, Bộ luật Dân sự Đức cũng có
các quy định về các điều kiện xác lập giao dịch như không được thiếu yếu tố tự nguyện,
nội dung giao dịch không được trái pháp luật, đạo đức. 35 Qua các văn bảnluật của các
quốc gia khác có thể thấy được sự tương đồng với phápluật Việt Nam về điều kiện có
hiệu lực của hợpđồng như chủ thể phải có năng lực giao kết và giao kết trên tinh thần tự
nguyện, đối tượng của hợpđồng là hànghóa cụ thể được phép giao dịch và nội dung của
hợp đồng không trái với phápluật và đạo đức xã hội. Từ đó, người viết nhận thấy sở dĩ
CISG không có quy định về điều kiện có hiệu lực của hợpđồng là do CISG không có quy
định cụ thể về tính hiệu lực của hợp đồng; đồng thời, phápluật giữa các quốc gia có điểm
tương đồng với nhau về điều kiện để hợpđồng có hiệu lực nên không có quy định trong
Công ước.
2.2. Giao kết hợp đồng
2.2.1. Giao kết hợpđồng theo CISG
Trong muabánhànghóaquốc tế, CISG không đưa ra những quy định điều chỉnh
về phương thức giao kết trực tiếp mà chỉ điều chỉnh phương thức giao kết gián tiếp. Giao
kết gián tiếp được thực hiện thông qua chào hàng và chấp nhận chào hàng. Đây là hai giai
đoạn không bao giờ đan xen nhau. Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thực
hiện dưới nhiều hình thức như lời nói, văn bản, thông tin điện tử,…
33
Khoản 2 điều 18 và điều 23 Công ước Viên 1980.
Lê Minh Hùng, Hiệu lực hợpđồng theo phápluật Việt Nam – Luận án tiến sĩ Luật học, Tp. Hồ Chí Minh, 2010,
tr.39.
35
Lê Minh Hùng, Hiệu lực hợpđồng theo phápluật Việt Nam – Luận án tiến sĩ Luật học, Tp. Hồ Chí Minh, 2010,
tr.39.
34
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
31
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
2.2.1.1. Chào hàng
Theo định nghĩa của CISG thì: “chào hàng là một lời đề nghị rõ ràng về việc ký
kết hợpđồng của một người gửi cho một hay nhiều người xác định. Trong đó, người đề
nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận đề nghị
đó”.36 Vềbản chất, chào hàng chính là đề nghị giao kết hợp đồng, nói rõ hơn là một hành
vi pháp lý đơn phương của một chủ thể bày tỏ ý định giao kết hợpđồng với chủ thể khác
theo các điều kiện xác định. Chào hàng có thể là chào bán hoặc chào mua. Chào hàng
thường hướng đến một hay nhiều người xác định, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Sự
xác định ở đây có nghĩa là phải có họ tên, quốc tịch, hộ khẩu thường trú (hoặc địa chỉ tạm
trú) đối với cá nhân và tên gọi, trụ sở thương mại, quốc tịch đối với pháp nhân. Tính xác
định trong chào hàng được thể hiện khi bên chào hàng gửi chào hàng cho bên được chào
hàng vì khi đó bên chào hàng đã xác định được họ muốn giao kết hợpđồng với ai. Như
vậy, tính xác định là yếu tố quan trọng nhất của một chào hàng bởi vì một chào hàng
không xác định thì chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng.
Ví dụ: Để chuẩn bị nhập lô hàng iPhone 6 và 6 Plus, công ty A rao bán điện thoại
iPhone 5S với giá khuyến mãi là 13,5 triệu đồng. Thông tin này được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Trong trường hợp này, quảng cáo của công ty A không
phải là chào hàng mà chỉ là một lời mời làm chào hàng do nó hướng tới công chúng chứ
không xác định rõ chủ thể mà bên chào hàng muốn hướng đến là ai.
Tuy nhiên, CISG cũng có ngoại lệ được ghi nhận trong khoản 2 điều 14. Theo đó,
một lời mời làm chào hàng vẫn được xem là một chào hàng nếu như bên chào hàng có ghi
rõ đó là một chào hàng trong nội dung của chào hàng đó.
Theo quy định của CISG, chào hàng được chia làm hai loại là chào hàng không cố
định và chào hàng cố định.
- Chào hàng không cố định (chào hàng có thể bị hủy bỏ) là loại chào hàng mà
người chào hàng có thể hủy bỏ trước thời điểm người được chào hàng gửi trả lời chấp
nhận chào hàng.
- Chào hàng cố định (chào hàng không thể bị hủy bỏ) là loại chào hàng trong đó có
ghi rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình.
Nói cách khác, người chào hàng không thể hủy bỏ chào hàng trong khoảng thời gian hiệu
lực đã được quy định trong chào hàng. Như vậy, đây là loại chào hàng ràng buộc trách
nhiệm của người chào hàng ở mức độ cao hơn so với chào hàng không cố định. Tại khoản
2 điều 16, CISG đã quy định chào hàng không thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
36
Khoản 1 điều 14 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
32
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
+ Chào hàng có quy định một thời gian nhất định cho việc chấp nhận chào hàng
hoặc có quy định chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ.
+ Người chào hàng có quy định trong chào hàng rằng chào hàng là loại không thể
bị hủy bỏ. Theo đó thì ngay cả người chào hàng cũng không thể viện dẫn bất kỳ lý do gì
để thoát khỏi trách nhiệm của mình đối với nội dung của chào hàng.
+ Người được chào hàng đã coi chào hàng là loại không thể bị hủy bỏ và hành
động một cách hợp lý. Điều này có nghĩa là mặc dù người chào hàng không có quy định
một cách rõ ràng chào hàng là loại có thể bị hủy bỏ hay không nhưng do nội dung của
chào hàng hoặc vì lý do khách quan nào đó mà người được chào hàng đã coi đó là chào
hàng không thể bị hủy bỏ và có hành động theo xu hướng đó thì chào hàng đó được coi là
chào hàng không thể bị hủy bỏ.
Ngoài chào hàng cố định và chào hàng không cố định thì hoàn giá chào cũng được
xem như là một chào hàng. Hoàn giá chào xảy ra khi người được chào hàng trả lời người
chào hàng với mục đích chấp nhận chào hàng nhưng có đưa ra các điều kiện để sửa đổi,
bổ sung nội dung của chào hàng. Các điều kiện để sửa đổi, bổ sung nội dung của chào
hàng này phải làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng như sửa đổi về giá
cả, điều kiện thanh toán, chất lượng, số lượng hàng hóa, trách nhiệm các bên,… Trong
trường hợp này, về mặt pháp lý, hoàn giá chào được coi như là một chào hàng mới của
người được chào hàng đối với người chào hàngban đầu. Như vậy, khi có hoàn giá chào,
vai trò của các bên sẽ bị hoán đổi.
Như người viết đã trình bày ở phần trước, một chào hàng muốn có hiệu lực thì phải
đáp ứng được ba điều kiện sau: thứ nhất, chào hàng phải được gửi tới một hoặc nhiều
người cụ thể. Thứ hai, chào hàng phải nêu rõ tên hàng, số lượng, giá cả; đây là điều kiện
quan trọng nhất vì nó xác định rõ tính chất của giao dịch là giao dịch muabánhàng hóa.
Thứ ba, người đề nghị muốn tự ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp có chấp nhận.
Một chào hàng sẽ phát sinh hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng và sẽ mất hiệu
lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.
Về mặt pháp lý, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi những
điều cam kết của mình trong chào hàng đối với người được chào hàng. Tuy nhiên, chào
hàng sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng trong các trường hợp sau:
- Chào hàng không tới tay người được chào hàng;
-
Người chào hàng nhận được thông báo từ chối chào hàng của người được chào
hàng;
Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc
với chào hàng (chỉ áp dụng cho loại chào hàng không thể bị hủy bỏ);
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
33
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
-
Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi người này
gửi chấp nhận chào hàng (áp dụng cho loại chào hàng có thể bị hủy bỏ).
2.2.1.2. Chấp nhận chào hàng
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí của người được chào hàngđồng ý với
những đề nghị của người chào hàng. Vềbản chất, chấp nhận chào hàng chính là chấp
nhận giao kết hợp đồng. Chấp nhận chào hàng có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc
hành vi cụ thể.
Một sự chấp nhận chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ hợpđồng khi người chào
hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng thông qua lời tuyên bố hoặc
bằng hành vi biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Như vậy, sự im
lặng hoặc không hành động của người được chào hàng sẽ không mặc nhiên được hiểu là
chấp nhận.37 Theo quy định của CISG, chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực kể từ thời
điểm người chào hàng nhận được chấp nhận của người được chào hàng. Chấp nhận chào
hàng sẽ không phát sinh hiệu lực nếu như không được gửi tới người chào hàng trong thời
hạn mà người này đã quy định trong chào hàng. Trường hợp người chào hàng không có
quy định về thời hạn trả lời trong chào hàng thì thời hạn đó sẽ được xác định trong một
thời hạn hợp lý xét theo các tình tiết của sự giao dịch.
Như đã nói ở trên, chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận
được chấp nhận. Tuy nhiên, không phải sự chấp nhận nào cũng có giá trị pháp lý, một
chấp nhận chỉ có giá trị pháp lý khi nó thỏa mãn hai yêu cầu sau:
Một là, chấp nhận phải vô điều kiện, là sự chấp nhận hoàn toàn của người được
chào hàng đối với nội dung chào hàng mà người chào hàng đưa ra. Theo quy định của
Công ước, trong trường hợp người được chào hàng có khuynh hướng chấp nhận chào
hàng nhưng có đưa ra một số điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác thì việc
chấp nhận này cũng có giá trị như chấp nhận vô điều kiện, nếu như những điều kiện này
không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng.38
Hai là, chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong
chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý.39 Tính hợp lý về mặt thời gian được xác định như
sau:
- Nếu chào hàng bằng miệng thì phải được chấp nhận ngay (trừ các trường hợp đặc
biệt);
37
Khoản 1 điều 18 Công ước Viên 1980.
Khoản 2 điều 19 Công ước Viên 1980.
39
Khoản 2 điều 18 Công ước Viên 1980.
38
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
34
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
-
Nếu chào hàng bằng các phương tiện thông tin khác thì thời gian hợp lý là thời
gian có tính đến các tình tiết của giao dịch như tốc độ của các phương tiện liên lạc
mà người chào hàng đã sử dụng;
-
Nếu chấp nhận chào hàng có ngày cuối cùng rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ thì sẽ
được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.
Ngoài ra, một chấp nhận chào hàng chậm trễ vẫn có hiệu lực nếu được người chào
hàng chấp nhận hoặc không bày tỏ ý chí phản đối.40 Sự chấp nhận chậm trễ do lỗi của
người được chào hàng sẽ không mặc nhiên có giá trị mà chỉ có giá trị khi được người
chào hàng bày tỏ ý chí chấp nhận. Đối với sự chấp nhận chậm trễ do những yếu tố khách
quan thì sẽ mặc nhiên có hiệu lực nếu người chào hàng không bày tỏ ý chí phản đối ngay
lập tức.
Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy bỏ nếu thông báo không chấp nhận chào hàng
tới người chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chấp nhận. Quy định này được áp dụng
trong trường hợp người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏ quan điểm đó
bằng một thông báo chính thức gửi đến người chào hàng nhưng ngay sau đó, vì lý do gì
đó mà họ thay đổi ý kiến là không chấp nhận chào hàng và gửi thông báo hủy cho người
chào hàng.
2.2.2. Giao kết hợpđồng theo luật Việt Nam
Nếu như CISG chỉ đề cập đến phương thức giao kết gián tiếp giữa các bên thông
qua chào hàng và chấp nhận chào hàng thì phápluật Việt Nam lại xác định có hai phương
thức giao kết hợp đồng, đó là giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. Hai phương thức này
được tiến hành chủ yếu thông qua đề nghị giao kết hợpđồng và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng.
2.2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng
Đối với hoạt độngmuabánhànghóaquốc tế, Luật Thương mại 2005 không có
định nghĩa về thuật ngữ “đề nghị giao kết hợp đồng”, vì vậy cần phân tích dựa trên tinh
thần Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, đề nghị giao kết hợpđồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợpđồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể.41 Như vậy, tuy phápluật Việt Nam hiện hành không sử dụng thuật
ngữ “chào hàng” như CISG nhưng xét vềbản chất, đề nghị giao kết có giá trị pháp lý như
một chào hàng. Tương tự như chào hàng, đề nghị giao kết cũng thể hiện rõ ý chí sẽ bị
ràng buộc trách nhiệm của bên đề nghị nếu như có sự chấp nhận và phải được gửi đến bên
40
41
Điều 21 Công ước Viên 1980.
Khoản 1 điều 390 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
35
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
được đề nghị đã xác định cụ thể. Bên được đề nghị ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân.
Bên cạnh đó, theo quy định của CISG, đề nghị được coi là một chào hàng phải thể
hiện được ít nhất các thông tin quy định tại điều 14 của CISG như tên hàng, số lượng, giá
cả… Đây chính là những điều khoản chủ yếu của hợpđồngmuabánhànghóa mà CISG
đưa ra trong khi phápluậtmuabánhànghóa ở Việt Nam lại không có quy định hợp đồng
cần có những điều khoản chủ yếu nào. Mặt khác, luật Việt Nam không có quy định rõ
ràng trong trường hợp đề nghị giao kết được gửi cho những người không xác định. Điều
này sẽ gây khó khăn trong việc ký kết hợpđồng bởi chủ thể ký kết không phân biệt được
đề nghị giao kết với lời mời và quảng cáo vì theo nguyên tắc, bản thân đề nghị, lời mời và
quảng cáo đều được coi là đề nghị giao kết hợpđồng nhưng giá trị pháp lý của chúng lại
hoàn toàn khác nhau.
Mặt khác, khoản 2 điều 390 Bộ luật Dân sự quy định: “Trong trường hợp đề nghị
giao kết hợpđồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợpđồng với
người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho
bên được đề nghị mà không được giao kết hợpđồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Qua đó,
có thể thấy rằng luật đã có sự thừa nhận đối với loại đề nghị có nêu rõ thời hạn trả lời.
Tuy nhiên, đối với loại đề nghị không có nêu rõ thời hạn trả lời thì luật vẫn chưa có các
quy định điều chỉnh cụ thể.
Theo quy định tại điều 391 Bộ luật Dân sự 2005, đề nghị giao kết hợpđồng sẽ có
hiệu lực vào thời điểm do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không có ấn định thì đề
nghị giao kết hợpđồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
Điều này tương tự như chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng. 42 Các
trường hợp sau đây được coi là người được đề nghị đã nhận được đề nghị:43
Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợpđồng thông qua các phương
thức khác.
Trường hợp bên đề nghị muốn rút lại đề nghị thì theo quy định của luật Việt Nam,
bên đề nghị phải gửi thông báo rút lại đề nghị đó trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà
-
bên được đề nghị nhận được đề nghị.44 Còn theo quy định của CISG, cho tới khi hợp
42
Khoản 1 điều 15 Công ước Viên 1980.
Khoản 2 điều 391 Bộ luật Dân sự 2005.
44
Điểm a khoản 1 điều 392 Bộ luật Dân sự 2005.
43
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
36
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng nếu như thông báo về
việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp
nhận chào hàng.45 Người viết nhận thấy rằng ở đây quy định của CISG có phần phù hợp
hơn so với luật Việt Nam. Bởi vì nếu xét theo luật Việt Nam, trong trường hợp người đề
nghị muốn rút lại đề nghị nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà thông báo rút lại đề
nghị đến chậm, tức là sau khi bên được đề nghị nhận được đề nghị nhưng trước khi bên
được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị, thông báo rút đề nghị mới được gửi đến thì đề
nghị đó sẽ không thể rút lại được.
Ngoài ra, giữa CISG và luật Việt Nam còn có sự khác biệt trong trường hợp có
thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Luật Việt Nam cho phép bên đề nghị
được thay đổi nội dung của đề nghị và đề nghị đó được xem như là một đề nghị mới.46
Trong khi đó, CISG không có quy định về vấn đề này. Còn trong trường hợp sửa đổi đề
nghị do bên được đề nghị đề xuất, tức là bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết nhưng
có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị đó, thì theo luật Việt Nam, bên được đề nghị xem
như đã đưa ra một đề nghị mới. Theo đó, Bộ luật Dân sự 2005 không có quy định rằng
việc sửa đổi, bổ sung đó phải làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị ban đầu
thì mới được xem là đề nghị mới (hoàn giá chào) như quy định của CISG.
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợpđồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị
do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông
báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề
nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.47 Quy định này của Bộ luật Dân sự
2005 có phần chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn so với CISG. Trong CISG, việc hủy bỏ chào
hàng có thể được thực hiện ngay cả trong trường hợp chào hàng đó không có quy định về
quyền hủy bỏ của người chào hàng.
Như người viết đã trình bày ở phần trước, hợpđồng được giao kết hợppháp có
hiệu lực từ thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết ở đây được xác định theo quy định tại
điều 404 Bộ luật Dân sự 2005. Đối với phương thức giao kết trực tiếp, ngoài việc xác
định thời điểm giao kết, các bên còn đề cập đến địa điểm giao kết. Theo điều 403 Bộ luật
Dân sự 2005, địa điểm giao kết hợpđồng sẽ do các bên tự thỏa thuận; nếu như các bên
không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết sẽ là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của
pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
45
Khoản 1 điều 16 Công ước Viên 1980.
Khoản 2 điều 392 Bộ luật Dân sự 2005.
47
Điều 393 Bộ luật Dân sự 2005.
46
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
37
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Đề nghị giao kết hợpđồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:48
-
Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
-
Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
-
Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.
2.2.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung
của đề nghị.49 Như vậy, nếu bên được đề nghị chỉ chấp nhận một phần của đề nghị hoặc
chấp nhận nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì xem như bên được đề nghị đã
đưa ra một đề nghị mới.
