Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với hoạt

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 32)

với hoạt động bán hàng rong

UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động bán hàng rong của cá nhân hoạt động thương mại, gồm những việc như30:

- Lập sổ theo dõi cá nhân bán hàng rong trên địa bàn quản lý bao gồm bao gồm cả cá nhân cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý bán hàng rong và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của họ.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật đến những người bán hàng rong trên địa bàn.

- Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện hoạt động buôn bán hàng rong.

- Có giải pháp và hình thức quản lý phù hợp để bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép bán hàng rong.

- Không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền.

- Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn nói chung và người bán hàng rong nói riêng và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì UBND cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Từ việc thống kê số người hoạt động bán hàng rong, đến việc quản lý hoạt động của họ, cũng như xử lý khi người bán hàng rong vi phạm pháp luật để báo cáo với cơ quan cấp trên, đồng thời đưa ra các kiến nghị để ý thức chấp hành pháp luật và việc quản lý hoạt động của người bán hàng rong tốt hơn.

30 Điều 8, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 28 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Dù không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng theo những quy định trên thì hoạt động của người bán hàng rong vẫn nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương. Nhưng bằng cách nào để UBND cấp xã có thể thống kê, quản lý hết những cá nhân bán hàng rong trên địa bàn. Nếu người bán hàng rong là người cư trú tại địa phương thì việc lập sổ theo dõi những cá nhân này có thể thực hiện được thông qua việc thống kê ngành nghề của họ. Còn đối với cá nhân bán hàng rong không là người địa phương nhưng thường xuyên đến địa bàn hoạt động buôn bán thì việc quản lý họ không phải dễ.

Một quy định của pháp luật muốn đi được vào thực tiễn thì trước hết người có nghĩa vụ thực hiện phải biết được những quy định này. Và để quản lý một cách hiệu quả hoạt động bán hàng rong thì trước hết người bán hàng rong phải biết được pháp luật quy định những gì đối với mình. Người bán hàng rong phải biết được trong khi buôn bán mình được và không được thực hiện những hoạt động nào; được phép kinh doanh những hàng hóa nào; nơi nào mình được bán và nơi nào không,…

Để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người bán hàng rong UBND cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật đến những người bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Song vì nhiều lý do khác nhau mà công việc này cũng rất khó để thực hiện.

Tính chất của hàng rong là không ổn định và người bán hàng rong cũng vậy, đa phần họ luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác để bán hàng. Vì thế việc “mang” những quy định của pháp luật đến với họ là rất khó nhưng không phải không có cách để thực hiện. Có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải quy định của pháp luật đến với người bán hàng rong.

Về phía người bán hàng rong, vì đa phần là những lao động nghèo, không có nghề nghiệp ổn định nên mối quan tâm đầu tiên của họ là làm sao để bán được nhiều hàng, là khu vực nào bán được nhiều, là đồng lời kiếm được từ những gánh hàng rong. Họ thường rất ít quan tâm đến pháp luật kể cả những quy định dành cho mình. Đôi khi họ không hề biết khu vực mình đang buôn bán là khu vực cấm và cũng có khi biết nhưng họ vẫn hoạt động bình thường, khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì dọn đi nơi khác và sau đó lại tiếp tục. Để quản lý tốt hoạt động của cá nhân bán hàng rong, để biết rằng những đối tượng này tuân thủ pháp luật hay không thì chính quyền địa phương phải thường xuyên tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 29 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)