Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 52)

hàng rong tại Việt Nam hiện nay

Tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, gây khó khăn trong việc quản lý, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong xã hội. Cần có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu để ổn định trật tự xã hội, giữ gìn nét văn minh đô thị và nét đẹp văn hóa của những gánh hàng rong. Đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người bán hàng rong và người tiêu dùng.

3.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay

Để hoạt động mua bán hàng rong đi vào tổ chức, bên cạnh những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cần có sự phối hợp cùng thực hiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong, người bán hàng rong và từ phía người tiêu dùng.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 48 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

3.3.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong

Để quản lý bất kỳ một hoạt động nào cũng cần dựa trên những quy chuẩn nhất định để đảm bảo tính công bằng và đồng nhất. Để việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong mang lại hiệu quả cao, trước hết cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật về hoạt động này.

Trước tiên cần thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh chung của cá nhân bán hàng rong. Đồng thời phổ biến pháp luật đến người tiêu dùng để họ có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho chính mình và lợi ích cho toàn xã hội.

Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học. Khi người dân hiểu hết được sự quan trọng của việc học tập trong thời buổi hiện tại họ sẽ cố gắng lo cho con cái có điều kiện để học hành, không phải làm việc vất vả hay phải đi bán hàng rong như mình hiện tại.

Xây dựng thêm những trung tâm đào tạo việc làm tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong số người bán hàng rong nhỏ lẻ là người bán hàng rong thường là lao động nghèo, có trình độ thấp nên họ rất khó kiếm được một công việc ổn định. Bán hàng rong là công việc dễ dàng nhất mà những lao động này có thể làm.

Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng rong. Khắc phục tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung, gây khó khăn trong việc áp dụng. Dựa vào tình hình thực tế mà cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng rong. Các văn bản này phải được ban hành kịp thời, đảm bảo tính khoa học và tính khả thi để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chấp hành những quy định pháp luật; tránh trường hợp một số quy định được ban hành nhưng vẫn chưa thể áp dụng vào thực tiễn như hiện nay. Những quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong cần được quy định chi tiết và đủ mạnh để người bán hàng rong không thờ ơ trước những quy định pháp luật.

Ở mỗi địa phương, UBND cấp xã cần thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động mua bán hàng rong bằng cách lắp đặt biển cấm tại các khu vực cấm mua bán hàng rong, hoặc thông qua các phương tện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện. Việc quy định khu vực cấm thực hiện hoạt động mua bán hàng rong cần được xem xét thật kỹ để không làm hạn chế quyền tự do mua bán của người dân.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 49 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong. Cơ quan quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong cần có sự quan tâm hơn nữa đối với hoạt động này. Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là các đợt kiểm tra đột xuất để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong. Các đợt kiểm tra cần được tổ chức và thực hiện nghiêm túc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đồng thời cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành và người dân để ngăn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong, đặc biệt là tình trạng người bán hàng rong lên các phương tiện giao thông công cộng tiến hành bán các loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh,… thực hiện hành vi côn đồ bắt hành khách phải mua. Tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, cần sớm được khắc phục để quyền lợi của người dân không bị xâm hại và ổn định trật tự, an ninh xã hội.

3.3.1.2. Giải pháp từ phía người bán hàng rong

Để khắc phục những tồn tại của hàng rong thì thái độ của bản thân người bán hàng rong mang tính quyết định. Dù pháp luật quy định cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong không cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, người bán hàng rong được tự do thực hiện hoạt động buôn bán nhưng sự tự do ấy phải trong khuôn khổ pháp luật.

Cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong phải ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động buôn bán. Cần quan tâm nhiều hơn đến những quy định của pháp luật đối với hoạt động của mình để không vi phạm, đồng thời cá nhân bán hàng rong cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung, gìn giữ nét văn hóa đẹp vốn có của những gánh hàng rong.

Trong hoạt động thương mại, lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân bán hàng rong không nên vì lợi nhuận mà bất chấp những quy định của pháp luật, thực hiện những hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, sức khỏe người tiêu dùng. Nếu mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội thì những tồn tại ấy sẽ được khắc phục đáng kể.

Ngày nay hoạt động mua bán hàng rong rất phát triển, hình thức bán hàng rong đã được xây dựng và khá thành công tại một số nước đó là hình thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc cho sản phẩm đem bán rong. Việc đổi mới hình thức bán hàng, cách thức trưng bày sản phẩm cũng có thể đem lại những giá trị vô hình mới cho hàng hóa bán rong. Đặc biệt người bán hàng rong cần chú trọng thái độ phục vụ khách hàng, không

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 50 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

thực hiện hành động lôi kéo, hăm dọa, ép buộc khách hàng phải mua hàng hóa với giá cả đắt đỏ.

3.3.1.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng

Để hàng rong đi vào hoạt động một cách có tổ chức, không gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, không gây nguy hại đến môi trường, cần có sự tham gia hành động từ phía người tiêu dùng. Bởi lẽ, chính người tiêu dùng là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của hoạt động mua bán hàng rong.