Ngay trong định nghĩa về chấp nhận đề nghị, luật Việt Nam có đưa ra một yếu tố
rất quan trọng, đó là “sự trả lời” của các bên. Một trong những vấn đề được đặt ra ở đây là
sự im lặng có được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng hay không. Bởi vì theo
quy định của CISG, sự im lặng hoặc bất hợp tác thì không mặc nhiên có giá trị như một
sự chấp nhận.50 Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 404 Bộ luật Dân sự 2005, một hợp đồng
cũng xem như được giao kết trong trường hợp hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị
vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Như vậy, sự im
lặng cũng được xem là chấp nhận giao kết nếu như các bên có thỏa thuận. Bên cạnh đó,
Bộ luật Dân sự 2005 không hề có quy định về hình thức hay cách thức của sự chấp nhận
mà chỉ cho rằng chấp nhận là “sự trả lời”. Đây là một cụm từ không rõ nghĩa, dễ gây hiểu
nhầm rằng sự chấp nhận phải được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Nhưng nếu
giải thích cụm từ này trong mối liên hệ với điều 401 và điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 thì
có thể thấy hình thức hay cách thức của sự chấp nhận rất đa dạng và không bị giới hạn
trong khuôn khổ bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Mặt khác, luật chưa dự liệu được trong
trường hợp một đề nghị có quy định cụ thể về hình thức hay cách thức của chấp nhận và
đòi hỏi sự chấp nhận phải tuân theo hình thức này. Từ đó gây khó khăn cho việc xác định
chấp nhận đó có hiệu lực hay không nếu như được gửi tới người đề nghị mà không tuân
thủ đúng với hình thức hay cách thức đã được quy định trước đó trong đề nghị.
48
Điều 394 Bộ luật Dân sự 2005.
Điều 395 Bộ luật Dân sự 2005.
50
Khoản 1 điều 18 Công ước Viên 1980.
49
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
38
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Về thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc
trả lời chấp nhận của bên được đề nghị chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị thực hiện
trong thời gian đó. Khi đã hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị mới nhận được trả lời từ bên
được đề nghị thì chấp nhận này được xem như là một đề nghị mới của bên được đề nghị.
Trong trường hợp thông báo chấp nhận đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết
hoặc phải biết về lý do này thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ phi bên đề nghị
trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Như vậy, tương tự như
CISG, luật Việt Nam cũng có dự liệu về trường hợp khách quan có thể xảy ra làm cho
thông báo chấp nhận đề nghị bị chậm trễ. Tuy nhiên, luật Việt Nam lại không có quy định
về việc kéo dài thời hạn chấp nhận đề nghị trong trường hợp thông báo chấp nhận đề
nghị không thể giao tại địa chỉ của người đề nghị vào ngày cuối cùng của thời hạn quy
định do ngày cuối cùng này rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ. Điều này sẽ gây khó khăn cho
người được đề nghị và người đề nghị vì đã hết thời hạn trả lời. Nếu như hai bên tiếp tục
muốn giao kết thì vai trò của hai bên có thể bị hoán đổi, việc giao kết hợpđồng sẽ bị kéo
dài gây mất thời gian cho cả hai bên. Trong trường hợp giao kết trực tiếp, bên được đề
nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.51
Bên được đề nghị giao kết hợpđồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết
hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.52
Theo quy định tại điều 398 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp bên đề nghị
giao kết hợpđồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao
kết hợpđồng trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng thì đề nghị giao kết hợpđồng vẫn có giá
trị. Tương tự, điều 399 Bộ luật Dân sự cũng quy định rằng, trong trường hợp bên được đề
nghị giao kết hợpđồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận
giao kết hợpđồng thì việc trả lời chấp nhận đó vẫn có giá trị.
2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
Để đảm bảo việc thực hiện hợpđồng mang lại lợi ích cho các bên và không xâm
hại đến lợi ích của Nhà nước và các chủ thể khác, ngoài các yếu tố của hợpđồng như hình
thức của hợp đồng, phương thức giao kết, các điều khoản chủ yếu,… quyền và nghĩa vụ
các bên cũng được xác định theo quy định của phápluật hiện hành và các điều ước quốc
tế có liên quan. Trong phần này, người viết sẽ đi vào phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản
51
52
Điều 397 Bộ luật Dân sự 2005.
Điều 400 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
39
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
của các bên trong hợpđồngmuabánhànghóa dựa trên tinh thần của Công ước Viên
1980 và phápluật Việt Nam.
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ các bên theo CISG
2.3.1.1. Nghĩa vụ của người bán
Tại điều 30, CISG quy định rằng người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ
có liên quan đến hànghóa và chuyển giao quyền sở hữu vềhànghóa theo đúng quy định
của hợpđồng và Công ước này. Theo đó, nghĩa vụ của người bán có thể được cụ thể hóa
trong CISG như sau:
-
Nghĩa vụ giao hàng
+ Giao hàng đúng địa điểm 53
Người bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu như các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ
giao hàng cho người vận tải đầu tiên để chuyển cho người mua.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao hàng thì người
bán có nghĩa vụ đặt hànghóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng
hóa hoặc tại trụ sở thương mại của người bán. Nơi sản xuất ở đây được hiểu là nơi mà khi
đối tượng của hợpđồng là hàng đặc định hoặc hàngđồng loại phải được trích ra từ một
khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra vào lúc ký kết hợp
đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại nơi
đó. Ví dụ: theo hợpđồngmuabán cà phê nguyên liệu với điều kiện giao hàng tại kho của
người bán thì người bán phải đặt dưới quyền định đoạt của người mua số lượng hàng theo
yêu cầu của hợp đồng.
Đối với trường hợp giao hàng có liên quan đến người chuyên chở, theo quy định
tại điều 32 của CISG thì người bán có trách nhiệm phải thông báo cho người mua biết về
việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn vềhànghóa trong trường hợphàng không được cá
biệt hóa một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng. Ngoài ra, người bán còn có
trách nhiệm ký kết hợpđồng chuyên chở hànghóa bằng các phương thức, phương tiện
thích hợp để hànghóa được vận chuyển tới đích và hỗ trợ thông tin cần thiết vềhàng hóa
khi người mua có nhu cầu mua bảo hiểm hàng hóa.
+ Giao hàng đúng thời gian 54
Người bán phải giao hàng đúng vào ngày giao hàng mà hợpđồng đã quy định hay
có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng. Nếu như không thể căn cứ vào
các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua đã ấn định là ngày nào thì người bán có
53
54
Điều 31 Công ước Viên 1980.
Điều 33 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
40
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian đã được hợpđồng ấn định
hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng. Trong các trường hợp
khác, người bán phải giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi hợpđồng đã được ký
kết.
+ Giao hàng đúng số lượng và chất lượng 55
Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã
quy định trong hợp đồng, đồng thời hàng phải được đóng gói trong bao bì thích hợp như
hợp đồng đã yêu cầu. Về phẩm chất hàng hóa, nếu như hợpđồng không có quy định cụ
thể về phẩm chất hànghóa thì hàng sẽ không được coi là đủ quy cách phẩm chất khi
không thích hợp cho các mục đích sử dụng, không tương tự như hàng mẫu (trường hợp
bán hàng theo mẫu), không có phương cách giữ gìn và bảo vệhàng hóa. Ngoài ra, theo
quy định của CISG, hànghóa còn bị coi là không phù hợp với hợpđồng trong trường hợp
hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã biết được vào lúc
ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng việc hàng
không phù hợp là không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán. Từ đó có thể
thấy rằng nếu như người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù
hợp vào lúc ký kết hợpđồng thì người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc giao
hàng không đúng hợp đồng.
Tại điều 37, CISG quy định rằng trong trường hợphàng được giao trước thời hạn
quy định trong hợpđồng cho tới khi trước hết hạn giao hàng, người bán có quyền giao
một phần hay một số lượng thiếu hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù
hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hànghóa đã giao với điều
kiện là không gây trở ngại hay phí tổn vô lý nào cho người mua. Khi người bán thực hiện
việc khắc phục sự không phù hợp của hànghóa đã giao mà gây trở ngại hay phí tổn vô lý
cho người mua thì người mua có quyền yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại theo quy
định của Công ước.
- Giao chứng từ kèm theo hànghóa 56
Người bán có nghĩa vụ giao các giấy tờ liên quan đến hànghóa cho người mua
đúng thời gian và địa điểm đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu việc giao giấy tờ
liên quan đến hànghóa không gây bất tiện hoặc chi phí cho người mua thì người bán có
thể giao giấy tờ đó trước thời gian quy định. Trong trường hợp việc giao giấy tờ liên quan
đến hànghóa của người bán đã gây ra thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
55
56
Điều 35 Công ước Viên 1980.
Điều 34 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
41
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
-
Đảm bảo các quyền sở hữu đối với hàng hóa
Theo quy định tại điều 41 của CISG, người bán phải đảm bảo quyền sở hữu đối với
hàng hóa, tức là người bán phải giao những hànghóa không bị ràng buộc bởi bất cứ
quyền lợi nào có liên quan đến người thứ ba cho người mua, trừ trường hợp loại hàng đó
được người muađồng ý nhận. Tuy nhiên, nếu những quyền lợi có liên quan đến người thứ
ba được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của
người bán sẽ được điều chỉnh theo quy định tại điều 42 của CISG. Ngoài ra, cũng theo
quy định tại điều 42 này, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu như vào lúc ký
kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện hữu của quyền lợi
có liên quan đến người thứ ba. Người mua sẽ tự chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan
đến sở hữu trí tuệ hay sở hữu công nghiệp trong trường hợp người bán đã tuân theo các
bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.
Điều 38 của CISG quy định rằng người mua phải kiểm tra hàng hóa, từ đó có thể
ngầm hiểu rằng ngoài các nghĩa vụ nói trên, người bán còn có nghĩa vụ phải bảo đảm cho
người mua được kiểm tra hàng hóa.
2.3.1.2. Nghĩa vụ của người mua
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người mua phải thực hiện hai nghĩa vụ cơ
bản, đó là nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
- Nhận hàng 57
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua được thể hiện qua hai hành vi, đó là sẵn sàng
tiếp nhận và tiếp nhận hàng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhận hàng, thông
thường người mua sẽ thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, tiến hành chuẩn bị mọi cơ
sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi… Khi người bán mang hàng tới địa điểm quy
định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ
của mình là tiếp nhận hàng.
- Thanh toán tiền hàng
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua được cụ thể hóa như sau:
+ Phải thanh toán tiền hàng theo đúng giá của hàng hóa.58
Người mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng cho người bán theo giá cả mà
các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợphợpđồng không có quy định cụ
thể về giá của hànghóa thì giá của hàng sẽ được xác định bằng cách suy đoán rằng các
bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng như vậy khi loại hàng này được đem ra
bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.
57
58
Điều 60 Công ước Viên 1980.
Điều 55 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
42
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
+ Phải thanh toán theo đúng địa điểm đã quy định.
Tại điều 57, CISG quy định rằng người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như trong hợpđồng không có quy
định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho
người bán tại trụ sở của người bán, nếu người bán thay đổi địa điểm trụ sở của mình sau
khi hợpđồng được ký kết thì người bán phải chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện
việc thanh toán. Ngoài việc thanh toán tiền hàng tại trụ sở của người bán, người mua còn
có thể thanh toán tại nơi giao hàng hoặc nơi giao chứng từ, nếu việc trả tiền phải được
làm cùng một lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
+ Phải thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định.59
Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian đã quy định trong hợp
đồng. Nếu như hợpđồng không có quy định thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
hàng khi người bán chuyển giao hànghóa hoặc các giấy tờ liên quan đến hànghóa theo
quy định của hợp đồng. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi
họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp mà thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên
thỏa thuận không cho phép làm việc đó.
Ngoài hai nghĩa vụ nói trên, người mua còn có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa
hoặc đảm bảo đã có sự kiểm tra hànghóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể
làm được tùy tình huống cụ thể. Nếu như hợpđồng có quy định về việc chuyên chở hàng
hóa, thì việc kiểm tra hàng có thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến. Trường hợp địa
điểm của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng
được người mua gửi đi tiếp và khi đó, người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra
hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợpđồngvề khả năng
đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến
mới.60
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ các bên theo luật Việt Nam
2.3.2.1. Nghĩa vụ của người bán
Có thể nói trong hợpđồngmuabánhànghóa thì giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất
của bên bán. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên quan và nhằm
mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Khác với Luật Thương mại
1997, các quy định của Luật Thương mại 2005 có sự chi tiết, rõ ràng hơn về nghĩa vụ giao
hàng của người bán do được xây dựng trong một mức độ nhất định để phù hợp với pháp
luật quốctếvề thương mại, cụ thể là Công ước Viên 1980 vềhợpđồngmuabánhàng hóa
59
60
Điều 58 Công ước Viên 1980.
Điều 38 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
43
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
quốc tế. Tương tự như CISG, điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định người bán có
nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ có liên quan đến hànghóa cho người mua và đảm bảo
các quyền sở hữu đối với hàng hóa. Theo đó, nghĩa vụ của người bán có thể được cụ thể
hóa như sau:
-
Nghĩa vụ giao hàng
+ Giao hàng đúng địa điểm61
Người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Nếu như các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải
giao hàng cho bên mua tại nơi có hànghóa đó trong trường hợphànghóa là vật gắn liền
với đất đai.
Nếu như các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng nhưng có quy định về
vận chuyển hànghóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng và cũng không có quy
định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa
điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hànghóa thì bên bán
phải giao hàng tại địa điểm đó.
Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán
được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Về cơ bản, quy định của luật Việt Nam về địa điểm giao hàng tương đồng với
CISG. Tuy nhiên, quy định của CISG có phần rõ ràng, cụ thể hơn vì trong trường hợp
không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng, CISG quy định đối tượng của hợpđồng là
hàng đặc định và hàngđồng loại trong khi theo quy định của luật Việt Nam, hàng là vật
gắn liền với đất đai.
+ Giao hàng đúng thời gian62
Tương tự như CISG, Luật Thương mại 2005 quy định người bán phải giao hàng
đúng thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Quy định này vừa có ý nghĩa pháp lý vừa
có ý nghĩa thương mại hết sức quan trọng bởi vì trong hợpđồngmuabánhànghóa quốc
tế, thời điểm giao hàng có liên quan mật thiết đến vận chuyển hàng. Ví dụ, theo hợp đồng
mua bánhànghóa và điều kiện giao hàng FOB Hải Phòng, khi đến thời hạn giao nhận
hàng, người mua cho tàu đến nhận hàng nhưng người bán chưa tập kết hoặc tập kết chưa
đủ hàng, hoặc không đảm bảo tiến độ bốc hàng lên tàu được quy định (bốc hàng lên tàu
trễ) thì người bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lưu tàu.
61
62
Điều 35 Luật Thương mại 2005.
Điều 37 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
44
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định
được thời điểm giao hàng cụ thể, nếu như CISG chỉ quy định rằng người bán có thể giao
hàng cho người mua vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó thì luật Việt Nam lại có
thêm yêu cầu là người bán phải thông báo trước cho người muavề thời điểm giao hàng.
Khi xem xét trường hợp này thì một câu hỏi được đặt ra đó là cần có sự chấp thuận của
người mua khi nhận được thông báo từ người bán hay không? Luật Thương mại 2005
không có quy định về việc này. Như vậy, có thể ngầm hiểu rằng người bán có nghĩa vụ
thông báo về thời điểm giao hàng và sau khi đã thông báo, họ có quyền giao hàng mà
không cần có sự chấp thuận của người mua. Điều này đáng để suy nghĩ bởi vì trong thực
tế, có nhiều trường hợp khi nhận được thông báo từ người bán, người mua chưa có sự
chuẩn bị để tiếp nhận hàng hóa.
Tương tự như CISG, Luật Thương mại 2005 cũng quy định rằng trong trường hợp
không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng, người bán phải giao hàng cho người mua
trong một thời gian hợp lý sau khi hợpđồng đã được ký kết. Việc xác định thời hạn hợp
lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoàn cảnh, điều kiện ký kết hợpđồng cũng như tính
chất của hàng hóa. Có thể nói so với Luật Thương mại 1997 thì đây là một trong những
quy định có tính mới của Luật Thương mại 2005, thể hiện xu thế hội nhập thương mại
quốc tế của Việt Nam hiện nay.
+ Giao hàng đúng số lượng và chất lượng
Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã
quy định trong hợp đồng. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác định hànghóa đó có
phù hợp với hợpđồng và quy định của phápluật hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Về
nguyên tắc, trước hết cần dựa vào nội dung cụ thể của hợpđồng để xác định hàng có phù
hợp với hợpđồng hay không. Trường hợp không thể xác định được thì phải căn cứ vào
quy định của pháp luật. Theo điều 39 Luật Thương mại 2005, trường hợphợpđồng không
có quy định cụ thể thì hànghóa được coi là không phù hợp với hợpđồng khi hànghóa đó
không phù hợp với mục đích sử dụng cũng như mục đích cụ thể mà bên mua đã cho bên
bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Ngoài ra, hànghóa còn
được coi là không phù hợp với hợpđồng khi hànghóa đó không đảm bảo được chất
lượng như hàng mẫu mà bên bán đã giao cho bên mua, không được bảo quản, đóng gói
theo quy định của hợp đồng.
Theo quy định tại điều 40 Luật Thương mại 2005 thì khi hànghóa không phù hợp
với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng và không phải chịu trách nhiệm đối
với hànghóa đó. Điều này đồng nghĩa với việc bên bán phải tự chịu trách nhiệm về bất kỳ
khiếm khuyết nào của hànghóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua. Sau
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
45
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
thời điểm chuyển rủi ro, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa
nếu như khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, theo khoản 1 của
điều này, khoản 3 điều 444 Bộ luật Dân sự 2005 và khoản 3 điều 35 của CISG thì bên bán
sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào do hànghóa không phù hợp với điều kiện hợp
đồng trong trường hợp bên mua đã biết hoặc không thể không biết về sự không phù hợp
của hànghóa ở thời điểm ký kết hợp đồng.
Nếu hợpđồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao
hàng cụ thể thì bên bán được phép giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao
thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Nhưng sau đó, bên bán phải giao
phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hànghóa cho phù hợp với hợpđồng hoặc khắc phục sự
không phù hợp của hànghoá trong thời hạn còn lại. Trường hợp bên bán thực hiện việc
khắc phục sự không phù hợp của hànghoá trong thời hạn còn lại mà gây bất lợi hoặc làm
phát sinh các chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên bán có trách nhiệm khắc phục bất lợi
hoặc chịu các chi phí đó.63
Trường hợp bên bán giao thừa hàng mà các bên không có thỏa thuận khác thì bên
mua có quyền từ chối nhận phần hànghóa thừa đó, bên bán có trách nhiệm nhận lại số
hàng thừa và tự chịu mọi chi phí liên quan. Nếu như bên bán giao thừa hàng mà bên mua
chấp nhận số hàng thừa đó thì bên mua phải thanh toán số hàng này theo giá thỏa thuận
trong hợp đồng.64 Khi thực hiện muabán những loại hànghóa khó xác định chính xác
tuyệt đối số lượng theo hợpđồng (như ngũ cốc, than, quặng,…), điều khoản đối tượng
của hợpđồngmuabánhànghóa thường được các bên thỏa thuận về dung sai của số
lượng hàng hóa. Trong trường hợp này, việc giao hànghóa trong phạm vi dung sai số
lượng theo hợpđồng cũng được coi là giao hàng đúng hợp đồng.
