Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 79)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.2. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo quy định tại khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (fax, telex, thông điệp dữ liệu, điện báo). Còn theo quy định của CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không nhất thiết phải được lập dưới hình thức văn bản và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả nhân chứng. Ở đây, có thể thấy sự khác biệt giữa quy định của CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói ở chương 1, theo quan điểm của người viết thì sự khác biệt giữa CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng không phải là lý do để luật Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn cho phù hợp với CISG bởi khi gia nhập CISG, Việt Nam có quyền bảo lưu điều 27 Luật Thương mại 2005 theo quy định tại điều 96 của CISG.

Mặt khác, điều 24 Luật Thương mại 2005 lại quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa phải được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt giữa hai điều luật (điều 24 và điều 27) trong cùng một văn bản luật. Hợp đồng theo quy định tại điều 27 chỉ được thể hiện dưới dạng hình thức văn bản trong khi hình thức hợp đồng tại điều 24 lại đa dạng hơn. Điều này cho thấy sự phân biệt giữa hoạt động thương mại trong nước và hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Sự phân biệt này sẽ dẫn đến khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng luật trên thực tế bởi hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra ngày càng đa dạng, bên cạnh việc giao kết hợp đồng bằng văn bản thì các chủ thể còn có xu hướng giao kết hợp đồng bằng hành vi và bằng lời nói nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và hạn chế các thủ tục rườm rà. Vì vậy, người viết xin đề xuất giải pháp bổ sung khoản 2 điều 27 Luật Thương mại như sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương hoặc bằng hành vi cụ thể”. Sở dĩ người viết không đề xuất hình thức hợp đồng bằng lời nói cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bởi vì mức độ chứng cứ chứng minh đối với loại hình thức hợp đồng này tương đối thấp, nếu áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vốn là loại hợp đồng có tính chất phức tạp, thì sẽ gây khó khăn cho các chủ thể và tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, một vấn đề nữa có liên quan đến hình thức hợp đồng đó là việc sửa đổi hợp đồng. Theo Bộ luật Dân sự 2005, trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân

theo hình thức đó.104 Còn theo CISG thì một hợp đồng có thể được sửa đổi hay bổ sung bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên; nếu trong hợp đồng bằng văn bản có chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản thì các bên phải tuân theo quy định đó, tuy nhiên hành vi của một bên có thể sẽ không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu như bên kia đã căn cứ vào hành vi này.105 Người viết có ví dụ như sau:

A và B giao kết hợp đồng bằng văn bản, trong đó có quy định mọi sự sửa đổi hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản và thỏa thuận A sẽ giao hàng cho B vào ngày 5/3/2014. Nhưng sau khi hợp đồng được giao kết, vì lý do khách quan, A gọi điện thoại cho B đề nghị dời ngày giao hàng sang ngày 7/3/2014 và B đồng ý. Nhưng đến ngày 10/3/2014, B kiện A yêu cầu bồi thường thiệt hại do A đã chậm giao hàng và cho rằng việc gọi điện đề nghị thay đổi ngày giao hàng của A là không có giá trị pháp lý bởi không được lập dưới hình thức văn bản theo quy định trong hợp đồng.

Vấn đề được đặt ra ở đây đó là việc đề nghị thay đổi thời gian giao hàng qua điện thoại của A có giá trị pháp lý hay không mặc dù B cũng đã chấp nhận đề nghị đó? Trong trường hợp này nếu xét theo quy định tại khoản 2 điều 423 Bộ luật Dân sự 2005 thì đề nghị của A sẽ không có giá trị pháp lý do việc sửa đổi hợp đồng không được lập thành văn bản. Còn nếu chiếu theo quy định tại điều 29 của CISG, đề nghị của A được xem là có giá trị pháp lý vì hai bên đã thỏa thuận với nhau và hành vi đồng ý của B sẽ không cho phép B viện dẫn điều khoản mọi sự sửa đổi hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản (đã được quy định trong hợp đồng) bởi A đã thực hiện hợp đồng căn cứ vào hành vi này của B.

