MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1 3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. 2 4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 2 5.Phương pháp nghiên cứu. 2 6.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH XỬ LÝTÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 4 1.1.1.Khái niệm về giao dịch bảo đảm. 4 1.1.2.Khái niệm cho vay và các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng. 4 1.1.3.Khái niệm, đặc điểm và các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản. 7 1.1.4.Khái niệm, đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm. 9 1.2.Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 11 1.2.1.Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 11 1.2.2.Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 12 1.3.Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 16 1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận. 16 1.3.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. 17 1.3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch. 17 1.3.4. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG, PHÒNG GIAO DỊCH ĐẶC THÙ ĐÔNG ĐÔ 19 2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 19 2.1.1.Tổng quan tình hình xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 19 2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 20 2.2.Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng. 23 2.2.1.Ưu điểm 23 2.2.2. Nhược điểm 25 2.3.Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô. 29 2.3.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông và Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô. 29 2.3.2.Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô. 30 2.4.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34 2.4.1.Các kết luận qua nghiên cứu. 34 2.4.2.Các phát hiện qua nghiên cứu. 36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝTÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG 38 3.1. Quan điểm triển khai áp dụng pháp luật điều chỉnh pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô. 38 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 41 3.3.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1TÓM LƯỢC
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao
so với khu vực Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế làhết sức lớn Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành và chưa thật sựtrở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế Thực tế cho thấy phần lớn cácdoanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trênnguồn vốn vay ngân hàng Do đó, tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là mộtkênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế
Trong quá trình cho vay, các Ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm với
khoản tiền cho vay, đảm bảo thu hồi được cả vốn và lãi nên việc áp dụng các biện
pháp bảo đảm là tất yếu tại các ngân hàng Đối với hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm
được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo ngânhàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được
nợ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông đã qua hơn 19 năm hoạt động vàphát triển, cũng đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính tiền tệViệt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn cókhông ít những vướng mắc và khó khăn Khi đến thực tập tại phòng giao dịch Đông
Đô, bên cạnh những thành công đã đạt được nhiều năm qua thì việc xử lý tài sản bảođảm để thu hồi nợ gặp nhiều vướng mắc và cán bộ tín dụng không khỏi lúng túngtrong quá trình thu hồi, hoàn thiện hợp đồng bảo đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm
Do đó, việc xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, rõ ràng và đảm bảo khảnăng “cưỡng chế” thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng rất cần thiết Bởi vậy, em đã
chọn đề tài: " Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô " để
làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 2Tác giả chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Phòng giaodịch đặc thù Đông Đô đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc nghiên cứu và khảosát thực tế tại công ty.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình cùng bạn bè đãluôn động viên và giúp đỡ nhóm tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện khóa luận bằng tất cả niềm đam mê vànăng lực của mình, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và những đóng góp quýbáu của các thầy cô và các bạn sinh viên
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 2
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm về giao dịch bảo đảm 4
1.1.2 Khái niệm cho vay và các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng 4
1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản 7
1.1.4 Khái niệm, đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm 9
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 11
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 11
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 12
1.3 Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 16
1.3.1 Nguyên tắc thỏa thuận 16
1.3.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. 17 1.3.3 Nguyên tắc công khai, minh bạch 17
1.3.4 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN
Trang 4HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG, PHÒNG GIAO DỊCH ĐẶC THÙ ĐÔNG ĐÔ
19
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 19
2.1.1 Tổng quan tình hình xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 20
2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng 23
2.2.1 Ưu điểm 23
2.2.2 Nhược điểm 25
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô 29
2.3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông và Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô 29
2.3.2 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô 30
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34
2.4.1 Các kết luận qua nghiên cứu 34
2.4.2 Các phát hiện qua nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG 38
3.1 Quan điểm triển khai áp dụng pháp luật điều chỉnh pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô 38
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 41
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong các hoạt động củangân hàng Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từcác khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém,cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tìnhtrạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế Chính vì vậy một trong số các nguyêntắc cơ bản của hoạt động cho vay, ngoài việc thẩm định đánh giá khách hàng và tínhhiệu quả của dự án đầu tư là cho vay có tài sản bảo đảm Nguyên tắc có tài sản bảođảm trong cho vay không những nâng cao ý thức trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốnvay, ý thức trả nợ đúng hạn của khách hàng mà còn đề phòng khi khách hàng xảy rarủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng
Công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đóng một vai trò rất quan trọng tronghoạt động kinh doanh tại các ngân hàng nhưng hiện nay, việc thực hiện vẫn còn một sốkhó khăn, vướng mắc Vì vậy, việc hoàn thiện công tác này tại các NHTM nói chungcần phải được thực hiện như một biện pháp tạo đà để đẩy nhanh tiến trình lành mạnhhoá hoạt động tài chính của các ngân hàng
Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô” để nghiên cứu.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Trong luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài “Định giá bất động sản thế chấp tại cácngân hàng thương mại Việt Nam” (bảo vệ năm 2011), tác giả Ngô Thị Phương Thảo;Luận văn cao học của tác giả Lưu Thị Hồng Hạnh với đề tài “Thực tiễn cho vay có bảođảm bằng tài sản đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần QuânĐội” (bảo vệ năm 2011); Đề tài :“Bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ tác giảLương Minh Trí, bảo vệ tại Đại học Đà nẵng năm 2011 Luận văn thạc sỹ luật học củatác giả Trương Thị Kim Dung với đề tài “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồngtín dụng Ngân hàng” (bảo vệ năm 1996) Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả TrầnThị Thu Thủy với đề tài “Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thựctrạng và giải pháp” (bảo vệ năm 1998)
Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu mới dừng lại ở việc đánh giá, tổng kếtthực tiễn chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận vềbảo đảm tiền vay Mặt khác, những công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ tập trung
Trang 8làm rõ vấn đề về cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng cá nhân, đa sốcác đề tài tập trung nghiên cứu về những khía cạnh pháp lý của vấn đề bảo đảm tiềnvay Tuy nhiên, trong thực tế cho vay có thể có bảo đảm bằng tài sản hoặc không cótài sản bảo đảm bằng tài sản; khách hàng vay có thể là khách hàng cá nhân hoặc kháchhàng doanh nghiệp Một số vấn đề các đề tài trước chưa tập trung nghiên đó là:Những các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay, xác địnhnhững nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay…Hơn nữa, hầu hết cáccông trình nghiên cứu đã được thực hiện khá lâu, đến nay bối cảnh kinh tế - xã hội đã
có những thay đổi nhất định, nhất là kể từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, tácđộng không ít đến khu vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Với những kiến thức đã được học tại trường Đại học Thương mại, đồng thời quathời gian tham gia thực tập và tìm hiểu tại Phòng giao dịch Đông Đô – Ngân hàngTMCP Phương Đông, em nhận thấy phòng giao dịch đã đạt được nhiều thành tựu, tuynhiên hoạt động xử lý tài sản bảo đảm còn một số hạn chế, cần phải có những giảipháp hiệu quả hơn Do đó, dựa trên nền tảng kiến thức đã được học tại trường và tìm
hiểu thực tế, em quyết định lựa chọn đề tài "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại PGD Đông Đô" là đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiệnhành của pháp luật điều chỉnh việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, mối quan hệ củacác quy định này trong tổng thể hệ thống pháp luật và sự tác động của hệ thống phápluật đối với thực tiễn hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng
Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của đề tài là dựa trên thực tế thực hiện của PGDĐông Đô để làm rõ hơn thực trạng xử lý tài sản bảo đảm tại các Ngân hàng thương mại hiệnnay để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật
Phạm vi nghiên cứu : Em không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các vấn đề về việc xử lýtài sản bảo đảm tiền vay mà tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận,thực tiễn và nội dung của các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vaycủa các tổ chức tín dụng Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này để đưa ra những khuyếnnghị cụ thể trong việc hoàn thiện đồng bộ khung pháp luật về bảo đảm tiền vay tronglĩnh vực tín dụng ngân hàng
5 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 9Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và thực hiện Luậnvăn gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nhữngvấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Xem xét hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong quákhứ, hiện tại để rút ra các mặt được và chưa được trong công tác bảo đảm tiền vaybằng tài sản Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vaytại Phòng giao dịch
Phương pháp nghiên cứu cụ thể : Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụngtổng hợp các phương pháp phân tích diễn giải, thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh, tư duy logic, phân tích hệ thống, …, kết hợp giữa lý luận vớithực tiển để giải quyết các vấn đề liên quan của luận văn
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài Lời nói đầu, lời cám ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt,…thì nội dung Luậnvăn được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.
Chương 2 : Thực trạng pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Phòng giao dịch đặc thù Đông Đô.
Chương 3 :Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH XỬ LÝ
TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm về giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm là một thiết chế ra đời khá sớm ở nhiều quốc gia có hệ thốngpháp luật phát triển trên thế giới Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấythiết chế này được xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tíndụng nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nói riêng; góp phần không nhỏ vào sự
ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không
thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ.
Việc xác lập các giao dịch bảo đảm luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của cácbên tham gia giao dịch, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này Ápdụng biện pháp bảo đảm, bên có quyền không chỉ có quyền theo hợp đồng buộc bên cónghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, mà còn có quyền xử lý tài sản mà bên có nghĩa vụ dùng
để bảo đảm
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 323 Bộ luật dân sự 2005 quy định khái niệm về
giao dịch bảo đảm đó là :“Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”
Từ đó, Giao dịch bảo đảm là giao dịch dự phòng do các bên chủ thể thỏathuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử
lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trongtrường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm
1.1.2 Khái niệm cho vay và các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng
Cho vay là hoạt động kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người
có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn Khái niệm cho vay, theo nghĩachung nhất được hiểu là việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sửdụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời gian nhất định với điều kiện cóhoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình với người đó
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợinhuận Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trử,
Trang 11chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phírủi ro đầu tư.