- Giao chứng từ có liên quan đến hànghóa 65
Trong nhiều trường hợp, việc giao hànghóa còn bao gồm cả việc giao các chứng
từ liên quan đến hànghóa như hóa đơn thương mại, chứng nhận chất lượng, chứng nhận
nguồn gốc, xuất xứ, vận đơn,… Theo Luật Thương mại 2005, trường hợp các bên có thỏa
thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa
cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Nếu như các
bên không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hànghóa thì
bên bán phải giao chứng từ đó cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên
mua có thể nhận hàng.
63
Điều 41 Luật Thương mại 2005.
Điều 43 Luật Thương mại 2005.
65
Điều 42 Luật Thương mại 2005.
64
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
46
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Ngoài ra, trong trường hợp trước thời hạn thỏa thuận mà bên bán đã giao chứng từ
có liên quan đến hànghóa cho bên mua thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót
của các chứng từ này trong thời hạn còn lại. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục thiếu
sót của các chứng từ mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh các chi phí bất hợp lý cho bên mua
thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Ngoài việc giao hàng trực tiếp cho bên mua, bên bán còn có thể giao hàng thông
qua người thứ ba, chẳng hạn như giao hàng thông qua người làm dịch vụ Logistics, giao
hàng qua người làm dịch vụ vận chuyển,… Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề rủi ro đối
với hànghóa khi giao hàng qua người thứ ba. Trong trường hợp các bên không có thỏa
thuận thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng
cho người thứ ba theo các điều kiện giao hàng do hai bên đã thỏa thuận.
- Đảm bảo các quyền sở hữu đối với hàng hóa
Theo quy định tại điều 41 của CISG, điều 45 Luật Thương 2005 và điều 443 Bộ
luật Dân sự 2005, người bán có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu của người mua đối với
hàng hóa đã bán để người mua không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Như vậy, ngoài nghĩa
vụ giao hàng và giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa, đảm bảo hànghóa phù hợp
với các điều kiện của hợp đồng, người bán còn phải bảo đảm hànghóa được giao không
bị người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, trừ trường hợp được người muađồng ý nhận
hàng đang có sự tranh chấp đó.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 46 Luật Thương mại 2005, người bán còn có
nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa. Điều này có nghĩa là bên bán
không được bánhànghóa có vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm
khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp đã bánhànghóa có
vi phạm đến quyền này. Trong trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ
kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua
phải tự chịu trách nhiệm về các khiếu nại có liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. Trước đây, Luật
Thương mại 1997 không có quy định điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người bán và
người mua khi có sự tranh chấp của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa. Sự hạn chế này đã được khắc phục trong Luật Thương mại 2005, điều này
không những thể hiện được sự tương thích của phápluật Việt Nam với luậtphápquốc tế
về thương mại mà còn đáp ứng được nhu cầu phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại
ở nước ta hiện nay.
Việc người bán vi phạm nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ
đối với hànghóa chỉ cho phép người mua được quyền khiếu kiện. Điều 43 của CISG và
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
47
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
điều 47 Luật Thương mại 2005 quy định trong trường hợphànghóa có tranh chấp bởi
người thứ ba, nếu người mua không thông báo ngay hay không thông báo trong một thời
hạn hợp lý cho người bán biết về tính chất của tranh chấp kể từ thời điểm người mua đã
biết hay đáng lẽ ra phải biết về tranh chấp đó, thì người bán sẽ không phải chịu trách
nhiệm. Ở đây có thể thấy được sự khác biệt giữa CISG và luật Việt Nam, trong khi CISG
yêu cầu phải thông báo trong một thời hạn hợp lý thì Luật Thương mại 2005 lại yêu cầu
phải thông báo ngay. Theo quan điểm của người viết thì quy định của CISG có phần phù
hợp hơn so với luật Việt Nam bởi vì trên thực tế không phải lúc nào phát hiện hànghóa bị
tranh chấp, người mua cũng có khả năng thông báo ngay cho người bán biết vì có nhiều
trường hợp do sự cố khách quan mà người mua không thể thông báo ngay được. Như vậy,
quy định của CISG sẽ bảo vệ được quyền lợi của người mua ở một mức độ cao hơn so với
luật Việt Nam. Thời hạn hợp lý theo quy định của CISG được xác định phụ thuộc vào tính
chất của tranh chấp cũng như thực tiễn của hoạt động giao dịch thương mại cụ thể.
Tuy nhiên, nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng, người bán đã biết hoặc không thể
không biết về những tranh chấp đó mà không thông báo cho người mua thì phải chịu trách
nhiệm ngay cả khi người mua không thông báo cho người bán trong thời gian hợp lý nói
trên.
Ngoài những nghĩa vụ cơ bản trên thì trong trường hợphợpđồngmuabán hàng
hóa quy định người mua hoặc đại diện của người mua kiểm tra chất lượng của hàng hóa
trước khi giao hàng thì người bán có nghĩa vụ phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện
của người mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa.66
Trường hợphànghóa được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thì bên bán có nghĩa vụ thông báo cho bên muavề biện pháp bảo đảm và
phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bánhànghóa đó.67
Ngoài ra, người mua còn có nghĩa vụ bảo hành hànghóa theo nội dung và thời hạn
đã thỏa thuận trong trường hợphànghóamuabán có bảo hành. Theo đó, bên bán phải
thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép,
đồng thời phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.68
2.3.2.2. Nghĩa vụ của người mua
Cũng như trong các hợpđồngmuabánhànghóa thông thường khác, trong hợp
đồng muabánhànghóaquốc tế, bên mua cũng có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
hàng cho bên bán. Cụ thể như sau:
66
Khoản 1 điều 44 Luật Thương mại 2005.
Điều 48 Luật Thương mại 2005.
68
Điều 49 Luật Thuong mại 2005.
67
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
48
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
-
Nhận hàng
Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tếhànghóa từ bên bán.
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện
những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, những công việc này có thể khác nhau
trong từng trường hợp cụ thể (hỗ trợ bên bánvề thủ tục giao hàng, hướng dẫn phương
thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hóa,…). Cần lưu ý việc nhận hàng trên thực tế
không đồng nghĩa với việc người mua đã hoàn toàn chấp nhận vềhànghóa được giao.
Theo Luật Thương mại 2005, sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng, bên bán vẫn phải
chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hànghóa mà trong quá trình kiểm tra không
thể phát hiện được bằng những biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết
về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.69
Trường hợp bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợpđồng nhưng bên mua không
tiếp nhận thì bên mua bị coi là đã vi phạm hợpđồng và phải chịu các biện pháp chế tài
theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Khi đó, bên bán phải áp dụng các biện
pháp cần thiết trong khả năng có thể, với chi phí hợp lý để lưu giữ, bảo quản hànghóa và
có quyền yêu cầu bên mua thanh toán các chi phí bỏ ra. Đối với hànghóa có nguy cơ bị
hư hỏng thì bên bán có quyền bánhànghóa đó và trả cho bên mua khoản tiền thu được từ
việc bánhànghóa đó sau khi trừ các chi phí hợp lý để bảo quản và bánhànghóa đó.70
- Thanh toán tiền hàng
Có thể nói thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp
đồng muabánhàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận
trong hợp đồng. Điều khoản thanh toán được các bên thỏa thuận thông thường bao gồm
những nội dung cụ thể vềđồng tiền thanh toán, thời hạn, địa điểm thanh toán, trình tự, thủ
tục thanh toán,… Bên mua phải thực hiện đúng những nội dung này theo thỏa thuận.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung liên quan đến việc thanh
toán thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 55 Luật Thương mại 2005, người mua có nghĩa vụ thanh
toán cho người bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến
hàng hóa. Tương tự như CISG, Luật Thương mại 2005 cũng quy định rằng người mua
không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ trường
hợp phương thức giao hàng hay thanh toán do các bên thỏa thuận không cho phép người
mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
69
70
Khoản 5 điều 44 Luật Thương mại 2005.
Điều 288 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
49
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Mặt khác, điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định rằng nếu như không có thỏa
thuận khác thì người mua có quyền tạm ngừng thanh toán tiền muahàng trong ba trường
hợp sau: thứ nhất, bên mua có bằng chứng về việc bị bên bán lừa dối; thứ hai, bên mua có
bằng chứng về việc hànghóa đang là đối tượng bị tranh chấp, theo đó, bên mua có quyền
tạm ngừng việc thanh toán cho đến khi việc tranh chấp được giải quyết; thứ ba, bên mua
có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợpđồng thì có quyền
tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó. Một vấn
đề được đặt ra ở đây đó là hậu quả pháp lý xuất phát từ việc dựa vào những căn cứ không
có cơ sở xác thực của những trường hợp mà người mua thực hiện việc tạm ngừng thanh
toán. Dự liệu được những trường hợp đó nên Luật Thương mại 2005 quy định rằng nếu
bằng chứng mà bên mua đưa ra khi thực hiện việc tạm ngừng thanh toán không xác thực,
gây thiệt hại cho người bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại và chịu các chế tài khác
theo quy định của pháp luật.71 Quy định này buộc người mua phải có sự cân nhắc, thận
trọng khi thực hiện quyền tạm ngừng thanh toán.
Nói đến nghĩa vụ thanh toán của người mua không thể không nhắc đến các yếu tố
như địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và cách thức xác định giá cả bởi đây đều là
những yếu tố quan trọng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như các bên
không có thỏa thuận thì các yếu tố này sẽ được xác định dựa trên quy định của pháp luật
như sau:
+ Địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán được xác định theo quy định của hợpđồng mà các bên đã thỏa
thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì
bên mua phải thanh toán cho bên bán tại nơi có trụ sở thương mại của người bán, hoặc tại
nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền, giao hàng và giao chứng từ được tiến
hành đồng thời. Trong trường hợp này, theo quy định của CISG thì người bán phải chịu
chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh toán khi người bán có thay đổi trụ sở thương
mại. Trong khi đó, luật Việt Nam lại không có quy định về vấn đề này.
+ Thời hạn thanh toán
Thời hạn thanh toán được xác định theo quy định của hợpđồng mà các bên đã thỏa
thuận. Trường hợp không có sự thỏa thuận, phápluật Việt Nam quy định rằng việc thanh
toán phải được bên mua thực hiện vào thời điểm bên bán giao hàng hay giao chứng từ liên
quan đến hàng hóa.72 Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra
71
72
Khoản 4 điều 51 Luật Thương mại 2005.
Điều 55 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
50
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
xong hànghóa trong trường hợp có thỏa thuận về việc kiểm tra hànghóa trước khi giao
hàng.
Trong trường hợphợpđồng không có quy định về thời hạn thanh toán, người mua
có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng hóa
dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của hợp đồng. Ngoài ra, theo quy định tại
khoản 3 điều 50 Luật Thương mại 2005, bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng
trong trường hợphànghóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán
sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Trường hợp bên mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hay chậm
thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên
mua trả tiền lãi trên số tiền trả chậm đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường
tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc phápluật có quy định khác.73
+ Cách xác định giá cả
Giá cả của hànghóa được xác định theo giá mà các bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương
pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa
được xác định theo giá của loại hànghóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm muabánhàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.74
Ngoài hai nghĩa vụ cơ bản là nhận hàng và thanh toán tiền hàng, theo quy định tại
điều 44 Luật Thương mại 2005, người mua còn có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa
trước thời điểm giao hàng nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Ở đây có một
số vấn đề cần được lưu ý như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 điều 44 Luật Thương mại 2005 thì người bán
không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hànghóa mà bên mua đã biết
hay không thể không biết trong quá trình kiểm tra nhưng không thông báo cho người bán
biết trong một thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hóa. Mặt khác, theo quy định tại
khoản 1 điều 40 của luật này, bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm
khuyết nào của hànghóa nếu như vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua đã biết hoặc
phải biết về những khiếm khuyết đó. Từ hai điều luật trên có thể thấy rằng hậu quả pháp
lý của việc biết được khiếm khuyết của hànghóa vào thời điểm giao kết hợpđồng và
trong quá trình kiểm tra mà không thông báo của người mua là như nhau.
73
74
Điều 306 Luật Thương mại 2005.
Điều 52 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
51
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Thứ hai, khoản 5 điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định rằng mặc dù có sự kiểm
tra của bên mua nhưng bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa
nếu như trong quá trình kiểm tra, người mua không thể phát hiện được khiếm khuyết đó
bằng các biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc không thể không biết về những
khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Như vậy, theo quy định của điều
luật này thì bên bán chỉ chịu trách nhiệm khi họ đã biết hoặc không thể không biết về
khiếm khuyết của hàng hóa. Giả sử trong trường hợp bên bán đã biết về khiếm khuyết của
hàng hóa nhưng cố tình không biết để trốn tránh trách nhiệm thì phải giải quyết như thế
nào, Luật Thương mại 2005 chưa có quy định.
2.4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng
2.4.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu
Trong hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, việc xác định thời điểm chuyển quyền
sở hữu đối với hànghóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa pháp lý hết sức quan
trọng không những cho các bên trong hợpđồng mà còn cho người thứ ba. Ý nghĩa pháp lý
của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hànghóa được thể hiện ở chỗ
sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán sẽ hết quyền định đoạt đối với hàng hóa
còn người mua có được quyền của người chủ sở hữu đối với hànghóa là đối tượng của
hợp đồng.
2.4.1.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo CISG
Thông thường, các quy định của phápluậtvề thời điểm chuyển quyền sở hữu đối
với hànghóa từ người bán sang người mua là những quy phạm mang tính chất lựa chọn,
tức là các bên có quyền tự do thỏa thuận thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa
là đối tượng của hợpđồngmua bán. Phápluật chỉ điều chỉnh khi không có sự thỏa thuận
giữa các bên.
Thực tiễn hoạt độngmuabánhànghóaquốctế cho thấy rằng việc xác định thời
điểm chuyển quyền sở hữu đối với hànghóa từ người bán sang người mua phụ thuộc vào
đối tượng của hợpđồng là hàng đặc định (hàng hóa không thể thay thế cho nhau) hay
hàng đồng loại (hàng hóa có thể thay thế cho nhau).
Đối với hàngđồng loại, theo quy định của hầu hết các nước trên thế giới, điều kiện
cần thiết để chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua là hànghóa đó phải được
cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng, tức là khi đối tượng của hợpđồng là hàng đồng
loại thì quyền sở hữu không thể được chuyển từ người bán sang người mua trước thời
điểm hànghóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng. Hành vi cá thể hóa hàng
hóa được quy định trong hợpđồng là việc xếp hànghóa vào nơi riêng biệt, đóng gói, đánh
dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đưa hànghóa vào một
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
52
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
tình trạng để có thể giao cho người mua như là hàng đặc định. CISG không trực tiếp quy
định thời điểm chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng đồng
loại. Tuy nhiên, xuất phát từ quy định về thời điểm chuyển rủi ro, có thể hiểu rằng đối với
hàng hóa là hàngđồng loại, quyền sở hữu không thể được chuyển sang người mua trước
thời điểm hànghóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng.75
Đối với hàng đặc định, thời điểm chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người
mua được các nước khác nhau quy định khác nhau. Ví dụ như điều 17 LuậtBán hàng
1979 của Anh quy định, trong trường hợp đối tượng của hợpđồngmuabán là hàng hóa
đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang
người mua.76
2.4.1.2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo luật Việt Nam
Tương tự như các quốc gia khác, phápluật Việt Nam cũng quy định rằng thời điểm
chuyển quyền sở hữu đối với hànghóa từ người bán sang người mua trong hợpđồng mua
bán hànghóaquốctế trước hết do các bên tự thỏa thuận, phápluật chỉ điều chỉnh trong
trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì quyền sở hữu đối với hànghóa sẽ
được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hànghóa được chuyển giao, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc phápluật có quy định khác.77 Tuy nhiên, thời
điểm mà hànghóa được chuyển giao là thời điểm nào, chuyển giao về mặt pháp lý hay
chuyển giao trên thực tế thì Luật Thương mại 2005 không quy định rõ. Trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hànghóa có thể được chuyển giao ở những
thời điểm khác nhau, tùy thuộc tính chất của việc chuyển giao hànghóa và phương thức
mua bán, cụ thể như sau:78
- Hànghóa mà khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học
Quyền sở hữu đối với loại hànghóa này được chuyển giao cho người mua khi
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Đối với những hànghóa không có dịch chuyển
về mặt cơ học khi giao nhận (hàng hóa là tài sản gắn với đất) và việc giao nhận hàng được
thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hànghóa thì quyền sở hữu
hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về
hàng hóa. Trường hợphànghóa không có dịch chuyển khi giao nhận và cũng không có
75
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình LuậtHợpđồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.192.
76
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình LuậtHợpđồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.193.
77
Điều 62 Luật Thương mại 2005.
78
Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật Thương mại 1, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Nxb. Đại học
Cần Thơ, 2006, tr.30.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
53
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
chứng từ liên quan đến hàng hóa, quyền sở hữu hànghóa được coi là đã chuyển giao tại
địa điểm và thời gian hợpđồng có hiệu lực.
- Hànghóa mà phápluật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
Đối với loại hànghóa này thì quyền sở hữu hànghóa của bên bán sẽ được chuyển
cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với loại hàng
hóa đó. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu của bên mua chỉ được xác lập ngay sau khi
hoàn thành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, mọi phương
thức giao nhận hànghóa của các bên trước đó sẽ không đương nhiên cấu thành quyền sở
hữu của bên mua.
- Hànghóa được muabán theo phương thức mua sau khi sử dụng thử
Trong thời hạn dùng thử, hànghóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Tuy
nhiên, trong thời hạn dùng thử này, quyền sở hữu hànghóa của bên bán bị hạn chế. Bên
bán sẽ không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hànghóa khi bên
mua chưa trả lời.
- Hànghóa được muabán theo phương thức trả chậm, trả dần
Trong trường hợp này, bên bán được phép bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với
hàng hóa đã giao cho bên mua đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
Ngoài ra, trong trường hợphợpđồngmuabán có thỏa thuận điều kiện bắt buộc mà
thiếu điều kiện này, người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua
không thể nhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hànghóa chỉ được chuyển từ người
bán sang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện. Ví dụ: các bên có thể thỏa thuận
rằng chỉ khi nào người mua xuất trình cho người bán bảo lãnh của ngân hàngvề việc bảo
đảm thanh toán thì người bán mới giao quyền sở hữu hànghóa cho bên mua.
