Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 31)

Khi thực hiện các hoạt động thương mại cá nhân bán hàng rong phải tuân thủ những quy định của pháp luật để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, không làm ảnh hưởng đến sự an toàn các cá nhân khác khi tham gia giao thông. Không được thực hiện hoạt động thương mại ở các khu vực tuyến đường có quy định cấm như:

- Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

- Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

- Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;

- Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;

- Các tuyến đường do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th- ương mại;

Theo quy định tại Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng thì “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép. Khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông”29.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH 27 SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)