1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Luật sư và vai trò của luật sư trong đời sống xã hội Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Sứ mệnh xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nghề luật sư Ở nước ta, từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ra đời cùng các văn bản pháp luật liên quan khác luôn chứa các quy định về lĩnh vực luật sư, từ những quy định nhỏ lẻ cho đến việc hình thành một mục riêng biệt cho thấy cách nhìn nhận vị trí và vai trò của hoạt động hành nghề Luật sư ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. 1.3. Những đóng góp và tác động của nghề luật sư Có thể nói, Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam. 1.4. Những hạn chế, vi phạm trong hành nghề luật sư Bên cạnh những đóng góp tích cực, trong hoạt động hành nghề Luật sư còn có mặt hạn chế và nhiều lỗ hổng cần được khắc phục. Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít những luật sư vi phạm các quy định pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, làm phát sinh nhiều vụ việc khiến dư luận ngày càng mất lòng tin vào nền tư pháp nước nhà. Những hành vi sai phạm này không những làm thay đổi cái nhìn về giới luật sư từ phía người dân, mà còn làm phát sinh các tiêu cực trong chính các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Bộ máy tư pháp của nước ta.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HẢI NHƯ
PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VŨ TRỌNG HÁCH
Hà Nội – 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤ
Trang 31.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Luật sư và nghề luật sư 61.1.2 Khái niệm, đặc điểm pháp luật vi phạm hành chính trong hành
nghề luật sư 151.2 Nội dung, vai trò của pháp luật vi phạm hành chính trong hành
nghề luật sư ở Việt Nam 211.2.1 Nội dung 211.2.2 Vai trò của pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
24
1.3 Pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư của
một số quốc gia và những vấn đề có thể vận dụng ở Việt Nam
281.3.1 Pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư của một số
quốc gia khác trên thế giới 281.3.2 Những vấn đề có thể vận dụng cho Việt Nam 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM 37 2.1 Quá trình hình thành và nội dung pháp luật về vi phạm hành
chính trong hành nghề luật sư 37
Trang 42.1.1 Quá trình hình thành pháp luật về vi phạm hành chính trong hành
nghề luật sư 372.1.2 Thực trạng nội dung pháp luật về vi phạm hành chính trong hành
trong hành nghề luật sư 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 81 3.1 Phương hướng 81
3.1.1 Xây dựng pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật
sư toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thời kỳ hội nhập 813.1.2 Xây dựng pháp luật về vi phạm hành chính phù hợp với cải cách
hành chính, cải cách tư pháp 843.1.3 Đảm bảo dân chủ, minh bạch, cạnh tranh trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư 85
3.2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính
trong hành nghề luật sư 86
3.2.1 Nhận thức, thể chế hóa các nguyên tắc trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư 863.2.2 Sửa đổi, bổ sung pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề
luật sư 873.2.3 Tổ chức có hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về vi phạm hành
chính trong hành nghề luật sư 91
Trang 5KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LS : Luật sư
VPLS : Văn phòng luật sư
LXLVPHC : Luật xử lý vi phạm hành chính LLS : Luật luật sư
LĐLS : Liên đoàn luật sư Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân
TP/ tp : Thành phố
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Luật sư và vai trò của luật sư trong đời sống xã hội
Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điềukiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiệnviệc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụpháp lý khác Sứ mệnh xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, côngbằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nghề luật sư
Ở nước ta, từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ra đời cùng cácvăn bản pháp luật liên quan khác luôn chứa các quy định về lĩnh vực luật sư,
từ những quy định nhỏ lẻ cho đến việc hình thành một mục riêng biệt chothấy cách nhìn nhận vị trí và vai trò của hoạt động hành nghề Luật sư ngàycàng được Đảng và Nhà nước quan tâm
1.3 Những đóng góp và tác động của nghề luật sư
Có thể nói, Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng về phápluật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thamgia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng địnhmình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, vănminh ở Việt Nam
1.4 Những hạn chế, vi phạm trong hành nghề luật sư
Bên cạnh những đóng góp tích cực, trong hoạt động hành nghề Luật sưcòn có mặt hạn chế và nhiều lỗ hổng cần được khắc phục
Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít những luật sư vi phạm các quyđịnh pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, làm phát sinh nhiều vụ việckhiến dư luận ngày càng mất lòng tin vào nền tư pháp nước nhà Những hành
Trang 8vi sai phạm này không những làm thay đổi cái nhìn về giới luật sư từ phíangười dân, mà còn làm phát sinh các tiêu cực trong chính các cơ quan Nhànước, đặc biệt là Bộ máy tư pháp của nước ta.
1.5 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Với vị trí và vai trò của luật sư trong ngành Tư pháp và đời sống xã hộinhư đã nói ở trên, nghiên cứu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính tronghành nghề luật sư là công việc cần thiết để tìm được hướng khắc phục sai sót
và hoàn thiện chất lượng ngành tư pháp nói riêng và hệ thống pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính nói chung
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nhận thức được vai trò quan trọng của luật sư trong xã hội và triểnvọng của nghề luật sư nên đã có nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu về vấn
đề này Có thể kể ra một số đề tài đã được nghiên cứu như:
- Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp
luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”,
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thảo – Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;
- Bài viết “Nhiều điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính góp phần
tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước trong các hoạt động tư pháp”
- Nguyễn Thắng Lợi, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp – ngày 26/09/2013
- Bài viết “Vai trò của Luật sư trong tố tụng hành chính” của luật sư
Nguyễn Thành Vĩnh;
Sách pháp luật “Một số vấn đề về luật sư và nghề luật sư” (2013)
-TS.Nguyễn Văn Tuân - Nhà xuất bản Tư pháp;
Tuy nhiên các đề tài, chuyên đề và bài viết nêu trên mới chỉ cụ thể hóamột khía cạnh hay một cách khái quát về hành nghề luật sư ở Việt Nam Chưa
có đề tài nào đi sâu vào pháp luật về các hành vi và biện pháp xử lý vi phạmhành chính trong hành nghề luật sư với tư cách cá nhân ở Việt Nam Đề tài
Trang 9“Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay” là một vấn đề mới cần nghiên cứu để bổ sung vào hệ thống tài liệu về
Pháp luật hành chính để có những góc nhìn đa dạng và hoàn thiện toàn bộ hệthống quy định pháp luật của nước ta
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vi phạm hành chính, phân tích,đánh giá thực trạng về các hành vi, hoạt động xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực hành nghề Luật sư, cụ thể là những luật sư hành nghề với tư cách cánhân ở nước ta hiện nay Từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện cả về cơ
lý vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư
Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá ưu nhược điểm các quy định vềpháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư và thực tiễnthực thi các quy định này ở Việt Nam hiện nay
Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về pháp luật, đảm bảo quá trìnhthực thi các chế định về xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về viphạm hành chính trong hành nghề Luật sư đối với các luật sư Việt Nam Cụthể trong hoạt động luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, chỉ có những hành