Trước hết người tiêu dùng cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội, không tụ tập mua hàng rong tại các khu vực cấm mua bán hàng rong. Trên thực tế, hàng rong không gây ô nhiễm môi trường mà chính chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng rong thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Hàng rong cũng không tự bản thân nó gây mất trật tự xã hội mà do một số cá nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng rong thiếu ý thức. Người bán hàng rong bày hàng hóa tràn xuống lòng đường để bán, người mua hàng rong lại tụ tập xung quanh những gánh hàng rong để mua hàng, lại tiếp tục cùng người bán hàng lấn chiếm lòng đường. Hành động này của người tiêu dùng đã góp phần làm cho hoạt động mua bán hàng rong càng trở nên lộn xộn, gây mấy an ninh trật tự, ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội.

Cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự xã hội thì hơn ai hết người tiêu dùng hàng rong cần có ý thức tự bảo vệ chính bản thân mình, là những người tiêu dùng thông minh để quyền lợi bản thân không bị xâm hại. Việc lựa chọn hàng hóa an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, thì người tiêu dùng có nghĩa vụ “kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác”47.

Người tiêu dùng hàng rong cần có phản ứng tích cực khi gặp đối tượng lợi dụng hoạt động bán hàng rong để buôn bán bất chính, không mua những hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ là hàng hóa có được từ hành vi vi phạm pháp luật. Cần hiểu rõ tác hại từ việc sử dụng hàng hóa kém chất lượng đối với sức khỏe của mình, mạnh dạn tẩy chay những hàng hóa bán rong kém chất lượng. Bởi vì nếu người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân mà cứ mãi thờ ơ trước những hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong, thì chính người tiêu dùng đang tạo điều kiện cho những đối

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 51 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

tượng bán hàng rong bất chính hoạt động và cũng góp phần làm cho chất lượng hàng hóa bán rong ngày một giảm sút.

3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt Nam hiện nay

3.3.2.2. Hướng hoàn một số quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong

Thứ nhất, cần sửa đổi quy định người bán hàng rong không phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định về đăng ký kinh doanh48. Với quy định hiện tại người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại, theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”.

Theo ý kiến người viết, để thuận lợi trong việc quản lý, cũng như bảo vệ quyền lợi của người mua và người bán trong giao dịch mua bán hàng rong nên quy định cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng rong phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Vì nếu quy định người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh thì cơ quan quản lý ở địa phương rất khó nắm được số liệu, thông tin chính xác về hoạt động mua bán hàng rong. Hay một khi có tranh chấp xảy ra giữa người bán và người mua hàng rong, cơ quan chức năng rất khó truy cứu trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong, cũng như xác định luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết.

Khi đã đăng ký kinh doanh, người bán hàng rong được hiểu là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; khi này người bán hàng rong trở thành thương nhân thực thụ. Vì xét về bản chất người bán hàng rong thực hiện hoạt động bán hàng với mục đích chủ yếu là lợi nhuận; họ hoàn toàn độc lập trong hoạt động buôn bán, tức là người bán hàng rong có quyền tự do quyết định, lựa chọn hàng hóa để bán, tự do quyết định về thời gian bán hàng, tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình; hoạt động bán hàng rong được người bán hàng rong tiến hành một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Như vậy về bản chất thì người bán hàng rong không khác gì so với một thương nhân khi chưa đăng ký kinh doanh.

48 Điều 3, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 52 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Để việc quản lý hoạt động mua bán hàng rong mang lại hiệu quả, thì trước hết cơ quan quản lý hoạt động mua bán hàng rong ở từng địa phương phải biết được chính xác số lượng người bán hàng rong trên địa bàn mình quản lý. Khi quy định người bán hàng rong có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh sẽ giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động của người bán hàng rong. Tuy nhiên, quy định này chỉ thật sự hợp lý và hiệu quả khi kết hợp với việc đưa hàng rong vào hoạt động một cách có tổ chức, được quy hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ.

Thứ hai, cần bổ sung quy định về xử lý hành vi vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người bán hàng rong là thực phẩm. Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ có quy định hình thức xử lý và mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 21. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mà cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Hiện nay, chưa có quy định của thể để áp dụng xử lý trong trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Vì vậy việc bổ sung quy định để xử lý hành vi vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cá nhân bán rong các loại thực phẩm là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ hiện nay, thực phẩm là mặt hàng được bán rong nhiều nhất và được người tiêu dùng ưa chộng nhất.

Thứ ba, một số quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với hàng rong được quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Với tình hình hoạt động mua bán hàng rong diễn ra phức tạp, không tổ chức như hiên nay thì những quy định như nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay quy định nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến s n bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm là chưa hợp lý và không thể nào thực hiện được trong thời điểm hiện tại. Những quy định này chỉ thật sự hợp lý và có thể đi vào thực tiễn khi hoạt động mua bán hàng rong được đưa vào tổ chức, cùng với quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)