Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo luật Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 58 - 59)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1.2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu theo luật Việt Nam

Tương tự như các quốc gia khác, pháp luật Việt Nam cũng quy định rằng thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết do các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ điều chỉnh trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì quyền sở hữu đối với hàng hóa sẽ được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.77 Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên thực tế thì Luật Thương mại 2005 không quy định rõ. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa có thể được chuyển giao ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc tính chất của việc chuyển giao hàng hóa và phương thức mua bán, cụ thể như sau:78

- Hàng hóa mà khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học

Quyền sở hữu đối với loại hàng hóa này được chuyển giao cho người mua khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Đối với những hàng hóa không có dịch chuyển về mặt cơ học khi giao nhận (hàng hóa là tài sản gắn với đất) và việc giao nhận hàng được thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa. Trường hợp hàng hóa không có dịch chuyển khi giao nhận và cũng không có

75

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.192.

76 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.193.

77

Điều 62 Luật Thương mại 2005.

78 Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật Thương mại 1, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2006, tr.30.

chứng từ liên quan đến hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyển giao tại địa điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực.

- Hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu

Đối với loại hàng hóa này thì quyền sở hữu hàng hóa của bên bán sẽ được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với loại hàng hóa đó. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu của bên mua chỉ được xác lập ngay sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, mọi phương thức giao nhận hàng hóa của các bên trước đó sẽ không đương nhiên cấu thành quyền sở hữu của bên mua.

- Hàng hóa được mua bán theo phương thức mua sau khi sử dụng thử

Trong thời hạn dùng thử, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Tuy nhiên, trong thời hạn dùng thử này, quyền sở hữu hàng hóa của bên bán bị hạn chế. Bên bán sẽ không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa khi bên mua chưa trả lời.

- Hàng hóa được mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần

Trong trường hợp này, bên bán được phép bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao cho bên mua đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, trong trường hợp hợp đồng mua bán có thỏa thuận điều kiện bắt buộc mà thiếu điều kiện này, người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua không thể nhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hóa chỉ được chuyển từ người bán sang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện. Ví dụ: các bên có thể thỏa thuận rằng chỉ khi nào người mua xuất trình cho người bán bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo đảm thanh toán thì người bán mới giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)