Xét về mặt lý thuyết, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được phânloại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau và mỗi cách phân loại đều đem lại những ýnghĩa, tác dụng nhất định Do đó, các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng đượcphân loại :
Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể
được phân chia thành hai loại :
Cho vay ngắn hạn : Là hình thức cho vay trong thời hạn sử dụng vốn vay do cácbên thỏa thuận là đến một năm Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưuđộng hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất.Cho vay trung và dài hạn : Là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốnvay do các bên thỏa thuận là từ trên một năm trở lên Hình thức cho vay này thườngđược sử dụng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của khách hàng trong kinhdoanh hoặc thỏa mãn nhu cầu như : sinh hoạt, tiêu dùng, mua sắm nhà ở, phương tiện
đi lại,…
Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay, hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng có thể phân chia thành hai loại :
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản : Đây là những khoản cho vay mà bên cạnhviệc cho khách hàng vay vốn, Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mụcđích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng.Quá trình cung ứng vốn của Ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đềulàm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thịtrường Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồnvốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rấtcao vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảođảm cho khoản vay
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản : Là khoản cho vay mà Ngân hàngkhông nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó làđiều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này có thể là:người đi vay không được giao dịch với Ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh củangười đi vay phải được Ngân hàng quản lý Có như vậy Ngân hàng mới quản lý đượctình hình tài chính của người đi vay
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng với
khách hàng được chia thành hai loại :
Trang 12Cho vay kinh doanh : Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các doanhnghiệp vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hayđáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từngngành mà Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cáchthức trả nợ dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loạihình này theo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay cóthể cho vay theo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nôngnghiệp, cho vay ngành dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng : Là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽđược bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như muasắm đồ gia dụng, phương tiện đi lại,…
Căn cứ vào phương thức cho vay, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng với
khách hàng được chia thành các loại sau :
Cho vay từng lần : Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng cónhu cầu vay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiệnthủ tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng : Cho vay theo hạn mức tín dụng là cách thứccho vay bằng cách ngân hàng xác định cho khách hàng của mình một hạn mức tíndụng trong khoảng thời gian nhất định
Cho vay theo dự án đầu tư : Phương thức này được áp dụng đối với khách hàngvay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các
dự án đấu tư phục vụ đời sống
Cho vay hợp vốn : Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của
tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn vàcác thoả thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ
Cho vay trả góp : Phương thức này khi cho vay, Ngân hàng Nhà nước nơi chovay và khách hàng cùng thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc đượcchia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Khi cho vay theo phương này thìngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tíndụng dự phòng thời hạn hiệu lực của tín dụng dự phòng: ngân hàng cho vay cam kếtđáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ
Cho vay theo hạn mức thấu chi : Là việc cho vay mà Ngân hàng nhà nước ViệtNam thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt quá số tiền có trêntài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và Ngân
Trang 13hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Khi tiến hành cho vay, ngân hàng thường ưu tiên cho những khách hàng truyềnthống có uy tín hoặc những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương ánsản xuất kinh doanh hiệu quả hoặc theo chỉ định của chính phủ Uy tín của khách hàngtrên quan điểm của ngân hàng được cấu thành bởi các yếu tố như quan hệ lâu dài, trả
nợ sòng phẳng Hiệu quả của các dự án cũng được các ngân hàng đặc biệt quan tâm.Đây là những tài sản bảo đảm vô tình có tính an toàn khá cao đối với ngân hàng Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cho vay không thể đoán trước được vì nó phụthuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào khách hàng Lúc đó việc xử lýnhững rủi ro này lại trở nên dễ dàng hơn với những khách hàng được cho vay với hìnhthức có tài sản bảo đảm có thực
Do đó, Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm
Nhìn chung các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản có đặc điểm đó là :
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ tín dụng Để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong các bên
khi tham gia giao dịch, các bên khi tham gia giao dịch đều có sự thỏa thuận bằng hợpđồng để đảm bảo rằng việc thực hiện giao dịch này đều dựa trên nguyên tắc tự nguyệncủa pháp luật Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản là hoàn toàn không bị bắt buộc vàphụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bênthỏa thuận để bảo đảm quyền lợi của mình không bị xâm phạm khi một bên vi phạmhợp đồng tín dụng
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là các biện pháp dự phòng Tính dự phòng của các biện pháp bảo đảm thể hiện ở chỗ tài sản bảo đảm chỉ
được đem ra xem xét và giải quyết khi người đi vay không thực hiện được hoặc khôngthực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với bên cho vay Tính dự phòng này giúp kíchthích người đi vay nâng cao nghĩa vụ trả nợ của mình Tài sản của họ sẽ không bị xử lýnếu họ thực hiện đúng theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợpđồng tín dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự 2005 có 7 biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dân sự Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp : cầm cố tài sản, thếchấp bằng tài sản của khách hàng, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm tiền
Trang 14vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, là các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sảnđược ngân hàng áp dụng Các hình thức bảo đảm tài sản hiện thường được các ngânhàng áp dụng đó là :
Cầm cố tài sản.
Là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu củamình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụquân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005)
Việc chuyển giao tài sản bảo đảm trong cầm cố là chuyển giao thực tế, do đó chỉđược coi là hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản bảo đảm khi bên nhận cầm cốhoặc người thứ ba được bên nhận cầm cố ủy quyền đã giữ tài sản Như vậy, tài sảncầm cố có thể do bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho người thứ
ba giữ tài sản (Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)
Thế chấp tài sản.
Là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thếchấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (khoản 1 Điều 342 Bộluật dân sự 2005)
Hợp đồng cầm cố tài sản và thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, ghi rõgiá trị tài sản và thời hạn bảo đảm
Có hai điểm khác biệt quan trọng giữa hai biện pháp cầm cố và thế chấp đó là :
Thứ nhất, đó là việc chuyển giao tài sản bảo đảm : nếu áp dụng biện pháp cầm cố
thì tài sản phải được chuyển giao cho bên nhận cầm cố giữ BLDS 2005 không căn cứvào việc phân biệt tài sản bảo đảm là động sản hay bất động sản để quy định hình thứchợp đồng bảo đảm là cầm cố hay thế chấp, mà căn cứ vào tiêu chí là khả năng dịchchuyển của tài sản Nếu là cầm cố tài sản thì phải chuyển giao tài sản từ bên cầm cốsang bên nhận cầm cố Còn nếu là thế chấp tài sản thì không phải chuyển giao tài sản
từ bên thế chấp sang cho bên nhận thế chấp mà bên thế chấp chỉ phải chuyển giao cácgiấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của mình đối với tài sản cho bên nhận thếchấp mà bên thế chấp chỉ phải giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng củamình đối với tài sản cho bên nhận thế chấp
Thứ hai, người thứ ba giữ tài sản cầm cố và người thứ ba giữ tài sản thế chấp :
Trong trường hợp thế chấp, việc người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải do cả hai bênthế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận và thống nhất ý kiến, đồng thời người này cócác quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 352 và Điều 353 BLDS 2005 Còntrường hợp cầm cố, việc người thứ ba giữ tài sản hoàn toàn do ý chí của bên nhận cầm
Trang 15cố thông qua việc ủy quyền Thực chất, quan hệ giữa bên nhận cầm cố và người thứ bagiữ tài sản cầm cố là quan hệ độc lập mang tính chất của hợp đồng gửi giữ tài sản Do
đó, ngay cả khi người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệmtrước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS
2005 và các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận
Bảo lãnh.