2.4.2. Thời điểm chuyển rủi ro
Hoạt động thương mại quốctế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực
mua bánhànghóa bởi vì hợpđồngmuabánhànghóa có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng
vận chuyển và hànghóa thường bị mất mát, hư hỏng trong quá trình chuyên chở. Việc xác
định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua đối với hànghóa là đối tượng
của hợpđồngmuabánhànghóaquốctế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn
hết sức quan trọng.
2.4.2.1. Thời điểm chuyển rủi ro theo CISG
Về nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua liên quan đến
hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác nhau, đó là thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời
điểm giao hàng. Phápluật của một số nước quy định rủi ro đối với hànghóa được chuyển
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
54
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
từ người bán sang người muađồng thời với việc chuyển quyền sở hữu. Trong khi đó,
pháp luật một số nước khác lại quy định rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua
tại thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của hợp đồng.79
Còn theo CISG, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hànghóa từ người
bán sang người mua được quy định rõ tại điều 67. Theo đó, trường hợphợpđồng không
có quy định rằng hànghóa phải được giao tại một địa điểm nhất định thì thời điểm chuyển
giao rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm kể từ khi hàng được giao cho người
vận tải đầu tiên để chuyển hàng cho người mua theo quy định của hợp đồng. Trong
trường hợphợpđồng có quy định rõ hànghóa phải được giao tại một địa điểm nhất định,
thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hànghóa từ người bán sang người mua là khi hàng
được giao cho người vận tải tại địa điểm nhất định đó.
Như vậy, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp này sẽ phụ thuộc
vào từng phương thức giao hàng cụ thể. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người
mua nếu như hànghóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợpđồng bằng
ký mã hiệu, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc
bằng bất kỳ phương pháp nào khác.
Theo quy định tại điều 68 của CISG, trong trường hợphànghóa được bán trên
đường vận chuyển, người mua sẽ phải chịu rủi ro từ thời điểm hànghóa được giao cho
người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợpđồng vận chuyển. Trừ
trường hợp nếu vào lúc ký kết hợpđồngmua bán, người bán đã biết hoặc không thể
không biết rằng hànghóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng không thông báo cho người
mua.
Ngoài các trường hợp trên, rủi ro còn được chuyển sang người mua trong trường
hợp họ chậm tiếp nhận hàng hoặc không chịu tiếp nhận hàng kể từ thời điểm mà theo quy
định của hợp đồng, hànghóa phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Nếu như
người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại
của người bán thì rủi ro được chuyển giao cho người mua khi người bán thực hiện giao
hàng đúng thời hạn quy định và người mua biết rằng hànghóa đã được đặt dưới quyền
định đoạt của họ tại nơi đó.80 Ở đây cần lưu ý rằng, thời điểm rủi ro đối với hàng hóa
được chuyển từ người bán sang người mua là thời điểm mà người mua phải thực hiện
nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợpđồng chứ không phải là thời điểm người
mua thực hiện hành vi nhận hàng trên thực tế.
79
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình LuậtHợpđồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.194.
80
Điều 69 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
55
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
2.4.2.2. Thời điểm chuyển rủi ro theo luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người
mua không giống nhau trong các văn bảnphápluật khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có
một điểm chung là không gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi
ro. Điều này phù hợp với thực tiễn muabánhànghóa bởi vì không phải lúc nào quyền sở
hữu đối với hànghóa cũng được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán thực
hiện xong nghĩa vụ giao hàng của mình.
Tương tự như CISG, về nguyên tắc chung, phápluật Việt Nam cũng quy định việc
xác định thời điểm chịu rủi ro đối với hànghóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng. Nếu như các bên không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo
quy định của phápluật hiện hành. Theo Luật Thương mại 2005, vấn đề xác định thời
điểm chịu rủi ro đối với hànghóa được quy định trong các trường hợp sau:
- Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định81
Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định theo
thỏa thuận của các bên trong hợpđồng thì rủi ro đối với hànghóa từ bên bán sẽ được
chuyển cho bên mua khi hànghóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua
ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền
giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hànghóa đó.
- Trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định82
Nếu trong hợpđồng có quy định về việc vận chuyển hànghóa và bên bán không có
nghĩa vụ phải giao hàng cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền tại một địa
điểm nhất định thì rủi ro đối với hànghóa được chuyển cho bên mua khi hànghóa đã
được giao cho người vận tải đầu tiên.
- Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận
chuyển83
Trong trường hợp này, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với hànghóa từ bên bán
được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hànghóa hoặc khi
người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hànghóa của bên mua.
- Trường hợphànghóa được muabán khi đang trên đường vận chuyển84
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợpđồng là hànghóa đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với hànghóa đó được
chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
81
Điều 57 Luật Thương mại 2005.
Điều 58 Luật Thương mại 2005.
83
Điều 59 Luật Thương mại 2005.
84
Điều 60 Luật Thương mại 2005.
82
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
56
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Ngoài ra, trong các trường hợp khác, rủi ro đối với hànghóa còn được chuyển từ
người bán sang người mua kể từ thời điểm hànghóa thuộc quyền định đoạt của bên mua
và bên mua vi phạm hợpđồng do không nhận hàng. Cần lưu ý rằng, rủi ro đối với hàng
hóa sẽ không được chuyển từ người bán sang người mua nếu hànghóa không được xác
định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc
không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.85
Dựa vào các quy định của CISG và Luật Thương mại 2005 có thể thấy rằng Luật
Thương mại 2005 đã có những quy định khá chi tiết và tương đối giống với quy định của
CISG về việc xác định thời điểm mà rủi ro đối với hànghóa được chuyển từ người bán
sang người mua. Cụ thể, điều 57 và 58 Luật Thương mại 2005 quy định về việc chuyển
rủi ro trong hai trường hợp có hoặc không có địa điểm giao hàng xác định có sự tương
đồng với điều 67 của CISG. Tuy nhiên, giữa chúng lại có một sự khác biệt hết sức cơ bản,
đó là CISG quy định rằng rủi ro sẽ không được chuyển sang cho người mua nếu như hàng
hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng. Trong khi đó, vấn đề
này không nằm trong điều 57 và 58 Luật Thương mại 2005 mà nằm trong điều 61 về
chuyển rủi ro trong các trường hợp khác.
Mặt khác, giữa CISG và luật Việt Nam có sự khác biệt khi Luật Thương mại 2005
quy định thêm một trường hợp chuyển rủi ro mà khó có thể tìm thấy trong CISG cũng
như phápluật của các nước khác. Đó là quy định tại điều 59 về chuyển rủi ro trong trường
hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển. Tuy
được xem là một quy định có tính mới nhưng điều 59 này vẫn còn nhiều bất cập, gây khó
khăn khi áp dụng mà người viết sẽ phân tích cụ thể ở chương sau.
Ngoài ra, giữa CISG và luật Việt Nam còn có sự khác biệt khi quy định về cùng
một vấn đề, đó là chuyển rủi ro trong trường hợpmuabánhànghóa đang trên đường vận
chuyển. Điều 68 của CISG quy định người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hànghóa được
giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợpđồng vận
chuyển. Trong khi đó, điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định rằng người mua phải chịu
rủi ro đối với hànghóa đang trên đường vận chuyển kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Nếu xét về mặt thực tiễn thì quy định của CISG có phần phù hợp hơn so với quy định của
luật Việt Nam bởi rủi ro có thể xảy ra đối với hànghóa kể từ thời điểm hànghóa không
còn nằm trong tầm kiểm soát của người bán, tức là từ thời điểm hànghóa được người bán
giao cho người vận chuyển và có thể hànghóa đã bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp
đồng. Mặt khác, thực tiễn cho thấy đa số các trường hợphànghóa được bán khi đang trên
85
Điều 61 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
57
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đường vận chuyển thường là do người bán bị hoàn cảnh bắt buộc và vì vậy bao giờ giá
cũng thấp hơn.
Bên cạnh đó, khoản 1 điều 61 Luật Thương mại 2005 quy định trong trường hợp
người mua chậm tiếp nhận hàng theo quy định của hợpđồng đã thỏa thuận thì rủi ro sẽ
được chuyển cho người mua kể từ thời điểm mà theo quy định của hợp đồng, hàng hóa
phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Có thể nói rằng, quy định trên của Luật
Thương mại 2005 đã thể hiện sự tương thích với phápluậtquốctếvề thương mại, cụ thể
là điều 69 của CISG. Như vậy, có thể kết luận rằng, trong trường hợp người mua chậm
tiếp nhận hàng, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua sẽ là thời điểm mà
người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng theo quy định trong hợpđồng chứ không
phải là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàng trên thực tế.
2.5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Khi một hợpđồngmuabánhànghóa được xác lập có hiệu lực pháp luật, các bên
trong hợpđồng phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ
theo hợpđồngmuabán như không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do phápluật quy định.
Về bản chất, trách nhiệm do vi phạm hợpđồngmuabán là một dạng cụ thể của trách
nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực muabánhàng hóa, nó có ba đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợpđồngmuabán có hiệu lực
pháp luật;
Thứ hai, có nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợpđồng hoặc
trách nhiệm về tài sản;
Thứ ba, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp
dụng trên cơ sở pháp luật.
Chế định trách nhiệm do vi phạm hợpđồngmuabánhànghóa có nội dung chủ yếu
là các quy định về căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các trường
hợp miễn trách nhiệm. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợppháp của các chủ thể trong quan hệ hợpđồngmuabán cũng như đảm
bảo tính nghiêm minh của phápluậtvề hoạt độngmuabánhàng hóa. Vai trò của chế định
trách nhiệm do vi phạm hợpđồngmuabánhànghóa được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản
sau:
Một là, chế định trách nhiệm do vi phạm hợpđồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong quan hệ hợpđồngmua bán. Đối với bên bị vi phạm, chế định
trách nhiệm do vi phạm hợpđồng cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm (chế tài) đối với bên vi phạm (buộc
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
58
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Bên cạnh đó, chế định trách nhiệm do vi
phạm hợpđồng còn bảo vệ quyền lợi cho bên vi phạm, đảm bảo cho bên vi phạm chỉ phải
chịu trách nhiệm về những thiệt hại do phápluật quy định.
Hai là, chế định trách nhiệm do vi phạm hợpđồng chủ trương áp dụng các biện
pháp chế tài đối với mọi hành vi vi phạm hợpđồng (trừ trường hợp được miễn trách theo
quy định của phápluật hoặc bên bị vi phạm không yêu cầu áp dụng). Từ đó có tác dụng
ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợpđồngmuabánhàng hóa, góp phần nâng cao ý thức
trách nhiệm của các chủ thể hợpđồng trong việc thực hiện hợp đồng.
2.5.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
được áp dụng khi có những căn cứ do phápluật quy định. Tùy theo hình thức chế tài, căn
cứ áp dụng có sự khác biệt nhất định, phụ thuộc vào tính chất và mục đích của hình thức
chế tài đó. Theo quy định của CISG và phápluật Việt Nam, căn cứ để xác định trách
nhiệm do vi phạm hợpđồng bao gồm: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất
thực tế, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợpđồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình
thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợpđồngmuabánhànghóa là sự xử
sự của các chủ thể hợpđồng không phù hợp với nghĩa vụ hợpđồng như không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, trong
-
quan hệ hợpđồngmua bán, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa
thuận trong hợpđồng mà còn có thể phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, khi xem xét hành vi có vi phạm hợpđồngmuabánhànghóa hay không
cần phải căn cứ vào hợpđồng và các quy định của phápluậtvềhợpđồngmua bán.
Dựa vào thực tiễn của hợpđồngmuabánhàng hóa, hành vi vi phạm hợp đồng
được chia làm hai loại: vi phạm cơ bản nội dung hợpđồng và vi phạm hợpđồng trước
thời hạn. Vi phạm hợpđồng được coi là cơ bản nếu vi phạm đó gây ra cho bên bị vi phạm
một sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ phải có được trên cơ sở hợp đồng, ngoại trừ
trường hợp nếu bên vi phạm không thấy trước hậu quả đó và những người bình thường
cũng sẽ không thể tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. 86 Khác với
CISG, vi phạm cơ bản trong luật Việt Nam được định nghĩa là sự vi phạm hợpđồng của
một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của
86
Điều 25 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
59
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
việc giao kết hợp đồng.87 Còn vi phạm hợpđồng trước thời hạn, loại vi phạm không được
quy định trong phápluật Việt Nam hiện hành, là loại vi phạm mà trước khi đến hạn thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu bên có quyền biết được rằng nghĩa vụ sẽ
không được thực hiện hoặc có căn cứ để nghi ngờ rằng nghĩa vụ sẽ không thể thực hiện
thì có thể thực hiện ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông thường chỉ được dành
cho các trường hợp nghĩa vụ đã không được thực hiện trên thực tế.88
-
Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra
Có thể nói thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợpđồng gây ra là căn cứ bắt buộc
phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình thức chế tài khác, thiệt
hại thực tế có thể được coi là tình tiết để xác định mức độ nặng, nhẹ của chế tài được áp
dụng. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên vi phạm hợp
đồng phải gánh chịu. Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt
hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán
một cách dễ dàng và chính xác, được biểu hiện qua việc tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi
phí ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợpđồng gây ra,… Thiệt hại gián tiếp là
những thiệt hại dựa trên suy đoán khoa học (trên cơ sở chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác
định được, biểu hiện cụ thể qua thu nhập bị mất, bị giảm sút, khoản lợi được hưởng mà
bên có quyền lợi bị vi phạm đáng lẽ phải có.
Về nguyên tắc, bên vi phạm chỉ bồi thường những khoản thiệt hại trong phạm vi
do phápluật quy định. Đối với hợpđồng trong lĩnh vực thương mại, Luật Thương mại
2005 quy định về các khoản thiệt hại do vi phạm hợpđồng bao gồm giá trị tổn thất thực
tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.89
- Có lỗi của bên vi phạm
Lỗi của bên vi phạm hợpđồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả
các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng
thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của
hành vi đó. Vấn đề trạng thái tâm lý và nhận thức chỉ được đặt ra đối với các chủ thể là cá
nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức vi phạm hợpđồng để áp
dụng trách nhiệm hợpđồng phải căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết
và thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm hợpđồng được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy
đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợpđồng đều bị suy
87
Khoản 13 điều 13 Luật Thương mại 2005.
Xem: Vanwijck – Alexandre, Điều khoản chấm dứt hợpđồng và điều khoản duy trì hiệu lực của hợp đồng, Tài
liệu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” tổ chức tại Hà Nội, ngày 13-14 tháng 12 năm 2004.
89
Khoản 2 điều 302 Luật Thương mại 2005.
88
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
60
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi). Khi
áp dụng chế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có
nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
Về phương diện triết học, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại và tất
yếu, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm
hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp
đồng. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợpđồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và
một khoản thiệt hại cũng có thể được tạo bởi nhiều hành vi vi phạm hợp đồng. Trong khi
đó, các chủ thể hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh, có thể cùng lúc tham gia
nhiều quan hệ hợpđồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm hợpđồng và thiệt hại thực tế là vấn đề không dễ dàng, sẽ rất dễ
nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi yêu
cầu bồi thường thiệt hại hoặc các cơ quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại đối với bên vi phạm phải dựa vào những chứng cứ rõ ràng, xác thực và
hợp pháp.
2.5.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm
2.5.2.1. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm theo quy định của CISG
Theo quy định của CISG, các hình thức trách nhiệm do vi phạm bao gồm:
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng
Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợpđồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng theo quy định của hợpđồng đã thỏa thuận hoặc áp
dụng các biện pháp khác để hợpđồng được thực hiện.
Theo quy định tại điều 46 của CISG, khi người bán vi phạm nghĩa vụ thì người
mua có quyền yêu cầu người bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, trừ phi người
mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không phù hợp với yêu cầu đó. Trong trường
hợp hànghóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền yêu cầu người bán phải
giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bảnhợp đồng.
Mặt khác, nếu xét thấy cần thiết, người mua còn có quyền yêu cầu người bán phải loại bỏ
sự không phù hợp của hànghóa đối với hợp đồng, trừ trường hợp khi điều này không hợp
lý xét theo tất cả các tình tiết. Yêu cầu về việc thay thế hoặc loại bỏ sự không phù hợp của
hàng hóa chỉ có hiệu lực khi được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện
chiếu theo điều 39 của CISG hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
61
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Bên cạnh đó, điều 61 của CISG quy định trong trường hợp người mua không thực
hiện một nghĩa vụ nào đó thì người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay
thực hiện các nghĩa vụ khác, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không
thích hợp với các yêu cầu đó.
Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, CISG quy định rằng bên bị
vi phạm có thể cho bên vi phạm một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ. Đồng
thời, trừ phi bên bị vi phạm đã được bên vi phạm thông báo rằng sẽ không thực hiện
nghĩa vụ, bên bị vi phạm không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào
khác trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên, bên bị vi phạm sẽ không mất quyền
yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do bên vi phạm chậm trễ trong việc thực
hiện nghĩa vụ của mình.
- Hủy hợp đồng
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, hủy hợpđồng là biện pháp chế tài được áp
dụng khi việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợpđồng không còn ý nghĩa.
Khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng, hợpđồng sẽ không còn hiệu lực kể từ thời điểm ký
kết.
Theo quy định của CISG, bên bị vi phạm có thể tuyên bố hủy hợpđồng nếu bên vi
phạm có sự vi phạm về điều kiện chủ yếu của hợp đồng. Ngoài ra, bên bị vi phạm còn có
thể hủy hợpđồng khi bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng
trong trường hợp bên bị vi phạm đã cho thêm một thời hạn để thực hiện nghĩa vụ nhưng
họ đã không thực hiện hoặc tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn được gia
hạn này.
Khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng, CISG quy định bên hủy hợpđồng phải thông
báo ngay cho bên kia biết về việc hủy hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt
hại cho bên kia thì bên hủy hợpđồng phải bồi thường thiệt hại nếu có. Trong trường hợp
chưa kịp thông báo ngay cho bên vi phạm nhưng bên vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ thì
bên bị vi phạm mất quyền hủy bỏ hợp đồng.