Qua ví dụ trên, người viết nhận thấy rằng Bộ luật Dân sự Việt Nam cần xem xét bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ như CISG nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, hạn chế những tranh chấp không đáng có và góp phần đơn giản hóa hệ thống pháp luật. 3.1.2. Các vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3.1.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Bộ luật Dân sự 2005 không sử dụng thuật ngữ “chào hàng” như CISG mà thay vào đó là “đề nghị giao kết hợp đồng”. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.106 Như vậy, có thể nhận thấy định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005 chỉ mang tính chất chung chung, luật không có quy định đề

104

Khoản 2 điều 423 Bộ luật Dân sự 2005.

105 Điều 29 Công ước Viên 1980.

nghị giao kết phải được thể hiện dưới hình thức nào. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc ký kết hợp đồng bởi các chủ thể hợp đồng không phân biệt được đề nghị giao kết với lời mời và quảng cáo vì theo nguyên tắc, bản thân đề nghị, lời mời và quảng cáo đều được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nhưng giá trị pháp lý của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, CISG xác định “chào hàng là một đề nghị rõ ràng về việc ký kết hợp đồng của một người gửi cho một hay nhiều người xác định”.107 Như vậy, theo CISG, một lời mời chào hàng hay quảng cáo không xác định sẽ không được coi là một chào hàng. Để phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại trong nước và quốc tế, luật Việt Nam cần xác định rõ đề nghị giao kết hợp đồng là chào hàng hay lời mời chào hàng.

Bên cạnh đó, theo quy định của CISG, đề nghị được coi là một chào hàng phải thể hiện được ít nhất các thông tin quy định tại điều 14 của CISG như tên hàng, số lượng, giá cả,… Đây chính là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa mà CISG đưa ra trong khi pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt Nam lại không có quy định. Có thể nói đây là một vấn đề quan trọng vì khi xác định được những điều khoản chủ yếu của hợp đồng sẽ đồng nghĩa với việc xác định được tính chất của giao dịch là giao dịch mua bán hàng hóa. Theo quan điểm của người viết, khái niệm chào hàng nên được bổ sung vào Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại như sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chào hàng nếu đề nghị đó được gửi cho một hay nhiều người xác định và thể hiện rõ ý định của người chào hàng chịu sự ràng buộc trong trường hợp đề nghị được chấp nhận. Chào hàng phải có các điều khoản chủ yếu nêu rõ hàng hóa, ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này”.

Mặt khác, dựa vào trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 390 Bộ luật Dân sự 2005, có thể thấy rằng luật đã có sự thừa nhận đối với loại đề nghị có nêu rõ thời hạn trả lời. Tuy nhiên, đối với loại đề nghị không có nêu rõ thời hạn trả lời thì luật vẫn chưa có các quy định điều chỉnh cụ thể. Còn theo quy định của CISG, chào hàng được chia làm hai loại, đó là chào hàng có thể hủy bỏ và chào hàng không thể bị hủy bỏ. Chào hàng có thể hủy bỏ là loại chào hàng mà người chào hàng có thể hủy bỏ chào hàng trước thời điểm người được chào hàng gửi trả lời chấp nhận chào hàng. Còn chào hàng không thể bị hủy bỏ là loại chào hàng mà người chào hàng không thể hủy bỏ chào hàng trong khoảng thời gian hiệu lực đã được quy định trong chào hàng. Có thể nhận thấy nếu chào hàng có quy định thời hạn, người chào hàng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm trong khoảng thời gian đã ấn định đó. Còn nếu chào hàng không có quy định thời hạn thì “chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp nhận chào hàng không phát

sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời gian mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời gian đó không được quy định như vậy, thì trong một thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc”.108 Như vậy, nếu chào hàng không có quy định thời hạn thì người chào hàng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm trong một khoảng thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc. Theo ý kiến của người viết, Bộ luật Dân sự 2005 cần bổ sung thêm quy định cụ thể hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp không có quy định thời hạn trả lời, còn nếu bổ sung theo hướng “trong một thời gian hợp lý, xét theo tình tiết của sự việc” thì cần hướng dẫn cụ thể “trong một thời gian hợp lý” là trong khoảng thời gian nào mới được coi là hợp lý?

“tình tiết của sự việc” là những tình tiết, sự việc như thế nào?

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2005 cũng cần bổ sung thêm quy định về việc kéo dài thời hạn gửi thông báo rút lại đề nghị. Bởi vì theo quy định của CISG, người chào hàng có thể thu hồi chào hàng nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng. Trong khi đó, pháp luật hiện hành của Việt Nam chỉ cho phép bên đề nghị rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà bên được đề nghị nhận được đề nghị.109

Điều này sẽ gây khó khăn, bất cập khi áp dụng vì trên thực tế, có nhiều trường hợp người đề nghị muốn rút lại đề nghị nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà thông báo rút lại đề nghị đến chậm, tức là sau khi bên được đề nghị nhận được đề nghị và trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị, thì thông báo đề nghị đó sẽ không thể rút lại được nữa.

3.1.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Nhìn chung, luật Việt Nam chưa đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng khi thời hạn này rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ. Trong khi đó, CISG quy định nếu các ngày nghỉ hay ngày lễ chính thức rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng thì sẽ không được trừ khi tính thời hạn đó.110 Cụ thể, nếu như thông báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định vì ngày cuối cùng đó là ngày nghỉ hay ngày lễ tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó. Điều này là hợp lý vì đảm bảo được quyền lợi của người được chào hàng bày tỏ ý chí muốn giao kết hợp đồng với người chào hàng. Như vậy, có thể thấy CISG đã đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng khi ngày cuối cùng của chào hàng rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ trong khi luật Việt

108

Điều 18 Công ước Viên 1980.

109 Điểm a khoản 1 điều 392 Bộ luật Dân sự 2005.

Nam không có quy định về vấn đề này. Theo quan điểm của người viết, đây là vấn đề mà luật Việt Nam cần bổ sung nhằm thích ứng với thực tiễn của hoạt động thương mại quốc tế.

Vấn đề đáng quan tâm tiếp theo mà người viết muốn đề cập đến đó là hình thức của trả lời chấp nhận đề nghị. Theo quy định tại điều 396 Bộ luật Dân sự 2005, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là “sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị”. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2005 chỉ nói rằng chấp nhận đề nghị là “sự trả lời” của bên được đề nghị chứ không có quy định hay hướng dẫn

“sự trả lời” này phải được thể hiện như thế nào, hành động hay không hành động và dưới hình thức nào? Điều này sẽ gây bối rối, khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng vì không biết được sự trả lời này có hiệu lực hay không. Bên cạnh đó, sự im lặng có được xem là chấp nhận đề nghị hay chấp nhận chào hàng hay không? Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự 2005 không xem sự im lặng là chấp nhận đề nghị nhưng tại khoản 2 điều 404 quy định rằng: “Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Ở đây có thể thấy hành vi im lặng của bên nhận được đề nghị cũng được xem như là một hình thức của sự trả lời, nếu như trước đó hai bên có thỏa thuận. Mặt khác, khoản 1 điều 401 của Bộ luật này cũng quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Như vậy, qua các điều luật trên, có thể thấy Bộ luật Dân sự 2005 đã gián tiếp thừa nhận hình thức chấp nhận bằng hành vi cụ thể nhưng lại không có quy định một cách rõ ràng về vấn đề này.

Trong khi đó, mặc dù CISG cũng không có quy định điều chỉnh vấn đề hình thức của chấp nhận chào hàng nhưng tại điều 18, CISG đã không thừa nhận sự im lặng hay không hành động của bên được chào hàng là hành vi chấp nhận chào hàng mà quy định rất rõ rằng: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác thì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận”.111 Có thể nói CISG đã đưa ra nguyên tắc chung cho việc chấp nhận bằng hành vi và sự chấp nhận bằng hành vi này phải được thông báo cho bên đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo chấp nhận đề nghị chỉ cần thiết trong trường hợp bản thân hành vi của bên được đề nghị không tạo thành một sự

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 79)