Trang 10vi được quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, mới bị xem xét, xửphạt theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Quy định pháp luật củaViệt Nam liên quan đến
vi phạm hành chính của người hành nghề Luật sư với tư cách cá nhân
Phạm vi về thời gian: Thông qua lịch sử hình thành các quy định phápluật đầu tiên về xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam từ năm 1995 cho đếncác lần sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật để rút ra những điểm
kế thừa và điểm mới từ các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hiện hành, đặcbiệt là trong hành nghề Luật sư
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu các nội dung sau: Những vấn đề lý luận về hànhnghề luật sư; Thực trạng pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hànhnghề luật sư ở Việt Nam; Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luậthành nghề luật sư ở Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sởphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phântích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp,thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hìnhhoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quyphạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giáthực trạng pháp luật
6 Những điểm mới của luận văn
Vấn đề vi phạm hành chính không còn mới lạ nhưng khi xem xét trênnhiều phương diện, nhiều khía cạnh và các lĩnh vực khác nhau, có không ít đề
Trang 11tài về xử lý vi phạm hành chính hay các hành vi vi phạm hành chính nhưngchưa có một đề tài nào chuyên sâu phân tích về các hành vi và hình thức xử lý
vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư, cụ thể đối với luật sư hành nghềvới tư cách cá nhân
Đề tài “Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư ở
Việt Nam hiện nay” là một vấn đề mới cần nghiên cứu, phân tích và đưa ra
phương hướng hoàn thiện cho phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp ở ViệtNam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Đề tài giúp người nghiên cứu và những người đọc có được cái nhìnthực tế trong thực trạng vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở ViệtNam và thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đi vào phân tích các vấn đề lý luận về hành vi và thủ tục,cách thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người hoạt động với tư cách cánhân trong lĩnh vực luật sư Ngoài ra còn đánh giá thực tiễn áp dụng các quyđịnh pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư ở Việt Nam, từ
đó kiến nghị và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
Trang 12CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1.1 Những khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Luật sư và nghề luật sư
1.1.1.1 Khái niệm luật sư, nghề luật sư
a Luật sư
Theo quy định của pháp luật về luật sư của nhiều nước thì luật sư làngười được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghềluật sư hoặc công nhận tư cách luật sư Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấpChứng chỉ hành nghề luật sư hoặc công nhận tư cách luật sư đa số là cơ quan
Tư pháp (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp), Tòa án Tối cao, Tòa án tiểu bang, Tòa ánLiên bang
Đa số các nước trên thế giới không có sự phân biệt về luật sư tranh tụng
và luật sư tư vấn Trong khi đó, nước Anh và Úc thì vẫn còn đang phân chialuật sư thành hai loại là luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn Luật sư ởSingapore, Pháp và Hoa Kỳ có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan Toà án, tồntại song song hoặc trực thuộc các toà án
Luật sư ở Singapore thuộc Toà án tối cao Singapore; các luật sư Phápthành lập mỗi đoàn luật sư bên cạnh mỗi toà án thẩm quyền rộng Luật sư ởHoa Kỳ, ở Úc được công nhận và cho phép hành nghề theo lãnh thổ từngbang, trong phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa án từng bang hoặc liên bang.Một luật sư có thể được phép hành nghề tại nhiều bang và phải tuân theo quychế của từng bang đặt ra Luật sư hành nghề tại tòa án tiểu bang cũng có thểxin công nhận và được phép hành nghề tại các Tòa án tối cao của liên bang
Trang 13Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của
cá nhân luật sư Nói cách khác, phẩm chất và năng lực cá nhân của luật sư làyếu tố quyết định trong nghề luật sư Người muốn hành nghề luật phải đượccông nhận là luật sư Pháp luật các nước trên thế giới thường không đưa rakhái niệm luật sư mà chỉ quy định về tiêu chuẩn để trở thành luật sư Tùy theoquy định mỗi nước khác nhau về tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghềluật sư mà xác định cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền công nhận một người
là luật sư, cũng như thời điểm nào một người được công nhận là luật sư vàgiấy tờ gì chứng minh một người là luật sư ở mỗi nước là khác nhau
Tuy nhiên, nhìn chung, tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận luật sưlà: Là công dân ở nước sở tại; Có bằng cử nhân luật; Có phẩm chất đạo đứctốt Ngoài các tiêu chuẩn trên, muốn trở thành luật sư phải qua đào tạo nghề,tập sự hành nghề luật sư hoặc chỉ cần đỗ kỳ thi quốc gia để được công nhậnluật sư, điều đó còn phụ thuộc vào quy định pháp luật mỗi nước Thẩm quyềncông nhận có thể là Tòa án tối cao hay Bộ Tư pháp hoặc chỉ cần đăng ký gianhập một Đoàn luật sư thì trở thành luật sư
Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm luật sư như sau: Luật sư được hiểu
là một chức danh bổ trợ tư pháp, có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn
và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp thep quy định của pháp luật, cungcấp dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diệnngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan Nhà nước và các chủ thể kháctheo quy định của pháp luật
b Nghề luật sư và hành nghề Luật sư
Trước hết, để tìm hiểu về nghề luật sư, cần hiểu khái niệm Nghề luậtnói chung Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng đểchỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực
Trang 14hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tạitòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành
án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhànước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v Do đó, nếudùng cụm từ “nghề luật” thì theo cách biểu hiện của ngôn ngữ Việt là quárộng, cụm từ này ý chỉ không phải chỉ là việc bào chữa, biện hộ trước Tòa án
và làm tư vấn pháp luật (cung cấp dịch vụ pháp lý) của luật sư mà bao hàmtoàn bộ hoạt động của ngành Tư pháp, của cả các chức danh tư pháp đượcNhà nước trao quyền và cá nhân hoạt động tự do không phải là công chức,cán bộ Nhà nước
Ở Việt Nam lâu nay vẫn sử dụng các cụm từ “nghề luật sư”, “hànhnghề luật sư” Thực ra như vậy không hoàn toàn chính xác về mặt ngôn ngữ.Bởi vì “luật sư” là một danh từ chỉ người, chứ không phải dùng để chỉ mộtnghề Vì vậy trong tiếng Anh người ta dùng “Lawyer” (luật sư) và “Practicelaw” (hành nghề luật) Tuy nhiên, theo chúng tôi việc sử dụng các cụm từ
“nghề luật sư” và “hành nghề luật sư” là phù hợp với thực tiễn của nước ta, cóthể chấp nhận được
Khi bàn tới khái niệm nghề luật sư, về phương diện lý luận, cần đặt nótrong bối cảnh so với các nghề nghiệp khác của xã hội, các giá trị, chuẩn mựcnghề nghiệp và vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội Nghề Luật
sư là một nghề xuất hiện từ xa xưa và đang ngày càng phát triển, trở thànhnghề có phương thức hành nghề tự do, được các văn bản pháp luật của Nhànước quy định Lịch sử nghề Luật sư ở mỗi nước gắn liền với chế độ chính trị
ở nước đó và phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị nước đó
Vai trò của Luật sư có sự khác nhau trong các nền văn minh khác nhau,tuy nhiên đều có chung một điểm cho rằng, Luật sư là một nghề trong xã hội ,
là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý Hoạt động Luật sư trong cơ
Trang 15chế thị trường được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp, được điều chỉnhbằng các đạo luật về hành nghề Luật sư và các luật lệ về kinh doanh NghềLuật sư được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong các nước dân chủ pháttriển, và là một hoạt động chịu sự quản lý của Nhà nước Nghề Luật sư rấtchú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của Luật sư và tính chất củanghề tự do trong tổ chức hành nghề Luật sư.
Về hành nghề Luật sư: Cụm từ “hành nghề luật sư” phải hiểu là việc
luật sư tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụpháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của họ theo quy định của pháp luật
Tóm lại, hành nghề Luật sư là một nghề mà trong đó Luật sư – mộtchức danh bổ trợ tư pháp – có quyền tự do trong phương thức hành nghề củamình, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo quy định của pháp luật
và quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củakhách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh
Các luật sư được hành nghề tự do, tự do lựa chọn hình thức hành nghề
là hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư , ip lawyer được thực hiện bằngviệc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việctheo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cánhân Các luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật Hiện nay, có haihình thức hành nghề Luật sư được pháp luật Việt Nam công nhận và nêu rõtrong các văn bản pháp luật là: luật sư hành nghề theo tư cách cá nhân và luật
sư làm việc trong các tổ chức hành nghề Luật sư Tổ chức hành nghề Luật sưhiện nay gồm hai hình thức là Văn phòng luật sư và Công ty Luật
Luật sư hành nghề theo tư cách cá nhân còn được gọi là luật sư nội bộ(In-house Councel), hình thức này được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư
Trang 16làm việc theo Hợp đồng lao động cho các tổ chức, doanh nghiệp mà khônglàm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư Phạm vi hành nghềcủa Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổchức, doanh nghiệp nơi mình làm việc Đặc biệt, do chủ yếu hoạt động trongcác Doanh nghiệp nên luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực phápluật doanh nghiệp, thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liênquan khác.
Luật sư hành nghề trong một tổ chức hành nghề Luật sư (Công ty Luật,hoặc Văn phòng luật sư) thường chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ pháp lýcho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hành nghề
Có thể thấy rõ nếu so sánh hai hình thức hoạt động hành nghề tronglĩnh vực Luật sư này thì luật sư hành nghề theo tư cách cá nhân ngoài có mốiquan hệ giữa luật sư với khách hàng như Luật sư hành nghề trong một tổ chứchành nghề Luật sư, thì họ còn tồn tại một mối quan hệ nữa là Người lao độngvới Người sử dụng lao động Cũng vì vậy mà Luật sư hành nghề trong mộtVăn phòng Luật sư hay Công ty Luật có tính độc lập về các tư vấn pháp lýcủa mình hơn so với luật sư hành nghề theo tư cách cá nhân do còn bị rànhbuộc bởi các quy định về nghĩa vụ của người lao động
Dù có những điểm khác nhau nhưng mục đích chung của các luật sư dùhoạt động dưới hình thức nào cũng đều là đưa ra lời khuyên về mặt pháp lý vàbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng
1.1.1.2 Đặc điểm của luật sư và hành nghề Luật sư
Luật sư là những người được trọng vọng trong xã hội bởi vai trò quantrọng của họ trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và pháttriển xã hội Cũng vì vậy mà nghề luật sư không giống như những nghề bìnhthường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thìngười luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp
Trang 17Nghề Luật sư có đặc thù riêng của nó, đây là một nghề mang tính trí tuệrất cao, đòi hỏi kiến thức luật, vốn sống, suy nghĩ độc lập, bản lĩnh, sự nhanhnhạy để tìm hiểu vụ việc, bảo vệ quyền lợi thân chủ và đấu trí với các đốitượng liên quan đến vụ việc Bởi vậy, người hành nghề Luật sư, bên cạnh kỹnăng nghề nghiệp và kiến thức pháp luật, còn phải hiểu biết sâu sắc về cuộcsống, nói cách khác là giàu vốn sống và có tinh thần nhân đạo Luật sư thôngqua hoạt động nghề nghiệp của mình để đưa pháp luật vào cuộc sống, gópphần vào việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tóm lại, nghề luật sư gồm có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, Nghề luật sư là nghề tự do: Luật sư trước hết hình thành từ
nhu cầu, yêu cầu minh oan, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngườikhác Hoạt động này do người có trình độ, uy tín, lòng trắc ẩn, vị tha, hàohiệp và tự nguyện đứng ra thực hiện Dần dần nó phát triển thành một nghề tự
do có điều lệ, có quy chế do Nhà nước quy định hoặc thừa nhận
Đây là nghề tự do bởi người hành nghề cũng như các tổ chức hànhnghề không phải các tổ chức Nhà nước, không phải là cán bộ, công chức củaNhà nước Người và tổ chức hành nghề hoạt động trong một chuyên môn vàvới một loại hình đặc biệt dịch vụ pháp lý
Đây là nghề có chức năng xã hội là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế vàxây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Thứ hai, Nghề luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý: Luật sư tham gia
tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo, bảo vệ cho người bị hại, nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự, làm người đại diện hoặc bảo
vệ cho các đương sự trong vụ án dân sự, hành chính; Tư vấn pháp luật, tư vấngiao dịch và hợp đồng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; Làm đại diện ngoài tố
Trang 18tụng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theoyêu cầu của khách hàng.
Thứ ba, Nghề luật sư là nghề góp phần tích cực duy trì công lý và bảo
vệ pháp luật: Về duy trì công lý, tham gia góp phần bảo vệ và giải phóng con
người vì tự do của con người, vì các giá trị tự nhiên và phẩm chất xã hội củacon người trên cơ sở tôn trọng chân lý khách quan, dựa vào các quy luật tựnhiên xã hội, dựa vào lợi ích của cộng đồng, của dân tộc và vì hoà bình trênthế giới Về bảo vệ pháp luật, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, góp phần tuyêntruyền pháp luật, hướng cho mọi người thực hiện các hành vi ứng xử trên cơ
sở các quy định của pháp luật;chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật
Thứ tư, Nghề luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức: Các hoạt động
của luật sư trước hết hướng tới bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhànước lợi ích của dân tộc, tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền,
tự do và an ninh của Nhà nước, chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạmđến tài sản của Nhà nước cũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị Quốc thể
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư là bảo vệ các quyền, lợi ích chânchính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh dự, nhân phẩm… Hoạtđộng của luật sư cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của các tổchức đặc biệt là các doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanhthuộc mọi thành phần khác nhau trong nền kinh tế quốc dân…
Thứ năm, Nghề luật sư là nghề cao quý bởi hàm chứa những mục đích
và phẩm chất cao đẹp đòi hỏi có trình độ và năng lực cao, có văn hoá và đạo đức trong sáng: Mọi hoạt động hành nghề của luật sư hướng tới mục đích bảo
vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân Về phẩm chất, Luật sư là người có tư cách phẩm chất đạo
đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và xã hội cao; Người hành nghề luật
Trang 19sư đòi hỏi phải có trình độ cao về kiến thức chuyên môn, thành thạo, chuyênsâu về nghiệp vụ, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống phát sinhtrong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Luật sư cũng phải là người
có văn hoá ở trình độ chuyên môn, mọi hành vi ứng xử đều chứa đựng các giátrị về chân thiện mỹ
Qua các đặc điểm nêu trên, có thể thấy vị thế và chức năng xã hội củanghề luật sư là rất quan trọng thể hiện đậm nét trong cả lĩnh vực truyền thông,phổ biến pháp luật và tham gia tố tụng cũng như trong phát triển kinh tế, hộinhập quốc tế như vậy, cần thiết phải có những quy định riêng điều chỉnh hoạtđộng hành nghề Luật sư Theo đó, cũng cần phải có Bộ quy tắc riêng cho hoạtđộng hành nghề Luật sư để chuẩn hóa về mặt đạo đức của luật sư
Bộ quy tắc đạo đức này phải dựa trên tiêu chí Luật sư là người ở vị tríhướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công
lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý Trước khi là mộtluật sư thì chính bản thân phải rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực,khách quan, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, không dồntrách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác Luật sư phải độc lập, trungthực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặcbất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Luật sư
có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên họctập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp;thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứngđáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư
Việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với luật sư được cácNhà nước quy định tùy theo mức độ tự quản của các tổ chức xã hội - nghềnghiệp của luật sư mà nước đó đặt ra Có những nước việc xử lý kỷ luật luật
sư đều do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đảm nhiệm; lại có những nước
Trang 20việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnthực hiện, nếu không đồng ý với quyết định đó thì luật sư có thể kiện ra Toà
án Ở một số nước khác, việc này lại được thực hiện bằng sự kết hợp giữa nhànước với cơ quan tự quản của luật sư Tùy theo hệ thống pháp luật và hệthống tư tưởng, văn hóa, lịch sử, ở mỗi nước có những quy định khác nhauđối với nghề Luật sư
Ở Việt Nam, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, đồng thời làthành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cónhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý luật sư và hànhnghề luật sư theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tựquản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng của độingũ luật sư cũng như chất lượng dịch vụ pháp lý của Luật sư, đảm bảo việctuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư với
phương châm:“Đoàn kết – hợp tác – dân chủ – kỷ cương – lương tâm và
trách nhiệm”.
Tổ chức luật sư toàn quốc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa luật sư, các Đoàn luật sư trong phạm vi cả nước; ban hành và giám sátviệc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; tổ chức bồidưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng hành nghề cho luật sư; tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoahọc pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện công tác trợgiúp pháp lý và các hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nghề Luật sư trong xã hội,cần phải có một tổng thể các quy phạm và chế định pháp luật dành cho luật
sư, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận với nội dung điều chỉnh mối quan
hệ của Luật sư với khách hàng, với các cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành
tố tụng và người tiến hành tố tụng, với tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật
Trang 21sư và cơ quan, tổ chức khác, phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt độngnghề nghiệp Luật sư; quản lý Nhà nước đối với nghề nghiệp Luật sư và tựquản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư, được Nhà nước đảm bảothực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
Trong quá trình phát triển và hòa nhập với thế giới, hoạt động hànhnghề Luật sư được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và chú trọng, ngoàicác văn bản pháp luật điều chỉnh được ban hành và đã có hiệu lực, luật sưcũng chịu sự điều chỉnh và giám sát, kiểm tra của các điều lệ, quy tắc củaLiên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh/ thành phố nơi luật sư hànhnghề, Tổ chức hành nghề luật (Văn phòng luật sư, Công ty Luật)
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
1.1.2.1 Pháp luật vi phạm hành chính
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu
tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành
chính ngày 30/11/1989, Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “vi phạm hành
chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Định nghĩa này sau đó đã được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thihành pháp luật và đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật Theo Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không đượcđịnh nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa “lẩn” vào trong khái niệm “xử lý viphạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính”được quy định tại khoản 2 Điều 1 xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì vi
phạm hành chính được hiểu là “hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức,
Trang 22vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Về ngôn ngữ thể hiện, có thể thấy có đôi chút khác nhau giữa địnhnghĩa về vi phạm hành chính được quy định trong các Pháp lệnh về xửphạt/xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002, tuy nhiên về bản chấthành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luậtnày, về cơ bản, không có gì khác nhau
Theo đó, định nghĩa “vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành
vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành
vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện
(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉtồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vậtchất” của vi phạm
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện,
đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận
thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạmnhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậuquả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả
và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người viphạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình cóthể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phảithấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm Đây có thể coi làdấu hiệu “tinh thần” của vi phạm
Trang 23khái niệm này, luận văn xin đưa ra một số phân tích để làm rõ như sau:
Trước tiên, cần hiểu bản chất của hoạt động “xử lý vi phạm hànhchính” là việc áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do phápluật quy định Cưỡng chế hành chính được xác định là biện pháp cưỡng chếnhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo thủtục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối vớimột số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực hiệncông vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia
Xử phạt vi phạm hành chính là việc áp dụng xử phạt đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lýnhà nước mà không phải tội phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạthành chính Theo đó, Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩmquyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục đối với cá nhân, tổchức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xửphạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông
thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hìnhthức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất khi không áp dụng là
Trang 24hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây
ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại
Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính cótính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chínhthông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vàonhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng; bao gồm giáo dục tại
xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưavào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính
Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác có thể hiểu chung là việc áp dụngcác biện pháp, chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối vớichủ thể có hành vi vi phạm hành chính
1.1.2.2 Pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Đối với các chế định chính điều chỉnh hành vi của luật sư, trong đó có
cả hành vi vi phạm hành chính, bao gồm: Pháp lệnh luật sư năm 1995; Pháp
lệnh luật sư năm 2001; Luật luật sư năm 2006; Luật luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2012 Ngoài các Pháp lệnh và Bộ luật nói trên,
các quy định pháp luật còn được hướng dẫn chi tiết tại các Nghị định, thông
tư do Chính phủ và Bộ tư pháp thông qua nhằm làm rõ hơn việc áp dụng phápluật vào thực tiễn đời sống Mỗi giai đoạn lịch sử lại có những chế định điềuchỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 và Pháp lệnh Luật sư năm 2001; Nghị định 76 quy định
quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩmquyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp,
Trang 25trong đó có hoạt động luật sư Cụ thể, quy định về Hành vi vi phạm quy định
trong hoạt động hành nghề của luật sư nằm tại Điều 21 của Nghị định.