Việc hủy hợpđồng sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý như giải phóng các
bên khỏi nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, trừ những khoản bồi thường
mà bên vi phạm phải gánh chịu có thể có. Việc hủy hợpđồng có liên quan đến hiệu lực
của các quy định của hợpđồngvề giải quyết tranh chấp hay liên quan đến các quyền và
nghĩa vụ các bên trong trường hợphợpđồng bị hủy. Khi hợpđồng bị hủy, bên nào đã
thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ hợpđồng thì có thể yêu cầu bên kia hoàn lại
những gì đã được giao hay đã được thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên
đều bị buộc phải hoàn lại thì họ phải thực hiện nghĩa vụ này đồng thời.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
62
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
-
Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng, được tất cả các hệ thống phápluật trên thế giới áp dụng.
Theo quy định của CISG, nếu bên vi phạm hợpđồng gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm
thì bên vi phạm có trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại đó. Thiệt hại này là tổng số
các tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hậu quả của việc vi phạm hợpđồng mà
bên vi phạm đã gây ra, bao gồm: thiệt hại thực tế (hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, các chi
phí để khôi phục lại tình trạng hàng hóa,…) và các khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Mức
bồi thường thiệt hại không cao hơn mức tổn thất và khoản lợi được hưởng mà bên vi
phạm nhìn thấy trước hoặc buộc phải nhìn thấy trước khi ký kết hợp đồng. 90
Nguyên tắc tính các khoản thiệt hại:
+ Nếu sau khi hợpđồng bị hủy, trong thời gian hợp lý, người mua đã mua hàng
thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì thiệt hại trong trường hợp này được tính là
khoản tiền chênh lệch giữa giá trong hợpđồng đã bị hủy và giá hàngmua thay thế hay
bán lại hàng. (Điều 75)
+ Nếu sau khi hợpđồng bị hủy mà người mua không muahàng thay thế hay người
bán không bán lại hàng thì thiệt hại trong trường hợp này là phần chênh lệch giữa giá ấn
định trong hợpđồng và giá vào thời điểm hủy hợp đồng. (Điều 76)
Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh là
có sự tổn thất và mức độ tổn thất do vi phạm nghĩa vụ hợpđồng gây ra. Còn khi có sự yêu
cầu bồi thường thiệt hại, bên vi phạm không thể được miễn trách nhiệm do việc chứng
minh mức độ thiệt hại gặp khó khăn. Bên cạnh đó, khi có sự vi phạm hợp đồng, bên bị
thiệt hại có nghĩa vụ phải áp dụng những biện pháphợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản
lợi đáng lẽ được hưởng phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng. Nếu bên đòi bồi thường
không áp dụng những biện pháphợp lý trên thì bên vi phạm có thể yêu cầu giảm mức bồi
thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
2.5.2.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm theo phápluật Việt Nam
Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định, các biện pháp chế tài được áp dụng
trong trường hợp một trong các bên của hợpđồng vi phạm nghĩa vụ bao gồm: buộc thực
hiện đúng nghĩa vụ, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp tạm ngừng, đình
chỉ, hủy hợpđồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận. Khi xem xét các quy định
về các biện pháp chế tài, có thể nhận thấy rằng khác với CISG, luật Việt Nam công nhận
phạt vi phạm là một biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, khác với Luật
90
Điều 74 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
63
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005 quy định thêm hai loại chế tài mới, đó là tạm
ngừng thực hiện hợpđồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng
Tương tự như CISG, luật Việt Nam quy định buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp
đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợpđồng hoặc dùng các
biện pháp khác để hợpđồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu các chi phí phát
sinh.91 Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợpđồng là có hành vi vi phạm
hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Hành vi vi phạm hợpđồng ở đây là các hành vi vi
phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hànghóa và yêu cầu kỹ thuật của công việc.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, khi bên vi phạm giao thiếu hàng, cung
ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải
giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm
giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên
vi phạm phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác
thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện
yêu cầu phải thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch
vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợpđồng thì
bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch giá và chi phí liên quan nếu có. Bên bị vi
phạm có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm
phải trả các chi phí thực tếhợp lý. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh
toán tiền hàng, thù lao dịch vụ nếu như bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
trên.
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả
tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp
đồng và trong Luật Thương mại 2005. Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng,
bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng và không được phép áp dụng các chế tài khác (trừ chế tài phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại) trong thời gian này, trừ phi bên vi phạm đã tuyên bố không thực hiện
đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm
Nếu như CISG không quy định phạt vi phạm như là một biện pháp chế tài do vi
phạm hợpđồng thì theo quy định của phápluật Việt Nam, phạt vi phạm cũng là một trong
những biện pháp chế tài được áp dụng trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng. Theo
91
Khoản 1 điều 297 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
64
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đó, bên vi phạm hợpđồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định theo thỏa
thuận trong hợpđồng hoặc theo phápluật quy định. Chế tài phạt vi phạm có mục đích chủ
yếu là tác động vào ý thức của các chủ thể hợpđồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp
đồng, hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt vi phạm được áp
dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng.
Theo điều 300 Luật Thương mại 2005, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu
như trong hợpđồng có thỏa thuận. Mặt khác, để áp dụng các hình thức chế tài phạt vi
phạm, cần có hai căn cứ là có hành vi vi phạm hợpđồng và có lỗi của bên vi phạm.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợpđồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm do kết quả giám định sai được quy
định tại điều 266 Luật Thương mại 2005.92 Ở đây có một điều cần lưu ý, đó là Luật
Thương mại 2005 đã giới hạn mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm. Điều này không phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại bởi vì
trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao
nhiêu đi nữa thì bên vi phạm cũng chỉ phải trả tiền tối đa 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
Mặt khác, khi quy định về vấn đề phạt vi phạm, Bộ luật Dân sự 2005 không có giới hạn
mức phạt vi phạm là bao nhiêu, điều này cho thấy sự không thống nhất giữa luật chung và
luật chuyên ngành. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 còn không
thống nhất khi xem xét mối quan hệ giữa phạt vi phạm với chế tài bồi thường thiệt hại. Bộ
luật Dân sự 2005 quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường
thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. 93 Trong khi đó, Luật Thương mại
2005 quy định rằng, trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có
quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợpLuật này có
quy định khác.94 Sự không thống nhất này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho thực tiễn áp
dụng luật để giải quyết tranh chấp sau này.
- Bồi thường thiệt hại
Khác với phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng
nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của các bên vi phạm hợpđồng mua
bán. Giá trị thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ
các yếu tố như: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp
92
Điều 301 Luật Thương mại 2005.
Khoản 3 điều 422 Bộ luật Dân sự 2005.
94
Khoản 2 điều 307 Luật Thương mại 2005.
93
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
65
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.95 Về nguyên tắc, bên vi phạm hợp đồng
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, như đã phân
tích, các khoản thiệt hại đòi hỏi bồi thường phải nằm trong phạm vi được phápluật chấp
nhận.
Theo quy định tại điều 304 Luật Thương mại 2005, bên yêu cầu bồi thường thiệt
hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và
khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Đồng thời, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại còn có nghĩa vụ hạn chế tổn thất bằng cách áp
dụng các biện pháphợp lý; nếu như bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các
biện pháp đó thì bên vi phạm hợpđồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt
hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợpđồng có quyền thỏa
thuận về các hình thức chế tài phù hợp với các quy định của pháp luật. Các bên có quyền
thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường
thiệt hại hoặc vừa nộp tiền phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại. Theo quy định của Luật
Thương mại 2005, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi
phạm, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợpLuật này có quy định khác.96
- Tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợp đồng
Tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợpđồng đều là những hình thức chế tài được áp
dụng trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợpđồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng.97 Khi hợpđồngmuabánhànghóa bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng
đó vẫn còn hiệu lực.
Đình chỉ thực hiện hợpđồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp
98
đồng. Khi một hợpđồng bị đình chỉ thực hiện thì hợpđồng đó sẽ chấm dứt kể từ thời
điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Theo đó, các bên không cần phải tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
95
Điều 303 Luật Thương mại 2005.
Điều 307 Luật Thương mại 2005.
97
Điều 308 Luật Thương mại 2005.
98
Điều 310 Luật Thương mại 2005.
96
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
66
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hủy hợpđồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợpđồng và làm cho
hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Hủy hợpđồng có thể là hủy bỏ một
phần hợpđồng hoặc toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợpđồng là việc bãi bỏ thực
hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợpđồng vẫn còn hiệu lực. Hủy
bỏ toàn bộ hợpđồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng
đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợpđồng bị hủy bỏ toàn bộ thì hợpđồng đó sẽ không
có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Theo đó, sau khi hủy bỏ hợp đồng, các bên không
phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các
quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợpđồng và giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền
đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên
đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời, trường hợp
không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợpđồng đều có những điểm
tương tự nhau, điều đó được thể hiện qua hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, xét về căn cứ áp dụng, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng,
các hình thức tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợpđồng đều được áp dụng khi có hai căn cứ,
đó là xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình
chỉ hoặc hủy hợpđồng và có một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Từ quy định trên cho thấy Luật Thương mại 2005 đã dành quyền chủ động rất cao
cho các bên trong việc thỏa thuận vấn đề áp dụng các hình thức chế tài như tạm ngừng,
đình chỉ và hủy hợp đồng. Trong lĩnh vực thương mại nói chung và muabánhànghóa nói
riêng, việc tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợpđồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các
bên, nhất là bên vi phạm hợp đồng. Vì vậy, về nguyên tắc chung, bên bị vi phạm không
đương nhiên có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy hợp đồng, trừ khi pháp
luật có quy định khác. Bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc
hủy hợpđồng trong trường hợp có thỏa thuận trong hợpđồng rằng vi phạm của bên kia là
điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy hợp đồng. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi
cho bên vi phạm, Luật Thương mại 2005 còn quy định hành vi vi phạm hợpđồng (căn cứ
để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng) phải là những hành vi vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản ở đây là sự vi phạm hợpđồng của một bên gây thiệt
hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp
đồng.99
99
Khoản 13 điều 3 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
67
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Thứ hai, xét về nội dung, khác với các hình thức chế tài khác, tạm ngừng, đình chỉ
và hủy bỏ hợpđồng là các hình thức chế tài mà theo đó bên bị vi phạm áp dụng chế tài
bằng cách không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc áp dụng các hình thức chế tài
như tạm ngừng, đình chỉ hay hủy hợpđồng được xem như sự “tự vệ” của bên bị vi phạm
trước hành vi vi phạm hợpđồng của bên vi phạm. Khi áp dụng các chế tài này, sự bất lợi
mà bên vi phạm phải gánh chịu cơ bản thể hiện ở chỗ bên vi phạm không được đáp ứng
các quyền theo hợpđồng (do bên bị vi phạm không phải thực hiện các nghĩa vụ tương
ứng). Mặt khác, bên bị vi phạm khi áp dụng các chế tài này vẫn có quyền yêu cầu bên vi
phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.5.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợpđồngmuabánhànghóa là việc bên vi phạm
nghĩa vụ theo hợpđồngmuabán không phải chịu các hình thức chế tài. Các bên trong
hợp đồngmuabán có quyền thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm do
vi phạm hợpđồng trong những trường hợp cụ thể do các bên dự liệu khi giao kết hợp
đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm do vi phạm hợpđồng còn được áp dụng trong các
trường hợp khác do phápluật quy định. Theo quy định của CISG và Luật Thương mại
2005, bên vi phạm nghĩa vụ hợpđồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép.100 Điều 79 CISG quy định, một bên không chịu trách nhiệm về việc
không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc
không thực hiện ấy là do một cản trở nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không
thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng.
Từ các quy định trên cho thấy một sự kiện được coi là bất khả kháng phải t,hỏa
mãn các dấu hiệu như xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, có tính chất bất
thường mà các bên không thể lường trước và không thể khắc phục được và là nguyên
nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao
gồm: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, phápluật nhà
nước,…
- Trường hợp do lỗi của bên bị thiệt hại
Là trường hợp bên bị thiệt hại có những hành vi là nguyên nhân khiến cho bên vi
phạm phải vi phạm hợp đồng. Điều 80 của CISG quy định, bên bị thiệt hại không được
100
Đoạn 2 khoản 1 điều 161 Bộ luật Dân sự 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
68
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
viện dẫn sự không thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm trong chừng mực mà sự không
thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị thiệt hại. Để đảm
bảo sự tương thích với luậtphápquốctế trong hoạt độngmuabánhàng hóa, Luật Thương
mại 2005 của Việt Nam cũng có quy định tương tự như CISG thông qua điểm c khoản 1
điều 294.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thiệt hại xảy ra do lỗi của bên bị thiệt hại có
thể thấy rõ nhất trong trường hợp người mua có nghĩa vụ phải tiếp nhận hàng theo hợp
đồng muabánhànghóa nhưng chậm tiếp nhận. Ví dụ, người bán giao hàng vào ngày 5
tháng 6. Tuy nhiên, đến ngày 10 tháng 6 người mua mới nhận hàng. Khi kiểm tra hàng,
người mua phát hiện hàng không phù hợp với điều kiện của hợpđồng do bị mất mát và
ngay sau đó, người mua đã gửi văn bản yêu cầu người bán phải bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên, người bán chứng minh được rằng, hànghóa bị mất mát vào ngày 7 và ngày 8 tháng
6 mặc dù người bán đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn. Như vậy, trong trường hợp này,
thiệt hại xảy ra là do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và người bán sẽ
không phải chịu trách nhiệm vềhànghóa bị mất mát.
- Trường hợp do lỗi của người thứ ba
Bên vi phạm hợpđồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi phạm
hợp đồng là do lỗi của người thứ ba. Người thứ ba ở đây là người được bên vi phạm giao
cho hoàn thành một phần hoặc toàn bộ hợpđồng nhưng không hoàn thành nghĩa vụ và
gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào thiệt hại do người thứ ba
gây ra, bên vi phạm cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợpđồng do
lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba này rơi vào tình trạng
bất khả kháng.
Trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 không có quy định lỗi của
người thứ ba là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không
đúng hợp đồng. Lỗi của người thứ ba được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm được quy
định trong điểm 4 mục II Quy chế tạm thời số 4794 ngày 31/7/1991 và điều 7 Quyết định
số 299-TMDL ngày 9/4/1992 về việc ký kết và quản lý hợpđồngmuabán ngoại thương.
Khác với các văn bảnphápluật của Việt Nam nói trên, khoản 2 điều 79 của CISG quy
định cụ thể những trường hợp mà theo đó, bên không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ
không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm khi việc không thực hiện hay thực hiện nghĩa
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
69
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vụ không đúng đó là do lỗi của người thứ ba, cụ thể, người thứ ba không thực hiện nghĩa
vụ của mình là do trường hợp bất khả kháng gây ra.101
Ngoài ra, theo quy định của Luật Thương mại 2005, miễn trách nhiệm do vi phạm
hợp đồngmuabánhànghóa còn được áp dụng trong trường hợp do thực hiện quyết định
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên có thỏa thuận về các trường hợp
miễn trách nhiệm. Thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là
trường hợp hành vi vi phạm của một bên xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng. Ở đây có thể thấy luật chưa rõ ràng vì không quy định cụ thể cơ quan có thẩm
quyền là cơ quan nào và việc ban hành quyết định đó là nhằm mục đích gì? Đối với
trường hợp các bên có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm, các bên sẽ không
phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp
đồng. Qua đó thấy được rằng luật Việt Nam rất coi trọng nguyên tắc tự do ý chí của các
bên trong giao kết hợp đồng.
Khi áp dụng các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cần lưu ý
rằng, việc chứng minh các trường hợp miễn trách thuộc nghĩa vụ của bên có hành vi vi
phạm hợp đồng. Bên vi phạm nếu muốn được miễn trách nhiệm thì phải có đầy đủ chứng
cứ để chứng minh các trường hợp được miễn trách theo quy định của pháp luật. Ngoài ra,
khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải
thông báo ngay cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm đó và những hậu quả
có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên
kia thì phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng.
101
Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình LuậtHợpđồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.76.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
70
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀHỢPĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓAQUỐC TẾ
CŨNG NHƢ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CISG CỦA VIỆT NAM
Sau khi tiến hành so sánh quy định của Công ước Viên 1980 và phápluật Việt
Nam về các vấn đề chủ yếu của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, người viết phát hiện
một số vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp của phápluật Việt Nam. Vì vậy, ở chương này,
người viết đi vào phân tích những điểm còn thiếu sót cũng như đề xuất phương hướng
hoàn thiện quy định của phápluật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế.
Đồng thời, dựa vào những nghiên cứu của các nhà luật học trên các sách, báo, tạp chí
khoa học luật, người viết xin đưa ra những lợi ích mà Việt Nam sẽ có được nếu gia nhập
CISG cũng như những điểm bất cập của CISG mà Việt Nam cần lưu ý.
3.1. Một số bất cập và phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của phápluật Việt Nam
về hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.1.1. Về khái niệm và hình thức hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.1.1.1. Khái niệm hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Hợp đồngmuabánhànghóaquốctế là hợpđồngmuabánhànghóa có yếu tố quốc
tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợpđồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương
mại ở nước ta nhưng hiện tại, phápluật Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về
khái niệm hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Trong một số giáo trình Tư phápquốc tế
và Luật Thương mại quốctế cũng như trong một số bài viết được đăng trên các tạp chí
khoa học pháp lý được xuất bản ở Việt Nam cũng chưa có một khái niệm thống nhất về
hợp đồng thương mại quốctế nói chung và hợpđồngmuabánhànghóaquốctế nói riêng.
Nói chính xác hơn là chưa có một cách xác định thống nhất tính quốctế của hợpđồng mà
chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốctế của loại hợp đồng
này.
Như người viết đã trình bày ở chương 1, do hợpđồngmuabánhànghóa có bản
chất chung của hợpđồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ các bên trong hợpđồng nên dựa vào quy định vềmuabán tài sản tại điều 428 Bộ
luật Dân sự 2005, có thể đưa ra khái niệm hợpđồngmuabánhànghóa như sau: “Hợp
đồng muabánhànghóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hànghóa và trả tiền
cho bên bán”. Như vậy, hợpđồngmuabánhànghóa cũng được xem là một dạng của hợp
đồng muabán tài sản theo nghĩa rộng.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
71
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Bên cạnh đó, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có riêng một chương quy định
về muabánhànghóa (chương II) nhưng trong đó không có điều luật nào xác định cụ thể,
trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội hàm của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Khi
quy định vềmuabánhànghóaquốctế tại điều 27, luật chỉ liệt kê các hình thức mua bán
hàng hóaquốctế chứ không có định nghĩa về hoạt độngmuabánhànghóaquốctế cũng
như không có khái niệm vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Từ đó có thể thấy rằng,
Luật Thương mại 2005 đã dựa vào tiêu chí vận chuyển hànghóa qua biên giới để xác
định một quan hệ muabánhànghóa là muabánhànghóaquốctế chứ không dựa vào các
yếu tố quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở của các bên. Theo đó, hợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế trong các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập
và chuyển khẩu là sự thỏa thuận của các bên được thể hiện dưới dạng hình thức bằng văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Mặt khác, điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự
giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo phápluật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, khái niệm “mua bánhànghóa quốc
tế” với tư cách là hoạt động thương mại hoặc quan hệ thương mại theo quy định tại khoản
1 điều 27 Luật Thương mại 2005 sẽ có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm “mua bán hàng
hóa có yếu tố nước ngoài” xuất phát từ quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
tại điều 758 Bộ luật Dân sự 2005. Bởi vì căn cứ vào quan hệ dân sự, chúng ta có thể xác
định các dấu hiệu của quan hệ muabánhànghóa là “có yếu tố nước ngoài” như sau:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó theo phápluật nước ngoài;
- Hànghóa – đối tượng muabán ở nước ngoài.
