MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MụC Từ VIếT TắT iii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Mục tiêu nghiên cứu 5 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5 4.4. Phương pháp nghiên cứu 6 4.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6 CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG....... 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến hợp đồng lao động 7 1.1.1. Hợp đồng lao động và một số lý luận 7 1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động 7 1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng lao động 8 1.1.1.3. Hình thức của hợp đồng lao động 9 1.1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng lao động 9 1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 10 1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 10 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 11 1.2.2.1. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 11 1.2.2.2. Trình tự giao kết hợp đồng lao động 13 1.2.2.3. Nội dung hợp đồng lao động. 14 1.3. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 15 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ DONG YANG HẢI PHÒNG. 18 2.1. Tổng quan tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng lao động tại công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng. 18 2.1.1. Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng. 18 2.1.1.1. Giới thiệu chung. 18 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng. 18 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ. 19 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giao kết hợp đồng lao động của công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng. 20 2.2. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng lao động 21 2.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 21 2.2.2. Thực trạng chủ thể giao kết hợp đồng lao động 22 2.2.3. Hình thức giao kết hợp đồng lao động 23 2.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng. 24 2.3.1.Đánh giá chung tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 24 2.3.2. Một số sai phạm trong quá trình giao kết hợp đồng tại công ty Dong Yang.......... 25 2.4. Đánh giá chung 27 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 28 3.1. Quan điểm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 28 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 29 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng.... 31 3.3.1.Về phía Nhà nước 31 3.3.2.Về phía Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 32 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32 KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHụ LụC 37
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu 5
4.4 Phương pháp nghiên cứu 6
4.5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6
CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 7
1.1 Một số khái niệm liên quan đến hợp đồng lao động 7
1.1.1 Hợp đồng lao động và một số lý luận 7
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động 7
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động 8
1.1.1.3 Hình thức của hợp đồng lao động 9
1.1.2 Khái niệm giao kết hợp đồng lao động 9
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động
10 1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động .10 1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 11
1.2.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 11
1.2.2.2 Trình tự giao kết hợp đồng lao động 13
1.2.2.3 Nội dung hợp đồng lao động 14
1.3 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động 15
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ DONG YANG HẢI PHÒNG 18
2.1 Tổng quan tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng lao động tại công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 18
Trang 22.1.1 Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 18
2.1.1.1 Giới thiệu chung 18
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 18
2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ 19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc giao kết hợp đồng lao động của công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 20
2.2 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng lao động 21
2.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 21
2.2.2 Thực trạng chủ thể giao kết hợp đồng lao động 22
2.2.3 Hình thức giao kết hợp đồng lao động 23
2.3 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động ở công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 24
2.3.1.Đánh giá chung tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 24
2.3.2 Một số sai phạm trong quá trình giao kết hợp đồng tại công ty Dong Yang 25
2.4 Đánh giá chung 27
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 28
3.1 Quan điểm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động .28 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 29
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 31
3.3.1.Về phía Nhà nước 31
3.3.2.Về phía Công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng 32
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32
KẾT LUẬN 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 37
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra cácsản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội Lao động cũng chính là mộttrong những yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người hiện nay, sự pháttriển của xã hội đạt đến giai đoạn hiện nay chính là nhờ sự lao động không ngừng
về trí óc lẫn thể chất Quan hệ lao động có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hộicũng như cá nhân các chủ thể tham gia lao động Bởi vậy, cần phải có một công cụđiều chỉnh quan hệ lao động để chỉ dẫn và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân tổ chứctham gia vào quan hệ lao động Quan hệ lao động được xác lập dưới nhiều hìnhthức khác nhau và một trong những hình thức phổ biến nhất chính là hợp đồng laođộng Hợp đồng lao động được sử dụng một cách phổ thông tại các doanh nghiệp vàcác tổ chức HĐLĐ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, là cơ sở để
cụ thể hóa trong việc tuyển chọn những lao động phù hợp với yêu cầu của cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Bên cạnh đó, HĐLĐ là một trong những hình thứcpháp lý chủ yếu để mọi người thực hiện quyền làm việc, tự do và tự nguyện lựachọn việc làm cũng như nơi làm việc của bản thân Thông qua HĐLĐ quyền vànghĩa vụ của các bên chủ thể được thiết lập và xác định rõ ràng, là cơ sở chủ yếu đểgiải quyết tranh chấp trong lao động HĐLĐ giúp cơ quan có thẩm quyền quản lýđược lực lượng lao động cũng như bên thuê lao động, là một trong những cơ sởpháp lý quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của các bên thao gia quan hệlao động Hợp đồng lao động chính là cơ sở để các bên thao gia thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình Với tầm quan trọng như vậy, hợp đồng lao động để được hìnhthành cần phải có một bước đó là giao kết Việc giao kết hợp đồng lao động là bướcđầu tiên thể hiện sự thỏa thuận của hai bên khi tham gia quan hệ lao động
Giao kết hợp đồng lao động được quy định rõ ràng và điều chỉnh bởi pháp luật– một công cụ của nhà nước giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động cũngnhư người sử dụng lao động Quá trình giao kết hợp đồng lao động, các bên được tự
do thỏa thuận theo ý chí của mình để tối đa quyền lợi, sự tự do ấy nằm trong hànhlang pháp lý do pháp luật đã đặt ra Hiện nay vấn đề giao kết hợp đồng tại một sốdoanh nghiệp – tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ theo các quy địnhđược nhà nước đặt ra, thậm chí còn không thực hiện giao kết hợp đồng lao động
Trang 5trong quan hệ lao động Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình laođộng cũng như quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động đó Một số tồntại chủ yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động hiện tại có thể kể đến như: Giaokết sai hình thức hợp đồng lao động, giao kết hợp đồng sai thẩm quyền dẫn đếnnhững rủi ro trong quá trình thực hiện quan hệ lao động.