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 76/2006/NĐ-CP, Nghị định số
60/2009/NĐ-CP ngày 23/07/2009 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm
hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnhvực tư pháp Cụ thể, hành vi vi phạm quy định trong hoạt động hành nghề của
luật sư quy định tại Điều 24 của Nghị định số 60/2009/NĐ-CP Đây là những
hành vi vi phạm do luật sư, bao gồm cả luật sư đăng ký hành nghề với tư cách
cá nhân, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam thực hiện trong quá trìnhhành nghề luật sư Các hành vi này được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sởLuật luật sư và có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung mới (27 hành vi) so với
07 hành vi vi phạm theo Nghị định số 76/2006/NĐ-CP, các hành vi được bổsung mới là những hành vi liên quan đến trách nhiệm báo cáo của luật sưtrong quá trình tổ chức và hoạt động hành nghề cho cơ quan, tổ chức có thẩmquyền, các hành vi liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư… Điều 24
Nghị định số 60/2009/NĐ-CP chia làm 4 mức phạt trên cơ sở tính chất của
hành vi vi phạm Theo đó, hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động luật
sư được quy định xử lý bằng cách áp dụng hình thức xử phạt tiền (thấp nhất
là 500.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng), hình thức xử phạt bổ sung
và biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/06/2012; cùng LuậtLuật sư năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm
2012; Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hànhchính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
Trang 26nghiệp, hợp tác xã Các nội dung về vi phạm hành chính trong hành nghề
Luật sư được quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
Hiện nay, các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động luật sư được quy định cụ thể từ Điều
5 đến Điều 8 thuộc Mục 1 Chương II tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày
24/09/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong một
số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp
Từ các dữ liệu nêu trên, ta có thể thấy hiện nay, trải qua nhiều sự thayđổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện, văn bản pháp luật có hiệu lực điềuchỉnh các hành vi và hoạt động của luật sư, cũng như quy định biện pháp xử
lý các hành vi vi phạm của luật sư tại thời điểm này là: Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012; Luật luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2012 (LLS 2012); Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
1.1.2.3 Đặc điểm của pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Cũng như bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào khác, nền tảng hoạt độngcủa nghề luật sư phải dựa trên pháp luật và các quy chế trách nhiệm nghềnghiệp Pháp luật về luật sư được coi là hệ thống các quy phạm pháp luật xácđịnh vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, quy định các quyền và nghĩa vụcủa luật sư trong hành nghề, phạm vi quản lý Nhà nước đối với hoạt động luật
sư và tính tự quản trong tổ chức nghề nghiệp luật sư; xử lý vi phạm trong hoạtđộng nghề nghiệp…
Tuy đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật và quy chế tráchnhiệm nghề nghiệp luật sư có khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên hệmật thiết và chi phối lẫn nhau Pháp luật về luật sư có tác dụng như “hànhlang”, “khuôn mẫu chung” cho luật sư hoạt động với các quyền và nghĩa vụ
cụ thể trước pháp luật, còn quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư lại chủyếu điều chỉnh hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và
Trang 27trong xã hội, tuy không hoàn toàn mang tính bắt buộc nhưng cũng đòi hỏiphải được sự tôn trọng từ phía các luật sư.
Trong nhiều trường hợp, đối với nghề nghiệp luật sư, các quy tắc ứng
xử thuộc về phạm trù đạo đức lại chi phối và có tác động lớn lao đến uy tín,danh dự của luật sư và ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến chất lượng dịch vụcung cấp cho khách hàng Sự cộng hưởng qua lại giữa pháp luật và quy tắctrách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động của luật sư là một trong những minhchứng cho mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nói chung
Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật
sư và phương thức tự do trong hành nghề luật sư Nhiều ý kiến quan Nghềluật sư đòi hỏi tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao Luật sư mang trên vaigánh nặng niềm tin mà xã hội và khách hàng ủy thác cho họ Đối tượng củanghề nghiệp luật sư, vì thế không đơn thuần mang tính dịch vụ và chỉ nghĩđến việc kiếm lời từ dịch vụ đó, mà trước hết chính là nhằm đáp ứng nhu cầuchính đáng của người dân cần được sự trợ giúp về mặt pháp lý Do đó, cácquy định về hành vi bị coi là vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sưluôn gắn liền với vai trò và sứ mạng của luật sư như đã nêu ở trên
1.2 Nội dung, vai trò của pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở Việt Nam
1.2.1 Nội dung
- Quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong trong hành nghề luật sư:
Hiện nay, các nội dung về vi phạm hành chính trong hành nghề Luật sư
được quy định tại của Chương II Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày
24/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tưpháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản
Trang 28doanh nghiệp, hợp tác xã Điều 6 Nghị định đã đưa ra 24 hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hành nghề Luật sư.
Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả trong hoạt động luật sư được quy định cụ thể từ Điều 5 đến
Điều 8 thuộc Mục 1 Chương II tại Nghị định này.
Việc bổ sung những hành vi vi phạm hành chính mới là nhằm phù hợpvới nội dung của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng, chống vi phạm hành chính đã phát sinh và đang diễn ra trong thựctiễn Các quy định được thay đổi - so với Nghị định 60/2009 của Chính phủquy định về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạtnhững hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp - trước đó cho phùhợp với tinh thần Luật Xử lý vi phạm hành chính và trong thực tiễn thi hành
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP cũng đã tăng mức phạt đối với các hành vi
vi phạm cho phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và tìnhhình kinh tế xã hội của đất nước, tránh tình trạng mức phạt không tương xứng.Đồng thời, đề cao tính nghiêm khắc và răn đe của pháp luật, Nghị định cũng quyđịnh trong một số trường hợp sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là tướcquyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ, thẻ có thời hạn từ 06 tháng đến 24 tháng
Việc quy định các hình thức xử phạt chính như trên có ý nghĩa quantrọng, vừa bảo đảm tính bình đẵng giữa các tổ chức với tổ chức, cá nhân với
cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực đồng thời bảo đảm tính răn đe đốivới các tổ chức, cá nhân là đối tượng bị xử phạt Qua đó tác động tích cực đốivới việc bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những công dân tham gia vàohoạt động tư pháp, góp phần mang lại hiệu quả ngày càng cao đối với lĩnhvực tư pháp, là hành lang pháp lý để mỗi cá nhân tham gia hoạt động hànhnghề Luật sư tuân thủ pháp luật nghiêm minh
Trang 29- Quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP xác định rõ những tổ chức thuộc đốitượng bị xử phạt của Nghị định quy định trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, cụ thểtrong hành nghề Luật sư là: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổchức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.Các cá nhân là đối tượng xử phạt của Nghị định này xác định là: luật sư ViệtNam hành nghề tại Việt Nam, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam,luật sư Việt Nam hành nghề tại nước ngoài Trong đó, luật sư Việt Nam hànhnghề với tư cách cá nhân tại Việt Nam là đối tượng mà luận văn hướng đến
- Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Hoạt động hành nghề Luật sư ở Việt Nam là hoạt động thuộc quản lýNhà nước, luật sư Việt Nam chịu sự quản lý theo nguyên tắc kết hợp giữa Nhànước, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp và Tổ chức hành nghề nơi luật sư đanglàm việc Các cơ quan Nhà nước và tổ chức có trách nhiệm quản lý, giám sát,kiểm tra, tiến hành xử lý vi phạm trong hoạt động hành nghề Luật sư bao gồm:
Chính phủ; Bộ Tư pháp; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Đoàn Luật sư; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;…
Tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm mà thẩm quyền xử phạt thuộccác chức vụ cụ thể ở các cơ quan Nhà nước khác nhau, trong lĩnh vực hànhnghề Luật sư được quy định tại Chương VII Nghị định 110/2013/NĐ-CP, bao
gồm có các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Các cán bộ cơ quan
Thanh tra Tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp) gồm: Thanh tra viên
Tư pháp đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
Bộ Tư pháp, và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
Trang 30Cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan và chức vụ nêu trênnhư sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
(Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
Thẩm quyền của Bộ Tư pháp và UBND, Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư được
quy định cụ thể tại Điều 83 Chương 7 LLS 2012 Trong đó:
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải
quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức vàhoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tạiViệt Nam Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước vềluật sư và hành nghề luật sư
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản
lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương có nhiệm vụ Kiểmtra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt độngcủa Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt độngcủa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương
Trong hoạt động quản lý luật sư ở địa phương, Sở Tư pháp giúp UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư
và hành nghề luật sư tại địa phương (Điều 5 Nghị định số 123/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật luật sư quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp)
Ngoài ra, LXLVPHC 2012 cũng quy định Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của các chức danh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
cơ quan Thanh tra Tư pháp;…
1.2.2 Vai trò của pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Trang 31- Cơ sở pháp lý để xem xét trách nhiệm hành chính đối với những viphạm hành chính trong hành nghề luật sư
Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý, là hậu quảpháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chínhphải gánh chịu Trách nhiệm hành chính đối với những vi phạm hành chínhtrong hành nghề luật sư là những biện pháp cưỡng chế được quy định trongphần chế tài thuộc các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hànhchính và luật sư
Nội dung pháp luật có nêu luật sư Việt Nam thực hiện một trong cáchành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật luật sư thì ngoài việc bị xử lý
kỷ luật còn tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 89 Luật Luật sư năm 2012)
Ngoài các điều cấm mà pháp luật quy định tại các văn bản pháp luậtriêng biệt, người hành nghề Luật sư còn phải thực hiện đúng các quy định của
cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoạt động của từng cá nhân luật sư, như
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư đề ra, cụ thể: Bộ quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ và Quy định xử lý kỷ luật luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề.
- Bảo đảm hoạt động của luật sư tuân thủ pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư
Nhằm chuyên nghiệp hóa cao đội ngũ luật sư và tuyệt đối tuân thủ phápluật, hướng tới mục tiêu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Điều 5 Luậtluật sư 2012 có quy định khi hành nghề luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản là: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam; Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;
Trang 32Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư Các nguyên tắc này được pháp luật quy định rõ và việc luật sư đi trái
lại với các nguyên tắc này tức là đã vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý tùy theo hành
vi và mức độ Điều này được bảo đảm bằng việc kiểm tra, giám sát các hành vicủa luật sư, do các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý luật sư thực hiện
Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được quy định tại Luậtluật sư, theo đó, việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theonguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội -nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thựchiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định củaLuật này, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp của luật sư
Dưới sự quản lý của các tổ chức này cùng các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền, luật sư phải chịu sự giám sát, theo dõi và trách nhiệm phải báocáo, trình bày các vấn đề liên quan đến hoạt động hành nghề Luật sư của mình
- Tăng cường trách nhiệm của luật sư trong hành nghề luật sư
Mỗi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cánhân về uy tín nghề nghiệp của mình Tư cách cá nhân đó hàm chứa cả nhữngnhận thức tư tưởng và tình trạng tâm lý, tình cảm, bao hàm cả những gì thuộc
về đời tư của mỗi luật sư Trên bình diện đó, bản thân pháp luật không thể canthiệp được triệt để bởi quy phạm pháp luật vốn mang tính cưỡng chế, quyềnlực Vì vậy, nghề luật sư đòi hỏi mỗi cá nhân hành nghề phải tự điều chỉnhhành vi của mình và cơ sở của sự tự điều chỉnh đó chính là đạo đức Luật sưhành nghề với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thìtrước hết phải xuất phát từ nền tảng đạo đức Như thế, một bản quy tắc đạo
Trang 33đức dành cho những người hành nghề Luật sư phải xuất phát từ quan điểm
“đạo đức là gốc của nghề luật sư”.
Như đã nói, nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủnhất những đặc trưng của nghề luật, chính vì thế cho nên hành nghề trong lĩnhvực này cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo vị trí, vaitrò và trách nhiệm mà Nhà nước đã đặt lên vai từng cá nhân luật sư Trong đó
có ba nguyên tắc chính như sau:
Đầu tiên là nhóm nguyên tắc liên quan đến chức năng xã hội của luật
sư trong sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, góp phần xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, công minh Nhóm này sẽ bao gồm việc tuân thủ và trung thànhvới Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng sự thật, góp phần vào việc phát triển hệthống pháp luật, tích cực tham gia hoạt động công ích
Tiếp theo là nhóm nguyên tắc bảo vệ phẩm giá, chuẩn mực ứng xử
trong hành nghề luật sư Nhóm này bao gồm lòng trung thành và lao động hết
mình cho chuẩn mực nghề nghiệp, phát huy danh dự, độc lập và ngay thẳng,trung thực và tình đồng nghiệp, cạnh tranh và công bằng, phản kháng với việchành nghề trái phép
Và cuối cùng là nhóm nguyên tắc liên quan đến việc thực hiện các
nghĩa vụ đối với khách hàng Đó là lòng tận tâm thực hiện hết khả năng và
trách nhiệm với thân chủ trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ bí mật quốc gia
và bí mật thân chủ, ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề bất lương, tự giác thựchiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, kẻ cô thế…
Để những nguyên tắc này được thực hiện và áp dụng trên thực tế, Nhànước cần phải có những quy định chế tài để xử lý những trường hợp vi phạm
và phá vỡ những nguyên tắc nêu trên Pháp luật về vi phạm hành chính quyđịnh chi tiết về các hành vi cụ thể và hình thức xử phạt đối với mỗi hành vi viphạm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình Nhờ có các chế tài
Trang 34này mà những nguyên tắc trên được pháp luật hóa, trở thành “bức tường”ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và xâm phạm chủthể được pháp luật bảo vệ của luật sư.
