5. Bố cục của đề tài
2.1.1.2. Hình thức của hợp đồng theo luật Việt Nam
Một hợp đồng được xem là có hiệu lực khi nội dung của nó được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo điều 401 Bộ luật Dân sự 2005, một hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi mà pháp luật không có quy định rằng loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Ngoài ra, luật cũng quy định hợp đồng sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tương tự như điều 401 Bộ luật Dân sự 2005, điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; đối với các loại hợp đồng mà pháp luật có quy định phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.23
Các hình thức khác có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.24
Người viết nhận thấy về hình thức của hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG có sự tương đồng với nhau. Cụ thể, CISG quy định rằng hình thức của hợp đồng không nhất thiết phải được lập dưới hình thức văn bản, hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Điều này tương tự như quy định của Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số loại hợp đồng có yêu cầu riêng. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Thương mại 2005 quy định rằng loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật) có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, có thể thấy rằng quy định của CISG rộng hơn so với luật Việt Nam. Ngoài hình thức văn bản, CISG cho phép các bên trong hợp đồng chứng minh sự tồn tại của hợp đồng bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Trong khi đó, luật Việt Nam không hề đề cập đến vấn đề này mà chỉ chú trọng đến hình thức văn bản, “các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” thực chất vẫn là hình thức văn bản, nếu các bên không tuân thủ theo thì đây sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
Theo quan điểm của người viết thì sự khác biệt giữa CISG và luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng không phải là lý do buộc luật Việt Nam phải thay đổi cho phù hợp hoàn toàn với CISG hay là rào cản Việt Nam gia nhập CISG. Bởi vì với cương vị là một Điều ước quốc tế điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được nhiều quốc gia áp dụng, CISG phải có những quy định không chỉ phù hợp với pháp luật của từng quốc gia riêng lẻ mà còn phải phù hợp với cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, có pháp luật riêng nên các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn được tôn trọng. Về cơ bản, luật Việt Nam không vi phạm nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 điều 770 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp một hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức của hợp đồng theo pháp luật của nước đó thì hợp đồng đó vẫn được công nhận tại Việt Nam nếu như không trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp
23 Khoản 2 điều 27 Luật Thương mại 2005.
đồng. Điều này đã thể hiện xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Mặt khác, sự khác biệt cơ bản giữa CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng không cản trở Việt Nam gia nhập CISG vì Việt Nam có quyền bảo lưu sự khác biệt này theo quy định tại điều 96 của CISG.