Những tồn tại không chỉ có trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng laođộng giữa người lao động và người sử dụng lao động mà còn tồn tại trong chínhluật lao động nơi điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động Pháp luật điều chỉnhviệc giao kết hợp động lao động hiện nay vẫn chưa đầy đủ và chi tiết, vẫn còn nhiều
lỗ hổng, ví như vấn đề cơ bản nhất của giao kết hợp đồng lao động là khái niệm về
“giao kết hợp đồng lao động”, tuy nhiên trong bộ luật lao động không hề đề cập đếnkhái niệm này, điều này dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động bốirối trong việc xác định giao kết hợp đồng lao động do không hiểu rõ bản chất của sựviệc Đây chính là những lỗ hổng trong pháp luật hiện hành Những lỗ hổng phápluật này đã dẫn tới việc khó khăn trong việc thực hiện giao kết hợp đồng lao độngcho người lao động cũng như người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp như giaokết hợp đồng mà chủ thể không đủ điều kiện hay sai nguyên tắc giao kết Điều này
đã làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ của họ, đi ngược với mục đích ban đầu củaviệc ban hành pháp luật là bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động – sửdụng lao động
Từ những nguyên nhân trên, để đảm bảo việc giao kết hợp đồng diễn ra đúngvới quy định pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người thamgia quan hệ lao động cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng vi phạm pháp luật laođộng nhằm nâng cao chất lượng giao kết hợp đồng lao động, việc nghiên cứu vềgiao kết hợp đồng lao động là cần thiết và thiết thực Bởi vậy, đề tài “Pháp luật vềgiao kết hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH điện tử DongYang Hải Phòng” được em lựa chọn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhằm gópphần cải thiện vấn đề pháp luật giao kết hợp đồng tại công ty TNHH điện tử DongYang nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung Kínhmong các thầy cô tạo điều kiện và đóng góp ý kiến
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều cá nhân tổ chức nghiên cứu và cho
ra những sản phẩm về quá trình giao kết hợp đồng lao động, có thể kể đến như:
Trang 6- Pháp luật về giao kết hợp đồng và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp
ở Đà Nẵng – Luận văn ThS Luật Nguyễn Văn Minh – Đại học quốc gia Hà Nội
- Soạn thảo ký kết hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp về hợp đồng laođộng – Nguyễn Công Bảy, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia xuất bản năm 2005
- Giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam: Luậnvăn Ths/ Trần Thị Kim Ngân, Tp Hồ Chí Minh, 2006
- Nguyên tắc thiện ý trong thương lượng giao kết hợp đồng lao động – PhạmThúy Nga, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội ViệtNam 2007 số 2, trang 61-68
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động – Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Luậthọc Trường Đại học Luật Hà Nội, 1999, số 3 trang 14-17
- Giao kết hợp đồng lao động – Lưu Bình Nhưỡng, tạp chí Luật học TrườngĐại học Luật Hà Nội 1996 số 6 trang 28-29
- Hợp đồng lao động trình tự ký kết, thực hiện và trách nhiệm pháp lý –Phạm Lan Anh, nxb Chính trị Quốc Gia 2003
- Hướng dẫn ký kết, thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tậpthể - Phan Đức Bình, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000
- Hướng dẫn ký kết hực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
- Trần Thanh Hà, Nxb Lao Động 1998
Một cách tổng quan, các tác giả kể trên đã có những bài nghiên cứu khá thànhcông về lĩnh vực hợp đồng lao động nói chung và giao kết hợp đồng lao động nóiriêng Các bài nghiên cứu khá phong phú và đa dạng mang theo cái nhìn của tác giảđối với vấn đề giao kết hợp đồng lao động nói chung Mỗi tác giả có một cái nhìnkhác nhau, có tác giả tập trung nghiên cứu về nguyên tắc thiện ý trong thươnglượng giao kết hợp đồng lao động, có tác giả thì lại nghiên cứu sâu vềviệc soạn thảo
và ký kết và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động Mỗi tác giả lại nghiêncứu ở một mức độ nông sâu khác nhau như có tác giả nghiên cứu dừng lại ở nhữngbài báo trên tạp chí luật, có tác giả nghiên cứu ở mức luận văn và có tác giả nghiêncứu sâu hơn khi hoàn thành sản phẩm và xuất bản thành sách như Phạm CôngBảy Tổng hợp từ những bài nghiên cứu có thể cho ra được một cái nhìn tổng quannhất về pháp luật giao kết hợp đồng lao động, thực tại tại các doanh nghiệp vànhững tồn tại, thiếu sót cũng như các giải pháp đưa ra để giải quyết những tồn tạithiếu sót đó Các bài nghiên cứu này đã giúp một phần không nhỏ đến việc giải
