5. Bố cục của đề tài
2.5.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán không phải chịu các hình thức chế tài. Các bên trong hợp đồng mua bán có quyền thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong những trường hợp cụ thể do các bên dự liệu khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng còn được áp dụng trong các trường hợp khác do pháp luật quy định. Theo quy định của CISG và Luật Thương mại 2005, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.100 Điều 79 CISG quy định, một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một cản trở nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng.
Từ các quy định trên cho thấy một sự kiện được coi là bất khả kháng phải t,hỏa mãn các dấu hiệu như xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước và không thể khắc phục được và là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật nhà nước,…
- Trường hợp do lỗi của bên bị thiệt hại
Là trường hợp bên bị thiệt hại có những hành vi là nguyên nhân khiến cho bên vi phạm phải vi phạm hợp đồng. Điều 80 của CISG quy định, bên bị thiệt hại không được
viện dẫn sự không thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính bên bị thiệt hại. Để đảm bảo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong hoạt động mua bán hàng hóa, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng có quy định tương tự như CISG thông qua điểm c khoản 1 điều 294.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thiệt hại xảy ra do lỗi của bên bị thiệt hại có thể thấy rõ nhất trong trường hợp người mua có nghĩa vụ phải tiếp nhận hàng theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng chậm tiếp nhận. Ví dụ, người bán giao hàng vào ngày 5 tháng 6. Tuy nhiên, đến ngày 10 tháng 6 người mua mới nhận hàng. Khi kiểm tra hàng, người mua phát hiện hàng không phù hợp với điều kiện của hợp đồng do bị mất mát và ngay sau đó, người mua đã gửi văn bản yêu cầu người bán phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người bán chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát vào ngày 7 và ngày 8 tháng 6 mặc dù người bán đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn. Như vậy, trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra là do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa bị mất mát.
- Trường hợp do lỗi của người thứ ba
Bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng là do lỗi của người thứ ba. Người thứ ba ở đây là người được bên vi phạm giao cho hoàn thành một phần hoặc toàn bộ hợp đồng nhưng không hoàn thành nghĩa vụ và gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào thiệt hại do người thứ ba gây ra, bên vi phạm cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba này rơi vào tình trạng bất khả kháng.
Trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 không có quy định lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng. Lỗi của người thứ ba được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm được quy định trong điểm 4 mục II Quy chế tạm thời số 4794 ngày 31/7/1991 và điều 7 Quyết định số 299-TMDL ngày 9/4/1992 về việc ký kết và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương. Khác với các văn bản pháp luật của Việt Nam nói trên, khoản 2 điều 79 của CISG quy định cụ thể những trường hợp mà theo đó, bên không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm khi việc không thực hiện hay thực hiện nghĩa
vụ không đúng đó là do lỗi của người thứ ba, cụ thể, người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình là do trường hợp bất khả kháng gây ra.101
Ngoài ra, theo quy định của Luật Thương mại 2005, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa còn được áp dụng trong trường hợp do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm. Thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là trường hợp hành vi vi phạm của một bên xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Ở đây có thể thấy luật chưa rõ ràng vì không quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào và việc ban hành quyết định đó là nhằm mục đích gì? Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm, các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng. Qua đó thấy được rằng luật Việt Nam rất coi trọng nguyên tắc tự do ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng.
Khi áp dụng các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cần lưu ý rằng, việc chứng minh các trường hợp miễn trách thuộc nghĩa vụ của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm nếu muốn được miễn trách nhiệm thì phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh các trường hợp được miễn trách theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải thông báo ngay cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm đó và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng.
101 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr.76.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
CŨNG NHƢ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CISG CỦA VIỆT NAM
Sau khi tiến hành so sánh quy định của Công ước Viên 1980 và pháp luật Việt Nam về các vấn đề chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người viết phát hiện một số vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, ở chương này, người viết đi vào phân tích những điểm còn thiếu sót cũng như đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, dựa vào những nghiên cứu của các nhà luật học trên các sách, báo, tạp chí khoa học luật, người viết xin đưa ra những lợi ích mà Việt Nam sẽ có được nếu gia nhập CISG cũng như những điểm bất cập của CISG mà Việt Nam cần lưu ý.
