Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 41)

Một hành vi vi phạm pháp luật về hình sự sẽ bị xử lý bằng các chế tài hình sự (hay gọi là hình phạt) và việc áp dụng hình phạt “không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”43. Trong việc quản lý hoạt động bán hàng rong, đối với những hành vi vi phạm thì chế tài hành chính thường được áp dụng hơn hình phạt. Song với những hành vi vi phạm như lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán các loại hàng giả, hàng lậu, lừa dối khách hàng…nếu đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, người viết chỉ đề cập đến một vài tội phạm trong hoạt động bán hàng rong đó là tội sản xuất buôn bán hàng giả và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh.

42 Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 37 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Thứ nhất là tội sản xuất, buôn bán hàng giả44

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tai Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Bộ luật hình sự).

- Dấu hiệu pháp lý

+ Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của người sản xuất kinh doanh. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng giả. Hàng giả ở đây được hiểu là các loại hàng hóa được làm giả về nội dung, chất lượng và công dụng không đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần phải có so với hàng thật; giả về hình thức như nhãn mác giả, bao gói của sản phẩm giả…

+ Khách quan: Điều 156 Bộ luật hình sự quy định hai hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

Hành vi sản xuất hàng giả là từ nguyên liệu qua khâu sản xuất, người phạm tội tạo ra thành phẩm chứ không phải là sự pha trộn các thành phẩm có s n.

Hành vi buôn bán hàng giả có thể là hành vi, mua bán hoặc trao đổi các loại hàng giả. Những trường hợp mua, xin, chiếm đoạt, tang trữ, vận chuyển hàng giả nhằm mục đích bán lại cũng coi là hành vi buôn bán hàng giả.

Hành vi sản xuất hoặc mua bán hàng giả cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu:

Hàng giả nếu tính tương đương với hàng thật thì phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Nếu dưới 30.000.000 đồng thì phải:

 Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc

 Đã bị xử phạt hành chính về các hành vi có liên quan mà còn vi phạm; hoặc

 Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 153 (tội buôn lậu), 154 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 155 (tội sản xuất, tang trữ, vận chuyển, buôn bán hành cấm), 157 (tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 158 (tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 159 (tội kinh doanh trái phép), 161 (tội trốn thuế) Bộ luật hình sự.

- Hình phạt chia làm ba khung

44 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr. 278.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 38 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

+ Khung 1: Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở khung cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tù thừ 6 tháng đến 5 năm.

+ Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

 Có tổ chức;

 Có tính chất chuyên nghiệp;

 Tái phạm nguy hiểm;

 Lơi dụng chức vụ quyền hạn;

 Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 Hàng giả thương đương với số lượng cử hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

 Thu lợi bất chính lớn;

 Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

+ Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

 Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

 Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

 Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Thứ hai là tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật hình sự)45.

- Dấu hiệu pháp lý của tôi phạm này giống dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đã trình bày ở phần trên nhưng đối tượng để sản xuất, buôn bán là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Tuy nhiên với tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bất kỳ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nào là sản

45 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr. 283.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 39 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cũng đều cấu thành tội phạm. Vì đối tượng của tội phạm này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người hơn là hàng giả nói chung.

- Hình phạt chia làm bốn khung:

+ Khung 1: Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ở khung cơ bản người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

+ Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

 Có tổ chức;

 Có tính chất chuyên nghiệp;

 Tái phạm nguy hiểm;

 Lơi dụng chức vụ quyền hạn

 Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

+ Khung 3: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

+ Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Có thể thấy rằng bán hàng rong là hoạt động thương mại có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế, văn hóa xã hội. Góp phần giải quyết việc làm cho những người lao động nghèo. Tuy nhiên hoạt động bán hàng rong ngày càng phát triển tràn lan, không tổ chức ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 40 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG

TẠI VIỆT NAM

Hoạt động mua bán hàng rong đang ngày càng phát triển, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình trạng mua bán hàng rong như hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, một trong số đó là do nền kinh tế nước ta còn nghèo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ của người dân chưa cao nên họ phải làm việc, lao động chân tay.

Mặt khác, do những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng rong còn hạn chế, cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động này chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động thương mại của cá nhân bán hàng rong, cũng như chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình.

Một nguyên nhân nữa là do ý thức pháp luật của đại bộ phận cá nhân bán hàng rong còn thấp, họ không quan tâm đến những quy định của pháp luật đối với hoạt động thương mại của mình.

Trước thực trạng hoạt động mua bán hàng rong như hiện nay cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để điều chỉnh hoạt động này.

3.1. Thực trạng của hoạt hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)