Trang 7quyết những tồn tại trong quá trình giao kết hợp đồng lao động tại các doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được những thỏa thuận có lợi trong quá trình giao kếthợp đồng lao động, giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện công tác quản
lý của mình có hiệu quả hơn, bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của người tham gia laođộng và sử dụng lao động
Có thể thấy các công trình nghiên cứu cụ thể trên đã đề cập một cách toàndiện về pháp luật hợp đồng lao động cả về mặt lý luận và thực tiễn Tuy nhiên,nghiên cứu về giao kết hợp đồng lao động trên bình diện lý luận và thực tiễn chưađược các tác giả đề cập nhiều Chính vì thế, luận văn sẽ làm rõ những vấn đề lý luậncủa giao kết hợp đồng lao động, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của giao kết hợpđồng lao động trong công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình áp dụng pháp luật lao động vào thực tế tại công ty TNHH điện
tử Dong Yang Hải Phòng, cùng với sự tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm từ nhữngsản phẩm nghiên cứu của các tác giả khác, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung đi sâu vàocác vấn đề sau đây:
- Lý luận về giao kết hợp đồng lao động, bao gồm khái niệm về hợp đồng laođộng và các khái niệm liên quan; cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnhviệc giao kết hợp đồng lao động, về nội dung bao gồm các phần chủ thế giao kết,hình thức giao kết, trình tự giao kết, nội dung giao kết Các nguyên tắc về phápluật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động
- Thực trạng áp dụng tại công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng, baogồm tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng lao độngtại công ty; thực trạng các vấn đề pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng laođộng; thực trạng việc thực hiện các vấn đề pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợpđồng lao động tại công ty
- Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
về giao kết hợp đồng
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng hướng đến nghiên cứu trong đề tài là pháp luật điều chỉnh hoạtđộng giao kết hợp đồng lao động tại công ty TNHH điện tử Dong Yang dựa trên
Trang 8những lý luận pháp luật về giao kết HĐLĐ, thực trạng thực hiện pháp luật tại công
ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng, chỉ ra những điểm tồn tại bất cập cần phảigiải quyết, từ đó đưa ra quan điểm và hướng đi hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giaokết HĐLĐ cũng như đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật vềgiao kết hợp đồng lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nóichung và nhằm giảm thiểu các tổn thất không đáng có do những tồn tại về giao kếthợp đồng laod động gây ra
4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu nhằm đi sâu vào tìm hiểu đối tượng nghiên cứu,bao gồm lý luận và thực tiễn với mục đích cuối cùng nhằm tìm ra những bất cập còntồn tại và tác động của nó tới hoạt động của công ty Việc nghiên cứu còn có mụcđích nhằm chỉ ra những kiến nghị thiết thực có thể giúp ích cho công ty cũng nhưhoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng
Cụ thể, đề tài được đặt ra nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng tại công ty TNHHđiện tử Dong Yang Hải Phòng
- Phân tích và đi sâu vào những bất cập, tồn tại trong quá trình áp dụngpháp luật về giao kết hợp đồng tại công ty TNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng, từ
đó có một cái nhìn khách quan và kỹ càng, hiểu được những tác động của pháp luật
về giao kết hợp đồng đến việc thực hiện giao kết hợp đồng và ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động của công ty
- Đưa ra những kiến nghị và hướng đi nhằm hoàn thiện pháp luật về giaokết hợp đồng
4.3 Phạm vi nghiên cứu
HĐLĐ có vị trí quan trọng trong việc thiết lập và vận hành quan hệ laođộng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giải quyết tranh chấp lao động cánhân và là công cụ pháp lý hữu hiệu để quản lý nhà nước, tuy nhiên, khóa luận chỉtập trung nghiên cứu vấn đề giao kết HĐLĐ phát sinh trong quá trình thiết lậpHĐLĐ như làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giao kết HĐLĐ, thực trạng củacác quy phạm pháp luật về giao kết HĐLĐ và việc áp dụng những quy phạm phápluật đó dựa trên cơ sở pháp luật về HĐLĐ
Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện phápluật về giao kết hợp đồng lao động trong phạm vi tại công ty TNHH điện tử Dong
Trang 9Yang Hải Phòng trong khoảng thời gian từ khi công ty được thành lập cho tới thờiđiểm thực hiện việc nghiên cứu.
4.4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận lấy phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật làm nền tảng, các quan điểm chủ đạo củaĐảng, Nhà nước trong lĩnh vực lao động làm phương pháp luận cho việc nghiêncứu
Ngoài ra, để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, khóa luận còn kết hợp
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau phù hợp với từng phầncủa đề tài như phương pháp phân tích, tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê, so sánh
và đối chiếu, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với thực tiễn, điều tra, khảo sát mộtcách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
4.5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Đề tài khóa luận được thực hiện theo kết cấu của một đề tài nghiên cứu khoahọc, bao gồm Lời mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, phụ lục và các chương thểhiện nội dung nghiên cứu Cụ thể:
- Chương I Những lý luận cơ bản về pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
- Chương II Thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại công tyTNHH điện tử Dong Yang Hải Phòng
- Chương III Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
Trang 10CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm liên quan đến hợp đồng lao động
1.1.1 Hợp đồng lao động và một số lý luận
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động
Lịch sử hình thành: Từ khi chưa có luật lao động, quan hệ lao động phát sinh
đã được điều chỉnh bởi bộ luật dân sự Tuy nhiên xã hội không ngừng phát triển,vấn đề lao động ngày càng trở nên phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh, nó khôngcòn đơn thuần như lúc ban đầu Kèm theo đó, khái niệm về hợp đồng lao động cũngthay đổi cùng với sự thay đổi quan điểm và nhận thức về hàng hóa sức lao động.Như vậy để theo kịp sự phát triển của xã hội, luật pháp cũng phải thay đổi theo,những đạo luật dành riêng cho quan hệ lao động đã dần được hình thành để có thểgiải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động Luật lao động dần trởnên đầy đủ, hoàn thiện hơn và trở thành hành lang pháp lý bảo vệ quyền và quyđịnh những nghĩa vụ dành cho người tham gia lao động
Tại những đất nước có pháp luật phát triển hàng đầu thế giới như Đức vàPháp, quan niệm về hợp đồng lao động áp dụng theo Điều 611 Bộ luật Dân sự Đức
1896 “thông qua hợp đồng, bên đã cam kết thực hiện một hoạt động thì phải thực hiện hoạt động đó, còn bên kia có nghĩa vụ trả thù lao theo thỏa thuận” Ở Pháp,
khái niệm hợp đồng lao động lần đầu tiên được ghi nhận tại điều 1779 Bộ luật dân
sự 1804 “hợp đồng lao động là sự thỏa thuận, theo đó một người cam kết tiến hành một hoạt động theo sự chỉ đạo của người khác, lệ thuộc vào người đó và được trả công” Nói chung, các quan niệm này đều coi hợp đồng lao động thuần túy tương tự
như một loại hợp đồng dịch vụ dân sự Khái niệm này là đã chỉ ra một phần nộidung của hợp đồng lao động và sự lệ thuộc pháp lý của người lao động đối vớingười sử dụng lao động, song cũng chưa xác định được vấn đề chủ thể và nội dunghợp đồng Như vậy hệ thống pháp luật của Pháp, Đức chỉ ghi nhận hợp đồng laođộng như là một dạng hợp đồng dân sự, có bản chất của hợp đồng dân sự
Tại Việt Nam, hợp đồng lao động được quy định rõ ràng tại điều 15 bộ luậtLao động 2012, cụ thể, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động vàngười sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền vànghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Như vậy, khái niệm về hợp đồng laođộng chỉ ra được chủ thể, nội dung của hợp đồng lao động, từ đó có thể phân biệt
Trang 11được so với hợp đồng dân sự.
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với người
sử dụng lao động Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhất của HĐLĐ Khi tham
gia quan hệ HĐLĐ, mỗi người lao động thực hiện các nghĩa vụ có tính cá nhân, đơn
lẻ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính xã hội hóa, vì thế hiệu quả cuối cùnglại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động Vìvậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên kết, điều phối bằng các yêu cầu, mệnhlệnh… của chủ sở hữu doanh nghiệp
- Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công Mặc dù quan hệ
lao động là một loại quan hệ mua bán đặc biệt do hàng hóa trao đổi là sức lao độngluôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động Do đó, khi NSDLĐ mua hàng hóasức lao động thì cái mà họ được sở hữu là một quá trình lao động biểu thị thông quathời gian làm việc, trình độ chuyên môn, thái độ, ý thức của người lao động Đểthực hiện được những yêu cầu nói trên, người lao động phải cung ứng sức lao động
từ thể lực và trí lực của chính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định.Như vậy, sức lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu
tượng mà là lao động cụ thể, được thể hiện thành việc làm.
- Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện Đặc trưng này
xuất phát từ bản chất của quan hệ HĐLĐ Mỗi người lao động là một cá thể riêngbiệt, không ai giống ai, vì vậy ý thức, quan niệm đạo đức của họ sẽ khác nhau Khigiao kết HĐLĐ, NSDLĐ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất tức nhân thânriêng biệt của người lao động đó Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện cácnghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba
- Sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động thường bị khống chế bới những giới hạn pháp lý nhất định Đặc trưng này của HĐLĐ xuất
phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nềnkinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn
có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước
- Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu
lực tới một thời điểm nào đó, cũng có thể không xác định trước thời hạn kết
Trang 121.1.1.3 Hình thức của hợp đồng lao động
Hình thức hợp đồng lao động là cách thức (cái vỏ vật chất) chứa đựng cácđiều khoản đã thỏa thuận Theo qui định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 thì hợpđồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người laođộng giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản Đối với công việc tạm thời cóthời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Điểmmới của Bộ luật Lao động 2012 là không buộc các bên phải tuân theo mẫu hợp đồnglao động do nhà nước ban hành như trong Bộ luật Lao động 1994 Về mặt pháp lý,việc giao kết hợp đồng lao động theo một mẫu nhất định là không cần thiết vì phápluật đã qui định các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động Tuy nhiên, trong thực
tế, mẫu hợp đồng lao động do Bộ Lao động –Thương binh và xã hội ấn hành có ýnghĩa bảo vệ quyền lợi của người lao động, là bên yếu thế trong quan hệ lao động
và tạo điều kiện để các bên tuân thủ pháp luật trong giao kết hợp đồng lao động
1.1.2 Khái niệm giao kết hợp đồng lao động
Giao kết hợp đồng lao động là một phần rất quan trọng, là hình thức ban đầuchủ yếu làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động Quan điểm của tiến sĩ Hoàng ThếLiên khi nói về hợp đồng lao động trên diễn đàn pháp luật được đăng trên báo điện
tử Lao Động ngày 11 tháng 2 năm 2009 về hợp đồng lao động như sau: "hợp đồnglao động phải là nội dung quan trọng nhất của pháp luật lao động Nó giữ vai tròtrung tâm trong luật Lao động Mọi chế định khác nhằm vào việc tạo ra những tiền
đề để thực hiện khâu trung tâm này” Hơn nữa, quá trình giao kết hợp đồng laođộng cũng là quá trình để các bên tìm hiểu, đánh giá về nhau một cách trực tiếp từ
đó lựa chọn và ra quyết định chính thức Mặt khác, pháp luật cũng can thiệp để việcgiao kết hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi căn bản của các bên mà không cần
sự nhượng bộ của bên kia Giao kết hợp đồng lao động là giai đoạn đầu tiên thể hiện
sự hợp tác của các bên để đi đến sự thống nhất ý chí nhằm tạo lập quan hệ lao động
Vì vậy, để xác lập được một quan hệ lao động hài hòa, ổn định trên cơ sở tôn trọnglẫn nhau, các bên cần phải có ý thức và thiện chí đặc biệt là ý thức pháp luật vàthiện chí khi thương lượng Hành vi giao kết hợp đồng là điều kiện ràng buộc cácchủ thể và vì vậy sự giao kết bao giờ cũng có tính đích danh Hợp đồng lao động làcông cụ pháp lý quan trọng để xác lập mối quan hệ lao động giữa người sử dụng laođộng và người lao động
Trang 13Như vậy, giao kết hợp đồng lao động là quá trình người lao động và người sửdụng lao động bày tỏ ý chí nhằm đi đến việc xác lập quan hệ lao động Pháp luật laođộng không quy định về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng lao động mà chỉ đặt rakhung pháp lý buộc các bên phải tuân theo khi giao kết Đó là các quy định vềnguyên tắc giao kết, điều kiện, chủ thể, hình thức, nội dung…
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động
Với nền kinh tế - xã hội ngày c àng phát triển, quan hệ lao động giữa conngười với con người ngày càng trở nên phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh, Nhànước cần phải tạo ra một công cụ để có thể quản lý lại quan hệ lao động một cáchtốt nhất, bảo vệ được quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi thao gia quan hệ laođộng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng, đồng thời có một chuẩn mực chung
để có thể giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng laođộng Cũng theo đó, giao kết hợp đồng lao động là một bộ phận quan trọng khôngthể thiếu trong quan hệ lao động nói chung và hợp đồng lao động nói riêng và vìvậy, việc giao kết hợp đồng cũng đặt ra những vấn đề phức tạp mà cần phải đượcpháp luật để điều chỉnh Pháp luật cũng sẽ giúp cho quá trình giao kết hợp đồng laođộng diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả nhất Rõ ràng việc ban hành pháp luật vềgiao kết hợp đồng lao động là một công việc quan trọng của cơ quan lập pháp.Đối với Nhà nước, pháp luật lao động giúp Nhà nước nắm rõ được tình hìnhlao động, cải thiện tình hình chất lượng lao động, đảm bảo cho người lao động đượclàm công việc phù hợp với nguyện vọng, khả năng và bảo đảm cho sự cân bằnggiữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên lao động và bên sử dụng lao động Việc banhành pháp luật về giao kết hợp đồng lao động chính là tạo ra một công cụ quản lýlao động của Nhà nước, nhờ đó có thể hạn chế và cải thiện được những bất cập tồntại trong vấn đề giao kết hợp đồng lao động Việc ban hành pháp luật về giao kếthợp đồng lao động cũng góp một phần không nhỏ nhằm phát triển nền kinh tế củađất nước bởi khi mà vấn đề giao kết hợp đồng diễn ra một cách dễ dàng và thuậnlợi, sẽ làm giảm thiểu đi những nghi ngại của các doanh nghiệp trong việc thuê laođộng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho họ