1.3 Pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư của một số quốc gia và những vấn đề có thể vận dụng ở Việt Nam
1.3.1 Pháp luật vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư của một số quốc gia khác trên thế giới
Như đã nói ở trên, quy trình, thẩm quyền và hình thức kỷ luật, vi phạmhành chính đối với luật sư được các nước quy định tùy theo mức độ tự quảncủa các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư Trên thế giới có thể phânthành ba mô hình và phương thức giải quyết vi phạm hành chính của luật sưtùy theo trách nhiệm quản lý hoạt động hành nghề Luật sư theo quy định phápluật, các mô hình gồm: Loại hình thứ nhất, việc xem xét hành vi và xử lý viphạm hành chính trong hành nghề Luật sư thuộc trách nhiệm của các tổ chức
xã hội – nghề nghiệp; Loại hình thứ hai là các nước mà có sự tham gia phốihợp giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trongviệc quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của luật sư; Loại hình cuốicùng là toàn bộ trách nhiệm và quyền quyết định thuộc về các cơ quan Nhànước có thẩm quyền trong lĩnh vực luật sư
Sau đây là một số nước trên thế giới tiêu biểu cho ba loại hình này:
1.3.1.1 Do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư đảm nhiệm
- Anh, Đức, Canada: Đoàn luật sư là cơ quan chịu trách nhiệm về kỷluật của luật sư
Luật sư tư vấn phải tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do Đoànluật sư thông qua Đoàn luật sư có một Văn phòng chuyên giám sát, quản lý
việc tuân theo đạo đức nghề nghiệp luật sư (Office for the Supervision of
Solicitors - OSS) Nếu OSS nhận định đó là vụ việc quan trọng thì OSS sẽ đưa
Trang 35vụ việc ra giải quyết tại Toà đặc biệt chuyên giải quyết vấn đề kỷ luật của luật
sư (Solicitors' Disciplinary Tribunal - SDT) OSS có quyền yêu cầu luật sư
cung cấp hồ sơ mà không cần có sự đồng ý của khách hàng
Nếu luật sư nào không tuân thủ các quyết định của OSS cũng được coi
là đã vi phạm kỷ luật luật sư OSS có quyền áp dụng các biện pháp xử lý kỷ
luật sau đây: khiển trách, cảnh cáo, phải tham gia một khoá đào tạo về một số
lĩnh vực cụ thể.
Thanh tra pháp lý (Legal Services Ombudsman - LSO) do Bộ trưởng Tư
pháp bổ nhiệm, có trách nhiệm xem xét tính phù hợp của các khiếu nại về luật
sư, đồng thời xem xét các thủ tục xử lý kỷ luật của luật sư do Đoàn luật sưthực hiện Chức năng chủ yếu của LSO là đề xuất những giải pháp cho sựviệc khiếu nại cụ thể bao gồm cả mức phạt
Theo pháp luật của Anh, không có giới hạn mức phạt cho các vi phạm.Nếu không đồng ý với quyết định về kỷ luật, luật sư có thể kiện lên SDT
SDT có quyền áp dụng các hình phạt như: xóa tên trong danh sách luật
sư; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hành nghề của luật sư; phạt đến 5,000 bảng Anh cho từng cáo buộc; tuyên luật sư mãi mãi không được thực hiện giúp đỡ pháp lý hoặc chỉ được trở lại nghề luật sư khi có quyết định của Tòa án.
Các quyết định của SDT cũng có thể được kháng cáo lên Tòa án Tốicao hoặc Tòa Thượng thẩm
- Ở Thái Lan:
Đoàn luật sư và Hiệp hội luật sư phụ trách về kỷ luật và đạo đức luật
sư Hiệp hội luật sư Thái lan có Ủy ban về kỷ luật luật sư, có quyền đưa ra cácquyết định sau: quản chế, đình chỉ họat động của luật sư trong thời hạn là 3năm, xóa tên khỏi danh sách luật sư
Nếu luật sư không đồng ý với quyết định của Hiệp hội luật sư, cóquyền khiếu kiện lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quyết định Bộ trưởng Bộ Tưpháp là quyết định cuối cùng
Trang 36- Ở Nhật Bản:
Liên đoàn luật sư Nhật Bản chịu trách nhiệm duy trì và thực hiện kỷluật của các luật sư (Điều 76 Luật Đoàn luật sư Nhật Bản) Liên đoàn Luật sư
có Uỷ ban duy trì kỷ luật, gồm 15 thành viên trở lên và ngoài các thành viên
là luật sư hành nghề, Uỷ ban có thể có các thành viên khác là thẩm phán, công
tố viên và những người có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết
Các uỷ viên của Uỷ ban duy trì kỷ luật là luật sư hành nghề sẽ do Banquản trị chỉ định Các thành viên là thẩm phán và công tố viên được chỉ địnhtheo sự giới thiệu của Toà án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhữngngười có kiến thức và kinh nghiệm như nêu trên được chỉ định theo Nghịquyết của Ban chủ nhiệm theo sự uỷ thác của Chủ tịch Liên đoàn
Nhiệm kỳ của các thành viên của Uỷ ban duy trì kỷ luật là 2 năm Mộtnửa các thành viên là luật sư sẽ được luân phiên từng năm một
1.3.1.2 Có sự tham gia phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư
Quy trình kỷ luật tại Singapore được quy định trong “Đạo luật về hành
nghề luật sư” ở Singapore: Đoàn luật sư Singapore có Hội đồng kiểm tra Khi
có đơn khiếu nại luật sư, Hội đồng kiểm tra ngay lập tức sẽ thành lập một Ban
xem xét kỷ luật, bao gồm chủ tịch, các thành viên khác và có một chuyên viên
pháp luật có ít nhất 10 năm kinh nghiệm
Ban này có trách nhiệm tiến hành điều tra và đi đến kết luận có vi phạmhay không và có báo cáo lên Hội đồng Nếu Hội đồng đi đến kết luận là luật
sư đó phải bị kỷ luật thì sẽ thông báo cho luật sư bằng văn bản và cho phépluật sư đó được nghe toàn bộ sự việc nếu muốn và sẽ áp dụng chế tài cho luật
sư về việc có hành vi sai phạm
Nếu hành vi ở mức độ vi phạm nặng, Hội đồng điều tra sẽ đề nghị
thành lập Hội đồng kỷ luật, bao gồm Chủ tịch hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư
Trang 37pháp bổ nhiệm, luật sư hành nghề, chuyên viên pháp luật của Cơ quan nhà
nước và thành viên của Ban xem xét kỷ luật là người không phải là luật sư.