Là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sauđây gọi là bên nhận bảo lãnh), sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đâygọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảolãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ của mình (Điều 361 BLDS 2005)
Thông qua biện pháp bảo lãnh, chủ nợ (bên có quyền) có được một con nợ dự bị(bên có nghĩa vụ), bên cạnh con nợ chính Trong quan hệ tín dụng, khách hàng vay trởthành con nợ của ngân hàng thông qua hợp đồng cho vay, đó là con nợ chính Cònngười bảo lãnh cho khách hàng vay sẽ phải thực hiện nghĩa vụ như con nợ, nếu con nợkhông thực hiện đúng nghĩa vụ của mình dựa trên cam kết bảo lãnh, đó chính là con
nợ dự bị
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh là một quan hệ độc lập, có thểphát sinh từ thỏa thuận giữa hai bên (đặc biệt là trong trường hợp bảo lãnh có thù lao)hoặc phát sinh quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản Bên bảo lãnh phải có tài sản lớnhơn tài sản mà họ đứng ra bảo lãnh
1.1.4 Khái niệm, đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm
Mọi khách hàng vay vốn tại ngân hàng có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc trả
nợ trước hạn theo quy định của pháp luật Tuy nhiên trong trường hợp không thực hiệnnghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản đã được thỏa thuận trước đó
đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại ngân hàng sẽ được xử lý để thu hồi
Trang 16khoản tiền gửi của khách hàng khi đến hạn Xử lý tài sản bảo đảm là một biện phápnhằm đẩy mạnh quá trình lành mạng hóa hoạt động tài chính đối với các ngân hàngViệc xử lý tài sản bảo đảm có những đặc điểm đó là :
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm mục đích thu hồi khoản nợ của tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ
Khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay tiền, họ biết rằng cóthể sẽ có những rủi ro bất ngờ xảy ra cho khách hàng của mình và dẫn đến việc thu hồi
nợ của mình gặp nhiều khó khăn, có thể là không thể thu hồi lại vốn đã cho vay banđầu Chính vì vậy tài sản bảo đảm được sử dụng để bảo đảm tại các ngâm hàng có thểthu hồi khoản vay đã cấp cho khách hàng
Việc xử lý tài sản bảo đảm không phải là mục đích mà các ngân hàng và tổ chứctín dụng hướng tới khi họ cho khách hàng vay tiền Chỉ khi bên bảo đảm vi phạmnghĩa vụ với bên nhận bảo đảm thì xử lý tài sản bảo đảm mới được xét đến nhằm mụcđích thu hồi nợ Xử lý tài sản bảo đảm cần được thực hiện một cách nhanh chóng để tổchức tín dụng có thể bảo đảm khả năng thanh toán, khả năng chi trả và cấp tín dụngcho nền kinh tế
Chủ thể của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đa dạng và được trao quyền mạnh mẽ hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm thông thường
Việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp trong các giao dịch dân sự thường thông quaviệc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá nếu các bên không có thỏa thuậnkhác Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng thìviệc xử lý tài sản bảo đảm đòi hỏi phải nhanh chóng bởi nó là nguồn cung ứng vốnnăng động cho nền kinh tế Ngân hàng và các tổ chức tín dụng được thành lập vớinhững điều kiện cấp phép chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chịu
sự giám sát thường xuyên trong hoạt động nghiệp vụ, kể cả việc cho vay và bảo đảmtiền vay Chính vì vậy, ngân hàng và các tổ chức tín dụng là chủ thể được trao quyềntương đối lớn so với các chủ thể có chức năng xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịchdân sự, kinh tế khác
Mặt khác trên thực tế hiện nay, lượng khách hàng của ngân hàng và các tổ chứctín dụng là rất lớn và không ngừng tăng lên Việc vi phạm hợp đồng tín dụng có khảnăng xảy ra cao Vì vậy, nếu ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng áp dụng hoàntoàn việc xử lý tài sản bảo đảm theo con đường thông thường, thông qua cơ quan nhànước có thẩm quyền thì việc huy động và quay vòng vốn của các tổ chức tín dụng sẽ bịchậm trễ, dẫn đến tắc nghẽn trong hoạt dộng huy động vốn của tổ chức tín dụng Việccho ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyền hạn cụ thể, đặc biệt và lớn hơn so với cácchủ thể có chức năng xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự, kinh tế khác là
Trang 17hoàn toàn hợp lý Tất nhiên, những trường hợp xử lý tài sản bảo đảm mà pháp luật cóquy định cụ thể riêng biệt thì cá tổ chức tín dụng vẫn phải tuân theo quy định của phápluật, không được tự ý xử lý tài sản bảo đảm theo ý chí riêng của một bên.
Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ
Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản trong giao dịch dân sự được phát sinh khi đếnhạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết Trước thời hạn đó, nếucác bên không có thỏa thuận thì bên có quyền không được xử lý tài sản bảo đảm Tuynhiên, trong quan hệ tín dụng ngân hàng, nghĩa vụ được bảo đảm rộng hơn, bao gồmnghĩa cụ trả nợ vay khi đến hạn, nghĩa vụ sử dụng vốn của khách hàng và nghĩa vụthực hiện các cam kết khác Vì vậy, trong bảo đảm tiền vay thì thời điểm phát sinh xử
lý tài sản bảo đảm sẽ xảy ra khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vay vi phạm nghĩa vụtrả nợ hoặc khi khách hàng vay vi phạm các cam kết khác về việc sử dụng vốn với các
tổ chức tín dụng thì việc xử lý tài sản không cần phải đợi đến thời điểm khoản nợ đếnhạn trả nợ
Tóm lại, với các đặc điểm của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã đặt ra yêucầu về việc xây dựng cơ chế điều chỉnh, cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnhvực tín dụng ngân hàng vừa đảm bảo nguyên tắc cơ bản chung của giao dịch bảo đảm,vừa phù hợp với các đặc điểm riêng của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trongngân hàng
Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng được thực hiện dựa trên cáccăn cứ pháp lý mà Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền ban hành
Các văn bản luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng đó là: Bộluật Dân sự 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳhọp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật các tổ chức tín dụng 2010, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.Các văn bảo dưới luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng đó là:Văn bản hợp nhất 8019/VBHN-BTP về giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp ban hànhngày 10 tháng 12 năm 2013;
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN giữa Bộ Tư pháp,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn một số vấn đề xử lýtài sản bảo đảm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 6 tháng 6 năm 2014;
Trang 18Thông tư số 05/2011/TT-BTP hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấpthông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành ántheo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại trung tâm đăng ký giao dịch,
tài sản của cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp, Bộ Tư pháp ban
hành ngày 16 tháng 2 năm 2011;
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Chính phủ ban hành ngày 29
tháng 12 năm 2006; Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, Chính phủ banhành ngày 4 tháng 3 năm 2010;
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm; Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 2 năm2012;
Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Chính phủ ban hành ngày 18 tháng
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngânhàng
Pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng hiện nayquy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm đó là :
Xử lý tài sản cho vay là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình cho vay củacác ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng Theo quy định tại Điều 47 Nghịđịnh 163/2006/NĐ-CP, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được hiểu là khi đếnhạn trả nợ mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đốivới bên cho vay thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm đã thỏa thuận tronghợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng
Các tổ chức tín dụng có thể xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trước kỳ hạn trongtrường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Khách hàng
là doanh nghiệp bị phá sản hoặc bị phát hiện việc cung cấp thông tin sai sự thật, viphạm cam kết sử dụng vốn và các cam kết khác tại hợp đồng tín dụng
Thủ tục cần thiết để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm :
Bước thứ nhất, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trước khi tiến hành xử lý tài sản
Trang 19Nội dung văn bảo phải ghi rõ lý do xử lý tài sản bảo đảm, loại tài sản, phươngthức xử lý tài sản bảo đảm, giá trị nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm tiến hành xử lýtài sản bảo đảm, thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản
Cùng lúc đó, các ngân hàng cũng ấn định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trongthông báo xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng
ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.Đối với giao dịch bảo đảm chưa hoạt động, thì thời hạn nêu trên được tính từ ngàyngân hàng gửi thông báo xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm Trong trường hợp tàisản bảo đảm có nguy cơ dễ hư hỏng thì ngân hàng được xử lý tài sản ngay sau khithông báo xử lý tài sản bảo đảm
Bên bảo đảm phối hợp với ngân hàng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc
xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng, bàn giao giấy tờ cóliên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu của ngân hàng (trong trường hợp bên bảođảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm), tạo điều kiện cho bên mua xem tàisản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý tài sản bảo đảm
Bước hai, lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm.
Biên bảo xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảođảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên và các thỏathuận khác (nếu có)
Về nguyên tắc, tổ chức tín dụng và bên bảo đảm phải thỏa thuận về giá trị xử lýtài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm và lập biên bảo thỏa thuận việcđịnh giá tài sản Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá xử lý tài sản bảođảm thì trước khi tổ chức tín dụng quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức tíndụng thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đãđược tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá thực tế tại địa phương vào thờiđiểm xử lý, giá quy định của nhà nước (nếu có) và các yếu tố khác về giá
Bước ba, ngân hàng lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảmtiền vay thì bên được bán có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, ngân hàngbán, hai bên phối hợp cùng bán, ủy quyền cho bên thứ ba bán Bên được bán tài sảnbảo đảm có thể trực tiếp bán cho người mua, ủy quyền cho Trung tâm bán đấu giá tàisản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.Tùy theo từng điều kiện cụ thể, các ngân hàng có quyền thực hiện xử lý tài sảnbảo đảm tiền vay như theo các hình thức trực tiếp bán cho người mua hoặc ủy quyềnviệc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu
Trang 20giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc ủy quyền, chuyểngiao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán.
Bước bốn, thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm.
Theo quy định hiện nay, việc thanh toán thu nợ phải được tiến hành theo thứ tự.Đầu tiên là thanh toán cho các chi phí bảo quản, quản lý, định giá, quảng cáo bán tàisản, bán tài sản, tiền hoa hồng, chi phí, lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết, hợp
lý khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm Tiếp đó, là thanh toán các khoản thuế vàcác khoản phí nộp ngân sách nhà nước (nếu có) Sau cùng mới đến thanh toán cho cáckhoản nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giaotài sản cho ngân hàng để xử lý
Bước năm, xóa đăng ký xử lý tài sản bảo đảm
Sau khi đã xử lý tài sản bảo đảm thế chấp để thu hồi nợ, ngân hàng tiến hành xóađăng ký xử lý tài sản Nếu giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký thìngân hàng phải yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm
Nội dung pháp luật còn quy định về các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm Biệnpháp xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện trước hết theo thỏa thuận đã quy định tronghợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm đã kýkết Nếu không có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm
có thể lựa chọn các biện pháp sau :
Bán tài sản bảo đảm.
Bán tài sản bảo đảm là biện pháp thông dụng thường được ngân hàng và cácTCTD sử dụng Thực tế, các khoản vay của khách hàng từ ngân hàng và các TCTDphổ biến là tiền mặt Vì vậy, mục đích của ngân hàng và các TCTD là thu lại chínhkhoản tiền đã cho vay và lãi suất Tài sản bảo đảm tiền vay có thể không hữu dụng chongân hàng nhưng họ luôn cần tiền để duy trì hoạt động cung cấp vốn của mình Đồngthời biện pháp bán tài sản bảo đảm cũng bảo đảm được tính khách quan bởi nó xácđính chính xác nhất giá trị thực của tài sản bảo đảm tại thời điểm bán trên thị trường,giúp các bên giải quyết nợ một cách nhanh chóng, thuận tiện
Bán tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm hoặc bên bán bảo đảm, hoặc cácbên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bántài sản bảo đảm cho người mua Bên thứ ba này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân
và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của phápluật
Các chủ thể được bán tài sản bảo đảm bao gồm :
Trang 21Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy địnhcủa pháp luật nếu không xử lý được tài sản bảo đảm theo thỏa thuận (trừ trường hợptài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phảiđược tổ chức bán đấu giá) Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm phải thông báocông khai về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm trên các phương tiện thông tin đại chúng
và trực tiếp ký kết hợp đồng bán tài sản bảo đảm
Khách hàng bên vay (bên bảo đảm) hoặc bên bảo lãnh hoặc các bên cùng phốihợp bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận
Bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên nhận bảo đảm hoặc ủyquyền của bên bảo đảm (khách hàng vay), bên bảo lãnh Thủ tục về việc bán tài sảnbảo đảm thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá đượcquy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP quy định về bán đấu giá tài sản
Bên bán tài sản và bên mua tài sản phải thành lập hợp đồng mua bán bằng vănbản Bên bán tài sản được trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và làmcác thủ tục chuyển nhượng tài sản
Nhờ đặc tính chính xác và nhanh gọn, thuận tiện của mình, biện pháp bán tài sảnbảo đảm thường được ngân hàng và các TCTD áp dụng
Phương thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Ngoài biện pháp thông dụng là bán tài sản bảo đảm, ngân hàng và các TCTD còn
áp dụng biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụbảo đảm
Biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp nhận tài sản bảo đảm, lấygiá trị tài sản bảo đảm được định giá khi xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay,lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác và tiếp nhận chính tài sảnđó
Trên thực tế chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa hai biện pháp bán tài sản bảo đảm
và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm Pháp luậthiện hành chưa có văn bản pháp lý quy định cụ thể về các thức vận dụng biện phápnày Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì việc nhận chính tài sản bảo đảm để thaythế việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cũng chính là một biến thể của biện pháp bán tàisản bảo đảm Điểm khác biệt chính nằm ở người mua Trường hợp nhận chính tài sảnbảo đảm để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì người mua chính là bên nhậnbảo đảm Trường hợp bán tài sản bảo đảm thì người mua không phải là bên nhận bảođảm
Trang 22Tùy từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà ngân hàng và các TCTD sẽ áp dụngbiện pháp xử lý tài sản bảo đảm phù hợp, bảo đảm quyền lợi của mình cũng như củabên bảo đảm.
Phương thức nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa
vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.
Khi khách hàng vay không trả được nợ hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sảnkhông thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng có quyền chuyển giao quyền thu hồi lạihoặc ủy quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm Bên thứ ba là tổ chức có tư cáchpháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quyđịnh của pháp luật Các ngân hàng hoặc bên bảo dảm phải thông báo cho bên thứ babiết việc ngân hàng nhận được các khoản tiền, tài sản nêu trên, đồng thời yêu cầu bênthứ bao giao các khoản tiền, tài sản đó cho các ngân hàng Việc giao các khoản tiền, tàisản cho ngân hàng phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trongthông báo xử lý tài sản bảo đảm
Trong trường hợp được ngân hàng chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba cóquyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm như ngânhàng Trường hợp được ngân hàng ủy quyền xử lý tài sản, thì bên thứ ba được xử lý tàisản bảo đảm trong phạm vi được ủy quyền
Các ngân hàng sẽ lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa ngân hàng, bênbảo đảm và bên thứ ba Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao,tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý tàisản Trong trường hợp bên thứ ba không giao các khoản tiền, tài sản nói trên theo yêucầu của ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng thủ tục buộc bên thứ ba phải giao tài sản hoặc khởi kiện ra tòa
1.3 Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.
Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đượcthực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau :
1.3.1 Nguyên tắc thỏa thuận.
Bản chất của quan hệ bảo đảm tiền vay là một quan hệ hợp đồng nên quan hệ bảođảm tiền vay cũng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận Đó là sự thỏa thuận giữaTCTD và khách hàng vay về các biện pháp bảo đảm tiền vay và các phương thức xử lýtài sản bảo đảm tiền vay khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồngtín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay
Nguyên tắc thỏa thuận được thể hiện ở các điểm sau :
Trang 23Thỏa thuận về việc xử lý tài sản được thiết lập tại thời điểm ký kết hợp đồng bảođảm tiền vay Đây là cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Thỏa thuận được thiết lập tại thời điểm xử lý tài sản Điều đó có nghĩa là tại thờiđiểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay các bên vẫn có thể thỏa thuận khác với thỏa thuậnban đầu hoặc bổ sung mới, hoặc thậm chí có thể thay thế tài sản bảo đảm nếu các bên
có thỏa thuận
Trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm nhưng không
có thỏa thuận cụ thể về việc xử lý tài sản bảo đảm thì về nguyên tắc các TCTD vẫn cóquyền xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ Trong trườnghợp này, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tài sản bảo đảm sẽ được
xử lý thông qua bên thứ ba (có thể là tòa án hoặc trọng tài)
1.3.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trước hết phải bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của các TCTD vì các TCTD có một vai trò quan trọng trong hoạt động huy độngvốn cho nền kinh tế quốc dân Khách hàng vay khi cần lượng vốn lớn nằm ngoài khảnăng của mình thì mới đến ngân hàng và các TCTD để thỏa thuận một khoản vay.Điều này khiến khách hàng vay thường lâm vào thế bị động bởi họ là người cần tiền,còn ngân hàng và các TCTD lại là bên có quyền quyết định khoản vay Các TCTD sẽ
dễ dàng đưa ra các yêu cầu không hợp lý và bất lợi cho khách hàng vay Ngược lại,nếu ngân hàng không có các biện pháp bảo đảm thì bản thân ngân hàng sẽ gặp nhiềurủi ro bởi có khả năng rơi vào tình trạng mất vốn Như vậy, nguyên tắc bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay góp phần bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả bên đi vay và bên cho vay
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cần có quy trình cụthể, chặt chẽ hoặc xử lý tài sản thông qua bên thứ ba (có thể là trọng tài hoặc tòa án).Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý cũng cần được pháp luật quy định nhằmbảo đảm mức giá xử lý tài sản hợp lý, đồng thời tôn trọng sự thỏa thuận, cho phép bênđược tham gia quá trình xử lý tài sản
1.3.3 Nguyên tắc công khai, minh bạch.
Nguyên tắc này vừa bảo đảm không mất vốn và thu nợ tối đa của TCTD, vừa bảo
vệ quyền lợi chính đáng của bên bảo đảm có tài sản bị đưa ra xử lý thông qua phươngthức bán công khai, có sự tham gia của bên thứ ba hoặc giao cho bên thứ ba xử lý tàisản
1.3.4 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng
Đây là một nguyên tắc cần thiết trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để đảm bảokhả năng thanh toán, chi trả của TCTD, đồng thời hạn chế triệt để thiệt hại cho TCTD
Trang 24và khách hàng vay do tài sản bảo đảm bị xuống cấp, hư hỏng, mất giá, không luânchuyển được nguồn vốn và khách hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản vay tại ngânhàng.
Tóm lại, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng cầnphải tuân thủ các nguyên tắc trên Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG, PHÒNG GIAO DỊCH ĐẶC THÙ ĐÔNG ĐÔ
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.
2.1.1 Tổng quan tình hình xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tếtính đến 30/6/2015 đã lên tới trên 4,283 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 7,86% so với cuốinăm 2014 Trong khi đó, số liệu nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, tính đến30/6/2015 chiếm 3,72% ( khoảng 160.000 tỷ đồng) tổng dư nợ, giảm nhẹ so với mức3,81% cuối tháng 3/2015, nhưng tăng so với tỷ lệ 3,49% tháng 1/2015
Tháng 1 và 2 của năm 2015, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng cótăng lên lần lượt là 3,49% và 3,59%, tăng cao nhất là tháng cuối quý I với mức 3,81%nhưng về bản chất, nợ xấu đang có xu hướng giảm đi khi so sánh với tỷ lệ nợ xấu theogiám sát của Ngân hàng Nhà nước với tỷ lệ nợ xấu lần lượt 4,55% vào tháng 1/2015,lên 4,75% vào tháng 2/2015 và 3,81% vào tháng 3/2015 Tính đến 30/11, 99,6% nợxấu đã được giải quyết và tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%.Như vậy, so với cuối tháng 9/2012 - thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu trasoát một cách đầy đủ nợ xấu để lập đề án xử lý thì quy mô nợ xấu hiện nay đã giảm rấtmạnh, còn gần 160.000 tỷ đồng so với gần 465.000 tỷ đồng
Tuy nhiên, một phần nợ xấu của hệ thống đã được bán lại cho Công ty Quản lýtài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Quy mô bán lại lũy kế đến cuối tháng6/2015 là khoảng 158.000 tỷ đồng Riêng trong năm 2014, các ngân hàng đã bán nợxấu cho VAMC gần 200.000 tỷ đồng
Theo như thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn huy động tăng trưởng
ổn định tạo gối đệm thanh khoản an toàn cho các ngân hàng triển khai các chươngtrình tín dụng Các TCTD đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng cótrọng tâm, trọng điểm, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi Nhờ các giải pháptín dụng linh hoạt, hiệu quả, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có mức tăng tốt ngay từnhững tháng đầu năm Một trong những điểm nhấn trong hoạt động của ngành ngânhàng trong 6 tháng đầu năm đó là công tác xử lý nợ xấu NHNN thường xuyên giámsát hoạt động của các TCTD, đồng thời có các văn bản khuyến cáo, cảnh báo cácTCTD có tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tỷ lệ nợ xấu cao, thu nhập nhỏ hơn chi phí và yêu cầuxây dựng biện pháp chấn chỉnh, khắc phục
Trang 26Đặc biệt, trong năm 2015 với nhiệm vụ Đảng, Quốc hội giao cho toàn Ngành đưa
nợ xấu về dưới mức 3%, ngay từ đầu năm, ngành ngân hàng đã rốt ráo triển khai nhiềugiải pháp đồng bộ tiếp tục rà soát, thực hiện tổ chức, sắp xếp lại bộ phận xử lý nợchuyên trách theo đặc điểm khách hàng, khả năng tái cấu trúc khoản vay hoặc tiếnhành khởi kiện, xử lý TSBĐ
Tổng nợ xấu mà 13 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại Hà Nội được NHNNgiao xử lý hoàn thành trước 30/9/2015 (trừ GPBank) là: 30.778 tỷ đồng Song, theotiết lộ của lãnh đạo NHNN chi nhánh Hà Nội, tính đến 30/6/2015, tổng số nợ xấu đã
xử lý là 24.705 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch được giao
Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD trên địa bàn đã giảm nhưng theo đánhgiá của lãnh đạo NHNN chi nhánh Hà Nội thì con số này vẫn ở mức cao, tính đến30/6/2015 chiếm 5,06% trong tổng dư nợ Và một trong những vấn đề khó khăn nhấtđối với các NH trong quá trình xử lý nợ xấu đó là xử lý, thu hồi TSBĐ NHNN chinhánh Hà Nội cho biết, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ lệ khácao tới 91% trên tổng nợ xấu Vì lẽ đó, nếu khâu xử lý TSBĐ bị vướng mắc chắc chắntác động đến tốc độ xử lý nợ xấu của các ngân hàng
Thời gian qua, đã có một số văn bản pháp luật quy định hỗ trợ ngân hàng giảiquyết được nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, vẫn còn tồntại nhiều bất cập, vướng mắc chưa được giải quyết triệt để
Rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý khoản vay thế chấp bằng bấtđộng sản Dù trong hợp đồng giữa ngân hàng với khách hàng đã được công chứng cóđiều kiện rõ ràng, ngân hàng toàn quyền xử lý tài sản khi khách hàng không trả được
nợ Nhưng thực tế, ngân hàng không thể thực hiện thu giữ TSBĐ nếu họ bỏ trốn hoặckhông có mặt tại địa điểm có TSBĐ, do vẫn còn tồn tại các tài sản khác của kháchhàng tại TSBĐ Việc giải quyết các tài sản khác đang tồn tại cùng tài sản đó có thể gây
ra tranh chấp khi chủ tài sản kêu thất thoát tài sản
Mặt khác, theo quy định của pháp luật cũng chưa có các quy định cụ thể về việc
Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an thực thi chức năng liên quan hỗ trợ công tác xử
lý TSBĐ nên các ngân hàng rất khó thực hiện quyền thu giữ tài sản Vì thực tế, bênbảo đảm thường bất hợp tác, tìm cách chây ì, trì hoãn không chuyển giao TSBĐ
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.Các nhân tố chủ quan
Ngân hàng là người trực tiếp ra quyết định cho vay, chủ động áp dụng hình thứcbảo lãnh tiền vay cũng như xử lý các tài sản bảo đảm của khách hàng nên ngân hàng
có thể coi là nhân tố mang tính quyết định và có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
Trang 27xử lý tài sản bảo đảm Chính vì thế các nhân tố liên quan đến ngân hàng là những nhân
tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể :
Chất lượng nhân sự của ngân hàng.
Để có thể định giá, xử lý tài sản bảo đảm một cách thành công và có hiệu quả thìnăng lực, trình độ cán bộ tín dụng là điều cần phải xem xét đến đầu tiên Chỉ có nhữngcán bộ tín dụng có năng lực và trình độ chuyên môn mới biết được đâu là những kháchhàng có uy tín, có khả năng trả nợ; đâu là những dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh
tế cao Từ đó, các ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định cho vay hay không, nếucho vay thì với số tiền là bao nhiêu, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác.Đặc biệt là đối với những khoản có tài sản bảo đảm thì càng đòi hỏi năng lực vàtrình độ của cán bộ tín dụng càng phải cao Hơn nữa, nếu cám bộ tín dụng có khả năngphân tích tình hình biến động của thị trường sẽ giúp cho việc định giá tài sản bảo đảmđược chính xác, không gây ảnh hưởng cho ngân hàng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.Bên cạnh chuyên môn giỏi thì đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nhân tốảnh hưởng quan trọng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm Đây là vấn đề cần đượcquan tâm bởi vì môi trường làm việc của ngân hàng luôn tiếp xúc với tiền nên dễ làmcon người ta sa ngã, dẫn đến tình trạng móc ngoắc giữa cán bộ tín dụng và khách hàng
để rút tiền của ngân hàng
Nếu cán bộ tín dụng đánh giá không đúng giá trị thực của tài sản bảo đảm, chokhách hàng vay một số tiền lớn hơn so với giá trị thật của tài sản bảo đảm thì sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm sau này nếu khoản nợ đókhông có khả năng được hoàn trả Do vậy, cán bộ tín dụng cần có đầy đủ năng lựccũng như đạo đức thì mới đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng
Thông tin về tài sản bảo đảm.
Thực tế chứng minh rằng, việc tập hợp những dữ liệu thông tin đầy đủ chính xáccủa khách hàng vay và phân tích khoa học những thông tin đó sẽ tạo điều kiện nângcao hiệu quả công tác tín dụng, bảo đảm an toàn nợ vay cũng như xử lý tài sản để thuhồi nợ vay trong trường hợp bất khả kháng Những thông tin chính xác giúp ích rấtnhiều đến việc cho vay có an toàn hay không, dến quản lý khoản vay và tình ình thu
nợ cũng như xử lý nợ vay.Các ngân hàng cũng cần phải có hệ thống thu thập thông tinnhanh chóng và chính xác Trong đó, việc thu thập thông tin về tài sản bảo đảm có ảnhhưởng không nhỏ đến công tác xử lý tài sản bảo đảm
Các loại tài sản bảo đảm thường rất đa dạng, phức tạp về chất lượng và giá cả.Vìvậy, việc thu thập thông tin về tài sarnbaro đảm một cách đầy đủ sẽ giúp cán bộ tíndụng có thể đánh giá chính xác về chúng để từ đó ra quyết định cho vay một cách hợp