Tập quán thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 26 - 28)

5. Bố cục của đề tài

1.4.3. Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán quốc tế là thói quen được hình thành từ lâu đời, được sử dụng phổ biến ở khu vực nhất định. Như các loại tập quán quốc tế khác, tập quán thương mại quốc tế được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung và các giao dịch về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, tập quán thương mại quốc tế thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại khi các quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hay điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Vì vậy, tập quán thương mại quốc tế được xem là nguồn luật thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không phải tập quán thương mại quốc tế nào cũng được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi nó đáp ứng được các điều kiện nhất định như:

- Là thói quen thương mại được hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục.

Điều đó có nghĩa là nếu như một tập quán thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời nhưng chỉ được áp dụng cách quãng trong từng khoảng thời gian nhất định thì sẽ không được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế;

- Tập quán thương mại phải có nội dung rõ ràng. Do không được ghi nhận cụ thể như điều ước quốc tế hay pháp luật quốc gia nên tập quán thương mại quốc tế cần phải có nội dung rõ ràng và cụ thể. Bởi vì nó không những là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (nếu có thỏa thuận) mà còn là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết khi có tranh chấp phát sinh;

- Tập quán thương mại phải được đại đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận. Điều này thể hiện tính pháp lý và tính phổ biến của tập quán thương mại quốc tế. Khi các chủ thể đều hiểu biết về tập quán thương mại thì sẽ rất thuận lợi cho cơ quan xét xử trong trường hợp hợp đồng có phát sinh tranh chấp nhưng trước đó vấn đề này không được ghi nhận trong hợp đồng, đồng thời điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia cũng không có quy phạm điều chỉnh.

Xét về nguyên tắc, bản thân của tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật được ghi nhận trong pháp luật quốc gia hay điều ước

quốc tế. Nó chỉ có giá trị pháp lý trong bốn trường hợp đó là: thứ nhất, các bên trong hợp đồng có thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ các bên; như vậy, nó sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên trong hợp đồng. Thứ hai,

điều ước quốc tế về thương mại có quy định áp dụng tập quán thương mại; theo đó, các chủ thể của hợp đồng (có quốc tịch hoặc có trụ sở thương mại ở các nước là thành viên của điều ước đó) vẫn phải áp dụng tập quán thương mại cho quan hệ thương mại của mình kể cả trong trường hợp các bên không hề có thỏa thuận dẫn chiếu đến. Thứ ba, tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước của các bên trong hợp đồng quy định áp dụng. Thứ tư, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ.

Bên cạnh tập quán thương mại, thói quen thương mại cũng được coi là nguồn quy phạm điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa. Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, thói quen thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại.

Hiện nay, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, một trong những tập quán thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất đó là các điều kiện thương mại quốc tế, thường được gọi là INCOTERMS (International Commercial Terms) được Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce, gọi tắt là ICC) soạn thảo và ban hành với ấn bản mới nhất là INCOTERMS 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nội dung INCOTERMS quy định về những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hoạt động thương mại quốc tế như ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ chịu các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển,…

Ngoài điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế, án lệ cũng có thể được xem là một trong các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, án lệ ít được sử dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Thông thường, án lệ được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế mà chủ thể của hợp đồng là các bên thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mĩ.

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH CỦA CISG VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)