Trong khi đó, “mua bánhànghóaquốc tế” theo Luật Thương mại 2005 chỉ căn cứ
vào một tiêu chí duy nhất là hànghóa được vận chuyển qua biên giới của một nước (vùng
lãnh thổ) hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng,…
Về nguyên tắc, Bộ luật dân sự với tư cách là đạo luật gốc sẽ có hiệu lực áp dụng
-
đối với các hoạt động thương mại chưa được điều chỉnh bởi Luật Thương mại: “Hoạt
động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
72
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”.102 Mặc dù vậy nhưng hiện nay, hai thuật ngữ pháp
lý “quốc tế” và “yếu tố nước ngoài” vẫn đang tồn tại song song trong hệ thống văn bản
quy phạm phápluật Việt Nam và có sự khác biệt về nội hàm. Hệ quả điển hình là khái
niệm “mua bánhànghóaquốc tế” của Luật Thương mại 2005 đã được xây dựng không
thống nhất với nguyên tắc xác định “yếu tố nước ngoài” của Bộ luật Dân sự 2005.
Tương tự như phápluật Việt Nam, CISG cũng không đưa ra khái niệm về hoạt
động muabánhànghóaquốctế cũng như hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Tuy
nhiên, tại điều 1, CISG đã đưa ra tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng
mua bánhànghóaquốctế như sau: “Công ước này áp dụng cho hợpđồngmuabán hàng
hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, CISG
không xác định yếu tố nước ngoài cho hợpđồng bằng việc vận chuyển hànghóa qua biên
giới như Luật Thương mại 2005 mà dựa vào yếu tố các bên trong hợpđồng có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau. Khi gia nhập CISG, Việt Nam có thể bảo lưu quy
định tại điều 1 của CISG để tránh khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng. Tuy nhiên hiện
nay, Việt Nam chưa gia nhập CISG nhưng CISG vẫn có hiệu lực áp dụng đối với các hợp
đồng muabánhànghóaquốctế trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn CISG làm
luật áp dụng cho hợp đồng.103
Có thể nói rằng, việc làm rõ khái niệm “hợp đồngmuabánhànghóaquốc tế” có ý
nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật nào
được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, cần phải có một
khái niệm chung rõ ràng vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, nói cách khác là phải có
cách xác định tương đối thống nhất tính quốctế của hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế.
Vì vậy, người viết xin đề xuất khái niệm muabánhànghóaquốctế và khái niệm về hợp
đồng muabánhànghóaquốctế như sau:
“Mua bánhànghóaquốctế là việc muabánhànghóa được thực hiện giữa các
chủ thể có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau”.
“Hợp đồngmuabánhànghóaquốctế là sự thỏa thuận ý chí giữa các thương
nhân có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau, theo đó một bên được gọi là
bên bán và bên còn lại được gọi là bên mua. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hànghóa theo thỏa thuận”.
102
Khoản 3 điều 4 Luật Thương mại 2005.
Khoản 2 điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định rằng:
“Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng phápluật nước ngoài, tập
quán thương mại quốctế nếu phápluật nước ngoài, tập quán thương mại quốctế đó không trái với các nguyên tắc
cơ bản của phápluật Việt Na”.
103
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
73
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.1.1.2. Hình thức hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Theo quy định tại khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005, hợpđồngmuabán hàng
hóa quốctế phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương (fax, telex, thông điệp dữ liệu, điện báo). Còn theo quy định của CISG, hợp đồng
mua bánhànghóaquốctế không nhất thiết phải được lập dưới hình thức văn bản và có
thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả nhân chứng. Ở đây, có thể thấy sự khác biệt
giữa quy định của CISG và phápluật Việt Nam về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên,
như đã nói ở chương 1, theo quan điểm của người viết thì sự khác biệt giữa CISG và pháp
luật Việt Nam về hình thức của hợpđồng không phải là lý do để luật Việt Nam phải thay
đổi hoàn toàn cho phù hợp với CISG bởi khi gia nhập CISG, Việt Nam có quyền bảo lưu
điều 27 Luật Thương mại 2005 theo quy định tại điều 96 của CISG.
Mặt khác, điều 24 Luật Thương mại 2005 lại quy định rằng hợpđồngmua bán
hàng hóa phải được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi
cụ thể. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt giữa hai điều luật (điều 24 và điều 27) trong
cùng một văn bản luật. Hợpđồng theo quy định tại điều 27 chỉ được thể hiện dưới dạng
hình thức văn bản trong khi hình thức hợpđồng tại điều 24 lại đa dạng hơn. Điều này cho
thấy sự phân biệt giữa hoạt động thương mại trong nước và hoạt động thương mại quốc tế
nói chung cũng như hợpđồngmuabánhànghóa trong nước với hợpđồngmuabán hàng
hóa quốctế nói riêng. Sự phân biệt này sẽ dẫn đến khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng
luật trên thực tế bởi hiện nay, hoạt độngmuabánhànghóaquốctế diễn ra ngày càng đa
dạng, bên cạnh việc giao kết hợpđồng bằng văn bản thì các chủ thể còn có xu hướng giao
kết hợpđồng bằng hành vi và bằng lời nói nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và
hạn chế các thủ tục rườm rà. Vì vậy, người viết xin đề xuất giải pháp bổ sung khoản 2
điều 27 Luật Thương mại như sau: “Mua bánhànghóaquốctế phải được thực hiện trên
cơ sở hợpđồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
hoặc bằng hành vi cụ thể”. Sở dĩ người viết không đề xuất hình thức hợpđồng bằng lời
nói cho hợpđồngmuabánhànghóaquốctế là bởi vì mức độ chứng cứ chứng minh đối
với loại hình thức hợpđồng này tương đối thấp, nếu áp dụng cho hợpđồngmuabán hàng
hóa quốc tế, vốn là loại hợpđồng có tính chất phức tạp, thì sẽ gây khó khăn cho các chủ
thể và tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, một vấn đề nữa có liên quan đến hình thức hợpđồng đó là việc sửa đổi
hợp đồng. Theo Bộ luật Dân sự 2005, trường hợphợpđồng được lập thành văn bản có
công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợpđồng cũng phải tuân
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
74
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
theo hình thức đó.104 Còn theo CISG thì một hợpđồng có thể được sửa đổi hay bổ sung
bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên; nếu trong hợpđồng bằng văn bản có chứa đựng
một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợpđồng cũng phải được
lập thành văn bản thì các bên phải tuân theo quy định đó, tuy nhiên hành vi của một bên
có thể sẽ không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu như bên
kia đã căn cứ vào hành vi này.105 Người viết có ví dụ như sau:
A và B giao kết hợpđồng bằng văn bản, trong đó có quy định mọi sự sửa đổi hợp
đồng cũng phải được lập thành văn bản và thỏa thuận A sẽ giao hàng cho B vào ngày
5/3/2014. Nhưng sau khi hợpđồng được giao kết, vì lý do khách quan, A gọi điện thoại
cho B đề nghị dời ngày giao hàng sang ngày 7/3/2014 và B đồng ý. Nhưng đến ngày
10/3/2014, B kiện A yêu cầu bồi thường thiệt hại do A đã chậm giao hàng và cho rằng
việc gọi điện đề nghị thay đổi ngày giao hàng của A là không có giá trị pháp lý bởi không
được lập dưới hình thức văn bản theo quy định trong hợp đồng.
Vấn đề được đặt ra ở đây đó là việc đề nghị thay đổi thời gian giao hàng qua điện
thoại của A có giá trị pháp lý hay không mặc dù B cũng đã chấp nhận đề nghị đó? Trong
trường hợp này nếu xét theo quy định tại khoản 2 điều 423 Bộ luật Dân sự 2005 thì đề
nghị của A sẽ không có giá trị pháp lý do việc sửa đổi hợpđồng không được lập thành
văn bản. Còn nếu chiếu theo quy định tại điều 29 của CISG, đề nghị của A được xem là
có giá trị pháp lý vì hai bên đã thỏa thuận với nhau và hành vi đồng ý của B sẽ không cho
phép B viện dẫn điều khoản mọi sự sửa đổi hợpđồng cũng phải được lập thành văn bản
(đã được quy định trong hợp đồng) bởi A đã thực hiện hợpđồng căn cứ vào hành vi này
của B.
Qua ví dụ trên, người viết nhận thấy rằng Bộ luật Dân sự Việt Nam cần xem xét bổ
sung thêm trường hợp ngoại lệ như CISG nhằm bảo vệ quyền lợi hợppháp cho các bên,
hạn chế những tranh chấp không đáng có và góp phần đơn giản hóa hệ thống pháp luật.
3.1.2. Các vấn đề về giao kết hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.1.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2005 không sử dụng thuật ngữ “chào hàng” như CISG mà thay vào
đó là “đề nghị giao kết hợp đồng”. Đề nghị giao kết hợpđồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợpđồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể.106 Như vậy, có thể nhận thấy định nghĩa về đề nghị giao kết hợp
đồng của Bộ luật Dân sự 2005 chỉ mang tính chất chung chung, luật không có quy định đề
104
Khoản 2 điều 423 Bộ luật Dân sự 2005.
Điều 29 Công ước Viên 1980.
106
Khoản 1 điều 390 Bộ luật Dân sự 2005.
105
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
75
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
nghị giao kết phải được thể hiện dưới hình thức nào. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc
ký kết hợpđồng bởi các chủ thể hợpđồng không phân biệt được đề nghị giao kết với lời
mời và quảng cáo vì theo nguyên tắc, bản thân đề nghị, lời mời và quảng cáo đều được
coi là đề nghị giao kết hợpđồng nhưng giá trị pháp lý của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Trong khi đó, CISG xác định “chào hàng là một đề nghị rõ ràng về việc ký kết hợp đồng
của một người gửi cho một hay nhiều người xác định”.107 Như vậy, theo CISG, một lời
mời chào hàng hay quảng cáo không xác định sẽ không được coi là một chào hàng. Để
phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại trong nước và quốc tế, luật Việt Nam cần xác
định rõ đề nghị giao kết hợpđồng là chào hàng hay lời mời chào hàng.
Bên cạnh đó, theo quy định của CISG, đề nghị được coi là một chào hàng phải thể
hiện được ít nhất các thông tin quy định tại điều 14 của CISG như tên hàng, số lượng, giá
cả,… Đây chính là những điều khoản chủ yếu của hợpđồngmuabánhànghóa mà CISG
đưa ra trong khi phápluậtvềmuabánhànghóa của Việt Nam lại không có quy định. Có
thể nói đây là một vấn đề quan trọng vì khi xác định được những điều khoản chủ yếu của
hợp đồng sẽ đồng nghĩa với việc xác định được tính chất của giao dịch là giao dịch mua
bán hàng hóa. Theo quan điểm của người viết, khái niệm chào hàng nên được bổ sung vào
Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại như sau: “Đề nghị giao kết hợpđồng được coi là
chào hàng nếu đề nghị đó được gửi cho một hay nhiều người xác định và thể hiện rõ ý
định của người chào hàng chịu sự ràng buộc trong trường hợp đề nghị được chấp nhận.
Chào hàng phải có các điều khoản chủ yếu nêu rõ hàng hóa, ấn định số lượng về giá cả
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này”.
Mặt khác, dựa vào trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 390 Bộ luật Dân sự
2005, có thể thấy rằng luật đã có sự thừa nhận đối với loại đề nghị có nêu rõ thời hạn trả
lời. Tuy nhiên, đối với loại đề nghị không có nêu rõ thời hạn trả lời thì luật vẫn chưa có
các quy định điều chỉnh cụ thể. Còn theo quy định của CISG, chào hàng được chia làm
hai loại, đó là chào hàng có thể hủy bỏ và chào hàng không thể bị hủy bỏ. Chào hàng có
thể hủy bỏ là loại chào hàng mà người chào hàng có thể hủy bỏ chào hàng trước thời điểm
người được chào hàng gửi trả lời chấp nhận chào hàng. Còn chào hàng không thể bị hủy
bỏ là loại chào hàng mà người chào hàng không thể hủy bỏ chào hàng trong khoảng thời
gian hiệu lực đã được quy định trong chào hàng. Có thể nhận thấy nếu chào hàng có quy
định thời hạn, người chào hàng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm trong khoảng thời gian đã ấn
định đó. Còn nếu chào hàng không có quy định thời hạn thì “chấp nhận chào hàng có
hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp nhận chào hàng không phát
107
Khoản 1 điều 14 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
76
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời gian
mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời gian đó không được quy định
như vậy, thì trong một thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc”.108 Như vậy, nếu
chào hàng không có quy định thời hạn thì người chào hàng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm
trong một khoảng thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc. Theo ý kiến của người
viết, Bộ luật Dân sự 2005 cần bổ sung thêm quy định cụ thể hiệu lực của đề nghị giao kết
hợp đồng trong trường hợp không có quy định thời hạn trả lời, còn nếu bổ sung theo
hướng “trong một thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc” thì cần hướng dẫn cụ
thể “trong một thời gian hợp lý” là trong khoảng thời gian nào mới được coi là hợp lý?
“tình tiết của sự việc” là những tình tiết, sự việc như thế nào?
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2005 cũng cần bổ sung thêm quy định về việc kéo dài
thời hạn gửi thông báo rút lại đề nghị. Bởi vì theo quy định của CISG, người chào hàng
có thể thu hồi chào hàng nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào
hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng. Trong khi đó, phápluật hiện hành của
Việt Nam chỉ cho phép bên đề nghị rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà
bên được đề nghị nhận được đề nghị.109 Điều này sẽ gây khó khăn, bất cập khi áp dụng vì
trên thực tế, có nhiều trường hợp người đề nghị muốn rút lại đề nghị nhưng vì một lý do
khách quan nào đó mà thông báo rút lại đề nghị đến chậm, tức là sau khi bên được đề
nghị nhận được đề nghị và trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị, thì thông
báo đề nghị đó sẽ không thể rút lại được nữa.
3.1.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Nhìn chung, luật Việt Nam chưa đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực
của chào hàng khi thời hạn này rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ. Trong khi đó, CISG quy định
nếu các ngày nghỉ hay ngày lễ chính thức rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp
nhận chào hàng thì sẽ không được trừ khi tính thời hạn đó.110 Cụ thể, nếu như thông báo
về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày
cuối cùng của thời hạn quy định vì ngày cuối cùng đó là ngày nghỉ hay ngày lễ tại nơi có
trụ sở thương mại của người chào hàng, thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới
ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó. Điều này là hợp lý vì đảm bảo được quyền lợi
của người được chào hàng bày tỏ ý chí muốn giao kết hợpđồng với người chào hàng.
Như vậy, có thể thấy CISG đã đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào
hàng khi ngày cuối cùng của chào hàng rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ trong khi luật Việt
108
Điều 18 Công ước Viên 1980.
Điểm a khoản 1 điều 392 Bộ luật Dân sự 2005.
110
Khoản 2 điều 20 Công ước Viên 1980.
109
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
77
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Nam không có quy định về vấn đề này. Theo quan điểm của người viết, đây là vấn đề mà
luật Việt Nam cần bổ sung nhằm thích ứng với thực tiễn của hoạt động thương mại quốc
tế.
Vấn đề đáng quan tâm tiếp theo mà người viết muốn đề cập đến đó là hình thức
của trả lời chấp nhận đề nghị. Theo quy định tại điều 396 Bộ luật Dân sự 2005, chấp nhận
đề nghị giao kết hợpđồng là “sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị”. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ nói rằng chấp
nhận đề nghị là “sự trả lời” của bên được đề nghị chứ không có quy định hay hướng dẫn
“sự trả lời” này phải được thể hiện như thế nào, hành động hay không hành động và dưới
hình thức nào? Điều này sẽ gây bối rối, khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng vì không
biết được sự trả lời này có hiệu lực hay không. Bên cạnh đó, sự im lặng có được xem là
chấp nhận đề nghị hay chấp nhận chào hàng hay không? Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự
2005 không xem sự im lặng là chấp nhận đề nghị nhưng tại khoản 2 điều 404 quy định
rằng: “Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được
đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Ở đây
có thể thấy hành vi im lặng của bên nhận được đề nghị cũng được xem như là một hình
thức của sự trả lời, nếu như trước đó hai bên có thỏa thuận. Mặt khác, khoản 1 điều 401
của Bộ luật này cũng quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi phápluật không quy định loại hợpđồng đó
phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Như vậy, qua các điều luật trên, có thể
thấy Bộ luật Dân sự 2005 đã gián tiếp thừa nhận hình thức chấp nhận bằng hành vi cụ thể
nhưng lại không có quy định một cách rõ ràng về vấn đề này.
Trong khi đó, mặc dù CISG cũng không có quy định điều chỉnh vấn đề hình thức
của chấp nhận chào hàng nhưng tại điều 18, CISG đã không thừa nhận sự im lặng hay
không hành động của bên được chào hàng là hành vi chấp nhận chào hàng mà quy định
rất rõ rằng: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự
đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác thì
không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận”.111 Có thể nói CISG đã đưa ra nguyên tắc
chung cho việc chấp nhận bằng hành vi và sự chấp nhận bằng hành vi này phải được
thông báo cho bên đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo chấp nhận đề nghị chỉ
cần thiết trong trường hợpbản thân hành vi của bên được đề nghị không tạo thành một sự
thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng với bên đề nghị trong một thời hạn hợp
lý, ví dụ: sự phát hành thư tín dụng, ký chứng từ gửi tới thể chế tài chính cùng với yêu
111
Khoản 1 điều 18 Công ước Viên 1980.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
78
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
cầu họ thanh toán cho việc mua bán,… Một ngoại lệ cho nguyên tắc chung được ghi nhận
tại khoản 3 điều 18 của CISG là: “…, nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã
có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có
thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên
quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào
hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với
điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm
trên”. Như vậy, trong những trường hợp này, chấp nhận được xem là có hiệu lực vào thời
điểm hành vi này được thực hiện cho dù bên đề nghị có được thông báo một cách nhanh
chóng hay không.
Qua đó, có thể nhận thấy luật Việt Nam cần bổ sung thêm hình thức của chấp nhận
chào hàng, quy định rõ những hành vi nào được xem là chấp nhận đề nghị và bên đề nghị
có thể đưa ra hình thức của trả lời chấp nhận. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp
không đáng có khi các bên đàm phán giao kết hợpđồng một cách gián tiếp thông qua việc
gửi đề nghị giao kết hợpđồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trên cơ sở phân
tích, so sánh các quy định về việc chấp nhận đề nghị bằng hành vi cụ thể, người viết cho
rằng, Bộ luật Dân sự Việt Nam cần có quy định chi tiết về trường hợp này và nên tiếp thu
giải pháp được nêu tại điều 18 của CISG. Theo đó, khi bên được đề nghị biểu thị sự chấp
nhận của mình bằng hành vi cụ thể, đặc biệt là các hành vi mà bản thân hành vi không tạo
thành một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị trong một thời hạn hợp
lý (ví dụ: sự phát hành thư tín dụng, ký chứng từ gửi tới thể chế tài chính và yêu cầu họ
thanh toán cho việc mua bán,…), bên được đề nghị phải thông báo cho bên đề nghị biết,
hoặc nếu bên được đề nghị không thông báo thì phải thuộc một trong các ngoại lệ và các
ngoại lệ này cũng nên được quy định tương tự như tại khoản 3 điều 18 của CISG.
3.1.3. Các quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển rủi ro
trong hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.1.3.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu
Trong hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, có thể nói việc xác định thời điểm
chuyển quyền sở hữu đối với hànghóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa pháp lý
hết sức quan trọng, không những cho các bên của hợpđồng mà còn cho người thứ ba.
Theo quy định của phápluật Việt Nam, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa
theo hợpđồngmuabánhànghóaquốctế từ người bán sang người mua trước hết do các
bên tự thỏa thuận, phápluật chỉ điều chỉnh trong trường hợp không có sự thỏa thuận của
các bên.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
79
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Theo Luật Thương mại 2005, “trừ trường hợpphápluật có quy định khác hoặc
các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ
thời điểm hànghóa được chuyển giao”.112 Có thể thấy phápluật chỉ quy định thời điểm
chuyển quyền sở hữu là thời điểm hànghóa được chuyển giao chứ không quy định cụ thể
thời điểm chuyển giao là thời điểm nào, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên
thực tế? Điều này rất quan trọng bởi vì trong thực tiễn hoạt độngmuabánhàng hóa, có
một số trường hợphànghóa đã được chuyển giao về mặt pháp lý nhưng chưa được
chuyển giao phần còn lại hay toàn bộ trên thực tế. Chẳng hạn như trường hợphàng hóa
mà phápluật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu hànghóa sẽ được
chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký. Hoàn thành thủ tục
đăng ký ở đây chỉ mang tính pháp lý và không bắt buộc bên bán phải giao đủ hàng cho
bên mua, tùy theo thỏa thuận của các bên. Nếu xét theo trường hợp này thì quyền sở hữu
đã được xác lập kể từ lúc hoàn thành thủ tục đăng ký, điều này đồng nghĩa với việc bên
mua phải tự chịu rủi ro đối với hànghóa mà không cần biết hànghóa đó đã được giao đầy
đủ hay chưa, kể cả trong trường hợphànghóa đó bị tranh chấp bởi người thứ ba mà trước
đó bên mua không hề biết.
Để đảm bảo quyền lợi cho người mua và hạn chế phát sinh tranh chấp, người viết
kiến nghị Bộ luật Dân sự 2005 cần có quy định cụ thể về thời điểm chuyển giao là thời
điểm chuyển giao về mặt pháp lý hay trên thực tế hoặc sửa đổi theo hướng sau: “Trừ
trường hợpphápluật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu
được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm bên bán được coi là đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng của mình”.
3.1.3.2. Thời điểm chuyển rủi ro
Nhìn chung, Luật Thương mại 2005 quy định khá chi tiết việc xác định thời điểm
mà rủi ro đối với hànghóa được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, ở đây
vẫn có một số điểm vướng mắc cần được làm sáng tỏ như sau:
Thứ nhất, một nhận xét chung khi phân tích từ điều 57 đến điều 60 Luật Thương
mại 2005 là các quy định đó hoàn toàn không có sự phân biệt hàngđồng loại hay hàng
đặc định khi xác định thời điểm chuyển rủi ro. Sự phân biệt đó chỉ được nhắc đến trong
khoản 2 điều 61 của luật này. Như vậy, có thể hiểu rằng sự phân biệt đó chỉ được áp dụng
trong phạm vi của điều 61 chứ không được áp dụng cho tất cả các điều từ 57 đến 60. Việc
này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong thực tiễn muabánhànghóaquốctế bởi vì theo thông
112
Điều 62 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
80
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
lệ quốctế và luậtphápquốctếvề thương mại, điều kiện để xác định thời điểm chuyển rủi
ro đối với hàng đặc định và hàngđồng loại có sự khác biệt đáng kể.
Thứ hai, theo quy định tại điều 57 và điều 58 Luật Thương mại 2005, khi xét trong
từng trường hợp cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và bên mua có nghĩa vụ nhận
hàng. Tuy nhiên, giao hàng và nhận hàng ở đây là hành vi pháp lý hay là hành vi thực tế
thì luật chưa có quy định rõ ràng.
Thứ ba, điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường
hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển. Một vấn
đề được đặt ra ở đây là luật chưa xác định rõ người nhận hàng để giao có mối quan hệ với
người bán hay người mua. Nếu như người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người
bán thì việc người bán giao hàng cho người này không thể được coi là đã giao cho người
mua và người mua phải chịu rủi ro khi được giao chứng từ sở hữu hànghóa vì trên thực tế
hàng hóa vẫn còn thuộc về người bán. Ngược lại, nếu người nhận hàng để giao có mối
quan hệ với người mua thì rõ ràng khi người bán giao hàng cho người này sẽ đồng nghĩa
với việc hànghóa đã được giao cho người mua; vì vậy, việc người mua có nhận được
chứng từ sở hữu hànghóa hay chưa là không cần thiết. Bên cạnh đó, luật cũng không quy
định chứng từ sở hữu hànghóa là gì và người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm
hữu hànghóa của bên mua bằng cách nào.
Thứ tư, điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định, người mua phải chịu rủi ro đối
với hànghóa đang trên đường vận chuyển kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Điều này là
chưa phù hợp bởi nếu xét ở góc độ thực tiễn, rủi ro có thể xảy ra đối với hànghóa kể từ
thời điểm hànghóa được người bán giao cho người vận chuyển. Như vậy, nếu xác định
thời điểm chuyển rủi ro theo Luật Thương mại 2005 sẽ gây bất lợi cho người mua.
Trong thực tiễn muabánhànghóaquốc tế, thông thường các bên sẽ chọn áp dụng
các điều kiện giao hàng INCOTERMS và thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang
người mua đã được quy định rõ ràng trong mỗi điều kiện giao hàng. Tuy nhiên, để phù
hợp với hoạt động thương mại quốctế nói chung cũng như hoạt độngmuabánhàng hóa
quốc tế nói riêng, người viết xin đưa ra một số kiến nghị tương ứng nhằm giải quyết một
số vấn đề bất cập trên như sau:
Thứ nhất, Luật Thương mại 2005 cần bổ sung quy định về việc phân biệt hàng đặc
định và hàngđồng loại bởi giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về điều kiện để xác định
thời điểm chuyển rủi ro. Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 cũng cần mở rộng phạm vi
của sự phân biệt này ở điều 61 cho các điều từ 57 đến 60;
Thứ hai, tương tự như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 cũng cần làm
rõ hành vi giao hàng của bên bán và nhận hàng của bên mua là hành vi pháp lý hay hành
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
81
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
vi thực tế, bằng cách có thêm điều khoản quy định khi nào người bán và người mua mới
được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và nhận hàng;
Thứ ba, có thể thấy điều 59 Luật Thương mại 2005 về chuyển rủi ro trong trường
hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển là một
quy định có tính mới và khó có thể tìm thấy trong phápluật các nước khác. Tuy nhiên,
điều 59 này lại không khả thi khi áp dụng bởi luật quy định nhưng lại không có điều
khoản nào xác định cụ thể mối quan hệ giữa người nhận hàng để giao với bên bán hoặc
bên mua cũng như chưa xác định rõ ai là người phát hành chứng từ sở hữu hànghóa và
cách thức để người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hànghóa cho bên mua.
Như vậy, việc luật quy định thêm điều luật này là không cần thiết bởi nó không khả thi
khi áp dụng và có thể làm cho sự việc trở nên rối hơn khi giải quyết tranh chấp phát sinh;
Thứ tư, từ quy định của điều 60 Luật Thương mại 2005 về chuyển rủi ro trong
trường hợpmuabánhànghóa đang trên đường vận chuyển, có thể thấy rằng luật cho
phép xác định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trở nên đơn giản hơn.
Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ thực tiễn, điều này có thể gây bất lợi cho người mua. Vì vậy,
theo quan điểm của người viết, Luật Thương mại 2005 có thể quy định tương tự như điều
68 của CISG. Theo đó, trong trường hợphànghóa được muabán khi đang trên đường vận
chuyển, người mua sẽ chỉ phải chịu rủi ro đối với hànghóa kể từ thời điểm hànghóa được
giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợpđồng vận
chuyển.
3.1.4. Vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
được áp dụng khi có những căn cứ do phápluật quy định. Các căn cứ này bao gồm: có
hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm với thiệt hại thực tế. Trong đó, có thể nói hành vi vi phạm hợp đồng
là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm do vi phạm hợpđồng bởi nó được
áp dụng cho tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.
Dựa vào thực tiễn của hoạt độngmuabánhàng hóa, hành vi vi phạm hợp đồng
được chia làm hai loại: vi phạm cơ bản nội dung hợpđồng và vi phạm hợpđồng trước
thời hạn. Ở đây, vấn đề mà người viết muốn đề cập tới đó là khái niệm “vi phạm cơ bản
nội dung hợp đồng”, bởi nó là khái niệm trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh do vi phạm hợpđồng và thực tiễn tranh chấp trong kinh doanh quốctế cho thấy
không dễ dàng xác định đâu là vi phạm cơ bản. Nếu CISG xem vi phạm cơ bản là sự vi
phạm gây ra cho bên bị vi phạm một sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ phải có
được trên cơ sở hợpđồng thì luật Việt Nam xem vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
82
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích
của việc giao kết hợp đồng. Khi so sánh quy định của CISG và luật Việt Nam có thể thấy
rằng Luật Thương mại 2005 đã dựa trên yếu tố “gây thiệt hại” và “không đạt được mục
đích” để xem xét đó là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra
đến mức nào mới được xem là vi phạm cơ bản và mục đích của các bên là gì thì Luật
Thương mại 2005 vẫn chưa giải thích rõ ràng.
Theo người viết nhận thấy, trước tiên các bên nên có sự thỏa thuận rõ ràng trong
hợp đồng đâu là vi phạm cơ bảnhợpđồng để làm căn cứ khi có phát sinh tranh chấp. Bởi
vì khi giải quyết tranh chấp, thông thường tòa án sẽ chỉ căn cứ vào thỏa thuận của các bên
về vi phạm cơ bản để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm cơ bản
hợp đồng hay không. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về vi phạm cơ bản
nội dung hợp đồng, tòa án sẽ suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán và thói quen
giao kết hợp đồng. Điều này sẽ phức tạp hơn nhiều vì luậtpháp chưa đưa ra những quy
định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản nội dung hợp đồng. Vì vậy, theo người viết, Luật
Thương mại 2005 nên được sửa đổi, bổ sung hoặc có các quy định giải thích, hướng dẫn
cụ thể theo hướng xác định rõ nội dung của vi phạm cơ bản và mức độ gây thiệt hại của
một bên dẫn đến vi phạm cơ bản nội dung hợp đồng.
Mặt khác, một vấn đề cần lưu ý nữa đó là mức phạt trong trường hợp áp dụng hình
thức phạt vi phạm khi các bên trong hợpđồng có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Theo quy
định tại điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên trong hợpđồng không được quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợpđồng bị vi phạm. Như vậy, Luật Thương mại 2005 đã giới hạn
mức phạt vi phạm không được vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợpđồng bị vi phạm. Điều
này là không phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại bởi vì trong trường hợp các bên
có thỏa thuận phạt vi phạm, bên vi phạm có gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì dù thiệt
hại này có lớn bao nhiêu đi nữa, bên vi phạm cũng chỉ phải trả khoản tiền tối đa 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợpđồng bị vi phạm. Trong khi đó, khi quy định về vấn đề này, Bộ luật
Dân sự 2005 lại không có giới hạn mức phạt vi phạm là bao nhiêu, điều này cho thấy sự
không thống nhất giữa luật chung và luật chuyên ngành. Theo quan điểm của người viết,
nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, Luật Thương mại 2005 nên sửa đổi theo
hướng loại bỏ mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm mà cho phép các
bên tự thỏa thuận mức phạt này. Nếu như các bên không có thỏa thuận thì cần xem xét
mức phạt sao cho tương xứng với mức độ vi phạm hợpđồng mặc dù điều này đòi hỏi tòa
án phải linh hoạt khi giải quyết tranh chấp.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
83
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
3.2. Vấn đề gia nhập CISG của Việt Nam
Việc gia nhập CISG sẽ đem lại cho phápluật Việt Nam và các doanh nghiệp Việt
Nam những lợi ích đáng kể, bao gồm lợi ích kinh tế (nhìn từ góc độ doanh nghiệp) và lợi
ích về mặt pháp lý (nhìn từ góc độ quy định của hệ thống phápluật và thực thi pháp luật).
Tuy nhiên, tương tự như phápluậtquốc gia, CISG vẫn có những điểm thiếu sót, bất cập
và gây khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, nếu gia nhập CISG, Việt Nam cần lưu ý những vấn
đề này.
3.2.1. Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG
3.2.1.1. Đối với hệ thống pháp luật
Việc gia nhập CISG là một cơ hội đầy hứa hẹn cho hệ thống phápluật Việt Nam
nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước phát triển và hội nhập thành công vào
thương mại toàn cầu bởi những vấn đề sau:
- Việc gia nhập CISG sẽ giúp thống nhất phápluậtvềmuabánhànghóaquốc tế
của Việt Nam và các nước trên thế giới
Được Liên Hiệp Quốc bảo trợ soạn thảo và thực thi, CISG không chỉ tạo được sự
tin cậy của các quốc gia trong quá trình soạn thảo mà còn đảm bảo được sự tin tưởng của
các doanh nghiệp trong quá trình thực thi. Đây là yếu tố cần thiết để phápluậtvềmua bán
hàng hóaquốctế vốn có nhiều khác biệt trong luậtpháp giữa các quốc gia được nhất thể
hóa. Do được soạn thảo bởi nhiều đại diện của các quốc gia khác nhau có hệ thống pháp
luật khác nhau nên CISG thể hiện hài hòa các quy phạm khác nhau trong luậtquốc tế, trở
thành một văn bản thống nhất luật.
Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Công ước Viên 1980 đã thống nhất
hoá được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống phápluật khác nhau trên thế giới, đóng vai
trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột phápluật trong thương mại quốctế và
thúc đẩy thương mại quốctế phát triển. Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập CISG, Việt Nam
cũng sẽ được hưởng những lợi ích do văn bản thống nhất luật này mang lại, đó là giảm
bớt xung đột phápluật trong lĩnh vực muabánhànghóaquốc tế, tạo khung pháp luật
thống nhất, hiện đại trong lĩnh vực muabánhàng hóa, một lĩnh vực vẫn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong thương mại quốctế của Việt Nam.
Những lợi ích này càng được nhấn mạnh khi mà hầu hết các cường quốc thương
mại trên thế giới đều đã gia nhập CISG, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạnhàng lớn và
lâu dài của Việt Nam như các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Canada, Australia, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... Các công ty, doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng
và đã quen áp dụng CISG cho các hợpđồngmuabánhànghoá ký với các đối tác nước
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
84
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
ngoài và họ sẽ yên tâm hơn về nguồn luật áp dụng đối với các hợpđồngmuabán hàng
hóa ký với các đối tác Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Công ước này.
- Việc gia nhập CISG sẽ đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các
điều ước quốctế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam
Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc tham gia vào các điều ước quốc tế
song phương và đa phương là tất yếu đối với Việt Nam, đặc biệt là các điều ước quốc tế
trong lĩnh vực thương mại. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng đã đưa ra khuyến nghị Việt
Nam cần gia nhập Công ước Viên 1980 trong thời gian sớm nhất, vì đây là một trong
những công ước quốctế đa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền thương mại toàn
cầu. Gia nhập CISG sẽ giúp tăng cường mức độ của Việt Nam tham gia vào các điều ước
quốc tế đa phương về thương mại, từ đó cũng tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam.
Vì vậy, vào ngày 28/12/2012, sau khi hoàn thành nghiên cứu về khả năng Việt
Nam gia nhập Công ước Viên 1980 của Liên hợpquốcvềHợpđồngmuabánhàng hóa
quốc tế, Bộ Công Thương đã có công văn số 12694/TTr-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ
đề xuất việc Việt Nam gia nhập Công ước này. Ngày 14/01/2013, Văn phòng Chính phủ
đã gửi Công văn số 413/VPCP-QHQT đồng ý với đề xuất trên của Bộ Công Thương,
trong đó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước
Viên và giao các bộ ngành liên quan thực hiện các thủ tục gia nhập Công ước này. Như
vậy, sau hơn hai năm kể từ khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần
đầu tiên có đề xuất và thực hiện chiến dịch vận động lớn về việc Việt Nam gia nhập CISG
vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong giao thương quốc tế, Chính
phủ đã chính thức phê duyệt quyết định Việt Nam gia nhập Công ước quan trọng này. 113
- Việc gia nhập CISG giúp hoàn thiện phápluậtvềmuabánhànghóaquốctế nói
riêng và phápluậtvềmuabánhànghóa nói chung của Việt Nam
Khi Việt nam gia nhập CISG thì các điều khoản của Công ước này sẽ trở thành các
quy phạm của phápluật Việt Nam áp dụng cho các giao dịch muabánhànghóaquốc tế
có liên quan. Đây là một cách thức hiệu quả và ít tốn kém để hoàn thiện phápluật Việt
Nam trong lĩnh vực muabánhànghóaquốc tế.
Tại các quốc gia là thành viên của CISG, người ta nhận thấy rằng quá trình áp
dụng Công ước có tác động tích cực tới việc hoàn thiện phápluậtmuabánhànghóa quốc
gia. Điều này được ghi nhận tại Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Cananda, các nước Bắc Âu,…
113
Trung tâm WTO – VICC, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước Viên,
http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-chu-truong-viet-nam-gianhap-cong-uoc-vien, [truy cập ngày 28-10-2014].
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
85
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Tại Việt Nam, trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại năm 2005, các nhà làm
luật đã tham khảo các điều khoản của CISG. Khi Việt Nam gia nhập CISG, sự ảnh hưởng
của CISG đến việc hoàn thiện phápluậtvềmuabánhànghóaquốctế của Việt Nam sẽ
càng rõ nét và thuận lợi hơn.
- Gia nhập Công ước Viên 1980 cũng sẽ là điều kiện để việc giải quyết tranh chấp
nếu có từ các hợpđồngmuabánhànghóaquốctế được thuận lợi hơn
Nếu Việt Nam trở thành thành viên của CISG, việc giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hoặc có liên quan đến nhiều hợpđồngmuabánhànghóaquốctế bởi Tòa án hoặc trọng
tài tại Việt Nam trở nên thống nhất và dễ dàng hơn, vì với CISG, nguồn luật được giải
thích và áp dụng thống nhất hơn. Với phạm vi áp dụng rộng rãi của CISG, các doanh
nghiệp, trọng tài viên, thẩm phán có thể sẽ không cần xem xét, nghiên cứu và cân nhắc
bất kỳ nguồn luật nước ngoài nào khác ngoài CISG. Việc giải thích và áp dụng CISG vì
thế trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc viện dẫn đến một hệ thống luậtquốc gia, bởi
việc diễn giải Công ước có thể sử dụng các nguồn tham khảo phong phú và rất hữu ích
như: Các nguyên tắc UNIDROIT, các Bình luận Chính thức của Ban Tư vấn CISG, các án
lệ của CISG,…
3.2.1.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Việc gia nhập CISG sẽ tạo ra một tương lai nhiều tiềm năng cho sự phát triển của
doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Khi gia nhập CISG, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí và
tránh được các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Theo điều 1.1.a. của CISG, Công ước này sẽ được áp dụng cho các hợpđồng mua
bán giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên, trừ phi các bên thỏa
thuận về việc không áp dụng Công ước này. Như vậy, khi Việt Nam trở thành thành viên
của CISG, các thương nhân Việt Nam và các đối tác của họ tại các quốc gia khác trên thế
giới (là thành viên của CISG) sẽ có một khung pháp lý thống nhất, được áp dụng một
cách tự động cho hợpđồng của mình. Nhờ vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp
đồng muabánhànghóaquốctế sẽ tránh được một vấn đề luôn gây tranh cãi và khó khăn
trong đàm phán, đó là lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Tránh được vấn đề này, các
công ty, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những lợi ích sau đây:
+ Giảm bớt chi phí và thời gian đàm phán để thống nhất lựa chọn luật áp dụng cho
hợp đồng. Đây là lợi ích lớn nhất khi các bên đã có một nguồn luật thống nhất để áp dụng.
Dù các bên trong hợpđồng không thỏa thuận gì vềluật áp dụng thì CISG vẫn được tự
động áp dụng cho hợpđồngmuabán giữa các bên.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
86
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
+ Giảm bớt các khó khăn và chi phí có thể phát sinh do luật được lựa chọn để áp
dụng cho hợpđồng là luật nước ngoài. Nếu phải áp dụng luật nước ngoài, thương nhân
Việt Nam có thể mất thời gian để tự mình tìm hiểu hoặc mất chi phí thuê tư vấn luật để
tìm hiểu luật nước ngoài đó. Ngoài ra, luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý cho thương nhân
Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ vềluật nước ngoài cũng như cách áp dụng luật
nước ngoài. Trong khi đó, chi phí và thời gian để tìm hiểu CISG là ít hơn rất nhiều so với
luật quốc gia nước ngoài, vì các doanh nghiệp có thể tham khảo rất dễ dàng dựa vào các
hệ thống cơ sở dữ liệu vô cùng phong phú về CISG như đã trình bày ở trên.
+ Tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư phápquốctế để
xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Khi các bên trong hợpđồng không lựa chọn hoặc
không thể lựa chọn được luật áp dụng cho hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa
án, trọng tài) dẫn chiếu đến quy phạm luật xung đột để chọn một nguồn luật nhằm giải
quyết tranh chấp có liên quan. Quy phạm luật xung đột thường là khác nhau ở các quốc
gia, vì thế, việc áp dụng các quy phạm này thường dẫn đến tính khó dự đoán trước được
về nguồn luật áp dụng, gây khó khăn đáng kể cho các bên tranh chấp.
- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an
toàn để thực hiện hợpđồngmuabánhànghóaquốctế và có căn cứ hợp lý để giải quyết
tranh chấp nếu phát sinh, từ đó có điều kiện cạnh tranh công bằng hơn trên trường quốc
tế.
Với 101 điều khoản, được đánh giá là một nguồn luật hiện đại, phù hợp với thực
tiễn kinh doanh quốc tế, CISG đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết hầu hết mọi
vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợpđồngmua bán
hàng hóaquốctế như: giá trị pháp lý và thời hạn hiệu lực của chào hàng, của chấp nhận
chào hàng; quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua; các biện pháp mà một bên có
được khi bên kia vi phạm hợp đồng,…
Nếu các bên làm hợpđồng trên một cơ sở luật chung thì sẽ dễ dàng đánh giá các
lựa chọn, chào giá khác nhau trên thị trường về rủi ro và nghĩa vụ trong hợp đồng. Điều
này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mang lại lợi ích
không
nhỏ
về
mặt
kinh
tế.
Ngoài ra, theo đánh giá của các luật gia và các chuyên gia vềluậthợpđồng thương
mại quốc tế, các điều khoản của CISG còn tạo được sự bình đẳng về nội dung giữa người
mua và người bán trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Vì thế, dù
là bên bán hay bên mua, Công ước này đều trở thành một khung pháp lý hữu hiệu và an
toàn để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
87
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Thực tiễn áp dụng CISG cho thấy Công ước này cung cấp một khung pháp lý
thống nhất, hiện đại vềmuabánhànghóaquốc tế, có thể được áp dụng tại mọi quốc gia
không phân biệt truyền thống phápluật hay trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.
-
Việc gia nhập CISG sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp
phát sinh trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ động và tích cực
vào nền kinh tế thế giới, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại quốctế phát triển.
Trong quá trình tiến hành mua bán, trao đổi hànghóa với các đối tác nước ngoài, việc áp
dụng các văn bảnluậtquốc gia sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi do phát sinh xung đột pháp
luật với các nước khác. Khi gia nhập CISG, Việt Nam sẽ thống nhất được nguồn luật áp
dụng trong muabánhànghóaquốctế với các nước đối tác khi ký kết hợpđồngmua bán
hàng hóaquốc tế. Khi đó, các thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài sẽ có
chung một cơ sở pháp lý, các mối quan hệ muabánhànghóa vì thế sẽ gắn chặt hơn, lâu
bền hơn và rộng mở hơn nữa, đồng thời tránh được những tranh chấp phát sinh.
3.2.2. Những điểm bất cập của CISG mà Việt Nam cần lưu ý
Do những lợi ích đáng kể mà CISG mang lại cho hệ thống phápluật và doanh
nghiệp Việt Nam như đã nêu nên CISG nhận được rất nhiều sự đồng thuận gia nhập của
nhiều doanh nghiệp và chuyên gia Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể,
CISG vẫn còn tồn tại những điểm bất cập cần lưu ý, cụ thể như sau:
- Các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có liên quan
Dù rất hữu ích với phạm vi hiện tại của mình nhưng CISG không giải quyết tất cả
các vấn đề pháp lý liên quan đến hợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, cụ thể, CISG
không có các quy định điều chỉnh về những vấn đề có liên quan như: trách nhiệm của các
bên trong giai đoạn đàm phán, điều kiện có hiệu lực của hợpđồng và vấn đề chuyển
quyền sở hữu đối với hàng hóa. Vì vậy, để những hợpđồng như thế này được ký kết và
triển khai thuận lợi và an toàn vềpháp lý, các bên ký kết hợpđồng vẫn đồng thời phải
quan tâm đến các nguồn luật khác.
Điều này nếu không làm rõ có thể dẫn tới những lầm tưởng ở cả doanh nghiệp lẫn
người làm luật, khiến các chủ thể này lơ là trong việc tìm hiểu và áp dụng các văn bản
pháp luật cần thiết khác và kết quả là có thể bị động khi xảy ra tranh chấp liên quan đến
hợp đồngmuabánhànghóaquốctế ngay cả khi đã có CISG.
Ngoài ra, theo thông lệ hiện nay trong giao dịch muabánhànghóaquốc tế, mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực đều có những điều khoản hợpđồng chuẩn (Hợp đồng mẫu) đặc thù
cho muabán một số loại hànghóa như dầu, gạo, hoa quả tươi, cà phê… và thường thì các
bên đều không muốn từ bỏ những điều khoản đã được sử dụng rộng rãi và quen thuộc
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
88
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
này. Do đó cho dù Việt Nam có gia nhập CISG thì rất có thể CISG vẫn sẽ không điều
chỉnh những hợpđồngmuabánquốctế loại này.
- CISG chưa có quy phạm điều chỉnh về các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong
thương mại quốc tế
Được soạn thảo hơn 30 năm nên CISG sẽ thiếu sót các quy phạm điều chỉnh phát
sinh sau này, chẳng hạn như CISG chưa điều chỉnh về thương mại điện tử. Vì thế, hiện tại
các doanh nghiệp phải bằng lòng với CISG, đồng thời lựa chọn các nguồn luật khác để áp
dụng cho hợpđồng của mình.
-
CISG không thành công ở tất cả các nước thành viên114
Điển hình là ở Hoa Kỳ, CISG đã không gây được tiếng vang và không được sử
dụng với tần suất như mong đợi. Là cường quốc lớn nhất thế giới về kinh tế và thương
mại quốctế nhưng Hoa Kỳ chỉ đóng góp vào thư viện án lệ CISG 18 án lệ, thấp hơn rất
nhiều so với quy mô giao dịch của quốc gia này. Các thương nhân và luật sư tư vấn Hoa
Kỳ thường chọn Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) năm 1952 hoặc phápluật của một
bang nào đó thay vì áp dụng CISG bởi một số quy định của CISG có sự khác biệt so với
các quy định tương ứng của Hoa Kỳ, điều này khiến cho việc áp dụng trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề này đã được cải thiện đáng kể do nhu cầu
phải thống nhất hóaluậtquốctếvềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế theo khuôn khổ
CISG bởi khối lượng giao dịch thương mại ngày càng tăng giữa các quốc gia thành viên
của CISG.
Ngoài ra, với lý do tương tự như Hoa Kỳ, CISG cũng không thành công ở hầu hết
các quốc gia theo hệ thống thông luật (common law) như Anh, New Zealand, Canada,
Úc,…
- Vẫn còn nhiều nước chưa gia nhập CISG
Dù có số lượng thành viên đông đảo nhưng có những đối tác lớn vẫn chưa gia nhập
CISG như Vương quốc Anh và các nước ASEAN (trừ Singapore). Mỗi nước đều có lý do
riêng, ở Vương quốc Anh, do Luậtmuabánhànghóa năm 1979 có sức ảnh hưởng rất lớn
tới hoạt độngmuabánhànghóaquốctế và là niềm tự hào truyền thống nên Anh không
gia nhập CISG. Đối với các quốc gia khác, có thể do luật nội địa được xây dựng trên cơ
sở CISG nên việc gia nhập CISG là chưa cần thiết.
114
Trung tâm WTO – VICC, Tác động của Công ước Viên tới các nước đã gia nhập,
http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/tac-dong-cua-cong-uoc-vien-toi-cac-nuoc-da-gia-nhap,
[truy cập ngày 28-10-2014].
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
89
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Vì những nguyên nhân trên nên việc gia nhập CISG sẽ khó phát huy hiệu quả trong
trường hợphợpđồngmuabánhànghóaquốctế được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam
với doanh nghiệp đối tác thuộc quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
90
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
KẾT LUẬN
-----Hiện nay, có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với sự
phát triển của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình thông qua việc ký kết hợpđồngmuabánhànghóa với các
doanh nghiệp nước ngoài. Việc mở rộng hoạt động ngoại thương này không chỉ mang đến
nguồn lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp mà còn giúp phát triển nền kinh tế mới nổi
của Việt Nam.
Với tính chất phức tạp của một giao dịch hànghóaquốc tế, hợpđồngmua bán
hàng hóaquốctế cần phải được soạn thảo một cách chặt chẽ và đầy đủ nhằm hạn chế
những tranh chấp và thiệt hại phát sinh. Về nguyên tắc, các bên trong giao dịch mua bán
hàng hóaquốctế có thể tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Như vậy, các doanh
nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn luật của Việt Nam hay luật của nước ngoài hoặc các
điều ước quốctếvềmuabánhànghóaquốctế để áp dụng cho hợp đồng. Điều ước quốc
tế phổ biến nhất hiện nay được áp dụng cho các hợpđồngmuabánhànghóaquốctế là
Công ước Viên 1980 vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế. Trong quá trình xây dựng
pháp luậtvề lĩnh vực thương mại quốc tế, các nhà làm luật của Việt Nam đã tham khảo
CISG. Vì vậy, giữa quy định của phápluật Việt Nam và CISG có sự tương đồng về
những quy định cơ bản. Với tư cách là một điều ước quốctế được nhiều quốc gia áp
dụng, các quy định của CISG có phần chặt chẽ và cụ thể hơn so với luật Việt Nam. Tuy
nhiên, vấn đề này không tạo nên sự mâu thuẫn đối kháng giữa CISG và phápluật Việt
Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do một vài hạn chế nên người viết chỉ dừng lại ở
việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa quy định của CISG với các
quy định của phápluật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, để từ đó phát
hiện được những thiếu sót, bất cập của phápluật Việt Nam về vấn đề này. Qua đó đề xuất
phương hướng hoàn thiện quy định của phápluật Việt Nam nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn tại trên phương diện pháp lý và giúp cho việc áp dụng luật vào thực tế được
trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, dựa vào nghiên cứu của các nhà luật học trong các sách,
báo, tạp chí khoa học luật, người viết cũng đã đưa ra những lợi ích về mặt kinh tế và mặt
pháp lý mà CISG mang lại cho Việt Nam cũng như những vấn đề bất cập của CISG mà
Việt Nam cần lưu ý khi gia nhập CISG.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
91
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đề tài: Phápluậtvềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế
Qua quá trình phân tích và so sánh giữa quy định của CISG và các quy định của
pháp luật Việt Nam vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế, người viết đã tìm ra một số
bất cập và có đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm góp phần hoàn thiện quy định của
pháp luật Việt Nam. Cụ thể, Luật Thương mại 2005 cần bổ sung khái niệm muabán hàng
hóa quốc tế, khái niệm vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế và hình thức hợp đồng
bằng hành vi cụ thể. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các vấn đề về giao kết hợpđồng mua
bán hànghóaquốctế thông qua đề nghị giao kết hợpđồng và chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu, thời
điểm chuyển rủi ro trong hợpđồng cũng như hoàn thiện các vấn đề về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng.
Nhìn chung, trước ngưỡng cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ gia
nhập Công ước Viên 1980. Vì vậy, phápluật Việt Nam về hoạt độngmuabánhàng hóa
quốc tế nói chung cũng như vềhợpđồngmuabánhànghóaquốctế nói riêng cần có
những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm hạn chế những khó khăn khi áp dụng bởi sự
khác biệt giữa phápluậtquốc gia và điều ước quốc tế. Bên cạnh đó, khuyến nghị các
doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị cho mình những kiến thức về CISG, đồng thời có
những bước chuẩn bị cần thiết để giảm thiểu những khó khăn sẽ gặp phải khi Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của CISG.
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hƣơng
92
SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2005.
2. Luật Thương mại 1997.
3. Luật Thương mại 2005.
4. Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định
của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
5. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 Về Thương mại điện tử.
6. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 Quy định chi tiết thi hành luật thương
mại về hoạt độngmuabánhànghóaquốctế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và hóa cảnh hànghóa với nước ngoài.
7. Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt độngmuabánhànghóaquốctế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hànghóa với nước ngoài.
8. Công ước Viên 1980 vềhợpđồngmuabánhànghóaquốc tế.
9. INCOTERMS 2010 về các điều kiện thương mại quốc tế.
Danh mục sách, giáo trình
1. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Luật Tư phápquốc tế, Khoa Luật –
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
2. Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết, Giáo trình phápluật trong hoạt động kinh tế đối
ngoại, Nxb. Giáo dục, 2005.
3. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình LuậtHợp đồng
4.
5.
6.
7.
8.
Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật Thương mại 1, Khoa Luật – Trường Đại học
Cần Thơ, 2006.
Giáo trình Tư phápquốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, 2006.
Nguyễn Mạnh Bách, Các hợpđồng thương mại thông dụng, Nxb. Giao thông vận tải,
2007.
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân
dân, 2008.
Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợpđồng theo quy định của phápluật Việt Nam – Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2010.
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Công ước Viên 1980 cho người Việt Nam, Lợi ích khi Việt Nam gia nhập CISG,
http://cisgvn.wordpress.com/category/việt-nam-với-cisg/lợi-ích-khi-việt-nam-gia-nhậpcisg/, [truy cập ngày 25/10/2014].
2. Trung tâm WTO – VICC, Những điểm bất cập của Công ước Viên 1980 mà Việt Nam
cần lưu ý, http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-diem-batcap-cua-cong-uoc-vien-1980-ma-viet-nam-can-luu-y-0, [truy cập ngày 26/10/2014].
3. Trung tâm WTO – VICC, Tác động của Công ước Viên tới các nước đã gia nhập,
http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/tac-dong-cua-cong-uoc-vientoi-cac-nuoc-da-gia-nhap, [truy cập ngày 26/10/2014].
4. Trung tâm WTO – VICC, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Việt Nam gia
nhập Công ước Viên, http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/thutuong-chinh-phu-phe-duyet-chu-truong-viet-nam-gia-nhap-cong-uoc-vien, [truy cập
ngày 28/10/2014].