Trong thực tế, vấn đề giữa người lao động và người sử dụng lao động rất phứctạp bởi hàng hóa trao đổi giữa 2 bên chủ thể là hàng hóa sức lao động Sức lao động
Trang 14chỉ có thể đo một cách tương đối nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều đó để đặt ragiờ làm việc không hợp lý và có lợi cho mình hay tiền lương trả cho sức lao động là
rẻ mạt và không tương xứng với những gì người lao động bỏ ra Trong nhữngtrường hợp như vậy, pháp luật đứng về phía người lao động và giúp họ đòi lạinhững quyền lợi chính đáng và bắt buộc bên người sử dụng lao động phải tuân thủcác nghĩa vụ của họ Ngược lại, trong thực tế cũng phát sinh ra những trường hợpngười lao động không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như không làm đủ giờ quyđịnh, không hoàn thành công việc hay nghỉ làm Lúc đó thì pháp luật sẽ giúp bênngười sử dụng lao động đòi lại quyền lợi của mình
Như vậy, ban hành pháp luật về giao kết hợp đồng là một nhu cầu tất yếuxảy ra để đáp ứng thực tế Xã hội phát triển kèm theo quan hệ lao động ngàycàng phức tạp sẽ đòi hỏi việc quản lý của Nhà nước cần phải kỹ có sự chuẩn bị
cũng có quyền giao kết hợp đồng Việc giao kết hợp đồng lao động yêu cầu chủ thểtham gia giao kết hợp đồng lao động phải có năng lực chủ thể Cụ thể, có 2 bên chủthể chính tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng lao động, 1 bên là người laođộng và bên còn lại là người sử dụng lao động
- Người lao động: là công dân có năng lực pháp luật tức khả năng chủ thể cóđược các quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận Người lao động cóthể thành niên hoặc chưa thành niên Như vậy, người lao động không nhất thiết phải
có năng lực hành vi đầy đủ Trong thực tế, pháp luật tại một số nước quy định ngườilao động có thể tham gia quan hệ lao động từ khi 15 tuổi, ở độ tuổi đó người laođộng đã có những nhận thức, sức khỏe nhất định để tham gia những quan hệ laođộng và làm những công việc phù hợp với bản thân theo pháp luật Mặc dù ngườilao động được tự do lựa chọn nghề nghiệp công việc nhưng đối với người laođộng chưa thành niên, có những công việc họ không thể tham gia theo quy địnhcủa pháp luật như những công việc nặng nhọc, trực tiếp chịu tác động của nhiệt
độ cao, mức ồn, rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thường xuyên chịu tác động
Trang 15của ồn, bụi và hơi, khí độc như cán kim loại nóng, luyện kim quặng kim loạimàu hay đốt lò luyện cốc, lò máy hơi nước Việc đặt ra giới hạn công việc chongười lao động chưa thành niên giúp tránh tình trạng bóc lột sức lao động ởngười chưa thành niên và vì bản chất của người lao động chưa thành niên là họchưa thành niên nên không có đầy đủ năng lực hành vi Ở một khía cạnh khác, vìnăng lực hành vi của người lao động lúc đó là chưa đầy đủ nên khi giao kết hợpđồng lao động, cần phải được sự đồng ý, cho phép của người giám hộ hoặcngười đại diện theo pháp luật (hay còn gọi là bên thứ 3) để đảm bảo quyền lợicho người lao động chưa thành niên Như vậy, việc giao kết hợp đồng lao độngđòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí giữa cả 3 bên.
Đối với người lao động đã thành niên, tức là ở độ tuổi 18 trở lên Về cơ bảnnăng lực chủ thể có họ đã đầy đủ, họ có quyền tham gia quan hệ pháp luật nóichung và quan hệ lao động nói riêng Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động,
họ có thể trực tiếp tham gia mà không cần người đại diện hay người giám hộ.Người lao động ở độ tuổi thành niên phải trực tiếp chịu trách nhiệm với quá trìnhlàm việc cũng như với người sử dụng lao động Họ có thể tự do lựa chọn chomình các công việc, ngành nghề hợp pháp mà không bị giới hạn như người laođộng chưa thành niên
- Người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng người lao động tham gia giao kết hợpđồng lao động với mình
Đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tácxã thì yêu cầu đầu tiên là phải thành lập hợp pháp, được Nhà nước công nhận Khigiao kết hợp đồng lao động, người trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng lao động sẽ
là người đại diện hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan đó
Đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì yêu cầu cá nhân đó phải có đầy
đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi Bởi cá nhân sẽ là người trực tiếp thamgia giao kết hợp đồng lao động với tư cách là người sử dụng lao động, chỉ khi cóđầy đủ năng lực chủ thể, họ mới có thể chịu trách nhiệm với những hành vi củamình trước pháp luật trong quá trình tuyển dụng, và sử dụng người lao động
Nhìn chung người sử dụng lao động thường là các tổ chức có tư cách phápnhân Đối với tổ chức cá nhân không có đủ tư cách pháp nhân thì phải có đủ cácđiều kiện thuê mướn sử dụng lao động theo quy định của pháp luật như: phải có