3.1. Một số bất cập và phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.1.1. Về khái niệm và hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3.1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợp đồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta nhưng hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong một số giáo trình Tư pháp quốc tế và Luật Thương mại quốc tế cũng như trong một số bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý được xuất bản ở Việt Nam cũng chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Nói chính xác hơn là chưa có một cách xác định thống nhất tính quốc tế của hợp đồng mà chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốc tế của loại hợp đồng này.
Như người viết đã trình bày ở chương 1, do hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng nên dựa vào quy định về mua bán tài sản tại điều 428 Bộ luật Dân sự 2005, có thể đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán”. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng được xem là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản theo nghĩa rộng.
Bên cạnh đó, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có riêng một chương quy định về mua bán hàng hóa (chương II) nhưng trong đó không có điều luật nào xác định cụ thể, trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội hàm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi quy định về mua bán hàng hóa quốc tế tại điều 27, luật chỉ liệt kê các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế chứ không có định nghĩa về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như không có khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó có thể thấy rằng, Luật Thương mại 2005 đã dựa vào tiêu chí vận chuyển hàng hóa qua biên giới để xác định một quan hệ mua bán hàng hóa là mua bán hàng hóa quốc tế chứ không dựa vào các yếu tố quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở của các bên. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu là sự thỏa thuận của các bên được thể hiện dưới dạng hình thức bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Mặt khác, điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” với tư cách là hoạt động thương mại hoặc quan hệ thương mại theo quy định tại khoản 1 điều 27 Luật Thương mại 2005 sẽ có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm “mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài” xuất phát từ quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại điều 758 Bộ luật Dân sự 2005. Bởi vì căn cứ vào quan hệ dân sự, chúng ta có thể xác định các dấu hiệu của quan hệ mua bán hàng hóa là “có yếu tố nước ngoài” như sau:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; - Các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; - Hàng hóa – đối tượng mua bán ở nước ngoài.
Trong khi đó, “mua bán hàng hóa quốc tế” theo Luật Thương mại 2005 chỉ căn cứ vào một tiêu chí duy nhất là hàng hóa được vận chuyển qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ) hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng,…
Về nguyên tắc, Bộ luật dân sự với tư cách là đạo luật gốc sẽ có hiệu lực áp dụng đối với các hoạt động thương mại chưa được điều chỉnh bởi Luật Thương mại: “Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì
áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”.102Mặc dù vậy nhưng hiện nay, hai thuật ngữ pháp lý “quốc tế” và “yếu tố nước ngoài” vẫn đang tồn tại song song trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và có sự khác biệt về nội hàm. Hệ quả điển hình là khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” của Luật Thương mại 2005 đã được xây dựng không thống nhất với nguyên tắc xác định “yếu tố nước ngoài” của Bộ luật Dân sự 2005.
Tương tự như pháp luật Việt Nam, CISG cũng không đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, tại điều 1, CISG đã đưa ra tiêu chí để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “Công ước này áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, CISG không xác định yếu tố nước ngoài cho hợp đồng bằng việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới như Luật Thương mại 2005 mà dựa vào yếu tố các bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Khi gia nhập CISG, Việt Nam có thể bảo lưu quy định tại điều 1 của CISG để tránh khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chưa gia nhập CISG nhưng CISG vẫn có hiệu lực áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn CISG làm luật áp dụng cho hợp đồng.103
Có thể nói rằng, việc làm rõ khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, cần phải có một khái niệm chung rõ ràng về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nói cách khác là phải có cách xác định tương đối thống nhất tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, người viết xin đề xuất khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế và khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
“Mua bán hàng hóa quốc tế là việc mua bán hàng hóa được thực hiện giữa các chủ thể có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau”.
“Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau, theo đó một bên được gọi là bên bán và bên còn lại được gọi là bên mua. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển