Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 50)

tại Việt Nam hiện nay

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Việt Nam là nước đi lên từ nền nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động nước ta có trình độ chưa cao và họ sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ lao động chân tay. Đa phần người bán hàng rong là những lao động nghèo, từ nhiều địa phương khác nhau, họ đến các thành phố lớn, khu vực đông đúc dân cư với hy vọng có một công việc với nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, với trình độ và điều kiện tài chính hạn chế thì việc tìm một công việc có thu nhập ổn định là rất khó khăn. Bán hàng rong là một công việc không đòi hỏi cao về trình độ, không gò bó về thời gian, số vốn ban đầu người bán bỏ ra là không nhiều, lại giúp người lao động thu được khoản lợi nhuận tương đối để trang trải cuộc sống hằng ngày. Vì thế mà số lượng người bán hàng rong tăng lên đáng kể.

Ngay từ khi mới hình thành, hoạt động mua bán hàng rong đã diễn ra một cách khá tự do và hầu như không chịu sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, đa phần người bán hàng rong là lao động có trình độ thấp nên việc nhận thức, cũng như ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Do đó việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao.

Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật chưa hợp lý, còn xa rời thực tiễn, gây khó khăn cho việc áp dụng. Từ đó dẫn đến một thực tế là cho đến nay có một số quy định vẫn chỉ là quy định mà không thể nào áp dụng vào thực tiễn.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong mua bán hàng rong

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng rong vẫn thường diễn ra tại các khu vực cấm, thậm chí ngay sát các biển báo cấm bán hàng rong. Chỉ khi có cơ quan chức năng đi kiểm tra, những người bán hàng rong mới thu dọn hàng hóa cất đi, nhưng sau đó hoạt động mua bán lại diễn ra như bình thường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 46 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

này là sự buông lỏng trong quản lý của cơ quan chức năng đối với hoạt động mua bán hàng rong.

UBND cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động mua bán hang rong, có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm quyền. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng rong vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức; cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong chưa nhận thức, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong chưa được thực hiện thật nghiêm túc, còn mang tính hình thức và đem lại hiệu quả không cao. Từ đó đã dẫn đến tình trạng những quy định pháp luật đối với hoạt động mua bán hàng rong chỉ được các chủ thể có liên quan thực hiện khi có mặt cơ quan có thẩm quyền và việc thực hiện còn mang tính đối phó.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)