Thực trạng những quy định của pháp luật và việc áp dụng những quy định pháp

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 45)

pháp luật trong hoạt động mua bán hàng rong

Hiện nay hoạt động mua bán hàng rong chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Nghị định này quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của chủ thể này, trong đó có hoạt động mua bán hàng rong.

Bên cạnh đó hoạt động mua bán hàng rong còn được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật có liên quan như: Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 41 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý đường đô thị;…Ngoài ra tùy vào tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương mà cơ quan có thẩm quyền ở mỗi địa phương có những quy định cụ thể điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong.

Hà Nội là một trong những nơi mà hoạt động mua bán hàng rong phát triển mạnh mẽ nhất trong cả nước. Để quản lý hoạt động này UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quy định này người bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ không được phép bán ở 63 tuyến phố quy định cấm. Quy định này gây ra khá nhiều tranh cãi. Một mặt, các ý kiến đồng thuận cho rằng cấm bán hàng rong sẽ tạo được bộ mặt đô thị văn minh, chấm dứt tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Một mặt, những ý kiến phản đối cho rằng cấm hàng rong là điều không thể và không nên thực hiện mà trước mắt, chỉ nên đưa hàng rong vào tổ chức. Bởi đây không chỉ là vấn đề bộ mặt thành phố mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa liên quan tới hàng triệu người.

Một trong những vấn đề đáng báo động trong hoạt động mua bán hàng rong là tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, gây cản trở giao thông và làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ đã ban hành quy định về xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 15, Nghị định 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Song quy định này chưa rõ ràng và rất khó để áp dụng vào thực tiễn. Vì quy định xử lý vi phạm đối với hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh, việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có mức phạt chung như nhau, sẽ đều bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nhận thấy sự bất hợp lý đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP.

Thay vì quy định xử lý vi phạm đối với hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh, việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có mức phạt chung như nhau, sẽ đều bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Thì với quy định mới tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa đã được phân chia rõ ràng hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn. Trường hợp người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Quy định này tiến bộ và có tính khả thi hơn, vì hoạt động bán hàng rong là hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 42 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

mang tính nhỏ lẻ, nếu quy định mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng là bất hợp lý và quy định này không thể nào thực hiện được.

Một quy định khác điều chỉnh về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động mua bán hàng rong là thực phẩm cũng có rất nhiều điểm tiến bộ, tính khoa học cao nhưng có một số nội dung chưa thể áp dụng vào thực tiễn, đó là Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố.

Một số quy định tại Thông tư như quy định đối với phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn; nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay quy định nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến s n bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

Những quy định này là rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc kinh doanh thức ăn đường phố và bảo vệ sự an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại và tình trạng buôn bán hàng rong tràn lan như hiện nay, thì những quy định này không khả thi. Vì cá nhân bán hàng rong đa số là lao động nghèo, họ là những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại mà không phải đăng ký kinh doanh; công việc bán rong đòi hỏi phương tiện vận chuyển phải gọn, nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển đến mọi địa điểm như vào những con hẻm nhỏ hay khi có cơ quan chức năng đến kiểm tra thì có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác để không bị xử lý vi phạm hành chính; thì việc quy định phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn,…là chưa khả thi trong thời điểm hiện tại.

Về quy định đối với nước dùng để nấu nướng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra nước mà người bán dùng để chế biến thức ăn có hợp với quy chuẩn quốc gia hay không? Thức ăn được bán rong chủ yếu là do người bán tự làm ra, nguyên liệu có thể là tại nhà hoặc mua ở các chợ thì yêu cầu có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ là không thể.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ có quy định hình thức xử lý và mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 21. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mà cơ sở kinh doanh thức ăn đường

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 43 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

phố không bao gồm đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn trên đường phố. Vậy trường hợp cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố khi vi phạm những quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Có áp dụng những quy định để xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cho đối tượng là cá nhân bán rong các loại thức ăn đường phố?

Có thể thấy những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong còn rất hạn chế, quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật. Có nhiều quy định tiến bộ, kịp thời điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong. Song một số quy định tuy khoa học nhưng chưa đáp ứng được tính khả thi, vì thế cho đến nay vẫn chỉ là những quy định mà không thể nào áp dụng vào thực tiễn.

Hầu hết những quy định pháp luật đối với hoạt động mua bán hàng rong hiện nay chưa đi vào thực tiễn. Do quy định cá nhân bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh nên việc quản lý đối với hoạt động kinh doanh của chủ thể này gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là việc áp dụng pháp luật một cách qua loa đã dẫn đến thực trạng là hàng rong vẫn buôn bán tràn lan, không có tổ chức gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; làm mất vẻ mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)