Trang 16giấy phép sản xuất kinh doanh, có trụ sở hoặc nơi cư trú hợp pháp, có khả năng trảcông cho người lao động, đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động nơi làm việc
Là cá nhân hoặc pháp nhân được phép sử dụng lao động (căn cứ vào các văn bảnquy định chung hoặc riêng biệt) và phải có điều kiện đảm bảo cho quá trình sử dụnglao động (quyền kinh doanh, cung ứng dịch vụ có thể đảm bảo về tiền công, tiềnlương…)
1.2.2.2 Trình tự giao kết hợp đồng lao động
Bước 1: Các bên bày tỏ sự mong muốn giao kết hợp đồng lao động Đây là
bước cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động Khicác bên có nhu cầu giao kết hợp đồng lao động thì phải biểu lộ nó ra ngoài dưới mộthình thức nào đó Về phía người sử dụng lao động có thể thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng hoặc các phương tiện khác như trung tâm tư vấn việc làm để
có thể truyền tải nhu cầu giao kết hợp đồng lao động với người lao động Thôngđiệp được truyền tải sẽ bao gồm các thông tin như: Điều kiện tuyển dụng, thời gian,địa điểm tuyển dụng, số lượng cần tuyển, cách thức tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ,trách nhiệm mỗi bên, thông tin liên hệ Về phía người lao động, sau khi tiếp nhậnđược thông tin nhu cầu tham gia giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng laođộng, nếu họ có nhu cầu giao kết, họ có thể tham gia quá trình tuyển dụng và thỏathuận với người sử dụng lao động về các điều kiện trên Đây là giai đoạn đầu tiênnên chưa hề có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên
Bước 2: Các bên thương lượng và đàm phán nội dung Đây là một giai đoạn
quan trọng, nó đặt nền móng cho quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động vàngười lao động trong tương lai nếu họ đồng ý giao kết hợp đồng lao động Các bên
có quyền tự do bày tỏ ý chí, yêu cầu của mình rồi thương lượng với nhau để thốngnhất lại ý chí Theo đó, hai bên thể hiện ý chí và yêu cầu của mình và tiến hànhthương lượng để đi đến một thống nhất chung có lợi nhất cho cả hai bên Ở bướcnày, nếu xét về phương diện pháp lý thì vẫn chưa làm nảy sinh các quyền và nghĩa
vụ cụ thể, kể cả khi hai bên thương lượng không đạt thì vẫn không có ràng buộcpháp lý giữa hai bên
Bước 3: Giai đoạn hoàn thiện giao kết hợp đồng lao động: là việc thống nhất
các thỏa thuận và giao kết hợp đồng lao động sau khi hoàn thành bước thươnglượng và đàm phán nội dung Các bên thể hiện nội dung những thỏa thuận của mìnhbằng các điều khoản trong hợp đồng lao động rồi tiến hành ký kết Hiệu lực của hợp
Trang 17đồng lao động bắt đầu từ ngay sau khi ký kết hoặc tại thời điểm 2 bên thỏa thuậntrong hợp đồng Đối với hợp đồng lao động giao kết bằng lời nói hay hành vi thì cóthể có người thứ 3 đứng ra làm chứng.
1.2.2.3 Nội dung hợp đồng lao động.
Những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của bên lao động và bên sử dụng laođộng sẽ được cụ thể hóa thành nội dung của hợp đồng lao động Những thỏa thuậnnày sẽ được thể hiện bằng những điều khoản trong hợp đồng lao động Khi xem xétnội dung của hợp đồng lao động thì cũng đồng nghĩa với việc xem xét những điềukhoản trong hợp đồng lao động Trong hợp đồng lao động sẽ có những điều khoản
cơ bản và các điều khoản bổ sung Điều khoản cơ bản là những điều khoản bắt buộcphải có, các bên tham gia thỏa thuận thương lượng có quyền tự do ý chí, tuy nhiênkhông thể bỏ đi những điều khoản này bởi theo pháp luật, nếu không có những điềukhoản này thì xem như hợp đồng không giao kết được Đây cũng là một sự canthiệp của pháp luật đến quá trình giao kết lao động Nội dung chủ yếu của hợp đồnglao động sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như công việc và địa điểm làm việc, mứclương, hình thức trả lương, thời gian trả lương, thời giờ làm việc, thời gian nghỉngơi và một số điều khoản cơ bản khác Cụ thể như sau:
- Công việc và địa điểm làm việc: Tùy thuộc vào bên sử dụng lao động muốn
thuê người lao động làm công việc gì và tại địa điểm nào Một số trường hợp sẽđược pháp luật hạn chế về công việc và địa điểm làm việc như lao động chưa thànhniên hay lao động nữ mang thai
- Mức lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương: Tiền lương là sự trả
công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuậngiữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, do người sửdụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một côngviệc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phảilàm Như vậy tiền lương sẽ do hai bên thỏa thuận trong khuôn khổ quy định củapháp luật Hình thức trả lương có thể theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lươngkhoán Các bên cũng có thể tham gia thỏa thuận về hình thức trả lương trong khuônkhổ pháp luật
- Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi: Đây là một nội dung khá quan trọng
và được pháp luật chú ý quan tâm Thông thường, các bên được tự do thỏa thuận
nhưng không được làm việc liên tục quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần Thuật ngữ làm
Trang 18việc liên tục 8 giờ được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao
gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc) Các bên có thể thỏathuận tăng ca, làm thêm giờ theo quy định của pháp luật Một điểm nữa là pháp luâtkhông quy định thời điểm bắt đầu một ca làm việc, như vậy thời điểm bắt đầu ca cóthể do 2 bên thỏa thuận hoặc do người sử dụng lao động đặt ra