Nếu xét thấy mức độ vi phạm không nặng lắm Hội đồng kỷ luật sẽ báo
cáo và đề xuất biện pháp và chế tài kỷ luật đối với luật sư đó lên Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp vi phạm nặng, Hội đồng kỷ luật sẽ chuyển vụ việc lên
Đoàn luật sư để Đoàn lập hồ sơ chuyển lên Tòa án để áp dụng hình phạt nặng
hơn Nếu luật sư không đồng ý với quyết định của Đoàn thì có thể kháng cáolên Tòa án tối cao
1.3.1.3 Hoàn toàn do cơ quan nhà nước xử lý
Nếu luật sư không đồng ý với quyết định đó, luật sư có thể kiện lên cơquan hành chính cấp cao hơn, nếu vẫn không đồng ý với quyết định đó thìluật sư hoặc hãng luật có quyền yêu cầu cơ quan hành chính tư pháp (judicialadministrative organ) xem xét theo thủ tục tố tụng
Sau khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan tòa hành chính tư pháp sẽ thànhlập một hội đồng lâm thời để xem xét vụ việc trong một thời gian nhất định
Khi xét xử, cán bộ điều tra vụ việc sẽ làm nhiệm vụ như một công tốviên, còn luật sư và hãng luật ở vị trí như luật sư bào chữa
Cuối cùng hội đồng xét xử sẽ cung cấp một bản báo cáo chi tiết baogồm cả đề xuất phương án giải quyết vụ việc Trên cơ sở bản đề xuất này, cơquan tòa hành chính tư pháp sẽ ra quyết định cuối cùng [5]
Trang 38Hình phạt có thể áp dụng cho luật sư hoặc Văn phòng luật sư khi vi
phạm pháp luật và các quy định là: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tài sản thu
được từ các hành vi bất hợp pháp, tạm đình chỉ giấy phép, và thu hồi giấy phép hoạt động.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan tưpháp thì luật sư hoặc Văn phòng luật sư có thể khiếu nại lên cơ quan tư phápcấp trên đề nghị xem xét lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đượcquyết định xử phạt
Trong trường hợp vẫn không đồng ý với trả lời khiếu nại của cơ quan
tư pháp cấp trên thì người đó có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày nhận được trả lời khiếu nại Thủ tục này có thể đượctiến hành trực tiếp tại Tòa án [6]
- Đài Loan và Columbia
là những nước có quy định về việc kỷ luật của luật sư đều được xử lýbằng con đường tư pháp
Ở Đài loan việc xử lý kỷ luật được tiến hành từ hai cấp độ
Cấp độ thứ nhất được thụ lý bởi Ủy ban kỷ luật luật sư (Lawyer’sDisciplinary Committee) Ủy ban này bao gồm 03 thành viên của Tòa thượngthẩm (High Court), 01 Công tố viên từ Viện Công tố và 05 luật sư Ủy ban kỷluật luật sư xem xét mức độ vi phạm và quyết định hình thức kỷ luật
Cấp độ thứ hai là trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó thìluật sư bị kỷ luật, đoàn luật sư, Viện công tố hoặc Cơ quan Nhà Nước có thẩmquyền đều có quyền kháng nghị lên Ủy ban xem xét lại Quyết định kỷ luậtluật sư (Lawyer’s Disciplinary Action Review Committee)
Ủy ban này gồm 04 thành viên của Tòa án Tối cao (Supreme Court),
02 Công tố viên từ Viện Công tố, 05 luật sư và hai nhà khoa học Quyết địnhcủa ủy ban này là quyết định cuối cùng
Trang 39Các hình thức kỷ luật: (i) khiển trách, (ii) cảnh cáo (iii) đình chỉ hoạt
động hành nghề đến 2 năm, (iv) Rút giấy phép.
Phương thức xử lý kỷ luật luật sư ở Columbia cũng hoàn toàn bằng con
đường tư pháp Cơ quan có trách nhiệm về kỷ luật luật sư là Hội đồng tư pháp của Tòa án được quy định tại điều 256 Hiến pháp Columbia.
Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lên chi nhánh của Hội đồng tư phápcủa Tòa án tại địa phương hoặc có thể nộp đơn tại bất kỳ tòa án nào và tòa ánsau đó sẽ chuyển đơn kiện đến chi nhánh Hội đồng tư pháp của Tòa án tại địaphương liên quan Luật sư có thể kháng cáo lên tòa án hiến pháp
Như vậy, theo kinh nghiệm nước ngoài các cơ quan thụ lý về kỷ luật củaluật sư đều bắt đầu từ Đoàn Luật Sư và Cơ quan giải quyết cuối cùng là Toà án
1.3.1.4 Hoàn toàn do Cơ quan nhà nước xử lý
- Ở Trung Quốc: Theo UCLA Pacific Basin Law Journal, thẩm quyền
áp dụng kỷ luật đối với luật sư thuộc về Cơ quan Hành chính Tư pháp
(judicial administrative organ) thuộc Bộ Tư pháp
Cơ quan hành chính tư pháp sau khi nhận được đơn khiếu nại từ kháchhàng, hoặc biết được luật sư hoặc văn phòng luật sư vi phạm luật hoặc cácquy định khác, họ sẽ điều tra cụ thể của việc cáo buộc và sau đó quyết định ápdụng hình phạt
Nếu luật sư không đồng ý với quyết định đó, luật sư có thể kiện lên cơquan hành chính cấp cao hơn, nếu vẫn không đồng ý với quyết định đó thìluật sư hoặc hãng luật có quyền yêu cầu cơ quan hành chính tư pháp xemxét theo thủ tục tố tụng
Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Cơ quan tòa hành chính tư pháp sẽ
thành lập một Hội đồng lâm thời để xem xét vụ việc trong một thời gian nhất
định Khi xét xử, cán bộ điều tra vụ việc sẽ làm nhiệm vụ như một công tốviên, còn luật sư và hãng luật ở vị trí như luật sư bào chữa Cuối cùng Hội
Trang 40đồng xét xử sẽ cung cấp một bản báo cáo chi tiết bao gồm cả đề xuất phương
án giải quyết vụ việc Trên cơ sở bản đề xuất này, cơ quan tòa hành chính tưpháp sẽ ra quyết định cuối cùng Hình phạt có thể áp dụng cho luật sư khi vi
phạm pháp luật và các quy định là: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tài sản thu
được từ các hành vi bất hợp pháp, tạm đình chỉ giấy phép, và thu hồi giấy phép hoạt động.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định xử phạt của Cơ quan tư
pháp thì luật sư có thể khiếu nại lên Cơ quan tư pháp cấp trên đề nghị xem
xét lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt
Trong trường hợp vẫn không đồng ý với trả lời khiếu nại của cơ quan
tư pháp cấp trên thì người đó có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được trả lời khiếu nại Thủ tục này có thể đượctiến hành trực tiếp tại Tòa án
- Đài Loan và Columbia: là những nước có quy định về việc kỷ luật củaluật sư đều được xử lý bằng con đường tư pháp
Ở Đài loan việc xử lý kỷ luật được tiến hành từ hai cấp độ
Cấp độ thứ nhất được thụ lý bởi Ủy ban kỷ luật luật sư (Lawyer’s
Disciplinary Committee) Ủy ban này bao gồm 03 thành viên của Tòa thượngthẩm (High Court), 01 Công tố viên từ Viện Công tố và 05 luật sư Ủy ban kỷluật luật sư xem xét mức độ vi phạm và quyết định hình thức kỷ luật
Cấp độ thứ hai là trong trường hợp không đồng ý với quyết định đóthì luật sư bị kỷ luật, đoàn luật sư, Viện công tố hoặc Cơ quan Nhà Nước cóthẩm quyền đều có quyền kháng nghị lên Ủy ban xem xét lại Quyết định kỷluật luật sư (Lawyer’s Disciplinary Action Review Committee)
Ủy ban này gồm 04 thành viên của Tòa án Tối cao (Supreme Court),
02 Công tố viên từ Viện Công tố, 05 luật sư và hai nhà khoa học Quyết định
của ủy ban này là quyết định cuối cùng Các hình thức kỷ luật: khiển trách,
cảnh cáo, đình chỉ hoạt động hành nghề đến 2 năm, Rút giấy phép.