- Những điều khoản cơ bản khác: Bao gồm các điều khoản như thời hạn nâng
lương, đồng phục lao động, chế độ đãi ngộ Các điều khoản này có thể được thỏathuận và bổ sung trong quá trình giao kết hợp đồng lao động nhưng không được tráivới pháp luật
Nhìn chung, nội dung của hợp đồng lao động là sự tự do thỏa thuận và thốngnhất ý chí giữa bên lao động và bên sử dụng lao động, tuy nhiên vẫn có bàn tay củapháp luật can thiệp và đặt ra những quy định chung cơ bản Điều này có nghĩa làcác bên tham gia giao kết hợp đồng lao động được quyền thỏa thuận và tự do ý chítrong khuôn khổ
1.3 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng lao động
Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng đều cónhững nguyên tắc cụ thể để đảm bảo giao kết hợp đồng diễn ra một cách công bằng
và thuận lợi nhất Trong giao kết hợp đồng lao động có những nguyên tắc nhưnguyên tắc tự do, bình đẳng, thiện chí và nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng laođộng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Cụ thể các nguyên tắc đónhư sau:
- Nguyên tắc tự do Đây là nguyên tắc đầu tiên thể hiện bản chất của giao kết
hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa người lao động và người
sử dụng lao động Theo nguyên tắc tự do này, người lao động có quyền đưa ranhững đề xuất cũng như những yêu cầu đòi hỏi quyền lợi của mình như tiền lươnglàm việc, thời giờ làm việc, công việc mình làm hay những vấn đề liên quan khác.Ngược lại bên người sử dụng lao động cũng có quyền tự do đưa ra những yêu cầuđối với người lao động để đòi hỏi quyền lợi cho mình Nghĩa vụ của người lao độngchính là quyền lợi của người sử dụng lao động và ngược lại, điều này khiến chonguyên tắc tự do trở nên vô cùng quan trọng trong giao kết hợp đồng lao động Nhờ
có nó mà hai bên có thể đạt được mục đích và giành được quyền lợi tối đa trong quátrình đàm phán giao kết hợp đồng Nếu không có nguyên tắc tự do mà chỉ một bênđược đưa ra yêu cầu thì khi đó, hợp đồng lao động sẽ không còn mang tính thỏa
Trang 19thuận mà nó chỉ còn tính một chiều và một trong hai bên sẽ mất đi những quyền lợihợp pháp của mình Trong thực tế, hiện nay đa số các doanh nghiệp khi giao kếthợp đồng lao động với người lao động, họ đều có sẵn một mẫu hợp đồng lao động
do chính họ soạn trước, điều này đã làm giảm, thậm chí làm mất đi nguyên tắc tự dotrong giao kết hợp đồng lao động và đương nhiên người lao động sẽ mất đi một sốquyền lợi hợp pháp của mình
- Nguyên tắc bình đẳng Đây là cũng là một nguyên tắc quan trọng trong quá
trình giao kết hợp đồng lao động Về mặt pháp lý, mọi công dân đều có quyền bìnhđẳng trước pháp luật Đây là nguyên tắc pháp lý được thể hiện trong pháp luật tạinhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam Theo đó, các chủ thể tham gia giao kết hợpđộng không phân biệt giới tính, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, thành phần, địa
vị xã hội trong một quốc gia đều được đối xử một cách bình đẳng trong việc hưởngquyền và nghĩa vụ nói chung và tự do, bình đẳng giao kết hợp đồng nói riêng Mặtkhác, nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở việc hai bên tham gia giao kết hợp đồng làngười lao động và người sử dụng lao động đều bình đẳng với nhau, đều có địa vịpháp lý như nhau trước pháp luật Sự đảm bảo về quyền bình đẳng của nguyên tắcnày làm cho quá trình giao kết hợp đồng giữa các bên tham gia trở nên công bằng
và thuận lợi
- Nguyên tắc không trái với pháp luật, đạo đức xã hội Đây là nguyên tắc cơ
bản nhất và cũng có thể là quan trọng nhất trong việc giao kết hợp đồng lao động.Nguyên tắc này là điều kiện cần và đủ để việc giao kết hợp đồng lao động trở nên
có hiệu lực Đầu tiên, về mặt pháp luật, hai bên tham gia giao kết hợp lao động bắtbuộc phải tuân thủ theo pháp luật để đảm bảo sự công bằng Pháp luật chính là hànhlang pháp lý và là ranh giới để các bên có thể tự do thỏa thuận ở bên trong Tiếptheo là đạo đức xã hội, tuy rằng không được cụ thể hóa thành văn bản giống nhưpháp luật nhưng đạo đức xã hội đã tồn tại từ rất lâu cùng với sự phát triển của xã hộicon người Tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức xã hội không chỉ là tiêu chuẩn,nguyên tắc cho riêng việc giao kết hợp đồng lao động mà còn là nguyên tắc cho cácquan hệ lao động và cả các quan hệ dân sự khác Bên cạnh việc không trái với phápluật và đạo đức xã hội, giao kết hợp đồng lao động cần phải tuân theo thỏa ước laođộng tập thể Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động
và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động Thỏaước lao động tập thể mang tính tập thể, do đó, việc giao kết hợp đồng lao động giữa
Trang 20hai chủ thể phải tuân theo thỏa ước lao động tập thể, tức là tuân theo nguyên tắc của
số đông người lao động
Trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, luôn luôn có những nguyên nhânchủ quan và khách quan dẫn đến những sai phạm trong giao kết hợp đồng Vì vậy,các nguyên tắc trên về giao kết hợp đồng lao động sẽ giúp cho việc giao kết hợpđồng trở nên có nguyên tắc hơn và tránh những sai phạm do vô tình hoặc cố ý củacác bên để giành phần lợi không hợp pháp về phía mình